Lễ Hội Làm Chay (Thị Trấn Tầm Vu, Huyện Châu Thành) Trong Phát Triển Bền Vững Du Lịch Tỉnh Long An
- 04/12/2022
1. Nguồn gốc lễ hội Làm chay
Lễ hội Làm chay là tên gọi hiện nay của lệ Làm chay xưa, vốn được đọc trại âm từ lễ Trai đàn, trong đó “trai đàn” là thiết lập đàn tràng trang nghiêm, thanh tịnh với các khoa nghi ứng phú của Phật giáo cầu âm siêu dương thới.
Gắn liền với lễ hội làm chay ở Tầm Vu có hai truyền thuyết được kể trong dân gian. Truyền thuyết đầu kể rằng, trước đây vào buổi trưa học trò ở gần chợ Tầm Vu thường ra chơi ở nhà lồng chợ. Một bữa trưa vào giờ chánh Ngọ, bất thình lình nhà lồng chợ sập đổ. Rất may hôm đó không hiểu sao, học trò lại không ra nhà lồng chợ chơi. Do đó, không bị xảy ra thiệt hại về người. Sau đó, dân làng tổ chức lễ trai đàn để xua đuổi ma quỷ, giải thoát Cô hồn còn lẩn quất tại đây, nguyên nhân kỳ bí tạo ra vụ sập chợ, sau trở thành lệ Làm chay hằng năm duy trì cho đến ngày nay.
Xem trọn bộ tại đây
- HAI CUỐN SÁCH VỀ MIỀN TÂY
- MÙA CÁ LINH
- NHÀ VUÔNG Ở HUYỆN HÓC MÔN
- TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG NGÔI CHÙA VIỆT Ở TÂY NINH
- Lạm bàn về cái ngu thứ ba
- Lễ cúng tổ nghề Tết Huế
- Tục cúng việc lề của người Việt Ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
- Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ Bình Dương qua di tích lịch sử
- Du lịch di sản trong phát triển du lịch ở Long An
- Tục Thờ Táo Quân Và Nghề Làm Ông Táo Ở Huế