Lịch sử Việt Nam

TÔN THẤT THUYẾT - NGUYỄN VĂN TƯỜNG CÒN NHỮNG BĂN KHOĂN

  • NGUYỄN GIA KIỆM
  • 19/07/2024

Hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, gần như hầu hết các gia đình ở nội thành Huế làm giỗ tưởng nhớ thân nhân đã thiệt mạng trong đêm kinh thành thất thủ. Ngày tháng này, năm Ất dậu (5/7/1885), phái chủ chiến trong triều đình Huế dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường quyết định tấn công bất ngờ quân Pháp tại Tòa Khâm và đồn Mang Cá khi sự kiềm chế của lực lượng yêu nước Đại Việt mà tiêu biểu là phái chủ chiến trong triều đình đã tới giới hạn. Bài viết này góp thêm tiếng nói về cuộc đời của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, nhất là những băn khoăn đó đây trong giới nghiên cứu về hai nhân vật lịch sử này.

Sau khi Vua Tự Đức băng hà, quyền lực triều đình Huế do phái chủ chiến với hai nhân vật đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nắm, việc tôn lập vua mới do hai ông này quyết định. Sau việc bức tử vua Dục Đức và Hiệp Hòa, hai ông này đưa vua Kiến Phúc lên (1883). Trước sự kiện này (thay vua) quân Pháp phản đối, tiếp đến việc vua Kiến Phúc băng hà sau 8 tháng tại vị (31/7/1884), triều đình Huế đưa Ưng Lịch (vua Hàm Nghi) mới 15t lên thay vua Kiến Phúc. Tổng trú sứ Rheinart phản đối với lý do việc tân lập vua mới không thông báo cho tòa khâm sứ biết, đồng thời điện báo về Pháp. [11 q6 trg 15]. Thủ tướng Pháp Jules Ferry lệnh cho tướng Millot (đang ở Bắc Kỳ) phái quân vào Huế để giải quyết, tướng Millot giao việc cho đại tá Guerrier vào Huế với 600 quân và đội pháo thủ [11 trg 15]

 

Xem trọn bộ tại đây

NGUYỄN GIA KIỆM


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24778860