Tin tức

Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3-2 Người con của chiến khu Đ

  • BÙI KIM TUYẾN (Bảo tàng Bình Dương)
  • 13/07/2012

Đại tá Trần Công An, còn gọi là Trần Văn Kìa (Hai Cà), sinh ngày20-12-1920 tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên. Năm lên 7 tuổi, cha mất sớm. Cách mạng tháng 8-1945 thành công, ông xung phong vào lực lượng Thanh niên tiền phong. Vào ngày 3-2 cách nay 59 năm (1948), ông Trần Công An thắc mắc với anh Lê Huyền - Chính trị viên Huyện đội Tân Uyên: ''Đảng là ai? Làm thế nào hình dung ra Đảng''? Trả lời: ''Đảng là Bác Hồ, là chú Giáp, là những ai chiến đấu, lao động vì lợi ích của Đảng, của nhân dân''. ''Vậy tôi vào Đảng được không''? Trả lời: "Được nhưng phải rán lên,'phải thuộc 10 lời thề, 6 điều tâm niệm, 4 nhiệm vụ đảng viên và cao hơn hết phải công tác tốt''. 

 

Thế là Trần Công An đêm ngày nghiên cứu cách đánh địch. Sau phần trinh sát tường tận của anh Trần Văn Hỏi (Tân Ba, Tân Uyên), đêm 18 rạng ngày 19-3-1948, ông Trần Công An cùng 2 đồng đội Trần Văn Uyên và Hồ Văn Lung (đều đã hy sinh ở Chiến khu Đ năm 1952) bí mật tiếp cận địch ở Tháp canh cầu Bà Kiên (Tân Uyên). Cả tổ 3 người, lợi dụng bóng đêm đã vượt qua hàng rào kẽm gai. Chính ông đã dùng thang cây áp sát vào tường để leo lên và ném lựu đạn vào nơi lính Pháp đang ngủ, tiêu diệt 11 tên, thu 8 súng và 20 quả lựu đạn. Trận đánh tuy không lớn nhưng đã mở ra một cách đánh mới: Táo bạo, bất ngờ, sử dụng lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, lấy ít đánh nhiều, tiếp cận địch sát sườn. Điều đặc biệt nhất, trận đánh này đã khai sinh Binh chủng Đặc công trên toàn chiến trường miền Nam và ngày 19-3 hàng năm được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Binh chủng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Và cũng chính vì lẽ đó mà nhân dân nói:Tân Uyên, Binh Dương là quê hương của lối đánh đặc công.

 

Còn riêng với ông Trần Công An, trận đánh ấy là một trong những lời giới thiệu sáng giá nhất để ông đứng vào hàng ngũ của Đảng. Và ngày7-5-1948 ngay tại vùng đất giáp ranh Chiến khu Đ ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Và ông Trần Công An đã góp phần tích cực trong công tác huấn luyện dân quân du kích phát triển ngày càng mạnh để chống càn, bảo vệ chiến khu Đ. Khi Huyện đội quyết định thành lập Đại đội Đặc công địa phương lấy tên Nguyễn Văn Nghĩa, ông được giao. Làm Đại đội trưởng và đã chỉ huy đánh đặc công vào hàng loạt Tháp canh ở các trục lộ 1, 15, 16, 22, 24, tiêu diệt hàng trăm tên, thu hàng trăm vũ khí các loại có cả súng trung liên, đại liên, vũ khí này rất quan trọng đối với chiến trường miền Đông Nam bộ.

 

Năm 1950, Hội nghị cán bộ Quân khu 7 tổng kết rút kinh nghiệm cách đánh đầy sáng tạo này và ông được phân công huấn luyện cho hơn 100 học viên về chiến thuật đặc công qua kinh nghiệm thực tế. Sau khóa học các học viên về áp dụng và phổ biến có kết quả cách đánh đặc công cho toàn miền Đông và lan ra khắp Nam bộ. Nhờ đó mà quân ta đánh sập chiến thuật Đờ-la~tua của địch. Trong chiến công chung đó, ông góp phần xứng đáng, chỉ huy đặc công đánh và tiêu diệt 3 Tháp canh ở Phú Mỹ Trung (Bà Rịa), cầu Bình Lợi (Thủ Đức), Tháp canh mẹ ở bót Nhà Hội, lộ 13, bót Nhà Đèn ở Mỹ Tho, đánh đâu thắng đó chiến sĩ đặc công tin tưởng vào chiến thuật đặc công. Trong trận đánh 4 Tháp canh, có đồn Bót nhỏ ở lộ 14, Bến Cát, ta tiêu diệt hoàn toàn quân địch.

 

Thu 24 súng các loại. Sau đó ông tiếp tục chỉ huy đánh vào Tháp canh Cầu Hang, Tháp canh cầu Lái Bông, cầu Thầy Kiên... Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là 20 năm sau. Sáng ngày 19-3-1967 Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm Binh chủng đặc công. Bác còn tặng 16 chữ ''đặc biệt, tinh nhuệ mưu trí, anh dũng, tuyệt vời táo bạo, đánh hiểm, thắng lớn" cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ binh chủng.

 

Năm 1952, ông được cửa Bắc học tập, được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người. Năm 1961 ông được dần một số quân vào Nam Trên phân công đâu, ông chấp hành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó. Lúc phụ trách đoàn Hậu cần 81, đoàn phó U50, Đảng ủy viên Cục Hậu cần; lúc tổ chức chăn nuôi, sản xuất... để cung cấp trên 10.000 lượt người ở chiến trường miền Đông Nam bộ. Ong còn chỉ huy lực lượng hậu cần phục vụ chiến dịch Bình Giã, cung cấp toàn bộ cho chiến thắng Đồng Xoài Ông là một trong những người chỉ huy mưu trí, dũng cảm và đánh thắng lớn sân bay Biên Hòa vào đêm 23 rạng 24-8-1965 và kho Long Bình. Chiến công vang dội ấy đã được Bác Hồ gởi thư khen quân dân và đơn vị pháo binh anh hùng.

 

Trong cuộc đời chiến đấu của ông đã trực tiếp chỉ huy chiến đấu, đánh thắng hàng trăm trận, nhưng khi trở về cuộc sống đời thường ông dung dị biết dường nào. Năm 1982 quân đội cho ông về nghỉ hưu mang hàm đại tá, trở về nơi chôn nhau cắt rốn xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, ông vẫn không quên cầm cày, cầm cuốc làm ra hạt lúa, củ khoai... để cải thiện đời sống cho mình như một lão nông thực thụ. Bàn tay đã từng chai sạm mấy chục năm cầm súng nay lại tiếp tục dày thêm bởi cày cuốc xới đào. Và ông được xếp loại nông dân sản xuất giỏi, được UBND Sông Bé tặng bằng khen.

 

Cuộc đời chiến đấu kiên cường quả cảm thông minh, sáng tạo và đạo đức, lối sống gần gũi giản dị của người anh hùng bước sang tuổi 87 ở Trần Công An - Trần Văn Kìa tự Hai Cà là một hình ảnh đẹp đẽ vừa cao thượng vừa dung dị biết bao. Ong – Người con chiến khu Đ vẫn là ''Anh bộ đội Cụ Hồ'' mẫu mực.

BÙI KIM TUYẾN (Bảo tàng Bình Dương)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373601