KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊA DANH CÔNG GIÁO Ở BÌNH DƯƠNG
- 27/11/2023
Công giáo có mặt ở vùng đất nay là Bình Dương khá sớm. Ngay dưới thời các chúa Nguyễn, cùng với Tân Triều (Biên Hòa), xứ Lái Thiêu của Bình Dương đã là họ đạo quan trọng trong tổng số 12 giáo hạt của xứ Cochinchine (Nam Kỳ)1. Các địa danh như họ đạo Gò, họ đạo Ghe Tám đã xuất hiện rất sớm ở xứ Lái Thiêu để chỉ hai họ đạo Lái Thiêu và Bình Nhâm.
1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển địa danh Công giáo ở Bình Dương
Trải qua gần 300 năm hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Bình Dương, các địa danh Công giáo lần lượt ra đời và phát triển cho đến ngày nay. Lịch sử phát triển địa danh Công giáo được chia thành 4 giai đoạn như sau:
Địa danh Công giáo ở Bình Dương dưới thời các chúa Nguyễn:
Sự ra đời của họ đạo Lái Thiêu vào năm 1727 là sự kiện đánh dấu sự xuất hiện địa danh Công giáo ở Bình Dương. Cơ sở Công giáo đầu tiên xây dựng dựng ở Lái Thiêu có tên gọi là nhà thờ Họ Gò (nay thuộc phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An). Năm 1782, giáo xứ chuyển đến vị trí mới (nay thuộc phường Bình Nhâm, thành phố Thuận An) và đổi tên thành nhà thờ Lái Thiêu2. Năm 1771, Đức cha Bá Đa Lộc (Pigneau de béhaine) cho giáo dân xây dựng bàn thờ Chúa tại vùng chợ Cây Me (Lái Thiêu). Hơn nữa, đến tháng 7/1789, Dức cha Bá Đa Lộc lai cho chuyển 40 chủng sinh và Chủng viện từ Chantaburi (Thái Lan) về dựng tại Lái Thiêu và cử thừa sai Boisserand làm Giám đốc. Như vậy, Lái Thiêunghiễm nhiên trở thành cái nôi của Công giáo Nam Bộ, nơi có nhiều Chủng viện, Thừa sai, chủng sinh và giáo dân3. Trong thời kỳ này, đạo Công giáo nói chung và địa danh Công giáo nói riêng chỉ phát triển ở mức cầm chừng.
Sau thời Gia Long, bắt đầu từ thời vua Minh Mạng, chính sách cấm đạo gắt gao của triều Nguyễn đã ảnh hưởng nặng nề đôi với sự phát triển Công giáo và địa danh Công giáo.
Ngoài hai địa bàn cũ ở vùng Lái Thiêu (Lái Thiêu, Búng), Công giáo chuyển địa bàn hoạt động đến những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Bến Sắn và Bố Mua – nơi chính quyền nhà Nguyễn kiểm soát còn lỏng lẻo.
Xem trọn bộ tại đây
- TIỂU ĐOÀN PHÚ LỢI CHIẾN ĐẤU CHỐNG CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MÙA KHÔ LẦN THỨ NHẤT (1965-1966)
- HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN SINH SẮC Ở THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG (1923-1926)
- THẦY NĂM NHỊ - VỊ VÕ SƯ ĐÃ ĐEM MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ RA TỨ PHƯƠNG
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC TIÊU BIỂU CỦA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN Ở BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH...
- NGỌN ROI CỦA THẦY NĂM NHỊ ĐẤT VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ KHUẤT PHỤC TƯỚNG CƯỚP TRÊN SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY NAM...
- DI TÍCH MỘ ÔNG CẢ TRƯỞNG TRẦN VĂN LONG (THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)
- LÀNG CÔNG GIÁO LẠC AN - THÁI HƯNG TRONG 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1954 - 1974)
- VÕ ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN TRUYỀN DẠY MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ Ở SÀI GÒN
- DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN TIỀN SỬ ĐÔNG NAM BỘ
- THIẾT GIÁP M113 - CHỨNG TÍCH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA QUÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG