DẤU CHÂN PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC TRÊN ĐẤT THỦ DẦU MỘT
- 05/05/2024
Nói về thân sự nghiệp của ông Nguyễn Sinh Sắc đã có nhiều tác giả ghi lại khá đậm nét, đầy đủ. Ở đây tôi chỉ sưu tập tài liệu về ông trên đất Thủ Dầu Một thông qua lễ hội đình chùa tưởng niệm những nghĩa quân đã bỏ mình cho phong trào “Thiên Địa Hội”. Đây cũng là thời gian ông ẩn náu, sinh sống ra hoạt động bí mật chống lại ách thống trị của thực dân Pháp.
Sau khi được triều đình Huế trả tự do (1910) chưa đầy một tháng, ông Nguyễn Sinh Sắc đi thẳng vào Nam. Từ Huế vào Nam, ông dừng lại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) tìm con là Nguyễn Tất Thành không được; may nhờ gia đình ông Nghè Trương Gia Mô (người cùng làng) đưa đường chỉ lối vào Sài Gòn gặp ông Nghè và con trai ông là Nguyễn Tất Thành. Sau đó ông lại phải tiễn con trai mình xuống tàu buôn La Touche Tréville ở bến nhà Rồng ngày 5.6.1911 để qua Pháp rồi ông được đưa đến chùa Linh Sơn ở Sài Gòn trú ngụ. Hằng ngày, ông làm thầy thuốc nam chữa bịnh cứu người và nghiên cứu Phật pháp thời gian còn lại.
Đến 1913, ông Sắc tình cờ gặp lại người bạn năm xưa Lê Bá Cử đang cai quản đồn điều cao su Lộc Ninh của Pháp mời về làm “cai” phu cao su. Gần 6 tháng làm việc đã đủ để nhận diện sự thống trị phủ phàng của thực dân Pháp đối với nông dân cao su, ông xin nghỉ việc trở lại Sài Gòn tiếp tục nương náu cửa chùa, kê đơn hốt thuốc cho dân lành. Chính nơi đây ông mới có dịp gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều giới tri thức yêu nước, trong đó có ông Bùi Văn Tiêu (tức Ba Tiêu), ông Diệp Văn Cương,... ông Cương từng làm thông ngôn cho vua Thành Thái ở triều đình nhà Huế, sau nầy làm nghề dạy học ở trường trung học Pháp Chasseloup Laubat (Sài Gòn). Thỉnh thoảng, ông Sắc vẫn lui tới nhà ông Ba Tiêu chuyện trò lại gặp ông Lê Quang Hiền, một điền chủ yêu nước ở Cao Lãnh đã từng góp tiền ủng hộ phong trào Đông Du. Qua trao đổi hai bên thấy tâm đồng ý hợp, ông Hiền mời ông Sắc đến thăm vùng Cao Lãnh, để gặp gỡ nhiều nhà yêu nước như Trần Ba Lê (cả Nhì Ngưu) cùng nhiều nhà yêu nước khác... về sau họ đều bị thực dân Pháp đưa đi an trị ở Sa Đéc.
Xem trọn bộ tại đây
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC TIÊU BIỂU CỦA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN Ở BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH...
- NGỌN ROI CỦA THẦY NĂM NHỊ ĐẤT VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ KHUẤT PHỤC TƯỚNG CƯỚP TRÊN SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY NAM...
- DI TÍCH MỘ ÔNG CẢ TRƯỞNG TRẦN VĂN LONG (THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)
- LÀNG CÔNG GIÁO LẠC AN - THÁI HƯNG TRONG 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1954 - 1974)
- VÕ ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN TRUYỀN DẠY MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ Ở SÀI GÒN
- DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN TIỀN SỬ ĐÔNG NAM BỘ
- THIẾT GIÁP M113 - CHỨNG TÍCH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA QUÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
- TÌM HIỂU MỘT VÀI ĐỊA DANH Ở THỦ DẦU MỘT VÀ BẾN CÁT
- ĐÔNG PHƯƠNG SÓC - VÕ SĨ RẠNG DANH CỦA ĐẤT LÁI THIÊU
- GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH DƯƠNG QUA ĐỊA DANH