Kiến thức lịch sử chung

Lễ cúng tổ nghề Tết Huế

  • Trần Nguyễn Khánh Phong
  • 02/02/2023

Dưới thời các chúa Nguyễn, Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong, rồi Huế từng là một thuở kinh đô dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Do đó, Huế từng là trung tâm hội tụ tinh hoa của những người thợ thủ công Việt Nam với hàng ngàn người thợ tài hoa tinh xảo hoạt động trong các tượng cục như thợ vàng gọi là Nội kim tượng cục; cục thợ bạc gọi là Ngân tượng ty; cục thợ sơn son là Tất tượng; cục thợ đúc gọi là Chú tượng ty; cục thợ nề gọi là Nê ngõa tượng cục…ngoài việc phục vụ cho triều đình thì những người thợ còn có cơ hội hành nghề phục vụ quần chúng nhân dân.

Trong đời sống nghề nghiệp, người Huế quan niệm rằng nghề nào cũng có tôn sư, tổ sư hay thánh sư của nghề ấy. Hàng năm vào những ngày định kỳ húy nhật của tổ sư, hay là ngày cúng tổ tất niên của Tết Huế thì các phường thợ thủ công ở Huế đều tổ chức lễ cúng Tổ nghề một cách long trọng.

Ngày trước, theo chế độ tượng cục của triều đình, mỗi tượng cục đều có một tổ đường chung để thờ tổ sư. Nhưng từ khi triều Nguyễn cáo chung, tượng cục tan rã. Tuy vậy, thợ thủ công Huế vẫn phát triển ngày càng nhiều nhưng không còn cố kết một nơi thờ chung nữa, mà cúng Tổ nghề ngay ở nhà thầy mình, nhà thợ cả. Riêng nghề thợ nề chỉ còn tổ đường Nê ngõa tượng cục tại làng Địa Linh, phường Hương Vinh, thành phố Huế, đền chính thờ Tổ thợ nề ở Huế, là còn được thờ chính thức.

Hằng năm, trước và sau Tết nguyên đán, tức là từ đông chí đến hết mùa xuân, thợ thầy trong tất cả các nghề ở Huế có lễ cúng Tổ nghề nhằm để tỏ lòng tri ân những bậc tôn sư, tổ sư, thánh sư. Đồng thời cầu mong cho một năm mới làm ăn công việc được trôi chảy, thợ thầy đều được sức khỏe, an toàn trong lao động và hanh thông trong cuộc sống với nghề mà mình đã chọn. Và lễ cúng Tổ nghề Tết Huế cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc trong chiến lược bảo tồn và phát triển để Huế trở thành một đô thị di sản mang nét đặc trưng của Việt Nam.

Xem trọn bộ tại đây

Trần Nguyễn Khánh Phong


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24839890