KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊA DANH CÔNG GIÁO Ở BÌNH DƯƠNG
Công giáo có mặt ở vùng đất nay là Bình Dương khá sớm. Ngay dưới thời các chúa Nguyễn, cùng với Tân Triều (Biên Hòa), xứ Lái Thiêu của Bình Dương đã là họ đạo quan trọng trong tổng số 12 giáo hạt của xứ Cochinchine (Nam Kỳ)1. Các địa danh như họ đạo Gò, họ đạo Ghe Tám đã xuất hiện rất sớm ở xứ Lái Thiêu để chỉ hai họ đạo Lái Thiêu và Bình Nhâm.
VỀ CUỘC “ĐÁNH CƯỚP” BẠC TẠI ĐỒN ĐIỀN CAO SU MINH THẠNH
Trong khi các công trình nghiên cứu Sử học cùng tài liệu lịch sử địa phương đề cập cuộc “đánh cướp” đồn điền Cao su Minh Thạnh vừa khá giản lược lẫn nhiều sai lệch, nguồn tư liệu liên quan từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II với tính cách bảo mật và nội bộ đã có những cập nhật cận cảnh và chi tiết đối với sự kiện quan trọng này. Từ kết quả việc khai thác và tham chiếu giữa các nguồn tài liệu hiện có, bài viết chỉ ra rằng, về thời gian, sự kiện diễn ra vào ngày 04/01/1958, không phải ngày 10/8/1957 hay 18/8/1957; về mục tiêu, chiếm lấy khoản bạc lớn của Đồn điền và tuyên truyền sâu rộng tính chính nghĩa của lực lượng Cách mạng là nguyên do cuộc đột kích… Nhân 65 năm sự kiện (1958 - 2023), chúng tôi xin giới thiệu và bước đầu diễn giải nguồn tư liệu quý giá này.
DÂN TÂN KHÁNH CÚNG ĐẦU HEO CHO CHÚA SƠN LÂM
Làng Tân Khánh (nay là phường Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) là một trong những thôn làng được do thế hệ những người từ Trung Bộ vào khai hoang miền Đông Nam Bộ thành lập khá sớm vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII để làm nơi tụ cư, tiếp tục công cuộc khai hoang mở đất mưu cầu một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, thay cho những ngày đói khổ cùng cực ở quê hương Trung Bộ.
Bài viết làm rõ nguồn gốc, thành phần gia đình và nguyên nhân di cư đến vùng đất Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương giai đoạn 1975 - 2000. Phân tích đời sống kinh tế, đời sống văn hóa -xã hội của người dân di cư đến Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương từ năm 1975 - 2000...
ĐÔI NÉT VỀ LỄ XÂY CHẦU, ĐẠI BỘI VÀ HÁT BỘI TRONG VĂN HÓA CÚNG ĐÌNH Ở BÌNH DƯƠNG
Thời nhà Nguyễn, Nam Bộ thuộc Gia Định thành. Sau khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, nhà Nguyễn đã thiết lập sự cai trị, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến tận cơ sở. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu phát triển sau một thời gian chiến tranh khá dài....
NGUYỄN BÌNH VỚI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG BUỔI ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1951)
Nguyễn Bình (1908-1951), Trung tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra ở Miền Bắc nhưng có nhiều thời gian lăn lộn ở Nam Bộ và có nhiều đóng góp đối với việc thống nhất lực lượng, xây dựng căn cứ, phát triển cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược trong giai đoạn buổi đầu đầy khó khăn ở vùng đất phương Nam....
NGỌN ROI MỘC CỦA ÔNG CẢ ĐẠI ĐÁNH BẠI CÂY ROI ĐỒNG CỦA CỬ NHÂN VÕ
Trận đấu đầy kịch tính giữa Võ sử Mạnh và ông Cả Đại: Một cuộc thử thách võ thuật không thể bỏ lỡ. Sự đối đầu giữa hai bậc thầy võ thuật nổi tiếng với những kỹ thuật thượng thừa của riêng mình và sự kết thúc không thể nào dự đoán. Khám phá hành trình võ thuật đầy hấp dẫn và sự kích thích của những đòn đánh không tưởng trong cuộc so tài này.
Ứng dụng Khoa Học Công Nghệ Cao trong phát triển nông nghiệp đô thị thông minh tại tỉnh Bình Dương
Nông nghiệp đô thị thông minh là một định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp thông minh nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao trong trồng trọt và chăn nuôi đã trở thành xu hướng phát triển. Tỉnh Bình Dương trong quá trình đô thị hoá đã mở rộng các trang trại kỹ thuật khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đủ kiến thức, kỹ năng áp dụng công nghệ, thu hút các nhà đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao. Với việc thực hiện các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp ở Bình Dương đã phát triển nông nghiệp đô thị thông minh. Trong tiến trình đó việc đưa ra các chiến lược, hệ thống giải pháp, hoàn thiện khung pháp lý sẽ thúc đẩy mô hình nông nghiệp tiên tiến, điều đó càng cấp thiết hơn trong công cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.