Kiến thức lịch sử chung

Tục cúng việc lề của người Việt Ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

  • Nguyễn Trung Hiếu - Mai Thị Minh Thu
  • 02/02/2023

An Giang là vùng đất mới trong hành trình Nam tiến khai hoang lập làng của người Việt từ thế kỷ XVII. Trên bước đường phiêu bạt sinh sống, từng gia đình, dòng tộc đã hình thành những nét văn hóa mới, trong đó có những dạng thức tín ngưỡng, lễ cúng,… tưởng nhớ người đã ngã xuống trên hành trình Nam tiến và tình cảm đối với tổ tiên gia tộc ở cố hương. Tín ngưỡng và tục cúng Việc lề của người Việt vùng Nam Bộ ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội, tâm thức hoài cảm di dân định cư. Với những giá trị lịch sử văn hóa, cúng Việc lề đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia . Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng cúng Việc lề ở mỗi địa phương vùng Nam Bộ sẽ góp phần quan trọng gìn giữ giá trị văn hóa ra đời hàng trăm năm; bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu về tục cúng Việc lề.

Cộng đồng người Việt ở Thoại Sơn, tỉnh An Giang hình thành trong bối cảnh khẩn hoang lập làng vùng Tây Nam Bộ, trong đó, tập trung đông nhất vào giai đoạn Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại thực hiện công trình đào kinh Đông Xuyên (kinh Thoại Hà) vào năm 1818. Sự xuất hiện nhóm cư dân người Việt ở Thoại Sơn qua các giai đoạn lịch sử cũng đồng thời hình thành tín ngưỡng - tục cúng Việc lề. Nhiều tộc họ ở huyện Thoại Sơn ngày nay nối tiếp truyền thống gia đình, gia tộc, hàng năm tổ chức cúng Việc lề, xem đây là lễ cúng quan trọng của gia đình, gia tộc. 

Nghiên cứu tục cúng Việc lề ở huyện Thoại Sơn một mặt bổ sung nguồn tài liệu về văn hóa tín ngưỡng cúng Việc lề ở Nam Bộ, mặt khác, đây là bước khởi đầu cho ý tưởng nghiên cứu tổng thể về văn hóa tín ngưỡng này trên vùng đất An Giang.

Xem trọn bộ tại đây

Nguyễn Trung Hiếu - Mai Thị Minh Thu


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24388534