ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỔNG TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ BÌNH DƯƠNG
Tổng là đơn vị trung gian giữa huyện và xã trong hệ thống hành chính được duy trì trong một thời gian dài dưới thời phong kiến Việt Nam. Trước thời kì Lê Sơ, tuyệt nhiên chưa từng thấy dấu tích nào của đơn vị hành chính này. Ở giai đoạn Lê Sơ, tổng cũng chỉ mới xuất hiện ở một vài địa phương. Sang thời Mạc, đơn vị hành chính tổng này tiếp tục được duy trì và mở rộng hơn.
Đường 14 cũ và cây cầu Srépok lịch sử
Ở Daklak, khi nói đến Srépok, chúng ta đang nói về một dòng sông mẹ ở Tây Nguyên, nơi sinh sống ngàn đời của các tộc người Ê Đê, Mnông… bên đôi bờ. Nơi đây, chính quyền thuộc địa đã sớm mở tuyến đường 14 nối từ Ban Mê Thuộc về Nam Kỳ, tuyến đường là huyết mạch qua khu vực. Và ở ngay giai đoạn đầu mở tuyến đường này, công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người đã sớm hoàn thành, trong đó việc xây dựng cây cầu vượt sông Srépok hùng vĩ rất gian khó vào những năm 1933-1934, và đã bỏ mạng nhiều người, có cả những người cộng sản kiên trung, chúng ta gọi là cầu Srépok cũ để phân biệt với cây cầu Srépok xây dựng sau ở hạ lưu và vẫn còn tồn tại ngày nay. Cây cầu Srépok cũ là một minh chứng hùng hồn của quá trình chinh phục thiên nhiên của con người, và để sau đó chính quyền thuộc địa đã thay đổi cục bộ đoạn đường 14 qua khu vực, đã bỏ lại một đoạn đường 14 cũ qua ngọn thác Gia Long, nơi đó có cây cầu Srépok cũ đã ngày càng xuống cấp và đến nay gần như mất hoàn toàn. Chuyên khảo tập trung nghiên cứu lại một cây cầu vượt sông Srépok, đưa lại lịch sử một cây cầu treo đẹp vào hàng bậc nhất ở Việt Nam và thậm chí cả Đông Dương.
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Bình Dương qua di tích lịch sử
Tỉnh Bình Dương có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú, ghi dấu những chiến công oanh liệt mà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trải qua. Các di tích lịch sử có giá trị to lớn về nhiều mặt, gợi nhắc chúng ta sống ở hiện tại không được quên quá khứ. Trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung càng trở nên cấp thiết. Sử dụng các Di tích lịch sử văn hóa nói chung, Di tích lịch sử - cách mạng nói riêng, nhất là trong dạy học môn Lịch sử ở các trường học hiện nay sẽ là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. 1. Hệ thống một vài di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Bình Dương Phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước để thế hệ hôm nay và mai sau noi theo trên cơ sở có niềm tự hào để phát huy. Minh chứng cho tính chính nghĩa, vì mục đích cao cả của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng nhằm thức tỉnh lương tri của người yêu hòa bình và tiến bộ trên thế giới đồng cảm một cách sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta thời kỳ đã qua và công cuộc xây dựng phát triển đất nước ta sau chiến tranh. Chiến tranh đã lùi xa, quá khứ đã dần khép lại nhưng lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc sẽ còn tồn tại mãi, là niềm tự hào, là động lực để các thế hệ sau tiếp bước. Những chứng tích còn lưu dấu hôm nay cùng những trang sử gắn liền với các di tích lịch sử cách mạng này chính là nơi giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông một cách tốt nhất cho những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Mỗi di tích lịch sử ở Bình Dương mang một dấu ấn riêng, lưu giữ, ghi dấu những sự kiện lịch sử khác nhau, nhưng tựu trung lại hệ thống di tích đó đều bao quát và phản ánh những nội dung cơ bản về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tôi không thể trình bày đầy đủ nội dung, ý nghĩa giáo dục của tất cả các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đông Nam Bộ trong lịch sử Phù Nam và Chân Lạp
Bước vào thiên niên kỷ mới sau công nguyên, trong suốt 16 thế kỷ, vùng đất phía nam bán đảo Đông Dương diễn ra nhiều diễn biến lịch sử sinh động và phức tạp. Đầu tiên là sự hình thành nhà nước Phù Nam trên nền tảng văn hóa Óc Eo. Thể chế biển (Maritime polity) này đã đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ hải thương và nông nghiệp trồng lúa. Đến thế kỷ thứ VII, Phù Nam sụp đổ, Chân Lạp thay quyền bá chủ, phát triển sinh động với đỉnh cao là nền văn minh Angkor rực rỡ. Với những thành tựu khoa học trong nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, lịch sử vùng đất Nam Bộ, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) đã được làm sáng tỏ nhất định. Nhưng lịch sử vùng Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều vấn đề học thuật liên quan chưa có câu trả lời thích đáng. Đông Nam Bộ có vị trí ra sao trong toàn bộ thể chế nhà nước Phù Nam, Chân Lạp là điều cần xem xét khi tìm hiểu về xã hội Đông Nam Bộ thời kỳ này
Vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học lịch sử
Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc vận dụng linh hoạt và đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông là một việc làm vô cùng cần thiết. Nó không chỉ góp phần thay đổi cách thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh mà còn góp phần tạo không gian học tập mới mẻ, hứng thú và sáng tạo… Cùng mối quan tâm đó, bằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bài viết hướng đến việc giới thiệu phương pháp dạy học dự án, trong đó tập trung vào việc vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học môn Lịch sử.