Nỗi ám ảnh chất độc màu da cam
- 13/07/2012
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung phải hứng chịu một lượng độc chất rất lớn do Mỹ rải xuống, có lẽ là lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới đó là chất độc màu da cam/dioxin. Những tưởng rằng 35 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, ảnh hưởng của chất độc đó sẽ không còn nhiều nữa. Nhưng trên thực tế, những di chứng mà chất độc màu da cam (CĐMDC) và dioxin để lại vô cùng to lớn, hàng vạn nạn nhân CĐMDC/ dioxin Việt Nam đã chết; đồng thời hàng triệu nạn nhân có con và cháu sinh ra bị dị tật bẩm sinh; nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm mẹ, rơi vào tuyệt vọng khi sinh ra những đứa con bệnh tật, dị dạng không ra hình người. Cho đến nay, hàng triệu nạn nhân Việt Nam vẫn đang hàng ngày phải vật lộn với những cơn đau mà di chứng CĐMDC/dioxin để lại, họ mất mát và đau khổ cả về vật chất và tinh thần (1).
Những đau thương và mất mát đó đã đặt ra bao nhiêu câu hỏi mà chưa có câu trả lời hết được đó là chất độc đó sẽ tồn tại trong môi trường và trong những con người bị phơi nhiễm sẽ là bao lâu? Sẽ còn bao nhiêu thế hệ kế tiếp còn bị ảnh hương trong tương lai? Hậu quả sẽ thế nào?... Đó là những câu hỏi cần được trả lời bằng những công trình nghiên cứu khoa học với quy mô lớn. Trong bài viết này, tôi chỉ có thể giới thiệu phần nào về CĐMDC/dioxin được rải Việt Nam và một số hệ quả của nó.
Theo cấu trúc hóa học, dioxin là tập hợp của 75 poly-chlorinated dibenzo-p-dioxins và 135 poly-chlori-nated dibenzo-pfurans, các chất này có ảnh hưởng cực kỳ độc hại đối với một số động thực vật, môi trường sinh thái và với cả con người. Trong đó, hợp chất độc hại nhất phải kể đến là 2, 3, 7, 8 tetrachloro dibenzo-p-dioxin (viết tắt là 2.3.7.8 TCDD) có ảnh hưởng lớn đến một vài động vật trong phòng thí nghiệm nên được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu.
Nói đến độc chất dioxin, nhiều người thường đồng hóa nó với CĐMDC (Agent orange), lầm tưởng hai chất trên là một. Nhưng thực ra, dioxin chỉ là một thành phần hóa học chính trong CĐMDC. Dioxin được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những độc chất nguy hiểm nhất mà con người tạo ra và biết đến, nó có thể làm cây cối cháy trụi lá, làm cho con người phơi nhiễm bị ung thư phổi, ung thư máu, có tính chất di truyền từ bố mẹ sang con, gây dị thai, thai chết lưu trong bụng mẹ và dị dạng bẩm sinh...
Trong chiến dịch khai quang, Mỹ đã rải 15 loại độc chất xuống lãnh thổ Việt Nam như: CĐMDC (Agent orange - chiếm 64%), chất độc màu trắng (Agentwhite - chiếm 27%), chất độc màu xanh (Agent blue, green - chiếm 8,7%), chất độc màu tím (Agent pink - chiếm 0,6%). Các chất này được gọi theo mã danh quân sự, xuất phát từ những thùng phi có khoanh màu ký hiệu tương ứng. Bảng số lượng hóa chất quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam 1962-1971 (2).
HÓA CHẤT
|
SỐLƯỢNG (lít)
|
P. Trăm (%)
|
Màu da cam - Agent Orange
|
49.268.937
|
64%
|
Màu trắng - Agent White
|
20.556.525
|
26,7%
|
Màu xanh - Agent Blue
|
4.741.381
|
6,2%
|
Màu xanh lá cây - Agent Green
|
1.892.773
|
2,5%
|
Màu tím - Agent Pink
|
495.190
|
0,6%
|
Tổng số
|
76.954.806
|
100%
|
Hóa chất bắt đầu được chuyển đến Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến 12-1961, được chứa đựng trong các thùng phi 200 lít, với nhiều mã màu khác nhau, mỗi loại độc chất có thành phần hóa học khác nhau, mức độ hủy diệt khác nhau nhưng phần lớn chúng đều chứa chất dioxin. Vì CĐMDC được sử dụng nhiều nhất (64%) nên người ta thường gọi chung các độc chất trên là CĐMDC. Trên lãnh thổ đất nước Việt Nam, diện tích đất rừng chiếm rất lớn. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô giá của một quốc gia, nơi cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ rất lớn và là nơi giữ độ ẩm tuyệt vời trong đất để cân bằng sinh thái, môi trường làm cho một quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung tránh được nạn hạn hán xảy ra... Đặc biệt là trong những năm trường kỳ kháng chiến chống quân xâm lược, rừng Việt Nam trên vô cùng quan trọng, đóng vai trò to lớn và cẩn thiết đối với quân và dân Việt Nam. Rừng là nơi cung cấp sự che chắn lý tưởng cho bộ đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích chống lại quân ngụy và quân xâm lược miền Nam Việt Nam, rừng là nơi đóng quân xây dựng lực lượng và phát triển lực lượng, nơi chế tạo vũ khí và là nơi để quân ta tiến công đánh lại địch... Để phá vỡ thế mai phục của bộ đội Việt Nam, Mỹ đã tìm cách chế tạo và sử dụng độc chất trong chiến tranh để khai hoang toàn bộ rừng Nam Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của chúng là rải độc chất xuống những cánh rừng xanh bạt ngàn, đốt trụi cây cối, biến rừng Việt Nam thành đồi trọc, làm quân đội Việt Nam không còn nơi ẩn nấp, chúng thoải mái thả bom tiêu diệt, cắt đứt tuyến đường Trường Sơn từ miền Bắc vào miền Nam. Mặt khác, chúng nhắm vào các cánh đồng trồng mùa vụ của ta như lúa, hoa màu... để phá hủy toàn bộ mùa màng của ta, chúng cho rằng nếu không có lương thực thì bộ đội Việt Nam sẽ không còn đủ sức mà chiến đấu. Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F.Kenedy phê chuẩn cho quân đội Mỹtiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam, quyết định này được tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm (chính quyền do Mỹ dựng lên) nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Mỹ như RogerHilsman và WAverell Harriman phản đối quyết định của tổng thống Kenedy, họ cho rằng hành động này sẽ tiêu hủy mùa màng của nông dân. Dư luận trên thế giới cũng lên án gay gắt, xem đây là một hành động trái pháp luật và dã man, tàn bạo. Mặc dù không được sự đồng tình của đại đa số dân Mỹ và các dân tộc trên thế giới, nhưng Mỹ vẫn thực hiện chiến dịch khai quang. Chiến dịch phun hóa chất xuống Việt Nam có tên gọi là ''Operation trai Duustl', trong chiến dịch này có nhiều chiến dịch và chương trình nhỏ. Trong đó, chiến dịch Ranch hand (''Bàn tay nông dân'') là chiến dịch lớn nhất, thực hiện khoảng 95% việc phun hóa chất.
Phương tiện chúng sử dụng để rải độc chất chủ yếu là bằng máy bay các loại (90%) và phần còn lại (10%) được rải bằng trực thăng, xe vận tải, đi bộ. Không lực Mỹ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏ đầu tiên mở đầu cho chiến dịch Ranch hand là vào ngày10-8-1961, chúng rải dọc theo quốc lộ 14 hướng đi từ Kon Tum đến Dak Tô bằng máy bay trực thăng H34 có lắp thiết bị phun FIDAL. Từ năm 1965-1971 , quy mô cuộc chiến hóa học này càng được mở rộng, quân đội Mỹ còn dùng cả máy bay vận tại C130 để rải chất độc da cam xuống VN. Chiến dịch khai quang của Mỹ kéo dài trong 10 năm (1961-1971), phi công Mỹ đã thực hiện 19.905 phi vụ, tổng số diện tích ảnh hưởng là 2.631.297 ha, tổng số làng xã bị rải là 25.582, tổng số lượng chất độc sử dụng khoảng 366kg dioxin và hơn 76 triệu lít hóa học khác (3).
Các phân tích dioxin trong tổ chức cơ thể người (mô mỡ, sữa mẹ, máu) đều thống cho thấy người tiếp xúc với hóa học trong chiến tranh, các cựu chiến binh miền Nam và cựu chiến binh ở miền Bắc phục vụ chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến, cũng như nhân dân sống trên các địa phương khác nhau ở miền Nam Việt Nam đều có nồng độ dioxin cao hơn rõ rệt so với người không bị tiếp xúc như cư dân ở các tỉnh miền Bắc không bị tác hại của cuộc chiến hóa học. Hoặc có thể thấy ngay được sự khác nhau giữa nồng độ dioxin ở những nơi bị rải độc chất nhiều hay ít trong cùng một khu vực (Nam Việt Nam), ví dụ: trong các đợt phân tích các mâu thí nghiệm, các nhà phân tích đã cho thấy rằng ở hai vùng bị rải chất độc da cam nhiều nhất là A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và vùng Chiến khu Đ (Tân Uyên - Bình Dương ngày nay) có nồng độ dioxin cao hơn hẳn so với các vùng khác các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 35 năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ buộc phải dừng việc phun rải độc chất xuống lãnh thổ Việt Nam, mặc dù phải gánh chịu vô vàn sự đau khổ và bệnh tật, các nạn nhân CĐMDC Việt Nam vẫn không nhận được sự giúp đỡ nào từ phía Mỹ, đặc biệt là từ 37 công ty và tập đoàn sản xuất hóa chất dùng làm vũ khí bán cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Năm 1978, hàng trăm đơn khiếu kiện của cá nhân và tập thể (đại diện hơn 2,5 triệu cựu chiến binh từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam và gia đình họ) đã tập họp đơn khiếu kiện các công ty đãsản xuất CĐMDC/ dioxin làm vũ khí chiến tranh và đệ trình lên thẩm phán JackWeinstein tại Tòa án Khu vực đông ở New York - Mỹ, các đơn kiện này đã tố cáo rằng việc phơi nhiễm CĐMDC/dioxin đã gây cho một số cựu chiến binh Mỹ mắc nhiều chứng bệnh khác nhau.
Ngày 7-5-1984, Tòa án Khu liên bang quận Brook-lyn, New York tuyên bố phiên tòa hoãn xử vụ kiện các công ty sản xuất hóa chất phục vụ chiến tranh, vì cho rằng các cựu chiến binh đã không chứng minh được chất da cam có thể gây ra những căn bệnh trên và không xác lập được mức độ phơi nhiễm từng cá nhân. Mặc dù không công nhận là bên nguyên đơn thắng, nhưng tòa án cũng có ''hòa giải'' để bên bị đơn chấp.
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 74
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 76
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 75
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 75
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 74
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 73
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 72
- Thông báo nhận tin bài Tập san Khoa học Lịch sử số 73, số Xuân Giáp Thìn
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 71
- Thông báo đón đọc Tập san KHLS Bình Dương số 72