Đọc quyển Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm
Từ khi ra mắt năm đến nay, tác phẩm Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (TPHCM, 1996) của Trần Ngọc Thêm đã được tái bải nhiều lần, được coi là một trong những công trình nghiên cứu văn hoá Việt Nam quan trọng và được sử dụng như một trong những sách giáo khoa trong các chương trình giảng dạy thuộc lĩnh vực liên quan tại các trường đại học. Được sự đồng ý của Diễn Đàn (Paris), chúng tôi trân trọng giới thiệu bài phê bình của nhà sử học lão thành Lê Thành Khôi, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam, trong đó có tác phẩm Le Vietnam, Histoire et Civilisation (Paris, 1955), không những đã trở thành kinh điển cho giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam mà còn là cuốn sách gối đầu giường của biết bao người nuớc ngoài quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt của thế hệ 68 tại phương Tây.
Tư tưởng “Thiên mệnh” và cách mạng Việt Nam
Triều Nguyễn thế kỷ XIX, dựa vào thuyết "Thiên mệnh'' là tư tưởng của Nho giáo. Việc nắm chính thể trong tay dòng họ Nguyễn đã được chính thống hoá, trong cung đình đấng quân vương được gọi là "hoàng đế" và "thiên tử". Triều đại đó sụp đổ, Việt Minh giành được độc lập từ tay thực dân Pháp bằng cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Sự kiện đó được Paul Mus [1] giải thích là do "Thiên mệnh" thay đổi. Vậy thì Việt Nam thời kỳ bị thực dân hoá đến cách mạng tháng Tám, tư tưởng "Thiên mệnh'' đã chiếm vị trí ra sao trong lĩnh vực tư tưởng chính trị? Trong báo cáo này chúng tôi muốn khảo sát ở phương diện lịch sử tư tưởng để xem xét tư tưởng Nho giáo mà trung tâm là tư tưởng "Thiên mệnh'' đã có tác dụng như thế nào đối với sự hình thành tư tưởng quốc gia chủ nghĩa (nationalism) và xã hội chủ nghĩa nửa đầu thế kỷ XX.
Quá khứ thời thuộc địa của Việt Nam vẫn tồn tại theo thời gian
Nói Việt Nam với một người Mỹ và ông ta có thể hình dung những chiếc trực thăng trong rừng rậm và những cảnh từ cuốn phim Apocalypse Now. Nói Việt Nam với một phụ nữ Pháp, và bà ta có thể từng có những tưởng tượng về cuốn phim Người Tình (The Lover) và Đông Dương (Indochine) và hình dung tới những quán cà phê trên đường Catina ở Sài Gòn.
“Lịch sử” nói như Henry Ford “là vô nghĩa”. Với tư cách là người viết sử trong hai mươi lăm năm, và nghiên cứu nó suốt bốn mươi năm, tôi cũng nên đồng ý phần lớn với vị kỹ sư vĩ đại này là người đã đặt một nửa nhân loại trên những chiếc xe. Lịch sử như đã học từ trường lớp là một chuỗi buồn nản của những niên đại và những vua chúa, của những nền chính trị và những cuộc chiến, của sự trỗi dậy và tàn lụi của các quốc gia. Đó đích thực là thứ lịch sử mệt mỏi, nhàm chán như miếng thịt ôi cũ, nhạt nhẽo và vô bổ. Chẳng ngạc nhiên khi ta thấy tại các học đường rất ít học sinh chú ý tới nó; cũng chẳng lấy làm lạ vì rất ít người trong chúng ta học được những bài học từ quá khứ.
Bách Việt và Asean trên vùng định mệnh
Tựa đề của bài tiểu luận này lấy từ loạt bài “Trăm Việt trên vùng định mệnh”(TVTVĐM) của học giả Phạm Việt Châu (PVC). Loạt bài TVTVĐM xuất hiện lần đầu trên tạp chí Bách Khoa từ năm 1969 đến năm 1974. [1] Viết trong thời kỳ sôi động nhất của cuộc chiến Việt Nam, tư tưởng của học giả PVC là một viễn kiến chính trị vượt không gian và thời gian. Những biến chuyển kinh tế, chính trị gần đây trên trường quốc tế, nhất là các tranh chấp tại biển Đông, lại càng làm tăng giá trị cảnh cáo của viễn kiến đó.
Từ một góc nhìn “xưa cũ và bảo thủ” về quan hệ văn hóa Việt - Trung, lạm bàn với Liam C. Kelley
Với các khảo chứng lịch sử - văn hóa in đậm dấu ấn tinh thần dân tộc và ý thức tự chủ, lô-gích từ sự khác biệt cộng đồng tới sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa dường như lâu nay đã trở thành một kết luận không còn xa lạ với những ai quan tâm tới vấn đề này; đồng thời cũng từng bước “xếp vào quá khứ” các quan niệm từng thịnh hành một thời rằng văn hóa Việt Nam chỉ là một bộ phận, một phái sinh của văn hóa Trung Hoa. Tất nhiên khi chứng minh, người ta không chỉ bắt đầu từ cảm quan hiện thực, đa số các trường hợp đều sử dụng những cứ liệu lịch sử bao chứa các yếu tố cơ bản có tư cách là tư liệu tiền đề. Và cũng tất nhiên, trước khi đưa ra các kết luận về lịch sử - văn hóa Việt Nam, cần thiết phải đặt nó trở về với bối cảnh phức tạp của các biến thiên lịch sử ở một quốc gia không có truyền thống làm sử chính xác và cập nhật, thêm vào đó là tình trạng thất lạc, mất mát do giặc giã thiên tai... Lại nữa, sự tồn tại và chen lấn của truyền thuyết, của huyền thoại, của các thành phần folklore khác không chỉ mang ý nghĩa bổ sung các nội dung lịch sử - văn hóa “bác học” mà đôi khi còn làm tăng thêm tính “mờ, nhòe” của một số sự kiện, cho dù có hoặc không được ghi chép. Nên tôi vẫn quan niệm, khi nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam, có lẽ câu hỏi: “nó vốn là cái gì” thường khi lại quan trọng hơn câu hỏi: “nó vốn như thế nào?”; nói cách khác, trong từng trường hợp cụ thể, việc mô tả không quan trọng bằng việc tìm hiểu tại sao nó lại như thế... (?).
Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung
Lời giới thiệu: Beyond The Bronze Pillars (Đi qua những cột đồng) là tên tập sách nghiên cứu do Nxb Đại học Hawaii ấn hành năm 2005. Tác giả tập sách là Liam C. Kelley, giảng viên Trường Đại học Hawaii. Không tán thành quan điểm rằng về mặt lịch sử, người Việt luôn tìm cách duy trì một bản sắc văn hóa riêng tách khỏi Trung Quốc, tác giả xem xét các bài thơ đi sứ trong các thế kỷ 16-19 và đưa ra giả thiết (nhiều khả năng gây tranh cãi) rằng trí thức Việt Nam đã cảm thấy có tồn tại hai thế giới văn hóa, riêng nhưng không bình đẳng, và ở đó, người Việt chấp nhận giữ một vai trò phụ.
Gọi là long mạch được chia ra thân (can long), cành (chi long), nhánh (cước long), ngoặt (bàng long)... Lớn thì gọi là đại can long, đại chi long, nhỏ thì gọi là tiểu can long, tiểu chi long... Long mạch được tạo nên do sự vận hành của Âm Dương, Thiên Địa, Ngũ hành, Can Chi, Bát Quái... con người chỉ có thể vận dụng, không can thiệp vào được, cho dù có sử dụng hàng vạn tấn TNT hay thậm chí bom nguyên tử... Đó chính là một bộ nhớ vĩ đại, ghi chép những chu kì lặp lại của Không - Thời gian trong tổng thể cái gọi là quá khứ, vị lai... của vũ trụ. Sách Địa giải huyền thư nêu rằng nằm trên đại can long thì có thể hình thành kinh sư (nơi đóng đô), chi long có thể lập nên thành, phủ, đô thị (tỉnh), cước long có thể lập nên trấn, xứ (huyện, xã)... Có long mạch, lại phải có ít nhất một đại can long hình thế khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất đế vương. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, hình thành một quốc gia. Trung Quốc rộng lớn có ba đại can long, hình thành bởi ba con sông là Trường Giang, Hoàng Hà và Áp Lục Giang. Nước ta cũng có một số đại can long. Trong đó sông Hồng chính là một trong những ranh giới giữa hai đại can long nước Việt từ xưa tới nay vậy.