Kiến thức lịch sử chung

TÍN NGƯỠNG THỜ VUA TRONG ĐÌNH CHÙA Ở NAM BỘ

  • Phí Thành Phát
  • 27/01/2019

Từ buổi đầu đi khai hoang mở đất, nơi mảnh đất phương Nam đã gắn liền với rất nhiều sự kiện, giai thoại về các vua chúa.

Để tưởng nhớ đến công đức, ghi nhận những sự kiện gắn liền của các vị ấy với vùng đất mới này, tại các đình làng, chùa ở Nam bộ nhân dân đã thiết lập bàn thờ, bài vị cùng với những nghi thức thờ cúng, tế lễ và chúc tán của Phật giáo ca ngợi ân đức của các vị vua. Qua đây cũng đã thể hiện được đức tính cao đẹp của con người Việt Nam ta với đạo lý “Tứ ân” trong đó có ân Quốc vương, ân Tổ quốc.

Tín ngưỡng thờ vua ở đình làng 

Đình làng là cơ sở tín ngưỡng quan trọng và chính thức của làng xã xứ ta. Đình là nơi thờ tự Thành Hoàng làng, vị thần bảo hộ của cộng đồng. Ngoài ra, đình làng còn là trung tâm văn – xã, là trụ sở hành chính của làng. Chính vì vậy, từ lâu đình đã trở thành biểu tượng phong hóa của cộng đồng.

Lời tục rằng “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” là cách nói văn vẻ, còn thực tế thiết chế văn hóa – tín ngưỡng của làng gồm: “đình – chùa – miếu – võ”; trong đó, đình là trú sở của vị thần được thiên tử cắt đặt nhiệm vụ “bảo ngã lê dân”, tức bảo hộ cộng đồng dân cư sống trong khoảng “đất vua” được xác định là đơn vị hành chính cơ sở - gọi chung là làng, gọi chính thức là thôn/xã. Đình là cơ sở tín ngưỡng trung gian nối thiết chế chính thống và thiết chế dân gian .

Xem trọn bộ tại đây

Phí Thành Phát


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24282942