Lịch sử Việt Nam

Thục Phán An Dương Vương: Huyền thoại cho sự sống còn của căn tính Việt (Phần II)

Chuyện kể về và chung quanh vua An Dương, với những thần Kim Qui, Triệu Đà, Mị Châu, thành Cổ Loa của-truyền-thuyết v.v., thoạt nhìn là kết quả của một vận dụng kĩ thuật văn học Ấn Độ trên chất liệu anh hùng ca Mahābharatā, theo đó những tên người v.v. được “dịch âm” và/hoặc dịch nghĩa, trong liên hệ ít nhiều với những sự việc, sự kiện quen thuộc với người bản địa. [1] 

Mặc dù vậy, có thể khẳng định, ít nhất là mọi sự không bắt đầu như một trò “chơi chữ”, mà khởi đi cái nhìn về thành Cổ Loa như biểu tượng đất nước Việt cổ. Như trên đã giả định, thành được biết qua một tên cổ mang nghĩa thành Chủ, có âm giống như Poñ. Từ đây “có âm giống như XYZ’”được tạm ghi là ~XYZ. 

Xem chi tiết


Thục Phán An Dương Vương: Huyền thoại cho sự sống còn của căn tính Việt (Phần I)

Là vấn đề chưa được giải quyết thoả đáng trong nghiên cứu cổ sử Việt, truyện tích vua An Dương Thục Phán [1] được thấy là có liên hệ với niềm tin về khởi nguyên đất nước và triều đại của người Phù Nam và Chămpa – tất cả đều có nguồn gốc Ấn Độ. Hình tượng vua An Dương chính yếu là sản phẩm chuyển dịch từ Mahābharatā. [2] Một số tình tiết nhất định trong Jātaka (Tiền thân Phật) cũng được nhận diện, và sự kiện này cho thấy truyện tích vua An Dương là một dàn dựng tinh vi có dụng ý giải thích hiện trạng và nuôi dưỡng niềm tin vào ngày mai cho người Việt xưa. Đất nước Việt, tượng trưng với thành Cổ Loa, gặp phải nghịch cảnh vì người Việt ỷ lại, với nhà vua thể hiện qua hình tượng An Dương Thục Phán, không ý thức khả năng tự phòng hộ của mình, không biết có, như thần Kim Qui nói, “giặc ở sau lưng…” Mặc dù nằm dưới áp lực nhưng họ sẽ không chìm đắm, đánh mất chính mình, mà sẽ như Cổ Loa sừng sững trên vùng bùn lầy sông nước, nếu họ còn biết liên hệ mình với đất nước như ngọc châu được đem rửa trong nước giếng Cổ Loa, và nếu họ biết “gìn giữ huệ mạng”, như vua Phán cầm giữ sừng tê văn 7 tấc. Tác giả của truyện tích này là ai và hoàn cảnh hình thành của truyện ra sao, được thấy khá rõ qua những ý tứ và hình ảnh được cài đặt trong truyện. 


Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến viếng thăm nước ta năm 1292

Gần 50 năm về trước (1961), Viện Đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng, cho dịch bộ sử An Nam chí lược của Lê Trắc, trong đó có phụ lục “Trương Thượng thư hành lục” (Thượng thư Trương Lập Đạo ghi chép về chuyến đi). Bản “Hành lục” này, có kể qua các cung điện và các công trình xây dựng của thành Đại La (tức thành Thăng Long). Không rõ các nhà nghiên cứu di tích thành Thăng Long hiện nay đã tham khảo văn bản này hay chưa, nên tôi xin chua thêm chữ Nho bên cạnh tên các công trình xây dựng để dễ nhận diện. Nếu quí vị đã từng làm, thì bài viết dưới đây cũng không thừa, vì có thể cung cấp cho độc giả một vài sử liệu về thời nhà Trần. Văn kiện trưng ra đây, chúng tôi căn cứ sách An Nam chí lược [1] hiện lưu trữ lại trường đại học Princeton. 






Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24389433