Lịch sử Việt Nam

Về pho tượng nàng Mỵ Châu cụt đầu

Nghe nói trong khu di tích Cổ Loa có pho tượng người đàn bà cụt đầu mà người ta bảo là tượng nàng Mỵ Châu, tôi không tin vì những lý do sau: 

Xem chi tiết


Bàn lại với ông Hồ Bạch Thảo về nhân vật Hồ Quý Ly

Tôi là người dịch bài tiểu luận của giáo sư Keith Taylor, vì thế nếu lại tự viết một bài liên quan đến bản dịch, sẽ dễ gây hiểu lầm rằng dịch giả hoàn toàn chia sẻ quan điểm của tác giả (bản gốc). Người ta có thể dành thời gian dịch vì thấy hứng thú, thấy có những chi tiết bổ ích muốn chia sẻ với những người khác, nhưng không nhất thiết có nghĩa quan điểm của tác giả và người dịch là một. 


Bằng chứng phản bác lập luận của Keith W. Taylor trong bài khảo luận “Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế kỷ 13 đến 19”

Trong bài khảo luận nói trên, (do Lê Quỳnh dịch), Keith W. Taylor lập luận rằng có truyền thống xung đột giữa vùng Thanh Nghệ và Ðông-Kinh. Tác giả giải thích “Ðông-Kinh tức đồng bằng sông Hồng mà trung tâm là Hà-Nội, với Thanh Nghệ tọa lạc nơi miền nam và bao gồm các tỉnh Thanh-Hóa, Nghệ-An, và Hà-Tĩnh.” 


Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế kỷ 13 đến 19 (phần I)

Lời giới thiệu của dịch giả: Trong một thời gian dài, đa số các học giả nước ngoài đồng ý rằng chỉ có một lịch sử Việt Nam duy nhất và một nền văn hóa Việt Nam duy nhất. Nhưng gần đây có một số thay đổi trong xu hướng nghiên cứu. Đọc ở Hà Nội năm 1998 trong Hội nghị Việt Nam học, Keith W.Taylor nhắc đến khuynh hướng nhấn mạnh vào “những vùng và địa phương hoặc các nhóm xã hội hay chính trị trong quá khứ đã bị bỏ qua hay là không được coi trọng bằng các chủ đề thống nhất của các phạm trù dân tộc.” (“Việt Nam học ở Bắc Mỹ”, trong tập Các nhà Việt Nam học nước ngoài viết về Việt Nam, NXB Thế giới, 2002) 


Bằng chứng về việc vua Càn Long thay đổi chính sách, qua hai đạo sắc phong vua Lê Chiêu Thống và Quang Trung

Ðôi khi, lịch sử như một tấn tuồng diễn đi diễn lại trên sân khấu, nhân vật thủ vai có thể khác, nhưng tuồng tích nhiều khi na ná như nhau. Sử là tấm gương soi cho hậu thế, nên còn được gọi là “Thông giám,” [1] bởi vậy, lịch sử không phải là món “mua vui chỉ độ một vài trống canh.” Người yêu sử cần đào sâu suy nghĩ, ôn việc xưa để biết việc ngày nay. 


Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18

Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc. 

Quyển sách của bà, Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

 


Những văn kiện lịch sử trao đổi giữa vua Quang Trung và Càn Long để mở đầu cho việc bang giao hai nước

Sau khi Cao Tông thực lục: quyển Thượng ấn hành, chúng tôi được Ðại Lão Giáo-sư Nguyễn Khắc Kham khuyến khích và gửi cho nguyên văn chữ Hán tập Ðại Nam chính biên liệt truyện-Ngụy Tây [Nhà Tây Sơn] cùng bản dịch của Tạ Quang Phát. Tôi dùng sử liệu này, lấy các biểu văn của vua Quang Trung gửi sang Trung-Quốc, đối chiếu với những chỉ dụ của vua Càn Long trong Cao Tông thực lục, với niềm tin rằng các văn kiện lấy từ chánh sử của hai nước, phối kiểm và bổ sung lẫn nhau, sẽ giúp nhận thức vấn đề một cách đầy đủ chính xác hơn. 


Những sử liệu liên quan đến việc đặt tên nước Việt Nam

Tuy vào năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6 [1054] vua Lý Thái Tông đặt tên nước ta là Đại-Việt, nhưng quốc hiệu này chỉ được dùng trong nội bộ; bấy giờ Trung-Quốc vẫn gọi nước ta là Giao-Chỉ. Thời vua Lý Anh Tông Chính Long Báo Ứng năm thứ 2 [1164], nhà Tống đổi Giao-Chỉ thành An-Nam quốc. Kể từ đó cho đến cuối thời Hậu Lê, tên nước An-Nam được dùng trong việc bang giao với Trung-Quốc; Riêng trong nước, muốn chứng tỏ sự độc lập, vẫn dùng quốc hiệu là Đại-Việt (Ngoại trừ nhà Hồ đặt quốc hiệu là Đại-Ngu). Điều này giải thích tại sao hai nhà viết sử dưới đời nhà Trần, Sử-thần Lê Văn Hưu đặt tên cho bộ sử là Đại-Việt sử ký; trong khi Lê Trắc, sống lưu vong tại Trung-Quốc, phải đặt tên cho bộ sử là An-Nam chí lược. 

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24370111