Lịch sử Việt Nam




Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực Quân sự Giai Đoạn 1940 - 1945

Theo Từ điển tiếng Việt, quan hệ là “sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật với nhau, khiến sự vật này biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia” [5, 799]. Ngoại giao là “sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung” [5, 683]. 


Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực thông tin Giai Đoạn 1940 - 1945

Vấn đề quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám còn chưa được nghiên cứu nhiều. Các học giả nghiên cứu về mối quan hệ này trong và ngoài nước cũng đã công bố một số công trình về quan hệ Việt - Mỹ nhưng tập trung vào giai đoạn 1954 trở về hiện nay, bởi đây là thời kỳ mà về mặt tư liệu cũng như vấn đề nghiên cứu tương đối rõ nét.


Theo dòng lịch sử dân tộc - Sự kiện và tư liệu

Nội dung các luận văn trong cuốn sách Theo dòng lịch sử dân tộc – sự kiện và tư liệu đề cập một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, là những vấn đề trước đây từng được và hiện nay vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi trước khi đi đến những kết luận thỏa đáng. ðó là việc đánh giá một số nhân vật lịch sử như Hồ Quý Ly, Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký… ðó là việc nghiên cứu cặn kẽ hơn các phong trào đấu tranh từ thời trung đại sang thời cận-hiện đại với các thủ lĩnh trước đây ít đ biết tới hoặc chỉ được biết một cách sơ sài, như Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ, Phan Bá Vành, Ba Nhàn- Tiền Bột, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Lâm Sâm, Kỳ đồng, Mạc Đĩnh Phúc, Đào Công Bửu… 


Thể chế chính trị ở Việt Nam thế kỷ XI - XIII dưới thời Lý

Vương triều Lý được thiết lập vào năm 1009, ngay sau thế kỷ bản lề (thế kỷ X) – giành và giữ chính quyền từ tay phong kiến ngoại bang của dân tộc Việt Nam. Từ khi thoát khỏi ách thống trị của phong kiến ngoại bang, nhà nước quân chủ dân tộc Việt Nam bắt đầu được xác lập. Trải qua các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê, nhà nước quân chủ dân tộc đã dần dần được kiện toàn, nhưng vừa ra đời sau đêm trường phụ thuộc, nhà nước thời kỳ này hãy còn non trẻ, chưa hoàn thiện về mặt thiết chế, phải đợi đến những thế kỷ sau, bắt đầu từ thời Lý trở đi, mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện hơn với những thể chế của nó.


Lịch sử quan hệ Việt Nam, Trung Quốc thế kỷ XIX: thể chế, triều cống - thực và hư

Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hai nghìn năm trước cận đại không thể lý giải chính xác nếu không gắn với quan hệ về mặt chính trị với Trung Quốc. Chúng ta có thể hiểu về điều này một cách dễ dàng từ quan hệ hai nước được trình bày dưới đây.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24284945