THẤT PHỦ CỔ MIẾU Ở CÙ LAO PHỐ - DI TÍCH VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
- 05/05/2024
Thất phủ cổ miếu là di tích được xây dựng khá sớm ở Cù lao Phố (nay thuộc phường Hiệp Hòa, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Cộng đồng người Hoa khi đến Đồng Nai tụ cư vào nửa cuối thế kỷ XVII đã xây dựng nên thiết chế tín ngưỡng này. Một số tài liệu cho rằng, đây là ngôi chùa Hoa cổ nhất vùng Nam Bộ. Di tích này được Trịnh Hoài Đức miêu thuật trong sách Gia Định thành thông chí như sau: Nằm ở phía Nam cù lao Phố, phía Đông ngã ba đường, mặt trông ra Phước Giang, điện vũ nguy nga, tượng đắp cao hơn một trượng, phía sau là điện quan Quan Âm, phía ngoài có tường gạch bao quanh, bốn góc có 4 con lân bằng đá ngồi xổm…1. Tại ngôi miếu này, các thế hệ người Hoa duy trì các nghi thức tôn kính đối với những đối tượng thờ tự.
1. Kiến trúc di tích
1.1. Tên gọi
Thất phủ cổ miếu được viết bằng chữ Hán trên bảngđá ở cổng vào di tích. Tên gọi này cho thấy đây là ngôi miếu cổ của bảy bang người Hoa ở Biên Hòa. Thời gian xây dựng miếu vào năm 1684. Nếu tính từ mốc thời gian 1679 khi cộng đồng người Hoa đến xứ Bàn Lân (Biên Hòa) thì chỉ 5 năm sau đã xây dựng miếu thờ Quan Đế. Bảy phủ của người Hoa ở đây gồm: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu (Phúc Kiến), Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu (Quảng Đông), Ninh Ba (Chiết Giang) thuộc Trung Quốc.
Xem trọn bộ tại đây
- Y TẾ PHƯƠNG TÂY Ở BẮC KỲ (1873-1945)
- ĐÔ THỊ SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1945 ĐỌC SÁCH QUA TƯ LIỆU LƯU TRỮ
- KÊNH RẠCH GIÁ - HÀ TIÊN - MỘT CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KHẨN HOANG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN...
- MIẾU QUAN ĐẾ BIÊN HÒA (CHÙA ÔNG, THẤT PHỦ CỔ MIẾU) MỘT SỐ PHÁT HIỆN MỚI QUA ĐỐI CHIẾU CÁC THƯ TỊCH...
- GHE BIỂN Ở GIA ĐỊNH TRONG LỊCH SỬ
- MINH HƯƠNG XÃ KHÔNG PHẢI LÀ LÀNG MINH HƯƠNG
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN