Đất, Người Bình Dương

Tìm hiểu thời kỳ Vàng Son của Làng Nghề Sơn Mài truyền thồng Tương Bình Hiệp- Bình Dương

  • Nguyễn Thị Phượng
  • 08/08/2016

Văn minh lúa nước Việt Nam đã sản sinh ra làng và văn hóa làng. Từ sự tụ cư, trồng lúa hoa màu đã giúp người dân ổn định cuộc sống. Tranh thủ những lúc nông nhàn, họ làm ra những sản phẩm phục vụ cho chính đời sống sinh hoạt của mình bằng bộ óc sáng tạo và đôi tay khéo léo của mình, lâu dần nhu cầu sử dụng tăng cao, cần phải có một lực lượng chuyên môn hóa cao tập trung sản xuất, do đó họ tách khỏi công việc làm nông để hình thành nên nghề mới- nghề thủ công. Ban đầu sản xuất ra những dụng cụ sinh hoạt và lao động nông nghiệp thiết yếu hàng ngày với tính chất tự sản tự tiêu. Dần dần các sản phẩm được đem ra ở chợ làng bến sông. Xa hơn chút nữa là ra khỏi khu vực cư trú để trở thành sản vật trao đổi với giá trị tương ứng rồi tiến bước dài nữa thành thương phẩm bán buôn đi khắp nơi. Trải qua thời gian dài số lượng người tham gia sản xuất ngày càng đông tạo nên một làng chuyên làm nghề.

Bình Dương một vùng đất trù phú nằm ở miền Đông Nam Bộ, có được vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, thêm dân cư quy tụ đông từ miền Trung, miền Bắc vào đã giúp cho nơi đây hình thành nhiều nghề nổi danh như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc. Trong đó có sự xác lập của làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp đã tồn tại hàng trăm năm và từng trong giai đoạn cực thịnh vàng son.

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Thị Phượng


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24373143