Kết Quả Tìm Kiếm

Lịch sử xã hội và một số công trình lịch sử xã hội nam bộ

Lịch sử xã hội, thường được gọi là lịch sử xã hội mới ra đời nửa sau thế kỷ XX và hiện đang phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, Úc và Châu Âu nghiên cứu những xã hội hiện đại, công nghiệp và dân chủ. Việt Nam đang trải qua những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, những biến đổi này tác động lớn đến đời sống của mỗi con người Việt Nam và sử học phải phản ánh thực tế sinh động ấy nhưng sử học Việt Nam hiện nay phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu lịch sử chính trị và lịch sử chiến tranh, trong khi đó lịch sử xã hội, mảnh đất màu mỡ còn tương đối mới và xa lạ, ít người khai thác. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đề cập đến bối cảnh ra đời của lịch sử xã hội, phương pháp và lĩnh vực nghiên cứu, các trường phái lịch sử xã hội của châu Âu và Bắc Mỹ và điểm luận một số công trình nghiên cứu lịch


Chặng đường 30 năm phát triển của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ

Ba mươi năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã trở thành điểm đến – nơi họp mặt truyền thống, giao lưu, sinh hoạt văn hóa,… của các thế hệ phụ nữ Việt Nam, góp phần giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ


CHÍNH SÁCH “TÀM THỰC” CỦA NGUYỄN CƯ TRINH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ Ở NỮA SAU THẾ KỶ XVIII.

Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767) tên chữ là Nghi, hiệu là Đạm An, quê ở xã An Hòa, huyện Hương Trà, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong suốt 11 năm (1533-1765) được chúa Nguyễn Phúc Khoát cử vào Nam, Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh đã có những đóng góp lớn đối với vùng đất Nam bộ, đặc biệt là trong sự nghiệp Nam tiến của dân tộc. Chính ông là người đã tổng kết và khuyên chúa Nguyễn Phúc Khoát đi theo kế sách Tàm thực để từ đó sáp nhập những vùng đất cuối cùng của Nam bộ vào bản đồ đất nước, hoàn thành sự nghiệp Nam tiến.


ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC NAM BỘ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (1945-1946)

Đội ngũ trí thức Nam bộ ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, dù là lực lượng do Pháp đào tạo, sau này một số gia nhập làng Tây, nhưng trên hết họ là người Việt. Trong sâu xa, họ vẫn mang tâm thế của một người dân mất nước. Sự liên hệ sâu xa trong nghĩa đồng bào được vun đắp ngày càng bền chặt hơn.Những tri thức mới của nền tân học như một luồng gió mới, khơi dậy ý thức đòi tự do, dân chủ cho chính đội ngũ của mình và cả dân tộc mình.


SỰ CHỦ ĐỘNG CỦA XỨ ỦY NAM BỘ TRONG THỰC HIỆN QUYẾT TÂM GIỮ VỮNG ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Ngày 24/8/1945, một ngày trước khi Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền (25/8/1945), Ủy ban Đông Dương (tiền thân là Ủy ban hành động giải phóng Đông Dương do De Gaulle thành lập vào cuối năm 1944) đã thông qua kế hoạch “trở lại Đông Dương” do Leclerc và bộ tham mưu quân viễn chinh Pháp vạch ra, “muốn quay lại áp bức dân tộc ta, bọn thực dân Pháp đã giết những đàn bà, trẻ con trong từng góc phố và từng làng… chúng dùng phi cơ, xe tăng, đại pháo và tầu chiến” để thực thi kế hoạch.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24283215