ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1945
- 19/07/2024
Đã tròn 90 năm kể từ ngày vua Bảo Đại ra Dụ số 23, ngày 14 tháng 5 năm Bảo Đại thứ 9 (ngày 25/6/1934), về việc lập Trung tâm đô thị Quảng Ngãi (Centre urbain de Quangngai). Đây được xem là văn bản sớm nhất về việc khai sinh ra đô thị Quảng Ngãi ngày nay. Cho dù trung tâm Quảng Ngãi đã hình thành từ thời năm 1807, năm tỉnh thành Quảng Ngãi được dời từ thôn Tân Quan và xã Phước Lộc (nay thuộc xã Nghĩa Hòa, Tư Nghiã) về xã Cù Mông (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi). Các làng này đều thuộc tổng Trung, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, dinh Quảng Ngãi. Dường như chúng ta chưa đủ dữ kiện nhận ra, vùng thành phố Quảng Ngãi có từng là thủ phủ của vùng Quảng Ngãi trong lịch sử trước đó hay không. Xã Cù Mông về sau đổi thành xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ. Năm 1876, là xã Chánh Mông thuộc tổng Nghĩa Điền, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1905, là xã Chánh Lộ thuộc tổng Nghĩa Điền, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Phố thị Quảng Ngãi được hình thành chính trên cơ sở xung quanh tòa thành Quảng Ngãi. Thành Quảng Ngãi được chuyển lên xã Cù Mông vào năm 1807 và sau đó được xây dựng theo mô thức phòng thủ Vauban, hoàn thành năm 1815. Tòa thành Quảng Ngãi dạng hình vuông, mỗi cạnh trung bình 500m, mở ba cửa Bắc, Đông và Tây. Thành hoàn toàn không mở cửa Nam dù mặt tiền thành quay về hướng Nam và lấy núi Thiên Bút làm tiền án. Phạm vi tòa thành Quảng Ngãi ngày nay được giới hạn bởi 4 tuyến đường Nguyễn Nghiêm phía nam, Nguyễn Du phía đông, Nguyễn Bá Loan phía tây và Trương Quang Trọng phía bắc. Kể cả phần hào nước và mái lũy đất bên ngoài, tổng diện tích công trình chiếm đất lên đến gần 40ha và là một trong những tòa thành tỉnh lớn nhất của cả nước. Thủa ban đầu, thành Quảng Ngãi mang tên thành dinh Quảng Ngãi (1807-1808), về sau đổi thành thành trấn Quảng Ngãi (1808-1832), thành tỉnh Quảng Ngãi (1832- 1945). Như vậy tên tòa thành mang tên đơn vị hành chính cấp tỉnh mà Quảng Ngãi đã trải qua, từ dinh, trấn đến tỉnh.
Xem trọn bộ tại đây
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN
- DẤU ẤN HUẾ TRONG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÔNG NAM BỘ
- DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ CÔNG KHAI ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở NAM KỲ
- TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUỐC LỘ 20
- TƯ LIỆU VỀ CỔ MIẾU LONG VƯƠNG - XỨ BIÊN HÒA XƯA
- VỀ MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ Ở MIỀN TÂY
- HAI CUỐN SÁCH VỀ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA NAM BỘ