Kiến thức lịch sử chung

SỬ VIỆT NHÌN TỪ TÀI LIỆU NGUỒN

Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa, 1917-1995) là học giả gốc Hoa nổi tiếng ở Đông Nam Á, có nhiều nghiên cứu công phu về Việt Nam. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hán, Nhật, Việt nên trong thập niên 1950-1960 ông được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam mời sang dạy ở Đại học Huế, Đại học Sài Gòn. Ông có thời gian học tập ở Đại học Keio, nơi Giáo sư Matsumoto Nobuhiro, người khai phá ngành Việt Nam học ở Nhật Bản, phụ trách Khoa Lịch sử phương Đông. Các nghiên cứu của Chen Ching Ho trải rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt như thư chí học Việt Nam, ngôn ngữ học, lịch sử, Hoa kiều ở Việt Nam với sự thể hiện công phu, nghiêm cẩn trong khảo chứng, so sánh các nguồn tư liệu.

Xem chi tiết


CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII - XVIII

Năm 2023, TS.Lê Bá Vương phối hợp cùng 2 tác giả Phạm Đình Khuê, Trần Minh Ngọc biên soạn công trình Chính sách tôn giáo của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành. Đây là sách chuyên khảo, góp phần nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Đàng Trong nói chung và tập trung về chính sách của các chúa Nguyễn đối với tôn giáo từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Cấu trúc của công trình: Lời nói đầu, Kết luận và 4 chương.


LÀNG NGHỀ TẾT HUẾ

Xứ Huế là vùng đất có thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng con người Huế xưa nay vẫn kiên trì bám trụ, lấy sự cần cù, siêng năng cần mẫn để sáng tạo ra những giá trị văn hóa truyền thống trong đó có làng nghề, nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm nay. Thêm nữa, vùng đất xứ Huế không mấy thuận lợi vì địa hình chia cắt, thổ nhưỡng cũng ít phì nhiêu nhưng những đặc điểm tự nhiên này cũng đã làm nên những giá trị đặc biệt của sản vật Huế tạo nên diện mạo một số làng nghề tết Huế tiêu biểu. Ttheo Ô Châu cận lục của Dương Văn An cho biết “Nơi đồng bằng, làm ruộng nuôi tằm, miền ven biển làm nghề mắm muối. Của thổ ngơi vốn chẳng giống nhau, nhưng rượu cất là thức uống ngon…Tân Nộn rượu ngon, ăm ắp khiến cho má ửng…Làng Bộc Môn quýt mọc thành rừng, vườn Lễ Khê tiêu trồng khắp cả, Lại Bằng mít nài đáng quý, coi rẻ mận đào, Phò Trạch sen hồ phơi phới, khinh cả liễu hoa. Trái mít nài vùng Kim Trà vốn riêng trân quý, quả fanh Trà ở Thổ Rí cực ngon.


LAN THIÊN - MỘT ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG HAI BÀI THI GIẢNG

Truyền rằng, cuối thế kỷ 19, có một người Việt Nam tục gọi là Cử Đa1 đã lên núi Tà Lơn (Campuchia) để tu hành. Ông đã sáng tác hai bài trường thi: Giảng Tà Lơn và Giảng Lan Thiên từ rất sớm (với bút hiệu Ngọc Thanh). Về sau (1930) ông Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo) đã biên tập lại phần dẫn nhập của bài thơ giảng Lan Thiên để làm phần đầu cho bài trường thi “Sám Giảng” của ông. Vì vậy, có một số câu, chữ giống như nguyên bản. Địa danh Lan Thiên có gì đặc biệt mà cả hai tác giả lần lượt mô tả ở phần đầu hai bài thơ trường thiên (18 câu)? Chúng ta cùng tìm hiểu!


LŨY CÁT NGANG, MỘT DẤU ẤN CỔ LŨY TRÊN ĐẤT TÂN PHÚ

Từ ngày đầu thành lập phủ Gia Định, chúa Nguyễn cho xây dựng rất nhiều tuyến cổ lũy nhằm bảo vệ Sài Gòn. Trong đó phải kể đến Lũy Hoa Phong (năm 1700), Lũy Bình Lý (chưa xác định được niên đại), Lũy Giao Ba (có thể vào năm 1732), Lũy Bán Bích (năm 1772). Các lũy này được xây dựng quanh Sài Gòn nhằm mục đích bảo vệ đô thị thủ phủ Gia Định. Đến năm 1790, chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng tòa thành Quy ở đồi Tân Khai, và rất có thể ông đã xây dựng cả Lũy Cát Ngang vào năm này. Chuyên khảo tập trung khảo sát lịch sử xây dựng Lũy Cát Ngang khi dựa vào những ghi chép trực tiếp mô tả Lũy Bán Bích (1772), cho thấy rất có thể Lũy Cát Ngang được xây dựng vào năm 1790 bởi chúa Nguyễn Ánh và vị trí cổ lũy xác định theo ngày nay nằm dọc theo các tuyến đường Hương lộ 3 – Bình Long – Phan Anh. Đây cũng chính là ranh giới giữa hai quận Tân Phú và Bình Tân ngày nay.


NGÀY TẾT Ở TÂY NINH XƯA VÀ NAY

Đến những tháng cuối năm (tính theo nông lịch), các sinh hoạt chuẩn bị cho ngày tết dần được bắt đầu sôi nổi, theo kinh nghiệm dân gian, cuối tháng 9 cắt đọt bông trang, 20 tháng 10 ngắt lá bông giấy, rằm tháng 11 trồng bông vạn thọ, đầu tháng chạp đi chạp mộ, tới rằm thì lặt lá mai, qua 23 đưa ông Táo, 25 đưa ông bà, lối 28, 29 gói bánh tét, đi chợ tết, chợ bông, đến 30 rước ông bà và đón giao thừa. Từ ngày 23 tháng chạp theo sau ngày bà con mình còn quen gọi kèm theo chữ “tết”.


TỤC THỜ CÁ ÔNG Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU QUA TRUYỀN THUYẾT

Với khoảng 50km ven biển từ Đông sang Tây, Bà Rịa- Vũng Tàu có các làng chài nổi tiếng lâu đời như Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh, Thắng Tam, Thắng Nhì, Thắng Nhất… với trên 10 lăng thờ cá voi / cá Ông có mặt trên địa bàn. Với những yếu tố sinh cảnh, quá trình tụ cư lập làng riêng, tín ngưỡng thờ cá voi ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu có những sắc thái riêng trong dòng chảy của tín ngưỡng thờ thần linh biển ở phía Nam. Đây chủ yếu là văn hóa Thuận Quảng với những hạt giống văn hóa Việt đầu tiên được cấy trồng trên vùng đất địa đầu này. Trong hành trang văn hóa của mình, họ mang theo những truyền thống tín ngưỡng được hình thành từ làng quê cũ, mà tín ngưỡng thờ cá voi là một nét văn hóa-tín ngưỡng đặc thù.


Nghiên cứu sắc phong ở đình thần đã được công nhận di tích trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Sắc phong là loại văn thư của hoàng đế phong tặng cho các quan lại hoặc những người thân thích của họ tộc hay ban thần hiệu, phẩm tước, mỹ từ cho thần linh ở các đền đình của thôn làng. Đây là cách thức mà nhà vua nhân danh “thiên tử” tỏ ân uy của mình đối với bề tôi và cả giới thần linh.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24253378