Đất, Người Bình Dương

GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH DƯƠNG QUA ĐỊA DANH

Đặt tên để xác định và phân biệt các địa điểm là một nhu cầu cơ bản giống như việc đặt tên người và đồ vật xung quanh con người (Karen Ann Heikkila, 2007: I) nên “có con người, có ngôn ngữ là có địa danh, địa danh xuất hiện từ thời thượng cổ, bất chấp có chữ viết, có nhà nước hay chưa” (Cao Chư, 2017: 68). Nhóm cư dân đến khai phá một vùng đất hoang, các con sông, con suối, khu đất, con dốc, khúc cua, vùng gò… đều chưa có tên, con người cần đặt tên để định danh và cá biệt hoá chúng. Địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định nên phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường và thời đại chúng được tạo nên. Địa danh được xem như là “vật hóa thạch” (Roasting, 1965:6), “đài kỷ niệm” (Lê Trung Hoa, 2011:185) qua địa danh có thể hiểu được lịch sử đất và người nơi ấy. Tham khảo Chương trình Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương1 và kế thừa nguồn dữ liệu 3.462 mục từ và 4.155 tiểu loại địa danh của đề tài Nghiên cứu địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương (do TS. Huỳnh Ngọc Đáng làm chủ nhiệm), bài viết này đề cập đến tiềm năng của địa danh Bình Dương như một công cụ giảng dạy lịch sử địa phương và gợi ý những bài học lịch sử có thể dạy cho học sinh thông qua địa danh ở Bình Dương là: (1) tiến trình lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử; (2) lịch sử đời sống xã hội của cư dân Bình Dương.

Xem chi tiết


LÀNG SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP

Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2016 nhưng “làng sơn mài Tương Bình Hiệp” thì không còn nữa. Bài viết muốn nhắc lại lịch sử hình thành và quá trình phát triển của “làng sơn mài Tương Bình Hiệp”, giới thiệu đặc điểm của sơn mài truyền thống thời xưa và sơn mài hiện đại, qua đó nêu một số ý kiến đề xuất để khôi phục làng sơn mài và vinh danh nghề sơn mài hơn nữa.


ĐẢ HỔ ĐÓN XUÂN

Cứ mỗi dịp Xuân về, Tết đến, những người cố cựu ở miệt Tân Khánh (nay là phường Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) vẫn thường kể cho các thế hệ hậu bối về chuyện hai anh em ông Ất và ông Giá đã từng phối hợp đánh hạ một con hổ to ở hố Ngỡi (nay thuộc phường Tân Vĩnh Hiệp, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Chuyển kể rằng cách gần bốn năm sau khi tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập (1/1/1900), khoảng những ngày đầu tháng Chạp năm Giáp Thìn (1904), có một con hổ dữ vào nhà dân bắt bò ở phía bắc chợ Tân Khánh, khu vực giáp ranh với làng Vĩnh Trường (nay là phường Tân Vĩnh Hiệp, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).


KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊA DANH CÔNG GIÁO Ở BÌNH DƯƠNG

Công giáo có mặt ở vùng đất nay là Bình Dương khá sớm. Ngay dưới thời các chúa Nguyễn, cùng với Tân Triều (Biên Hòa), xứ Lái Thiêu của Bình Dương đã là họ đạo quan trọng trong tổng số 12 giáo hạt của xứ Cochinchine (Nam Kỳ)1. Các địa danh như họ đạo Gò, họ đạo Ghe Tám đã xuất hiện rất sớm ở xứ Lái Thiêu để chỉ hai họ đạo Lái Thiêu và Bình Nhâm.


VỀ CUỘC “ĐÁNH CƯỚP” BẠC TẠI ĐỒN ĐIỀN CAO SU MINH THẠNH

Trong khi các công trình nghiên cứu Sử học cùng tài liệu lịch sử địa phương đề cập cuộc “đánh cướp” đồn điền Cao su Minh Thạnh vừa khá giản lược lẫn nhiều sai lệch, nguồn tư liệu liên quan từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II với tính cách bảo mật và nội bộ đã có những cập nhật cận cảnh và chi tiết đối với sự kiện quan trọng này. Từ kết quả việc khai thác và tham chiếu giữa các nguồn tài liệu hiện có, bài viết chỉ ra rằng, về thời gian, sự kiện diễn ra vào ngày 04/01/1958, không phải ngày 10/8/1957 hay 18/8/1957; về mục tiêu, chiếm lấy khoản bạc lớn của Đồn điền và tuyên truyền sâu rộng tính chính nghĩa của lực lượng Cách mạng là nguyên do cuộc đột kích… Nhân 65 năm sự kiện (1958 - 2023), chúng tôi xin giới thiệu và bước đầu diễn giải nguồn tư liệu quý giá này.


DÂN TÂN KHÁNH CÚNG ĐẦU HEO CHO CHÚA SƠN LÂM

Làng Tân Khánh (nay là phường Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) là một trong những thôn làng được do thế hệ những người từ Trung Bộ vào khai hoang miền Đông Nam Bộ thành lập khá sớm vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII để làm nơi tụ cư, tiếp tục công cuộc khai hoang mở đất mưu cầu một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, thay cho những ngày đói khổ cùng cực ở quê hương Trung Bộ.


QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ, XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ VÀO VÙNG ĐẤT LAI UYÊN, HUYỆN BÀU BÀNG, BÌNH DƯƠNG (1975 - 2000)

Bài viết làm rõ nguồn gốc, thành phần gia đình và nguyên nhân di cư đến vùng đất Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương giai đoạn 1975 - 2000. Phân tích đời sống kinh tế, đời sống văn hóa -xã hội của người dân di cư đến Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương từ năm 1975 - 2000...


ĐÔI NÉT VỀ LỄ XÂY CHẦU, ĐẠI BỘI VÀ HÁT BỘI TRONG VĂN HÓA CÚNG ĐÌNH Ở BÌNH DƯƠNG

Thời nhà Nguyễn, Nam Bộ thuộc Gia Định thành. Sau khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, nhà Nguyễn đã thiết lập sự cai trị, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến tận cơ sở. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu phát triển sau một thời gian chiến tranh khá dài....

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24254251