Văn Thánh là tên gọi ngắn gọn của Văn Thánh Miếu, còn gọi là Văn Miếu. Văn Thánh dùng để thờ phụng Đức Khổng Tử, người được tôn vinh là Vạn thế sư biểu - Bậc thầy của muôn đời. Đây cũng là nơi tôn vinh, gặp mặt những bậc khoa cử địa phương qua các nghi lễ hàng năm là Tế xuân và Tế thu do chính quyền cử hành. Trải qua một thời gian dài sử dụng và phế bỏ, đến nay không còn nhiều Văn Thánh thời nhà Nguyễn còn tồn tại, thậm chí một số Văn Thánh mất hoàn toàn dấu tích và hoặc không có thông tin. Và trong xu thế đó, đến nay hầu như chưa có một thông tin nào về tòa Văn Thánh Quảng Trị trong lịch sử tại vùng đất Quảng Trị ngày nay.
DANH THẦN NGƯỜI HOA VỚI CÔNG CUỘC MỞ ĐẤT NAM BỘ THỜI CHÚA NGUYỄN
Công cuộc mở đất phương Nam do chúa Nguyễn Hoàng là người tiên khởi, bắt đầu từ năm 1558 đến năm 1757 thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì hoàn thành. Sự nghiệp này do các lưu dân người Việt từ....
ANH HÙNG MAI XUÂN THƯỞNG CÓ NỘP MÌNH CỨU MẸ?
Anh hùng Mai Xuân Thưởng, người thủ lĩnh Cần vương ở mặt trận phía Nam Trung Bộ, được thể hiện toàn bộ câu chuyện qua chuyên khảo “Anh hùng Mai Xuân Thưởng (1859-1887) với phong trào....
CÁCH THỨC TỔ CHỨC CANH TÁC CỦA ĐIỀN CHỦ Ở NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP
Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp thực hiện nhiều cách thức khác nhau để khai thác Nam kỳ như chia lại ruộng đất. Biến phần lớn ruộng đất tư nơi đây thành công hữu. Trên cơ sở đó tiến hành cấp phát, sang nhượng…
VỀ MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở PHỦ GIA ĐỊNH TRONG PHỦ BIÊN TẠP LỤC BỊ GỌI SAI
Phủ biên tạp lục (撫邊雜錄,1776, PBTL) là sách rất quan trọng trong việc nghiên cứu tổng quan về lịch sử Nam Hà, trong đó có phủ Gia Định, tức Nam Bộ ngày nay. Là sách “có tuổi” nhứt trong số các tư liệu đồng dạng, được dịch và dẫn dụng phỏng đã hơn nửa thế kỷ....
SỨ BỘ NĂM 1863 - 1864 CỦA TRIỀU ĐÌNH TỰ ĐỨC: ĐÍNH CHÍNH MỘT VÀI TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Bài viết tiến hành kết nối các dữ kiện khoa học và thực tế, minh định khách quan và logic các sơ sót không đáng có, trả lại sựchân xác vốn dĩ hàm ý trong nguyên bản của các tài liệu sử học quý giá.....
VỀ TRẬN PHỤC KÍCH VÀ CHIẾN THẮNG LA NGÀ NGÀY 1/3/1948
Trên website www.sugia.vn của Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, ngày 28/8/2020 đã cập nhật bài viết Thêm tư liệu về lịch sử Đông Nam Bộ, trong đó có tư liệu về chiến thắng La Ngà (1/3/1948), từng được tạp chí Sự Thật đương thời, cơ quan ngôn luận của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Karl Marx ở Đông Dương đăng tải số 91, ngày 15/4/1948. Nhận thấy một số tình tiết quan trọng của tư liệu chưa được các công trình nghiên cứu liên quan khai thác và bổ túc, chúng tôi tiếp tục trình bày các kiến giải xung quanh sự kiện có tính cách cột mốc này trong lịch sử chiến tranh cách mạng miền Đông Nam Bộ, nhân 75 năm kỷ niệm chiến thắng La Ngà (1/3/1948 - 1/3/2023).
TỔNG TRẤN TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT VỚI VÙNG ĐẤT NAM BỘ
Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1764) tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nguyên quán từ Quảng Ngãi vào. Cha là Lê Văn Toại chuyển đến ở xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang. Lúc mới ra đời, do dị tật bẩm sinh được tuyển vào cung làm Thái giám. Có tài quân sự, lập nhiều chiến công được vua tín cẩn giao nhiều trọng trách. Nhâm Thân (1812), được cử làm Tổng trấn Gia Định thành. Ất Hợi (1815), về triều thọ cố mạng di chiếu. Tháng 5 năm Canh Thìn (1820), được cử lãnh Tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai. Sau đó, hai lần xin từ chức (năm 1824 và 1832) nhưng không được chấp thuận. Đến ngày 30 - 7 năm Nhâm Thìn (1832), ông lâm trọng bệnh, qua đời, thọ 69 tuổi (ta). Bài viết này chủ yếu làm rõ hoạt động trong 20 năm giữ Tổng trấn Gia Định thành của ông, tính đến nay (2023) đã hơn 210 năm.