Kết Quả Tìm Kiếm

Vài nét về huyện Bù Đốp, Bình Phước trong quá trình lịch sử

Bù Đốp là vùng đất nằm trong “khu đệm” của vùng nối liền phía Bắc và Đông Bắc Sài Gòn với vùng đồi núi thấp ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cư dân ở Bù Đốp bao gồm nhiều bộ phận từ nhiều vùng khác nhau tụ họp về trong suốt quá trình lịch sử, cùng đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ vùng đất quê hương của mình. Trước thế kỷ XIX, Bù Đốp là vùng đất hoang sơ, chủ yếu rừng rậm bạt ngàn, là địa bàn cư trú chủ yếu của các cộng đồng dân tộc ít người như: Mạ, Stiêng, Chơ Ro… Đầu thế kỷ XIX, chính quyền nhà Nguyễn bắt đầu thiết lập những đồn thủ biên phòng, cử quân đội đến đây đồn trú để bảo vệ biên giới. Những binh lính người Việt, cùng với gia đình của họ đã đến sinh sống ở khu vực này. Theo thời gian, lưu dân người Việt tìm đến đây càng đông đảo hơn, cùng cộng cư với các cộng đồng cư dân bản địa, khai phá đất đai, lập làng xóm, cùng chiến đấu bảo vệ vùng đất biên viễn phía Tây của tỉnh Biên Hòa (sang thời thuộc Pháp là tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé sau thống nhất, hiện nay là tỉnh Bình Phước).


Nhân vật lịch sử thời khai hoang lập ấp ở Bình Dương xưa

Lần theo lịch sử vùng đất, con người Bình Dương xưa, cách nay hơn 300 năm, trên nhiều khu vực của vùng đất này đã có những lớp cư dân người Việt, người Hoa đến sinh sống, khai hoang, lập nghiệp, chủ yếu sống ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính. Đó là những người Việt ở vùng Ngũ Quảng đến lập nghiệp sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh(Kính) kinh lý vào Nam để thành lập các đơn vị hành chính; là bộ phận người Hoa không hàng phục Nhà Thanh được phép chúa Nguyễn cho vào Nam khai khẩn sinh sống. Họ là những nhân vật lịch sử như: Đức ông Huỳnh Công Nhẫn, tiền hiền vùng Bình Hòa, Bưng Bố, xứ Lái Thiêu; Bá hộ Hạ Quang Quới, tiền hiền vùng Bọng Dầu, Bình Điền, xứ Dầu Miệt; Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài-Tchen Tchang Tchouen) ở xứ Nông Nại (Đồng Nai).


Vấn đề nước Bà Lỵ trong lịch sử Đông Nam Bộ

Nước Bà Lỵ hay Bà Lợi (Chữ Hán viết 婆利 âm phổ thông đọc Poli) là một tiểu quốc cổ, trước là thuộc quốc của Phù Nam, sau là chư hầu của Chân Lạp. Tên nước Bà Lỵ được sách vở Trung Quốc nhắc đến nhiều lần với những đoạn ghi chép được truyền nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các ghi chép đó cho thấy tiểu quốc Bà Lợi có đặc điểm văn hóa khác với văn hóa Phù Nam và Chân lạp nhưng lại khá tương đồng với văn hóa các tộc người bản địa ở Đông Nam Bộ xưa. Nước Bà Lỵ ở đâu, có phải là một tiểu quốc cổ xưa ở vùng Đông Nam Bộ không, vấn đề này cần được nghiên cứu thấu đáo. Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng tiểu quốc Bà Lỵ đó chính là nước Bà Rịa ở Đông Nam Bộ cổ xưa. Xác tín này dựa trên một ý kiến của Trịnh Hoài Đức, tác giả bộ Gia Định thành thông chí.


Tam đạo: Tân Châu – Hùng Ngự - Chiến Sai, quá trình dịch chuyển đồn thủ từ Doanh Châu lên Tân Châu trong lịch sử

Năm 1757, để trả ơn chúa Nguyễn đã giúp lên ngôi vua Chân Lạp, Nặc Tôn đã dâng đất Tầm Phong Long, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu phía thượng lưu. Kể từ đây, vùng đất này được kiểm soát hoàn toàn bởi chúa Nguyễn, cùng với sự thiết lập nền hành chính trên vùng đất mới, chúa Nguyễn cho xây dựng hệ thống đồn thủ để bảo vệ biên cương. Vùng thượng lưu sông Tiền thuộc Tân Châu kéo dài đến huyện Chợ Mới ngày nay, chúa Nguyễn cho lập Tân Châu đạo, bản doanh đặt tại Doanh Châu (cù lao Giêng ngày nay) nằm giữa sông Tiền, đặt thêm hai thủ Hùng Thắng (về sau là Hùng Ngự) bên bờ tả sông Tiền và thủ Chiến Sai bên bờ hữu sông Tiền. Đây là hệ thống đồn bảo phòng ngự bảo vệ khu vực khá lâu, đến năm 1819 vua Gia Long cho dời đạo Tân Châu lên sát biên giới là vùng đất Tân Châu ngày nay và đồng thời cũng chuyển hai thủ Chiến Sai và Hùng Ngự lên cùng. Cả ba đồn bảo mới lại được xây dựng tại khu vực biên giới là bảo Tân Châu, bảo Hùng Ngự và bảo Chiến Sai nhằm bảo vệ khu vực sông Tiền tại Tân Châu. Trải qua thời gian sử dụng, các đồn bảo này phục vụ công tác bảo vệ vùng đất biên giới và chịu nhiều lần tấn công phá hủy của quân thù. Và theo thời gian cũng như sự suy giảm chức năng khi nền đô hộ thực dân Pháp thiết lập trên vùng đất Nam Kỳ từ sớm, hệ thống đồn bảo tại khu vực Tân Châu đã trở nên mờ nhạt và đến ngày nay hầu như hoàn toàn mất dấu vết. Với mong muốn đưa lại hệ thống phòng ngự bảo vệ trực tiếp Tân Châu đạo được thành lập từ 1757 và chuyển qua hai lần đặt vị trí, dịch chuyển từ hạ lưu (Doanh Châu) lên thượng lưu (Tân Châu), tác giả mong muốn tìm lại những vị trí từng đặt đồn bảo tại hai khu vực của Tân Châu đạo trong lịch sử.


Những năm sửu lịch sử

Đối với Việt Nam, những năm Trâu (năm Sửu) cũng là những mốc son rực rỡ, ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. * Năm Tân Sửu 41, sau thắng lợi rực rỡ của cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị Đông Hán, hai bà Trưng lên ngôi vua (Trưng Vương), xây dựng Nhà nước độc lập, phong mẹ mình làm thái hậu, các nữ tướng làm công chúa, tạo nên thể chế quân chủ nữ quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. * Năm Đinh Sửu 137, Khu Liên chỉ huy nhân dân vùng Tượng Lâm (Nam Trung Bộ) nổi dậy đánh chiếm các châu quận, làm tan rã chính quyền đô hộ. * Năm Quý Sửu 713, tháng 4, Mai Thúc Loan người Hoan Châu (Bắc Trung Bộ) phất cờ khởi nghĩa, lật đổ sự cai trị của nhà Đường, giải phóng đất nước.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24380910