Lịch sử Việt Nam

Sắc dụ của Minh Thành Tổ thiết lập guồng máy cai trị tại nước ta

Đất nước ta từng bị các triều đại Trung-Quốc và cả Pháp đô hộ; thông thường nhà nước thống trị ủy nhiệm cho viên Thái-thú hoặc Toàn-quyền thu xếp mọi việc cai trị. Riêng vua Thành Tổ nhà Minh thì khác hẳn, nhà vua đích thân chỉ đạo mọi việc lớn nhỏ, vạch kế hoạch sâu sát từng chi tiết. Từ kinh đô Bắc-Kinh xa xôi, vua Thành Tổ đã dựng nên một guồng máy đô hộ nước ta và cẩn thận ghi trong sắc dụ chính thức tuyên bố cai trị nước ta vào ngày 1 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [1407]. Công trình này không đơn giản, ắt phải điều động nhiều người và thời gian mới soạn thảo xong, nội dung gồm những nét chính sau đây: 

Xem chi tiết


Từ các sử liệu của Trung-Quốc và trong nước liên quan đến việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nhân đó đính chính một vài điều về lịch sử

Phiên dịch Cao Tông thực lục, chúng tôi rất lưu ý đạo dụ của vua Càn Long, liên quan đến việc quân Thanh bị tấn công tại thành Thăng-Long vào dịp đầu xuân Kỷ Dậu [1789]. Sự kiện lịch sử trọng đại này còn được chép trong các sách như Thanh thông giám, Khâm định Việt sử thông giám cương mụccủa Quốc Sử Quán triều Nguyễn, cùng Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái. Nhằm nhìn rõ vấn đề từ mọi hướng, xin chép lại các sử liệu nêu trên; để cuối cùng qua phần lời bàn, người viết cố gắng phân tích vấn đề, tìm tòi sự khác biệt đúng sai, với niềm hy vọng có thể thấy được sự thực. 


Nhân quả Đông du

Ai là người dù chỉ sơ bộ tìm hiểu lịch sử Việt Nam cũng đều có thể biết về phong trào Đông du, vậy nên miễn phải trả lời câu hỏi “Đông du là gì?”. Nhưng cứ như những gì tôi tri kiến được, thì với câu hỏi “Đông du, tại sao?”, những câu trả lời cho đến nay chưa hẳn đã làm các bậc thức giả hoàn toàn yên tâm. Vậy, bài viết này chủ yếu xin được dành cho việc làm sâu sắc thêm, dù chỉ là đôi chút, sức thuyết phục của những câu trả lời ấy. 


Tình nghĩa vợ chồng giữa vua Lê Chiêu Thống và hoàng-phi Nguyễn Thị Kim

Tội “cõng rắn cắn gà nhà” của vua Lê Chiêu Thống đã bị lịch sử phê phán, không cần phải bàn thêm. Nhưng ta hãy lấy công tâm “Gạn đục khơi trong”, nhắm tìm hiểu thêm về nhân cách của vị vua này, thử xem còn có điểm gì đáng nói tới chăng? 


Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được khai bút theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh (Xiaorong Han, Khoa Lịch sử và Nhân loại học, Đại học Butler – Hoa Kỳ). Hy vọng đây sẽ là đóng góp nhỏ vào nỗ lực mà ông Hàn đang ôm ấp cùng một số đồng nghiệp tại Trung Hoa lục địa: Hóa giải những mâu thuẫn lịch sử quốc gia giữa Việt Nam và Trung Hoa trên cùng một chủ đề nước Nam Việt thời Tây Hán. 


Bàn về cái chết của Ô Mã Nhi

Trong chừng mực nào đó, việc giết hàng tướng Ô Mã Nhi đã gây nên hậu quả xấu. Sách Đại-Việt sử ký toàn thư, kỷ nhà Lê, chép về hậu quả này qua việc sắp xếp giảng hòa giữa quân ta và quân Minh bị bãi bỏ, dọn đường cho bọn Liễu Thăng, Mộc Thạnh mang quân sang tiếp cứu như sau:


Tìm hiểu các tư trào Nho học ảnh hưởng đến đường lối trị quốc tại nước ta

Tuy các triều đại từ đời Trần trở về trước, Phật, Lão được coi trọng tại nước ta, nhưng các tư tưởng này phần nhiều xuất thế, không đề cập cụ thể đến việc trị nước. Về cách thức tổ chức chính quyền, đường lối trị quốc, các triều đại nước ta dựa vào phần ứng dụng với đời của Nho học, được gọi là Hình Nhi Hạ. Nhưng Nho học tại Trung-Quốc, nơi phát xuất học thuyết này, bị thay đổi theo thời gian, thời trước nhà Tần khác với các đời sau; Nho học tại nước ta bắt nguồn từ Trung-Quốc, nên không khỏi có sự ảnh hưởng dây chuyền. 


Tìm hiểu về hai chiến thắng lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vào tiền bán thế kỷ thứ mười lăm, có hai chiến thắng lớn mang tầm mức chiến lược, xảy ra gần thành Đông-Quan [Hà-Nội], hầu như đã làm tê liệt lực lượng giặc lúc bấy giờ. Nhưng chiến thắng trước, trận Bồ-Cô [1409], mở đầu cho sự thất bại. Chiến thắng sau, trận Ninh-Kiều [1426], tạo nên bước ngoặt lịch sử [turning point], dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Người đọc sử cần tìm hiểu về sự thành bại, được mất của hai chiến thắng này. 


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24392156