GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH DƯƠNG QUA ĐỊA DANH
- 30/01/2024
Đặt tên để xác định và phân biệt các địa điểm là một nhu cầu cơ bản giống như việc đặt tên người và đồ vật xung quanh con người (Karen Ann Heikkila, 2007: I) nên “có con người, có ngôn ngữ là có địa danh, địa danh xuất hiện từ thời thượng cổ, bất chấp có chữ viết, có nhà nước hay chưa” (Cao Chư, 2017: 68). Nhóm cư dân đến khai phá một vùng đất hoang, các con sông, con suối, khu đất, con dốc, khúc cua, vùng gò… đều chưa có tên, con người cần đặt tên để định danh và cá biệt hoá chúng. Địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định nên phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường và thời đại chúng được tạo nên. Địa danh được xem như là “vật hóa thạch” (Roasting, 1965:6), “đài kỷ niệm” (Lê Trung Hoa, 2011:185) qua địa danh có thể hiểu được lịch sử đất và người nơi ấy. Tham khảo Chương trình Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương1 và kế thừa nguồn dữ liệu 3.462 mục từ và 4.155 tiểu loại địa danh của đề tài Nghiên cứu địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương (do TS. Huỳnh Ngọc Đáng làm chủ nhiệm), bài viết này đề cập đến tiềm năng của địa danh Bình Dương như một công cụ giảng dạy lịch sử địa phương và gợi ý những bài học lịch sử có thể dạy cho học sinh thông qua địa danh ở Bình Dương là: (1) tiến trình lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử; (2) lịch sử đời sống xã hội của cư dân Bình Dương.
Dạy tiến trình lịch sử qua địa danh
Sự mất đi hay xuất hiện một địa danh đều có liên quan đến một sự việc, hiện tượng hay sự kiện nào đó. Từ nguyên, nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh phản ánh thời kỳ lịch sử mà nó ra đời, do đó học tiến trình lịch sử Bình Dương thông qua địa danh sẽ dễ hiểu và dễ nhớ. Tiến trình lịch sử Bình Dương gồm năm giai đoạn: thời kỳ khẩn hoang lập làng (cuối thế kỷ XVII), thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn (1698 -1862), thời kỳ Pháp thuộc (1862 -1954), thời Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) và từ sau năm 1975 đến nay.
Xem trọn bộ tại đây
- DI TÍCH MỘ ÔNG CẢ TRƯỞNG TRẦN VĂN LONG (THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG)
- LÀNG CÔNG GIÁO LẠC AN - THÁI HƯNG TRONG 20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1954 - 1974)
- VÕ ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN TRUYỀN DẠY MÔN VÕ LÂM TÂN KHÁNH BÀ TRÀ Ở SÀI GÒN
- DẤU ẤN TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN TIỀN SỬ ĐÔNG NAM BỘ
- THIẾT GIÁP M113 - CHỨNG TÍCH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA QUÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
- TÌM HIỂU MỘT VÀI ĐỊA DANH Ở THỦ DẦU MỘT VÀ BẾN CÁT
- DẤU CHÂN PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC TRÊN ĐẤT THỦ DẦU MỘT
- ĐÔNG PHƯƠNG SÓC - VÕ SĨ RẠNG DANH CỦA ĐẤT LÁI THIÊU
- LÀNG SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP
- ĐẢ HỔ ĐÓN XUÂN