SỬ VIỆT NHÌN TỪ TÀI LIỆU NGUỒN
- 30/01/2024
Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa, 1917-1995) là học giả gốc Hoa nổi tiếng ở Đông Nam Á, có nhiều nghiên cứu công phu về Việt Nam. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Hán, Nhật, Việt nên trong thập niên 1950-1960 ông được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam mời sang dạy ở Đại học Huế, Đại học Sài Gòn. Ông có thời gian học tập ở Đại học Keio, nơi Giáo sư Matsumoto Nobuhiro, người khai phá ngành Việt Nam học ở Nhật Bản, phụ trách Khoa Lịch sử phương Đông. Các nghiên cứu của Chen Ching Ho trải rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt như thư chí học Việt Nam, ngôn ngữ học, lịch sử, Hoa kiều ở Việt Nam với sự thể hiện công phu, nghiêm cẩn trong khảo chứng, so sánh các nguồn tư liệu.
Cuốn sách Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn (Nguyễn Mạnh Sơn tuyển dịch, biên soạn, Nxb Đà Nẵng, tháng 9, 2023, 400 trang, 220.000đ) gồm 10 bài viết ở phần chính văn và 3 bài viết ở phần phụ lục.
Tạp ghi trong chuyến điền dã nghiên cứu thành Thuận Hóa in trong Đài Loan văn hóa(1948) thuật lại chuyến đi đến Huế năm 1944, trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc, để nghiên cứu tài liệu lưu trữ trong các thư viện của triều Nguyễn, như Quốc sử quán. Qua đó ông giới thiệu bộ Đại Nam thực lục chính biên, trong đó có những tư liệu liên quan đến Cường Để, sứ thần Nhật Bản đến Huế.
Xem trọn bộ tại đây
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN
- DẤU ẤN HUẾ TRONG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÔNG NAM BỘ
- DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ CÔNG KHAI ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở NAM KỲ
- TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUỐC LỘ 20
- ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1945
- TƯ LIỆU VỀ CỔ MIẾU LONG VƯƠNG - XỨ BIÊN HÒA XƯA
- VỀ MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ Ở MIỀN TÂY