Kiến thức lịch sử chung

LAN THIÊN - MỘT ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG HAI BÀI THI GIẢNG

  • NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNG
  • 30/01/2024

Truyền rằng, cuối thế kỷ 19, có một người Việt Nam tục gọi là Cử Đa1 đã lên núi Tà Lơn (Campuchia) để tu hành. Ông đã sáng tác hai bài trường thi: Giảng Tà Lơn và Giảng Lan Thiên từ rất sớm (với bút hiệu Ngọc Thanh). Về sau (1930) ông Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo) đã biên tập lại phần dẫn nhập của bài thơ giảng Lan Thiên để làm phần đầu cho bài

trường thi “Sám Giảng” của ông. Vì vậy, có một số câu, chữ giống như nguyên bản. Địa danh Lan Thiên có gì đặc biệt mà cả hai tác giả lần lượt mô tả ở phần đầu hai bài thơ trường thiên (18 câu)? Chúng ta cùng tìm hiểu!

Địa danh Lan Viên

 

Địa danh này trên núi Tà Lơn, thuộc nước bạn Campchia. Núi có đỉnh cao 1.050 mét so với mực nước biển. Người Việt đã đến núi này từ rất sớm để “tu hành tầm đạo”. Kết quả có nhiều vị đã đắc đạo. Đạo sĩ Cử Đa là trường hợp đầu tiên.

 

Trên đường bộ, núi này chỉ cách Xà Xía (Kiên Giang) khoảng 50 km. Dân Khơ me gọi là núi Dâmrei, có ngọn là Pokor thuộc tỉnh Cần Bột (Kampot). Núi này cặp bờ biển tây, đối diện phía bắc đảo Phú Quốc (VN) khoảng 15 km. 

Dù núi hoàn toàn nằm trên nước bạn nhưng lại mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt Nam. Rất nhiều địa danh bằng tiếng Hán Việt: Trung Tòa, Lan Thiên, Tứ Giao, Châu Thiên, Cao Vân, Bình Thiên, Minh Châu,… Ngay cả tên Tà Lơn cũng do người Việt đặt và chỉ có người Việt sử dụng! Thật ra, tên Tà Lơn xuất phát từ cách gọi của người Hoa cho núi này là Đại Long sơn (đọc theo Hán Nôm) còn tiếng Quảng Đông đọc là Tài Lùng, dân nam bộ nhạy theo thành Tà Lơn!

 

Xem trọn bộ tại đây

NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24403209