NGUYỄN BÌNH VỚI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG BUỔI ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1951)
- 28/08/2023
Nguyễn Bình (1908-1951), Trung tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra ở Miền Bắc nhưng có nhiều thời gian lăn lộn ở Nam Bộ và có nhiều đóng góp đối với việc thống nhất lực lượng, xây dựng căn cứ, phát triển cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược trong giai đoạn buổi đầu đầy khó khăn ở vùng đất phương Nam. Đối với Thủ Dầu Một, đây là nơi Nguyễn Bình đặt chân đến đầu tiên trong hành trình “Nam tiến”. Tại đây, Nguyễn Bình với vai trò là Khu bộ trưởng khu 7 đã xây dựng những căn cứ địa đầu tiên ở vùng rừng núi Tân Uyên, mở lớp huấn luyện quân sự, xây dựng những nền móng vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài của tỉnh, cũng như cả miền Đông Nam Bộ.
1. Nguyễn Bình - con người và sự nghiệp
Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1908 tại làng Bần An Phú, tổng An Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (nay là xã Tiến Thịnh, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Theo Nguyên Hùng: Nguyễn Bình quê Kẻ Sặt, Hưng Yên, nhưng từ lúc trẻ ông đã lưu lạc giang hồ vô Sài Gòn, làm quen với nhà văn - tướng cướp Sơn Vương, kết thân với nhà báo Trần Huy Liệu, gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, tham gia hoạt động cách mạng, bị đày ra Côn Đảo và chỉ được thả khi Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền (năm 1936) nhưng bị trả về nguyên quán. Trong thời gian bị giam ở Côn Đảo, Nguyễn Phương Thảo đã được tiếp xúc với các chiến sĩ Cộng sản và dần chuyển hướng vì ông ý thức: “Cộng sản là phong trào quốc tế, còn Quốc dân Đảng nằm trong phạm vi quốc gia. Xu thế cách mạng hiện nay mở rộng ra các nước bên ngoài tìm đồng minh để có thêm sức mạnh chống đế quốc thực dân”. Nhận thấy sự chuyển hướng của Nguyễn Phương Thảo và Trần Huy Liệu, lúc này, những người đứng đầu Quốc dân Đảng đã quyết định thanh trừng hai ông, nhờ nắm bắt được tình thế nên cả hai may mắn thoát chết trong gang tấc, tuy nhiên Nguyễn Phương Thảo bị mất một mắt. Nhưng “lạ lùng thay, mất một mắt mà từ đó Thảo thấy mình sáng hơn trước. Sáng hơn ở thuật đối nhân xử thế, sáng hơn ở thuật gạn đục khơi trong”1.
Sau khi ra tù, để tránh sự theo dõi của mật thám Pháp, Nguyễn Phương Thảo đã đổi tên thành Nguyễn Bình với ý nghĩa “bình thiên hạ”2. Năm 1945, Nguyễn Bình lập đội vũ trang tuyên truyền Đông Triều (Quảng Ninh) rồi chính thức thành lập Chiến khu Đông Triều (sau này là chiến khu Trần Hưng Đạo). Hội nghị quân sự Bắc kỳ họp từ ngày 15 đến 20/4/1945 họp tại Hiệp Hoà, Bắc Giang quyết định chia cả nước thành 7 quân khu, Bắc bộ có 4 quân khu (Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo) hay còn gọi là Đệ tứ Quân khu. Nguyễn Bình đã được cử làm “thủ lĩnh” Đệ tứ Quân khu.
Sau khi giành chính quyền và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (9/1945),....
Xem trọn bộ tại đây
- KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊA DANH CÔNG GIÁO Ở BÌNH DƯƠNG
- VỀ CUỘC “ĐÁNH CƯỚP” BẠC TẠI ĐỒN ĐIỀN CAO SU MINH THẠNH
- DÂN TÂN KHÁNH CÚNG ĐẦU HEO CHO CHÚA SƠN LÂM
- QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ, XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ VÀO VÙNG ĐẤT LAI...
- ĐÔI NÉT VỀ LỄ XÂY CHẦU, ĐẠI BỘI VÀ HÁT BỘI TRONG VĂN HÓA CÚNG ĐÌNH Ở BÌNH DƯƠNG
- NGỌN ROI MỘC CỦA ÔNG CẢ ĐẠI ĐÁNH BẠI CÂY ROI ĐỒNG CỦA CỬ NHÂN VÕ
- Ứng dụng Khoa Học Công Nghệ Cao trong phát triển nông nghiệp đô thị thông minh tại tỉnh Bình Dương
- Văn hóa đô thị Đông Nam Bộ trong hội nhập
- Truyền thống Võ lâm Tân Khánh Bà Trà: Ông Cả Đại đánh hạ người Lào giỏi thuật phân thân
- Thầy Võ Đất Tân Khánh Gặp “Lý Ngươn Bá Tái Sanh”!