Kiến thức lịch sử chung

Theo chân các nhà chiêm bái người Trung Hoa thời xưa đến các thánh tích Phật giáo (Pháp Hiển – Sùng Vân – Huệ Tang – Huyền Trang – Nghĩa Tịnh)

Vào khoảng cuối thế kỷ I CN, từ Ấn Độ và các nước khác vùng Tây Vực láng giềng có nhiều người đến nước Trung Hoa truyền bá giáo lý nhà Phật. Người Trung Hoa bắt đầu biết được lịch sử hình thành Phật giáo cùng với các thánh tích Phật giáo. Từ đó, một số nhà sư người Trung Hoa, đa số còn trẻ, với tính hiếu kỳ hoặc với lòng mong muốn thành khẩn đi đến tận nơi để được chiêm bái các thánh tích Phật giáo và họ đã tiến hành cuộc mạo hiểm chết người là đi về phương Tây cầu pháp. Các vị ấy đã vì pháp quên mình, trải bao hiểm nguy, băng ngàn vượt suối, đến tận dất Phật cách xa hàng vạn dặm lộ trình, trong thời buổi đường đi chỉ là những lối mòn hoang sơ đầy bất trắc.

Chắc chắn là có nhiều người đã bỏ mạng trên lộ trình du hành diệu vợi ấy, nhưng cũng đã có nhiều người thực hiện được sở nguyện của mỉnh, đi đến nơi về đến chốn một cách vinh quang. Tiến sĩ Nhuế Truyền Minh, đại học Thượng Hải viết về cuộc đón rước tưng bừng chuyến trở về của sư Huyền Trang:

«Đến ngày 24, tháng giêng, năm Trinh Quán thứ 19 (645), Huyền Trang về đến Trường An. Nhân dân đổ ra đón tiếp đông quá, không thể tiếp tục đi được, phải dừng lại đó. Thừa tướng Phòng Huyền Linh cử hai viên đại tướng Hầu Mạc, Trần Thực đem quân hộ vệ đến nghinh tiếp. Qua ngày 25, Huyền Trang vào thành Trường An, đưa về trên 20 thớt ngựa, chuyên chở 520 giáp gồm 657 bộ kinh Phật cùng với tượng Phật, xá lợi Phật».

Phần đông trong số những người Tây hành cầu pháp ấy, ngày nay không còn ai nhớ được tên tuổi của họ. Trong số những người đạt sở nguyện, có người viết Bút ký kể lại chuyến đi vất vả, đầy thử thách của mình.

Các Bút ký của các nhà sư người Trung Hoa ấy đã cung cấp rất đáng kể về sự phát triển của đạo Phật phái Bắc Tông. Các tài liệu này ngày nay đã trở nên nổi tiếng vì trong đó ghi chép nhiều chi tiết có gía trị về những chuyến hành hương đến Ấn Độ học Phật của người Trung Hoa vào thiên niên kỷ công nguyên thứ nhất. Qua các ghi chép ấy chứng tỏ những nhà sư tác gỉa đã chứng kiến tận mắt nhiều sự kiện diễn ra thời bấy giờ và họ đã viết thành những cuốn sách rất có giá trị mà các sự kiện trong đó đều đáng tin cậy vì độ trung thực của nó.

o0o

Theo Bút ký của sư Nghĩa Tịnh đến Ấn Độ vào thập niên 670 CN, cho biết rằng sư có đến thăm một ngôi đền có tên là “Đền Trung Hoa” do một vị trưởng giả tên là Srigupta người địa phương, sống vào khoảng thế kỷ II CN cho xây lên để lưu dấu cuộc chiêm bái của khoảng 20 nhà sư người Trung Hoa đến tận thánh tích «Bồ Đề đạo tràng», tức là trước Nghĩa Tịnh 500 năm. Sư Nghĩa Tịnh cũng cho biết khi sư đến thăm thì ngôi đền ấy đã là phế tích.

Đến năm 290 CN, một tu sĩ Phật giáo người Trung Hoa khác tên là Sở Tư Hưng thăm Khotan. Một nhà sư người Trung Hoa khác tên là Phát Linh đi đến miền Bắc Ấn, và chắc rằng còn có nhiều tu sĩ Phật giáo người Trung Hoa khác nữa cũng đã Tây hành cầu pháp mà chúng ta chưa biết được.

Gần đây ở Buddha Gayâ người ta đã khai quật được những phiến đá khắc chữ Hán cổ. Hai phiến đá đề tên hai người hành hương Trung Hoa là Trí Dư và Hà Vân. Trí Dư đi trong một nhóm nhà sư chứ không phải đi một mình. Chúng ta có thể suy đoán rằng các nhà sư người Trung Hoa thường xuyên đến chiêm bái các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ và vùng phụ cận được gọi chung là Tây Vực. Dĩ nhiên khó tìm biết được tên tuổi của họ từ bất cứ nguồn tư liệu nào, nhưng chắc chắn là họ có được niềm tin tôn giáo rất mạnh, đã thôi thúc họ rời quê hương, đi đến những nơi xa lạ hết sức xa xôi đầy rẫy các mối nguy chết người để học Phật. Các nhà chiêm bái ấy nồng nhiệt đến nỗi suốt đời chăm chắm với các di tích thiêng liêng của Phật giáo, tự nguyện xông pha vào những nơi mà tình trạng thiên nhiên khắc nghiệt quá sức chịu đựng của con người khi họ đã phải đi qua sa mạc, rừng núi trùng điệp, biển hồ mênh mông.

«Phật Quốc ký» là tác phẩm đầu tiên viết về cuộc Tây hành cầu pháp của người Trung Hoa. Tác giả là sư Pháp Hiển sống vào cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ V CN. Nhưng người nổi tiếng nhất viết về Tây hành cầu pháp là sư Huyền Trang với tác phẩm đồ sộ «Đại Đường Tây Vực ký» viết vào thế kỷ VII CN.

Qua tác phẩm Phật Quốc ký, ta thấy Phaùp Hieån  moät nhaø sö giaûn dò vớiø baûn chaát khaû aùi cuûa moät nhaø tu chaân thaät. Ngaøi vaãn cho raèng moïi söï mình thaønh ñaït chæ laø nhôø Tam Baûo gia hoä, ñeå thoaùi thaùc taát caû coâng traïng maø ngaøi xöùng ñaùng ñöôïc tuyeân döông. Cuoäc haønh höông cuûa ngaøi laø moät kyø tích veà loøng moä ñaïo, söùc kieân trì khoâng ai saùnh kòp cho ñeán khi hieän töôïng Huyeàn Trang noåi leân hai theá kyû sau đó. Phaùp Hieån khoâng viết nhieàu về những bieán coá thaàn kyø, cuõng khoâng chuù yù nhieàu ñeán huyeàn thoaïi. Theo Hòa thượng Thích Minh Châu trong luận án Tiến sĩ của mình thì:

«Đời Đức Phật mà Pháp Hiển ghi lại cĩ lẽ gần với sự thật hơn cả. Sự mô tả của Pháp Hiển về kỳ «kết tập» đầu tiên có thể xem là dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất trong các Bút ký mà ta được tiếp cận».

Sư Pháp Hiển sinh ở Vuõ Döông, quận Bình Döông, tỉnh Sơn Tây, xuất gia đi tu Phật lúc mới 3 tuổi. Sư Pháp Hiển Tây hành cầu pháp vì sư muốn được tiếp cận các loại kinh sách về Luật tạng mà lúc bấy giờ ở Trung Hoa chưa được biết đến. Ngay tại Ấn Độ, Pháp Hiển cũng chỉ ghi chép lại lời giảng truyền miệng của các sư, chứ cũng chưa có tài liệu chữ viết.

Vào năm 399 CN, nhóm Pháp Hiển ra đi từ Trường An, ban đầu là một nhóm gần mười nhà sư cùng chí hướng đi bằng đường bộ và sau mười bốn năm thì chỉ một mình Pháp Hiển trở về tới Nam kinh bằng đường thủy. Có 4 người trong nhóm Pháp Hiển đi được nửa lộ trình thì bỏ cuộc không đi tiếp nữa, họ tìm đường trở về Trung Hoa. Có một người qua đời trên đường đi, một người khác thì chọn Ấn Độ làm nơi tu tập suốt đời, không chịu trở về. Khi tàu chở sư Pháp Hiển từ Nam Dương trở về Trung Hoa, hành khách phần đông là thương nhân theo đạo Hồi. Khi tàu bị cuồng phong bão biển đẩy xiêu lạc, mất hướng, họ qui tội cho nhà sư đồng hành và tính đuổi Pháp Hiển lên một hoang đảo, nhưng rồi người chủ tàu đứng ra can thiệp quyết liệt, Pháp Hiển mới thoát nạn. Ở Nam kinh, sư Pháp Hiển cùng với một nhà sư người Ấn Độ tên làBuddhabhadra phiên dịch kinh văn mà mình đã chép được đem về. Đồng thời Pháp Hiển viết một cuốn Bút ký kể lại cuộc hành trình của mình, tức là Bút ký Phật Quốc ký nêu trên. Sư Pháp Hiển qua đời ở tuổi 86. 

Đoàn Tây hành thứ hai viết bút ký lưu lại là Sùng Vân và Huệ Tang vào năm 518 CN. Sùng Vân, một quan chức thuộc triều đình Bắc Tề, được cử đi các nước miền Tây Vực tìm kinh sách Phật giáo. Trong đoàn có sư Huệ Tang, một Tỳ kheo chùa Sùng Lợi ở Lạc Dương. Đoàn hành hương của quan chức Sùng Vân, tuy không biết chính xác là bao nhiêu người, nhưng có thể ước đoán số lượng là khoảng bốn năm chục người. Trên hành trình, Sùng Vân đã hào phóng tặng cho một ngôi chùa 2 người trong đoàn của mình, ở lại phục vụ cho chùa suốt đời. Họ đi và về bằng đường bộ trong vòng 7 năm, đưa về nước 170 bộ kinh hay là tổng tập bộ Great Development.

Họ đã đi theo con đường miền nam từ Đôn Hoàng đến Khotan, và từ đó họ đã đi trùng với con đường mà nhóm Pháp Hiển đã đi, băng qua rặng Thông Lĩnh.

o0o

Huyền Trang là nhà hành hương nổi bật nhất, khởi hành vào năm 629 CN. Huyền Trang sinh khoảng năm 600 CN, tại Yển Sư (Ch’in Liu), tỉnh Hà Nam. Ông là em út trong số bốn anh em trai. Từ khi còn nhỏ, ông theo người anh thứ hai đến thủ phủ miền đông nước Trung Hoa là Lạc Dương. Người anh thứ hai của ông tên Trường Tiệp cũng là một nhà sư khá nổi tiếng. Huyền Trang thế phát đi tu vào năm 13 tuổi. Vào cuối triều Tùy, thiên hạ loạn lạc, Huyền Trang theo anh đến lánh nạn tại thành phố Thạnh Đồ, thủ phủ của tỉnh Sz’chuen và ở đây đến năm hai mươi tuổi, Huyền Trang thọ Cụ túc giới để trở thành một Tỳ kheo tức là nhà sư thực thụ. Sau đó, Huyền Trang đi vân du các tỉnh thành trong nước Trung Hoa để cầu học với các vị đại sư nổi tiếng lúc bấy giờ mà ông gặp được, rồi cuối cùng ông đến kinh đô Trường An.

Bởi vì tinh thông Kinh sách phổ biến tại Trung Hoa lúc bấy giờ, nên Huyền Trang ngày càng phát hiện ra trạng huống rối ren của nền Phật học Trung Quốc vào thời ấy, có quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Đồng thời, chịu ảnh hưởng của các tăng nhân đàn anh đã từng du học tại chùa Na Lạn Đà, nên Huyền Trang quyết chí tìm đến Ấn Độ để được trực tiếp học hỏi.     

Bấy giờ, ở kinh đô Trường An, các chuyến Tây du của Pháp Hiển, của Sùng Vân và Huệ Tang về nền học thuật thông thái ở miền đất phía Tây được lan truyền, kích thích tính tò mò ưa tìm hiểu của Huyền Trang. Chàng thanh niên tu sĩ Huyền Trang khởi hành Tây du vào tháng 8 niên hiệu Trinh Quán nguyên niên, thời vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân (627).

Huyền Trang quyết định rời Trường An và vầy đoàn với vài tu sĩ khác đi Thanh châu rồi dừng lại đó. Ông lại đi tiếp đến Lan châu, thủ phủ tỉnh Kansuh, ở bên kia sông. Thành phố này là một trung tâm phân phối hàng hóa đến từ Tây Tạng với các nước phía đông rặng Thông lĩnh. Tại đây, Huyền Trang bày tỏ ý định đi đến tận Tây Vực để cầu học và sưu tầm kinh điển Phật giáo. Ông  yêu cầu cung cấp các loại phương tiện cho chuyến đi của ông. Dù bao cản ngăn của nhiều người, kể cả vị đứng đầu thành phố, nhưng được hai tu sĩ khuyến khích nên Huyền Trang đi đến Qua châu, một thị trấn cách mười dặm về phía nam Hulu, có lẽ là Bulunghir.

Từ đây Huyền Trang được một chàng thanh niên tự nguyện dẫn đường đi về hướng bắc. Họ vượt sông vào ban đêm và sau khi lập mẹo thoát được tên dẫn đường dối trá ấy, Huyền Trang một mình đến được tháp quan sát đầu tiên của quân đội biên phòng. Có năm đồn biên phòng như thế trong quãng đường một trăm dặm, trải dài về phía nước Kamul. Chúng ta không biết rõ làm thế nào mà những binh lính các đồn biên phòng ấy cho phép Huyền Trang đi qua. Kết quả là Huyền Trang đã đến được miền biên giới I-gu và nghỉ chân ở đó một thời gian. Tại đây, ông được vua nước Đột Quyết (Turfan) vời đến. Nhà vua rất mến mộ Huyền Trang và giữ lại trong nước mình một thời gian dài rồi viết thư gởi gắm Huyền Trang cho vua xứ A kỳ Ni, để rồi từ đó, Huyền Trang đi đến nước Khuất Chi. Từ đây, Huyền Trang kể tiếp là ông vượt qua nước Khuất Chi để đi đến nước Bạt Lộc Già, hay là Bai, trong miền đất Aksu. Từ đó, Huyền Trang tiếp tục đi về hướng bắc, vượt qua Băng Sơn Muzart đi vào miền đồng bằng màu mỡ chung quanh Đại Thanh trì Issyk-kul. Huyền Trang lại tiếp tục đi qua thung lũng phì nhiếu của sông Tố Diệp đến thành phố Taras, và từ đó Huyền Trang đi đến Nujkend và Tâshkand. Huyền Trang di theo một lộ trình dài hàng vạn dặm, trải bao gian nan hiểm trở mới đến được Bắc Ấn Độ. Từ đó ngài còn phải đi qua hơn mười nước nữa, mới tìm đến được chùa Na Lạn Đà là học viện Phật giáo cao cấp nhất thời bấy giờ.

Trụ trì chùa Na Lạn Đà bấy giờ là đại cao tăng Giới Hiền. Tương truyền đại sư đã quá 100 tuổi, vì có duyên thầy trò với Huyền Trang nên đại sư tự kéo dài tuổi thọ. Ngài dẫn theo 4 Trưởng lão, 200 tăng sĩ và hơn một ngàn thí chủ ra tận ngoài cổng chùa đón Huyền Trang, cho thấy đại sư đặc biệt coi trọng Huyền Trang.

Huyền Trang ở lại chùa Na Lạn Đà 5 năm, được đại sư Giới Hiền trực tiếp truyền thụ ba thiên kinh «Du già sư địa luận», một thiên «Thuận Chánh Lý», hai thiên các sách «Nhân sinh», «Thanh minh», «Tập lượng», ba thiên các sách «Trung luận», «Bách luận». Thời gian ở tại chùa Na Lạn Đà, Huyền Trang còn học kinh điển đạo Bà La môn, học chữ Phạn và ngôn ngữ Ấn Đô.

Tại Ấn Độ, ngoài chùa Na Lạn Đà, Huyền Trang còn đi du học các nơi khác, bái phỏng không ít danh sư, chiêm bái nhiều thánh tích. Năm 42 tuổi, Huyền Trang từ biệt Giới Nhật vương, hùng chủ vùng Bắc Ấn Độ, trở về nước.

Trên đường từ Ấn Độ trở về, Huyền Trang vượt rặng Pamir và đi qua các vùng Kashgâr và Khotan. Huyền Trang rời Trung Hoa năm 629 CN, và trở về tới Trung Hoa vào năm 645 CN. Huyền Trang trực tiếp đi qua trên 120 nước, nhưng ông viết về 138 nước. Hòa thượng Thích Minh Châu tán tụng ông:

Chúng ta có thể nói Huyền Trang đồng thời là một “nhà chiêm bái, một học giả, một nhà thuyết giảng, một nhà biện bác, một dịch giả, một văn nhân và một nhà thần bí”,

o0o

Khi Huyền Trang qua đời ở Trường An năm 664, thì sư Nghĩa Tịnh cũng có mặt ở đó. Có thể Nghĩa Tịnh đã được biết về sự kiện Huyền Trang và có lẽ cũng chứng kiến lễ tang linh đình của Huyền Trang do chính nhà vua lo liệu.

Nghĩa Tịnh được kích thích từ cá tính vĩ đại của Huyền Trang, cũng như những vinh quang mà mọi người dành cho Ngài, nên Nghĩa Tịnh đã lập chí đi đến tận Ấn Độ một chuyến, nơi mà theo người thời đó cho là ngôi nhà chứa kinh sách Phật. Dĩ nhiên, Nghĩa Tịnh cực kỳ tán tụng và sùng bái Huyền Trang, cũng như sùng bái Pháp Hiển ngày xưa như sách ông viết như thế. Nghĩa Tịnh ở lai kinh đô Trường An cho đến khi ông lên dường.

Vào tháng 11 năm 671CN, chiếc tàu chở Nghĩa Tịnh từ tỉnh Quảng Đông xuôi theo hướng Nam. Bấy giờ, gió mùa bắt đầu thổi, tàu chạy nhanh thoát ra khỏi bầu không khí ảm đạm của biển miền bắc. Con tàu vượt qua nhiều vực thẳm mênh mông, những con sóng cực cao trên mặt biển to rộng như leo lên miền đất có những quả núi hùng vĩ với các hố thẳm rợn người.

Hai mươi ngày đi trên biển, tàu đến Boga thuộc Malaysia ngày nay, nơi Nghĩa Tịnh lên bờ và lưu lại 6 tháng, học tiếng Phạn. Nhà vua nước này trợ giúp Nghĩa Tịnh chút ít và viết thư gởi gắm Nghĩa Tịnh cho vua nước Malayu, bấy giờ gọi là nước Sribhoga. Nghĩa Tịnh lưu lại nước này 2 tháng nữa rồi mới đi tới Ka-cha. Tháng 12, Nghĩa Tịnh đáp tàu từ Ka-cha đi đến miền Đông Ấn.

Sau khi thu thập được kinh sách, Nghĩa Tịnh bắt đầu đi trở về quê hương. Nghĩa Tịnh mang về 500.000 slokas sách bằng tiếng Ấn Độ. Nếu dịch hết sang tiếng Trung Hoa sẽ đến một ngàn tập.

Trong đường đi cũng như trên đường về ở đoạn đường bộ trên đất Ấn Độ, Nghĩa Tịnh hai lần bị cướp, tưởng đã bỏ mạng tại xứ người, nhưng đều may mắn được thoát.

Nghĩa Tịnh lưu lại Kacha cho đến mùa đông, rồi mới đáp tàu đi về phía nam, đến nước Malayu thuộc Malaysia. Nghĩa Tịnh ở lại đó cho đến giữa mùa hè rồi đáp tàu về đến Quảng Phố, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa.

o0o

Qua các Bút ký Tây hành cầu pháp của các nhà sư người Trung Hoa thời xưa, ta thấy các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, lần lượt từng vấn đề mộtNội dung Bút ký phong phú, đề cập đến nhiều phương diện: địa hình, núi sông, quan phòng, thành trì, đường sá, giao thông, tập quán, phong tục, khí hậu, sản vật, văn tự, ngôn ngữ, kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo của nhiều quốc gia Trung Á, Nam Á cùng với rất nhiều truyền thuyết, cố sự, thánh tích Phật giáo. Qua những trang sách ấy, độc giả sẽ có được những tư liệu quý báu cho việc tìm hiểu và nghiên cứu khá toàn diện về miền đất rộng lớn mà người Trung Hoa gọi chung là Tây Vực thời bấy giờ. Có một điểm đặc biệt của các tác phẩm này là có những ghi chú mà tác giả cảm thấy thích thú đối với những sự kiện có thật trong chuyến du hành bên cạnh những trang sách thông thường.

Các nhà chiêm bái ấy cùng chung một niềm khát ngưỡng sâu xa đối với chánh pháp, một đức vô úy bất khuất trước mọi hiểm nguy và một lòng xả thân phụng sự Phật pháp. Chính vì tinh thần khát khao sự thật, vì pháp quên thân đó đã thúc dục các ngài trong cuộc du hành chiêm bái ly kỳ của họ, nâng đỡ họ vượt qua vô vàng gian nan hiểm trở để đưa sứ mệnh đến kết quả thành công

Ngày nay, bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba, với những thành tựu vượt bậc về ngành giao thông vận tải, chắc hẳn đã có hàng triệu tăng ni, Phật tử từ khắp mọi miền trên thế giới đến chiêm bái các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và các quốc gia phụ cận, và chắc hẳn đã có hàng triệu trang viết kể lại các chuyến du hành.

Đi đến tận nơi chiêm bái các thánh tịch, giao lưu với đông đảo Phật tử đến từ các châu lục là điều rất hữu ích cho việc học Phật của chúng ta.

                                                                                 Tiến sĩ Lê Sơn

                                                                          (Lê Sơn Phương Ngọc)

               (Theo «Bút ký Đường Tăng và Tồng tập các Bút ký Tây hành cầu pháp» sắp xuất bản)

Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24282397