Đất, Người Bình Dương

Thầy Võ Đất Tân Khánh Gặp “Lý Ngươn Bá Tái Sanh”!

Ở miền Nam Việt Nam, chúa Nguyễn thứ nhì tên là Nguyễn Phước Nguyên, cho nên nhân vật Lý Nguyên Bá trong truyện “Thuyết Đường” đã được gọi trại thành Lý Ngươn Bá do kỵ tên húy của chúa Nguyễn. Theo truyện "Thuyết Đường", Lý Ngươn Bá là vương tướng nhà Đường, có sức mạnh vô song, không ai địch lại. Lý Ngươn Bá sử dụng đôi chùy nặng 800 cân, tương đương với 480kg (!?). Truyện “Thuyết Đường” kể rằng, sau khi giết tướng nhà Tùy là Vũ Văn Thành Đô, Lý Ngươn Bá cầm song chùy ném lên trời, bị chùy rơi trúng đầu mà chết! Do vậy, khi nói “Lý Ngươn Bá” tái sinh là muốn nói đến một con người có sức mạnh phi thường!

Xem chi tiết


Đình Thần An Mỹ Và Những Giá Trị Kiến Trúc Nghệ Thuật

1. Đình thần An Mỹ và dấu ấn của luật sư Trần Văn Trai An Mỹ là một địa danh hành chính đã xuất hiện từ rất sớm. Theo Địa bạ triều Nguyễn tỉnh Biên Hòa được lập vào năm 1836 thì thôn An Mỹ ở xứ Vườn Dầu thuộc tổng Bình Chánh Hạ, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa với địa giới như sau: “Đông giáp thôn Tân Phước Tây, cách suối nhỏ, lại giáp địa phận ấp An Phú (Bình Chánh Trung) và xã Tân An; Tây giáp xã Tân An Tây (Bình Chánh Tây), có Cây Đá làm giới, lại giáp địa phân thôn Phú Lợi Tây (Bình Chánh Trung); Nam giáp thôn Phú Lợi Tây (Bình Chánh Trung), có bờ tre làm giới; Bắc giáp xã Tân An, có đại lộ làm giới, lại giáp địa phận ấp An Phú (Bình Chánh Trung)” . Trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, An Mỹ không còn là một đơn vị hành chính nữa nhưng dấu tích của thôn này vẫn còn lưu lại qua tên gọi của một số cơ sở: Đường An Mỹ - Phú Mỹ, Trường THPT An Mỹ và quan trọng hơn cả là ngôi đình thần An Mỹ.


Lộc Ninh - Thủ phủ của Cách mạng miền Nam 1973-1975

Trước và trong chiến dịch Nguyễn Huệ, thủ phủ của cách mạng miền Nam đặt tại căn cứ Chàng Riệc - Tây Ninh, một khu vực nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia, cách thị xã Tây Ninh khoảng 60km về phía Bắc. Tại đây, cơ quan Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức kháng chiến khác đứng chân hoạt động, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng miền Nam. Từ sau cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972 trong đó có chiến dịch Nguyễn Huệ, tại miền Đông Nam Bộ, vùng giải phóng được mở rộng ở phía bắc tỉnh Bình Phước (gồm các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập), nối liền với căn cứ Khu B (huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh), tạo thành một khu vực rộng lớn do cách mạng kiểm soát giáp với biên giới Việt Nam - Campuchia trong thế chiến lược Đông Dương là một chiến trường và kết nối trực tiếp với đường vận tải chiến lược 559 từ hậu phương lớn miền Bắc.


Giả lái buôn, thầy Võ đất Tân Khánh thử sức võ sư trên đất khách

Giả lái buôn, thầy Võ đất Tân Khánh thử sức võ sư trên đất khách


Đặc điểm văn hóa người Bình Dương qua tư liệu lịch sử

Tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên khá đa dạng: Rừng núi, sông suối, hồ nước... tạo nên nhiều cảnh quan đẹp với những vườn cây trái nổi tiếng như: Sầu riêng, măng cụt, bưởi... thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Trong quá trình hình thành và phát triển, người dân Bình Dương đã tạo nên các di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử…Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ và đặc biệt là các công trình kiến trúc nhà cổ bằng gỗ lâu đời…các làng nghề truyền thống như: Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ,... Bình Dương nằm gần khu vực đã và đang phát triển thành các trung tâm về đô thị, dịch vụ và những khu công nghiệp rộng lớn của hai địa bàn giáp ranh là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai… Đó là những điều kiện để hình thành đặc điểm văn hóa của Người Bình Dương.


Chuyện ông Đước đại náo Mai Hoa Thung - Khẳng định oai danh làng Võ Tân Khánh – Bà Trà

Hôm nay là ngày kỳ hẹn của làng võ Tân Khánh-Bà Trà phá trận Mai Hoa Thung của võ sư Mã Định. Hàng trăm người đổ xô tới lò chén Chòm Sao để xem cho mãn nhãn cuộc thư hùng này. Có cả nhiều người từ miệt Sài Gòn – Chợ Lớn, náo nức đến. Một số người xầm xì rằng: “Mã Định là một cao đồ của phái Thiếu Lâm Tự giả dạng mãi võ, chắc bị bộ hạ thầy Cai Tổng Thêm bức hiếp, nên bày trận đánh một phen cho bỏ ghét. Sợ dân Tân Khánh sẽ mang thảm bại, bởi làm sao địch nổi Mã Định – một hảo thủ trong môn phái từng làm kinh khiếp thế giới về môn võ thuật!”.


Chùa Sùng Đức, Dầu Tiếng, Bình Dương – Hình thành, kiến trúc và một số hoạt động

Vào năm 1998, các nhà hảo tâm đã hiến đất và thỉnh nguyện các Ni sư ở Tổ đình Sùng Đức (Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh hiện nay) về ấp Tân Hòa, xã Long Hòa, Dầu Tiếng tu tập và giúp người dân địa phương nương theo Tam Bảo. Sau khi hoàn thành chương trình Phật học, Sư cô Thích nữ Tâm Đoan đồng ý và về chủ trì xây dựng chùa Sùng Đức ở xã Long Hòa, Dầu Tiếng. Từ năm 1998 đến nay, chùa Sùng Đức được xây dựng, mở rộng và trở thành địa chỉ tâm linh của nhân dân xã Long Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương.


Tìm hiểu địa danh núi Châu Thới

Bình Dương là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Cộng đồng cư dân sinh sống tại vùng đất này tương đối phức tạp, khởi nguồn là các cư dân bản địa tộc Stiêng, Tà Mun, Khmer… sau đó vùng đất này trở thành nơi dừng chân của các nhóm di dân người Việt vùng Ngũ Quảng, người Hoa đến từ Trung Quốc và cả những người Châu Âu theo chân công cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Qúa trình cộng cư của các nhóm cư dân đã tạo nên nhiều sắc thái văn hóa và một hệ thống địa danh mang đậm đặc trưng lịch sử, văn hóa, con người của vùng đất này, địa danh núi Châu Thới (phường Bình An, Dĩ An, Bình Dương) là một ví dụ như vậy. Trong bài viết này, qua nguồn tư liệu thư tịch của các triều đại phong kiến Việt Nam, các bản đồ của chính quyền Pháp, Mỹ vẽ về Nam Bộ chúng tôi sẽ khảo sát sự biến đổi địa danh núi Châu Thới qua thời gian…

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24442661