Nghiên cứu liên ngành trong khoa học lịch sử
Nghiên cứu liên nhành là một phương pháp nghiên cứu hiện đại trong khoa học lịch sử. Theo GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc: " Liên ngành nói một cách giản đơn là sử dụng đồng thời, thực sự khách quan và bình đẳng nhiều phương pháp chuyên ngành, nói chính xác ra là từ hai phương pháp chuyên ngành trở lên, cho nhận thức về một sự vật hay một hiện tượng nào đó".
Vài nét về hình ảnh Việt Nam trong sử sách cổ Trung Quốc
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng gần gũi, do vậy giữa hai nước đã tồn tại quan hệ lịch sử lâu dài. Trải qua quá trình tiếp xúc lịch sử, rất nhiều tư liệu lịch sử về hai quốc gia đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Bài viết này giới thiệu vắn tắt về các tư liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến các dữ liệu lịch sử của Việt Nam. Nội dung của các tư liệu lịch sử của Trung Quốc liên quan đến địa lý, thể chế chính trị, kinh tế, thói quen và tập quán xã hội của người Việt Nam...
Để lịch sử thực sự trở thành khoa học cần phải xây dựng được hệ thống phương pháp nghiên cứu. Lịch sử trở thành khoa học thực sự khi được xây dựng dựa trên những tri thức đầy đủ, toàn diện, hệ thống. Những tri thức này phải được nhà sử học xác định độ tin cậy, tính chân thực, thông qua việc phân tích và kiểm tra một cách kỹ càng tư liệu lịch sử .Phương pháp phân tích - phê khảo sử liệu ra đời là nhằm thực hiện những mục tiêu đó và được coi như một trong những phương pháp mang tính tiền đề trong mọi công trình nghiên cứu lịch sử, mà thiếu nó, tính khách quan, khoa học, cũng như kết quả của công trình không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Một số đóng góp của Thiên chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam (Thế kỷ XVII - Đầu thế kỷ XX)
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt ở đây (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo…). Trong quá trình phát triển đạo ở Việt Nam, các tôn giáo đã trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá, vì tôn giáo bản thân nó cũng chính là một thành tố của văn hoá. Do đó, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của tôn giáo đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam
Về một nguồn tài liệu mới của sử học - tài liệu internet
Khoa học lịch sử ra đời cách đây hàng ngàn năm và ngày càng phát triển nhờ sự không ngừng bổ sung, hoàn thiện của phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn sử liệu.
Nghiên cứu lịch sử Nam bộ từ hướng tiếp cận khu vực học
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi sâu sắc tư duy nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khoa học lịch sử nói riêng. Khả năng ứng dụng kỹ thuật ngày càng sâu rộng vào nghiên cứu các vấn đề xã hội, nhân văn, sự cần thiết vận dụng những kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhằm lý giải các vấn đề liên quan đến hoạt động của con người và xã hội,....
Nhiếp sinh của Đại thiền – y Tuệ Tĩnh
Vào mùa xuân hàng năm, các thầy thuốc đông y (xưa và nay) đều có truyền thống làm lễ giỗ kỷ niệm:
- Cụ Hải Thượng Lãn Ông vào ngày rằm tháng giêng ÂL.
- Cụ Tuệ Tĩnh vào ngày rằm tháng 2 ÂL, bởi vì hai danh y này đều có chung quan niệm “phải biết chữa bệnh khi chưa mắc bệnh” (tức là chú trọng khâu phòng bệnh hơn chữa bệnh) bằng phương pháp “Nhiếp sinh & Dưỡng sinh”.
Chính sách phòng chống tham ô, tham nhũng dưới thời Lê Thánh Tông (1460-1497)
Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, được người giỏi thì nước trị, dùng người xấu thì nước loạn. Các bậc đế vương đời trước sở dĩ hưng được nghiệp là nhờ dùng người quân tử, bị mất nước là vì dùng kẻ tiểu nhân (1, tr.111). Thế cho nên “quan lại tham nhũng là giặc, là sâu mọt của dân, mà trộm cướp nổi lên cũng vìđó vậy” (1, tr.129). Nhận thức được tham nhũng là “quốc nạn”, các triều đại phong kiến đã có cố gắng ít nhiềuđể từng bước đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ nó.