TỤC THỜ CÁ ÔNG Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU QUA TRUYỀN THUYẾT
- 27/11/2023
1. Vài nét về tục thờ cá Ông ở Bà Rịa Vũng Tàu
Với khoảng 50km ven biển từ Đông sang Tây, Bà Rịa- Vũng Tàu có các làng chài nổi tiếng lâu đời như Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh, Thắng Tam, Thắng
Nhì, Thắng Nhất… với trên 10 lăng thờ cá voi / cá Ông có mặt trên địa bàn. Với những yếu tố sinh cảnh, quá trình tụ cư lập làng riêng, tín ngưỡng thờ cá voi ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu có những sắc thái riêng trong dòng chảy của tín ngưỡng thờ thần linh biển ở phía Nam. Đây chủ yếu là văn hóa Thuận Quảng với những hạt giống văn hóa Việt đầu tiên được cấy trồng trên vùng đất địa đầu này. Trong hành trang văn hóa của mình, họ mang theo những truyền thống tín ngưỡng được hình thành từ làng quê cũ, mà tín ngưỡng thờ cá voi là một nét văn hóa-tín ngưỡng đặc thù.
2. Truyền thuyết về cá Ông trong đề tài “Văn học dân gian Bà Rịa Vũng Tàu”
Đề tài “Văn học dân gian Bà Rịa Vũng Tàu” (Chỉnh lý và biên soạn từ tài liệu sưu tầm điền dã trong 2 đợt năm 2020 và 2022) do giảng viên và sinh viên khoa Văn học (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) thực hiện, trong đó có 7 truyền thuyết liên quan đến tục thờ cá Ông. Chúng tôi đánh số lại các truyền thuyết này (TT1-TT7) và 2 khảo dị (KD1, KD2) để dễ trình bày trong phần Phân tích dữ liệu.
Xem trọn bộ tại đây
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN
- DẤU ẤN HUẾ TRONG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÔNG NAM BỘ
- DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ CÔNG KHAI ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở NAM KỲ
- TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUỐC LỘ 20
- ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1945
- TƯ LIỆU VỀ CỔ MIẾU LONG VƯƠNG - XỨ BIÊN HÒA XƯA
- VỀ MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ Ở MIỀN TÂY