Tục Đánh Phá Quàn trong đám tang ở Bình Dương
- 19/12/2021
Xưa nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn tồn tại một trò diễn dân gian trong các đám tang, đó là “Đánh Phá Quàn”. Các từ điển Việt Nam đều giải nghĩa từ “quàn” là: “đặt tạm linh cữu ở một nơi để viếng trước khi đưa đám”.
Tục “Đánh Phá Quàn”…
Đánh Phá Quàn là hình thức diễn xướng, thời lượng khoảng trên dưới một tiếng đồng hồ trước khi động quan. Một nghệ nhân đóng vai thủ lãnh của nhóm sơn tặc, nghe tin mẹ (hay cha) chết, dẫn đám lâu la về lo việc an táng để báo hiếu. Nhân vật này hóa trang và phục trang giống kép hát bội, mang gươm, cầm đuốc từ ngoài sân nhà đám, múa hát những điệu bộ và bài bản của hát bội (cũng có nơi ca cải lương), từ từ tiến vào trước linh cữu. Bên trong, một vài nghệ nhân khác đóng vai yêu quái xông ra hỗn chiến với anh ta. Đánh đuổi xong bọn yêu quái, anh đến trước bàn trong đọc lá triệu có ghi họ tên, tuổi…người mất. Xác nhận đúng là mẹ hay cha mình, anh ta khóc kể thảm thiết rồi ra lệnh cho bọn lâu la đưa về “sơn trại” an táng.
Xem trọn bộ tại đây
- TIỂU ĐOÀN PHÚ LỢI CHIẾN ĐẤU CHỐNG CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MÙA KHÔ LẦN THỨ NHẤT (1965-1966)
- HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN SINH SẮC Ở THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG (1923-1926)
- THẦY NĂM NHỊ - VỊ VÕ SƯ ĐÃ ĐEM MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ RA TỨ PHƯƠNG
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC TIÊU BIỂU CỦA LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN Ở BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH...
- NGỌN ROI CỦA THẦY NĂM NHỊ ĐẤT VÕ TÂN KHÁNH BÀ TRÀ KHUẤT PHỤC TƯỚNG CƯỚP TRÊN SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY NAM...
- DI TÍCH MỘ ÔNG CẢ TRƯỞNG TRẦN VĂN LONG (THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)
- LÀNG CÔNG GIÁO LẠC AN - THÁI HƯNG TRONG 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1954 - 1974)
- VÕ ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN TRUYỀN DẠY MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ Ở SÀI GÒN
- DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN TIỀN SỬ ĐÔNG NAM BỘ
- THIẾT GIÁP M113 - CHỨNG TÍCH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA QUÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG