Kiến thức lịch sử chung

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG NGÔI CHÙA VIỆT Ở TÂY NINH

  • PHÍ THÀNH PHÁT
  • 29/08/2023

Vùng đất Tây Ninh trực thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn tỉnh Gia Định. Theo chân cuộc Nam tiến, các nhà sư đã mang Phật giáo đến vùng đất mới. Sau khi thiết lập được cơ cấu hành chính tại Gia Định, Phật giáo đã lan tỏa sang nhiều vùng khác ở Nam Bộ. 

1. Đôi nét về Phật giáo ở Tây Ninh

Từ đầu thế kỷ thứ XVII, lưu dân từ vùng ngũ Quảng theo cuộc Nam tiến đi khai hoang mở đất. Họ đặt chân đến cửa Cần Giờ, giao thương với Chân Lạp, dựng thôn ấp ở vùng đất Sài Gòn, Đồng Nai, rồi tỏa đi khắp khu vực Đông Nam Bộ. Cũng từ đây, người Việt đã bắt đầu đặt chân đến Tây Ninh. Lưu dân ngày càng đông, từ dinh Sài Gòn họ di dần lên theo hướng Bắc qua vùng Hóc Môn, Củ Chi ngày nay, khai thác đất đai từ Trảng Bàng, lên Gò Dầu Hạ đến chân núi Bà Đen . Tây Ninh đã trở thành một vùng đất đa văn hóa, nơi hội tụ của nhiều tộc người. Người Khmer đã định cư ở Tây Ninh từ rất sớm, sau đó người Việt, Chăm, Hoa đến đây sinh sống, cùng nhau khai phá và phát triển vùng đất này. Những hạt giống văn hóa từ miền ngoài với những nét tập tục đa dạng và phong phú được biểu hiện qua những nét riêng của mỗi tộc người ở vùng đất này. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất phương Nam. Lễ Thành Hầu đặt Phủ Gia Định, dinh Phiên Trấn (Sài Gòn) và dinh Trấn Biên (Đồng Nai). Tây Ninh vào buổi đầu dân cư thưa thớt, phải quy tụ nhau lại để khai hoang lập ấp, sản xuất và chống trả với thiên tai, thú dữ và ngoại xâm. Sinh mạng con người bị nhiều mối đe dọa, họ phó thác cho trời, Phật phù hộ và việc thờ trời, cúng Phật là việc không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân lúc ấy. Chính lúc ấy, Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh cho cư dân nơi vùng đất mới.

Theo các thư tịch viết về Phật giáo Tây Ninh, hòa thượng pháp danh Thiện Hiếu, húy Đạo Trung (tổ Bưng Đỉa), thuộc phái Thiền, chi phái Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán ở Đàng Trong, thế hệ thứ 38, đến vùng núi Bà Đen khai sơn, phá thạch, lập nên chùa Linh Sơn Tiên Thạch vào năm Quý Mùi (1763). Đây là ngôi chùa Phật giáo Bắc tông đầu tiên ở Tây Ninh và là ngôi tổ đình của phái thiền Lâm Tế dòng Liễu Quán, một phái thịnh hành ở vùng đất Tây Ninh. Với việc khai sáng ngôi Tam bảo trên núi Bà Đen từ thế kỷ XVIII, Hòa thượng Đạo Trung – Thiện Hiếu đã đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển Phật giáo ở Tây Ninh.

Trong hai thế kỷ XVIII-XIX, đã có nhiều vị sư đến vùng đất Tây Ninh thành lập chùa chiền để hành đạo. Công cuộc khai phá vùng đất Tây Ninh của người Việt phải đến đầu thế kỷ XIX mới được tiến hành một cách mạnh mẽ, nhất là sau khi triều đình cho đắp con đường Thiên lý (đường Sứ). Nhiều đợt di dân từ nhiều nơi đến Tây Ninh và một số làng mới được lập nên. Song song với việc hình thành các làng mới thì hàng loạt các ngôi chùa đã được xây dựng lên nhằm đáp ứng cho nhu cầu tinh thần của lớp cư dân Việt đi khai phá đồng thời khẳng định công cuộc định cư của họ đặc biệt là sau khi nhà Nguyễn lập nên phủ Tây Ninh vào năm Bính Thân (1836). Những ngôi chùa được xây dựng trong nửa đầu thế kỷ XIX phần lớn tập trung ở khu vực Trảng Bàng, Gò Dầu, thành phố Tây Ninh....

 

Xem trọn bộ tại đây

PHÍ THÀNH PHÁT


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24433937