Kết Quả Tìm Kiếm

BÀN VỀ ĐÓNG GÓP CỦA MẠC THIÊN TỨ ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN VÀ NAM BỘ

Mạc Thiên Tứ (鄚天賜) còn có tên khác là Mạc Thiên Tích (鄚天錫) tự là Sỹ Lân (士麟), là con trai trưởng của Mạc Cửu, người Minh Hương có công khai sáng vùng đất Hà Tiên và bà Bùi Thị Lẫm, người con gái Việt quê ở Trấn Biên (Đồng Nai). Từ trước đến nay khi nhắc đến vùng đất Hà Tiên các nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến vai trò của Mạc Cửu mà ít đề cập đến người kế tục là Mạc Thiên Tứ. Tuy nhiên nếu như Mạc Cửu là người có công khai phá nên vùng đất Hà Tiên và sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong, thì Mạc Thiên Tứ đã tiếp tục mở rộng, phát triển vùng đất này trở thành một cảng biển sầm uất.


NGÀNH ĐÓNG THUYỀN VÀ TÀU THUYỀN Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG THẾ KỶ XVII – XVIII

Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong trong thế kỷ XVII - XVIII đã được nghiên cứu bước đầu và qua đó một bức tranh khá sinh động phần nào được phục dựng lại. Tuy thế, thực tiễn phát triển của ngành thủ công này tại Đông Nam Bộ vẫn chưa được nghiên cứu như một công trình riêng biệt. Khoảng trống này đòi hỏi việc nghiên cứu để bổ khuyết nhưng đồng thời cũng là thách thức vì nguồn tư liệu khá hạn chế và phần lớn là chỉ được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn là Đàng Trong. Bài viết này không nằm ngoài mục đích bổ khuyết vào khoảng trống đó. Bên cạnh các nguồn sử liệu truyền thống như Đại Nam thực lục, Gia Định thành thông chí…


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở NAM BỘ TRONG CÁC THẾ KỶ XVII-XVIII

Thế kỷ XVI-XVIII, trái ngược với sự bất ổn về chính trị, kinh tế Đàng Trong phát triển khởi sắc, đặc biệt là ngoại thương. Đây là lần đầu tiên, một vùng lãnh thổ của Đại Việt có mối quan hệ kinh tế rộng mở với bên ngoài, thuyền buôn của nhiều nước (cả phương Đông và Phương Tây) đã cập bến các hải cảng Đàng Trong trao đổi hàng hóa. Nhờ những chính sách tiến bộ của chính quyền chúa Nguyễn,...


LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊA DANH KHMER Ở NAM BỘ

Cộng đồng Khmer ở nước ta hiện có 1.055.174 người (1999), chiếm tỷ lệ 1,4% dân số cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi người Khmer tập trung dông nhất với dân số trên 900.000 người. Người Khmer phân bố chủ yếu ở 23 huyện, thuộc 8 tỉnh, thành: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang. Trong đó, tập trung đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. Một số ít người Khmer cư trú ở các tỉnh Đông Nam Bộ, xen lẫn với người Việt, Hoa, Chăm.


ĐỐI SÁCH SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG NGƯỜI HOA CỦA CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN VÀO CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ Ở THẾ KỶ XVII-XVIII

Thế kỷ XVII do sự bất ổn của tình hình Trung Quốc, nhất là sau khi người Mãn đánh bại hoàn toàn nhà Minh lập ra nhà Thanh (năm 1644), làn sóng di dân người Hoa xuống vùng đất Đàng Trong ngày càng đông đảo. Trong bối cảnh chính quyền Đàng Trong đang đẩy mạnh công cuộc mở đất ở Nam bộ lưu dân người Hoa đã có những đóng góp quan trọng. Với nhiều đối sách khôn khéo, sáng suốt, các chúa Nguyễn đã sử dụng nhân tố người Hoa một cách có hiệu quả để thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá đất đai, xác lập chủ quyền ở vùng đất phương Nam.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24386711