Kết Quả Tìm Kiếm

Vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học lịch sử

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc vận dụng linh hoạt và đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông là một việc làm vô cùng cần thiết. Nó không chỉ góp phần thay đổi cách thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh mà còn góp phần tạo không gian học tập mới mẻ, hứng thú và sáng tạo… Cùng mối quan tâm đó, bằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bài viết hướng đến việc giới thiệu phương pháp dạy học dự án, trong đó tập trung vào việc vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học môn Lịch sử.


Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh ở bộ môn lịch sử thông qua sử dụng di sản văn hóa địa phương

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ bức thiết quyết định đến sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiệm vụ này muốn hoàn thành tốt cần đến sự tác động tổng thể của tất cả các môn học, trong đó môn lịch sử giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên những năm gần đây, thực trạng giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh trong môn Lịch sử ở trường phổ thông có rất nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Học sinh đa phần ngán và sợ đối với môn Lịch sử bởi sự hàn lâm, khô khan. Trong nội dung bài viết ngắn này, chúng tôi đưa ra một giải pháp để đưa việc giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng và việc giảng dạy môn lịch sử nói chung mang tính trực quan sinh động, gần gũi thiết thực với các em học sinh hơn, khiến các em hứng thú hơn với các kiến thức lịch sử, bồi đắp dần cho các em sự tự hào đối với truyền thống của dân tộc. Trong phần ví dụ chúng tôi xin phép được lấy việc dạy học môn Lịch sử ở địa bàn tỉnh Bình Dương để minh họa làm rõ thêm cho luận điểm của mình.


Đặc điểm văn hóa người Bình Dương qua tư liệu lịch sử

Tỉnh Bình Dương có điều kiện tự nhiên khá đa dạng: Rừng núi, sông suối, hồ nước... tạo nên nhiều cảnh quan đẹp với những vườn cây trái nổi tiếng như: Sầu riêng, măng cụt, bưởi... thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Trong quá trình hình thành và phát triển, người dân Bình Dương đã tạo nên các di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử…Nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, nhà thờ và đặc biệt là các công trình kiến trúc nhà cổ bằng gỗ lâu đời…các làng nghề truyền thống như: Sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ,... Bình Dương nằm gần khu vực đã và đang phát triển thành các trung tâm về đô thị, dịch vụ và những khu công nghiệp rộng lớn của hai địa bàn giáp ranh là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai… Đó là những điều kiện để hình thành đặc điểm văn hóa của Người Bình Dương.


Kênh Vĩnh Lợi trong lịch sử

Nguyễn Thông (1827-1884) tự là Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, sinh tại thôn Bình Thanh, tổng Thạnh Hội, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (thời điểm năm 1836), về sau là làng Bình Thạnh, tổng Thạnh Hội, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Ông đỗ cử nhân khoa thi hương năm Kỷ Dậu (1849) tại trường thi Gia Định với tên là Nguyễn Thới Thông (阮 泰 通), về sau mới đổi là Nguyễn Thông (阮 通). Sau khi bổ quan, Nguyễn Thông có một thời gian ngắn làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi. Bố chánh sứ cùng Án sát sứ là hai chức quan lớn nhất tại thành Quảng Ngãi thời điểm này, trong đó Bố chánh xếp cao hơn với trật chánh tam phẩm, phụ trách các vấn đề thuộc bộ Hộ gồm vấn đề tài chính, hành chính như thuế khóa, đinh điền, đê điều, hộ tịch lẫn trọng trách truyền đạt chính sách và chủ trương của triều đình, trong đó có công tác thuỷ lợi.


Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn lịch sử-văn hóa

Guốc mộc Bình Dương đã xuất hiện cách nay khoảng một trăm năm, qua những bước thăng trầm đã khẳng định được dấu ấn là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ đặc trưng của văn hóa Bình Dương (bên cạnh gốm sứ, sơn mài).Guốc mộc Bình Dương là một trong các thể loại của nghệ thuật điêu khắc gỗ; Những đôi guốc xinh xắn là sản phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo, trình độ mỹ thuật,tay nghề của nghệ nhân mà còn có tâm hồn nghệ nhân gửi gắm vào trong đó.Guốc mộc Bình Dương đã đi vào đời sống người dân, là hình ảnh gần gủi quen thuộc của người Việt gần trăm năm qua. Ngày nay làng nghề guốc mộc ở Bình Dương không còn nữa.Mặc dù guốc mộc vẫn được làm và buôn bán nhưng trước sự cạnh tranh dữ dội của các loại giày dép trong nước và ngoại nhập, guốc mộc Bình Dương đang đứng trước nguy cơ mai một.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373554