Đất, Người Bình Dương

Nhân đại hội đảng toàn quốc lần thứ X, tìm hiểu về: Sức sống muôn đời bài Quốc tế ca

  • Nguyễn Minh Đức
  • 25/07/2012

Xưa và nay, trong nhữnglần Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, từ chi bộ đến Trung ương mọi người đều long trọng hát bằng tiếng Việt lời bài Quốc tế ca (OTC). Nguồn gốc bài hát lịch sử hào hùng này ở ngoài biên giới đã vượt qua muôn trùng sông núi gia nhập vào phong trào cách mạng nước ta.

Bài thơ quốc tế - bài hát QTC
Tháng 6-1871, sau mấy tuần lễ Paris công xã bùng nổ dữ dội đã có một bài thơ bằng tiếng Pháp nhan đề Ouốc tế ra đời. Tác giả tên là Eugène potier (1816-1887) nhà thơ tài giỏi, yêu nước, thành viên Hội đồng Tổng ủy Công xã Paris, kề vai sát cánh với các chiến sĩ đổ máu bảovệ thắng lợi cuộc cách mạng.
Qua nội dung bài thơ, người ta tìm thấy giá trị lý luận ở điểm khẳng định cách mạng vô sản và quốc tế là xã hội tương lai Lanhtécnaxiônalơ (L'lnternationale). Mỗi câu thơ còn là một châm ngôn hành động mang tư tưởng lớn cách mạng nước Pháp 1871.
Chỉ một năm sau, bài thơ tiếng Pháp (Chanter L'lnternationale) được in trong tập “Những bài ca cách Mạng” của ông và nhanh chóng truyền đến đông đảo nhân dân Pháp, nhất là được sự đồng cảm sâu sắc của một nhạc sĩ cùng tâm hồn.
Thời gian tiếp theo, nhạcsĩ Pierre (Degeyer) (1848- 1932), đảng viên Đảng công nhân Pháp, gốc Bỉ, phổ thơ Quốc tế thành bản nhạc QTC.
Ngày23-7-1888, bài ca này lần đầu tiên được Đội hợp xướng “Tiếng nói công nhân” trình diễn trong cuộc mít-tinh ở thành phố Lille, công chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Từ đó, nhanh chóng phổ biến đến công nhân các khu công nghiệp nước Pháp. Cuối năm ấy, một nhà xuất bản phát hành 6.000 bản nhạc QTC và phổ khắp nước Pháp và nước Bỉ với lời ca của tiếng nước này.
Hơn thế nữa, bài QTC lần lượt đi vào tâm trí của tổ chức công nhân nhiều quốc gia khác ở châu Âu. Năm 1889, các đại biểu công nhân đã đồng thanh hát vang bài này trong một cuộc Đại hội Quốc tế ll. Sức mạnh bài hát được phát ra lời ca từ bằng tiếng các nước Đức, Anh, Ý, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển. Đan Mạch... để công nhân và người lao động hát vang ở châu Âu. Gần thủ đô Paris, năm 1896, Đảng Xã hội Pháp tổ chức long trọng Đại hội lần thứ 14 ở thành phố Lille, có hơn 200 đại biểu đều hát bài ca giai cấp vô sản. Một dấu ấn son nổi lên sau 3 năm (1899), trong bản nghị quyết Đảng Xã hội Pháp chính thức ghi nhận phải phổ biến bài OTC trên toàn quốc và bắt buộc các đảng viên đều ph ải học thuộc lòng nhất là khi được kết nạp vào Đảng. Đồng thời họ vận động toàn dân học bài ca lịch sử vẻ vang này.
Đáng chú ý hơn, theo nguồn tin của một học giả người Nga cho biết, năm 1902, V.l.Lénin (1870-1924) đã có lần nhận xét tác giả E.Potier là: Những nhà tuyên truyền lớn nhất của giai cấp vô sản qua bài QTC. Đến năm 1906, bài ca này được in trong quyển sách “Bài hát cách mạng” từ nước Phần Lan đã bí mật lưu hành vào trong phong trào cách mạng đang sục sôi ở nước Nga hoàng.
NGUYỄN ÁI QUỐC VỚl BÀI QTC
Khi Người đang hoạt động công khai trong phong trào công nhân ở nước ngoài đã nhiều lần nhắc tới bài  QTC qua các bài viết trên báo.
Ngày 20-7-1922, báo Nhân Đạo ĐCS Pháp đăng  tin”… Từng đoàn học sinh giương cờ đai đầu, vừa diễu  hành qua các  phố vừa hát bài QTC nhân ngày thành lập Cộng hòa Liên hiệp Phi châu.
Tháng 5-1924, báo Le Paria đưa tin: Anh công nhân Hô Xê người da đen tham gia đình công ở bến cảng Braxin, bị một tên cảnh sát bắn bị thương. Tuy vậy, Hô Xê “vẫn còn đủ sức để lẩm nhẩm lời bài QTC”. Sau đó, anh bị kẻ thù tống vào nhà tù và kếtán 30 năm khổ sai!
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đang công tác ở thủ đô Mát-xcơ-va, đã dịch lời bài QTC từ tiếng Nga ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát. Toàn văn đăng tải trên 2 tờ báo “Thanh Niên” và “Công Nông” rồi được các hội viên yêu nước học thuộc lòng và bí mật đưa về nước ta.
Lời bài ca chuyển thể 6 - 8 chữvới 3 đoạn và điệp khúc. Sau này, được các nhà sưu tầm đăng trong tập 36, Tổng tập văn hóa Việt Nam. Đoạn l có 8 câu, mở đầu 2 câu: “Hỡi ai nô lệ trên đời/Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên...”. Điệp khúc có 4 câu:”'Trận này là trận cuối cùng/ầm ầm đoàn lực, đùng đùng đảng ca /lanhtécnaxiônalơ /Ấy là nhân đạo, ấy là tự do”?
Người rời khỏi nước Nga đã tổ chức cho nhiều đoàn viên, đảng viên cộng sản Việt Nam từ trong nước đến lưu học tại trường Đại học phương Đông ở thủ đô Nga. Trong những năm 1929-1930, bài QTC được các sinh viên: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà
Huy Tập, Bùi Công Trừng, Bùi Lâm, Dương Bạch Mai... chuyển lời từ tiếng Nga ra tiếng Việt theo tên nhạc quốc tế.
Lời ca từcó 16 câu. Mở đầu: Vùng lên hỡi ai nô lệ trên hoàn cầu! Vùng lên hỡi ai đói rét bần cùng!(...)
và 4 câu điệp khúc: Đấu tranh đây là trận cuối cùng. Đoàn kết lạí để ngày mai. Lanhtécnaxiônalơ, sẽlà xã hội tương lai'?
Bài ca này được lưu truyền về nước nhà qua các sinh viên ra trường trở thành những người cán bộ của
ĐCSVN.
Bài QTC vào Việt Nam
Theo kết quả sưu tầm cho biết từ năm 1929-1945, đã lần lượt xuất hiện trong phong trào cách mạng ở nông thôn và thành thị, ở cả trong ngục tù đế quốc có tiếng hát QTC (*).
MỞ đầu là lời thơ lục bát của Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng nhập vào: “…Chiến sĩ và quần chúng cách mạng ở Xô- viết Nghệ Tĩnh”.
Đặc biệt hơn năm 1930, tại Quảng Ngãi đã có tác giả dựa vào bài thơ 6-8 chữ về QTC mà chuyển thể song thất lục bát và bổ sung thêm phần nói về binh vận. Cấu trúc nội dung có 3 đoạn với 36 câu. Đoạn 1 có 2 câu mở đầu: “Hỡi những kẻ tôi đòi đói rét/ Mau đứng lên gầm thét xông pha”. Sau cùng có 2 câu kết: “Đệ tam quốc tế chúng mình/ Ay là nhân đạo thực hành tự do”. Đoạn 3 có 4 câu mở đầu vận động binh lính: “Nó xui ta ra vòng súng đạn/ Ta hòa ta, phản loạn đi thôi/ Làm reo quân lính ai ơi/ Kéo súng trở ngược, hàng thời loạn tan”.
Ngày 1-1-1937, lời bài QTC của nhóm sinh viên Việt Nam được trích đăng trên tấm biểu ngữ 25m2, cùng với 6.000 người đứng ở bến tàu Nhà Rồng, trong dịp đón quan chức Godart từ Paris đến Sài Gòn.
Ngày 1-5-1938, quần chúng yêu nước và đảng viên cộng sản Việt Nam hát vang bài QTC tại khu vực đấu xảo ở Hà Nội… Khi đó, cá cả quan chức của Đảng xã hội Pháp đến dự do nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương tổ chức. Nhân dịp này bộ phần đảng viên cộng sản Hà Nội hoạt động công khai phối hợp rất hiệu quả.
Ngày 14-10-1943, đã thấy 6 người chiến sĩ khởi nghĩa Nam kỳ ở tỉnh Mỹ Tho bị Pháp xử bắn tại trường bắn Ngã ba Giồng (Gò Vấp, Gia Định). Trước khi địch nổ súng có chiến sĩ nói: “Một người cộng sản bị giết chết thì sẽ có 3 người khác thay thế” và “Họ hô ĐCS muôn năm” cùng “hát QTC”. Bọn chỉ huy địch hạ lệnh cho tay sai liền nổ súng định dập tắt khí phách “vùng lên” của ta.
Song, khí chất bất khuất của người khởi nghĩa đã nhập vào hồn triệu dân “nô lệ” đang khát vọng ''xã hội tương lai'' đã trở thành sự thật những năm sấm sét sau này.
Hồi 10 giờ, ngày 25-8-1945, lời hát tiếng Việt bài QTC theo tân nhạc hùng dũng vang lên ngút trời Sài Gòn, tại cuộc lễ trọng thể do ỦY ban khởi nghĩavà Xứ ủy Nam bộ tổ chức mừng vui về sự thành công tổng khởi cùng cả nước ta đã đập tan chế độ xưa, vừa giành được chính quyền về tay nhân dân.
Bài QTC lời tiếng Việt đã lưu truyền 76 năm (1930- 2006) được đảng viên ĐCS và đồng bào Việt Nam yêu nước đồng ca từ lúc chưa có chính quyền đến khi giành chính quyền và giữ vững chính quyền...
Bài QTC lời tiếng Pháp hòa hợp với lời của hàng trăm thứ tiếng các dân tộc, được ĐCS và giai cấp công nhân hát khắp 5 châu suốt 118 năm (1888-2006) để đoàn kết lại kiến tạo cho một “xã hội tương lai” hòa bình, thịnh vượng mãi mãi.
N.M.Đ
(*) Thơ ca cách mạng 1925-1945, NXB HN 1975-Tập 36 Tổng tập văn hóa VN Tập 1 Mùa thu rồi Lịch sử Nam ky khởi nghiã

Nguyễn Minh Đức


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24431244