Đất, Người Bình Dương

Quá trình tiếp quản các đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ (năm 1975)

  • Nguyễn Thị Mộng Tuyền
  • 25/07/2012

Sau hiệp định Paris, Mỹ rút quân về nước, để lại một chính quyền tay sai ngụy ở miền nam Việt Nam, nhằm cố tâm ra một “giải pháp” chính trị hay một đường lối quân sự mới. Nhưng chính quyền và quân đội ngụy đã không có được hành động ưu thế cụ thể nào để đáp ứng lại mọi cố gắng của Mỹ. Nên, Mỹ đã bỏ mặc chính quyền và quân đội Sài Gòn một mình tự vệ và phòng thủ các phần đất còn lại.

Vùng đất “thử nghiệm” cái chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã dần bị thu hẹp lại. Nơi đây biến thành một chảo dầu sôi với sự bỏ chạy tháo thân của bọn Mỹ - ngụy, với sự cướp bóc, hôi của của những kẻ xấu...
Đến khi tình thế không thể thay đổi được, chính quyền ngụy Sài Gòn phải đành trao quyền cho cách mạng. Nhưng không phải là sự tự nguyện mà là một sự tự nguyện bắt buộc.
Quân cách mạng tiếp quản miền Nam không cùng một tháng, một năm mà là nhiều năm với vô vàn khó khăn gian khổ. Vùng nào được giải phóng trước thì nhiệm vụ của cách mạng là phải bảo đảm cho nhân dân được hưởng độc lập, ấm no, hạnh phúc với một chế độ mới tự do dân chủ.
Trách nhiệm nặng nề hơn và lớn hơn là việc tiếp quản và quản lý cácvùng cao su rộng lớn. Ở những nơi đây, trọng trách cao nhất của đội quân tiếp quản là phải giúp cho chính quyền cách mạng xây dựng một xã hội mới đồng lực với một nền kinh tế mới cùng với bộ máy chính trị ổn định và an ninh quốc phòng an toàn. 
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, người làm cách mạng cùng nhân dân vững tin vào con đường đã chọn, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên con đường này, một người sống vì mọi người, sẵn lòng hướng tới và đón nhận một tương lai tươi sáng với một nền độc lập vững bền.
1. TÌNH HÌNH CÁC ĐÓN ĐIỀN CAO SU Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
1.1. Tình hình sản xuất cao su và tình cảnh người công nhân ở các đồn điền cao su do địch tạm chiếm
Những năm 1971, 1972, 1973, miền Đông Nam bộ vẫn còn đỏ lửa chiến tranh. Phần lớn các đồn điền cao su đều nằm trong vùng chiến sự ác liệt. Quân Mỹ, ngụy không ngừng rải chất độc hóa học, dùng bom pháo, xe tăng, xe ủi đất phá cao su để gia cố lại các căn cứ chiếm đóng, mở đường giao thông chiến lược, lập tuyến phòng thủ từ xa để bảo vệ “thủ đô” của Mỹ, ngụy là Sài Gòn - Gia Định. Tình hình đó làm cho chủ tư bản đồn điền lo sợ không dám trồng mới, không dám đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, chế biến mủ. Chủ trương của các chủ đồn điền cao su là thực hiện cạo vét, khai thác triệt để các vườn cây cao su còn lại. Do vậy sản xuất cao su ở miền Nam nói chung và ở Đông Nam bộ nói riêng giảm mạnh về diện tích, khai thác, sản xuất và xuất khẩu.
Cuối năm 1971, diện tích cao su khai thác trong toàn miền Nam chỉ còn lại 33.630 ha, trong đó các đồn điền của các công ty tư bản Pháp chiếm 30.330 ha. Việc kinh doanh cao su của tư bản Pháp ở miền Nam vẫn không ổn định trong những năm cuối của cuộc chiến tranh.
Sau năm 1954, thực dân tư bản Pháp mất chỗ dựa về chính trị và quân sự. Thiết chế xã hội “cao su trị” của Pháp dần dần bị mờ đi. Đời sống của người công nhân ở các đồn điền có phần được “nới lỏng”, sự khắc nghiệt, sự đánh đập, cúp tiền, phạt tội của bọn chủ, xu, sếp ác ôn đối với công nhân đã hạn chế.
Hai năm 1969, 1970, tổng số công nhân lao động các đồn điền cao su chỉ còn khoảng 100.000 người, số đông là phụ nữ.
Chiến tranh mở rộng, các chiến dịch bình định của địch liên tiếp mở ra để giành đất giành người, làm cho lực lượng công nhân trẻ ở các đồn điền cao su giảm mạnh. Việc thiếu lao động ở các đồn điền cao su trở thành vấn nạn đối với giới chủ tư bản. Tư bản đồn điền buộc phải sử dụng lao động tự do và thuê nhân công tùy dịp, trả lương công nhật. Sự giảm sút về số lượng công nhân chính thức, chất lượng tay nghề của công nhân cạo mủ mới không cao đã làm năng suất, chất lượng và xuất khẩu mủ sút kém:
                  Diện tích                    Diện tích                    Sản lượng                 xuất khẩu
Năm                  trồng (ha)                khai thác                   (tấn)                             (tấn)      
1969                  104.950                 36.970                    27.910                    25.148
1970                  105.200                  46.500                    33.000                    23.601
1971                  103.200                  33.630                    36.299                    30.858
1972                    83.300                                              30.000                     20.000
1973                   68.342                   39000                     19.500                    18.500
1974                    83.800                                                                           21.979
Nguồn: Tạp chí Chấn hưng kinh tế và thống kê của Viện Kinh tế Sài Gòn, 1972.
 
 
Sau hiệp định Paris (tháng 1-1973), diện tích trồng mới và khai thác có tăng hơn nhưng số lượng công nhân vẫn không đủ và không ổn định. Theo báo cáo của Ban Thường vụ Khu ủy miền Đông năm 1974 thì số lượng công nhân và dân số ở các đồn điền cao su trong năm 1973 là 7.170 công nhân; năm 1974 là 8.478 công nhân cao su ở toàn miền Đông Nam Bộ [3;3].
Mặc dù công nhân thiếu, nhưng số công nhân lao động thường xuyên ở các đồn điền vẫn không được quan tâm. Đời sống thường ngày vẫn khó khăn về kinh tế, căng thẳng về tinh thần. Bom đạn của Mỹ - ngụy giết hại công nhân ở khắp mọi nơi, từ trong lán trại đến ngoài lô cạo mủ, đâu đâu cũng có sự mất mát thương tâm vì không nơi trú ẩn. Hai năm 1973, 1974 đồng tiền Việt Nam (tiền ngụy) mất giá, cộng thêm mức sinh hoạt đắt đỏ đã làm cho hơn 60% gia đình công nhân thiếu đói, cơ thể suy nhược, nhiều mầm bệnh ác tính xuất hiện, 80% công nhân nữ mắc bệnh khó chữa trị. Bệnh viện, trường học bị hư hại vì bom đạn. Người bệnh chỉ tìm cách chữa bệnh tại nhà. Trẻ em từ 10 tuổi đã phải theo ba mẹ, anh chị ra lô phụ cạo, bóc mủ chén, mủ miệng, làm cỏ, lượm cành khô, dọn gốc... nên thất học.
Đến đầu năm 1975 cuộc sống của công nhân đồn điền cao su vùng tạm chiếm vẫn khó nhọc, túng quẫn cùng cực.
1.2. Tình hình các đồn điền cao su trong vùng giải phóng
Tháng 10-1971 , chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã đến “thời điểm nóng”. Thời điểm quyết định thắng hay bại của một sự chuyển hướng chiến lược chiến tranh của Mỹ ở vùng đất thiêng liêng miền Đông Nam bộ. Những trận đánh chính quy liên tiếp, chiếm ưu thế của quân giải phóng đã dồn địch vào thế bị động. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam lúc này đã là lực lượng chủ lực, công nhân cao su cũng đã luôn có mặt trong các trận đánh quyết định vào mùa khô năm 1972, chiến dịch Nguyễn Huệ, giải phóng phần lớn nông thôn trong các tỉnh lỵ.
Ở các đồn điền cao su, dưới sự lãnh đạo của các ban cán sự Đảng, các chi bộ đồn điền, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và bên ngoài, lực lượng tại chỗ và lực lượng bên trên, bằng 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, binh vận, công nhân cao su đã vùng dậy phá thế kiềm kẹp của địch làm chủ đồn điền.
Vùng cao su rộng lớn Lộc Ninh, Bù Đốp, Đa Kia... sớm được giải phóng cùng lúc với Bình Long, Phước Long (tháng 4-1972). Sau khi được giải phóng, Trung ương Cục đã chỉ đạo ngay công tác xây dựng và củng cố vùng giải phóng từ huyện Lộc Ninh, Bù Đốp xuống đến Hớn Quản, Chân Thành, Bến Cát, nhằm tạo thành vùng hậu phương chiến lược quan trọng.
Chính sách 10 điểm đối với vùng giải phóng, trong đó có vùng giải phóng ở các đồn điền cao su miền Nam được Trung ương Cục miền Nam công bố. Điểm .quan trọng nhất là chính sách hòa hợp dân tộc nhằm các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và trung lập. Tỉnh ủy Bình Phước (gồm huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Bình, thị xã Phước Long) được thành lập để lãnh đạo việc xây dựng hệ thống chính quyền, nhanh chóng ổn định đời sống các tầng lớp nhân dân.
Công nhân cao su vùng giải phóng hối hả khôi phục lại vườn cây, nhà máy. Họ làm việc với tinh thần cách mạng rất cao, tay súng tay dao, vừa cạo mủ cao su vừa cầm súng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng đất, đánh địch lấn chiếm. Cuộc sống mới vùng giải phóng rộn ràng, vui tươi. Mọi người đều phấn khởi, sống hòa đồng. Tin vui, chuyện buồn đều chia sẻ, giúp đỡ nhau. Sản xuất dần ổn định. Công nhân quay về sống cùng với cây cao su ngày một đông hơn. Theo báo cáo của Thường vụ Khu ủy miền Đông năm 1974, số lượng công nhân cao su hai năm 1973, 1974 vùng giải phóng: Bình Phước, Dầu Tiếng, Lộ 2 (Bà Rịa - Long Khánh), Ông Quế tăng từ 944 người (năm 1973) lên 1.192 người (năm 1974) sống cùng với số dân (10.665 người trong năm 1973và 13.793 người ở năm 1974). Cao su là ngành kinh tế mũi nhọn ở miền Đông Nam bộ.
2. HOẠT ĐỘNG TIẾP QUẢN CÁC ĐỒN ĐIỀN CAO SU ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
2.1. Chủ trương của ta về công tác chuẩn bị tiếp quản các đồn điền cao su ở miền Đông Nam Bộ (trước 1975)
Cuối năm 1972, vùng giải phóng được mở ra từ Đa Kia, Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình Long, Chân Thành, Tống Lê Chân, KATUM, Đồng Ban, Thiện Ngôn, Xa Mát, Chôm Riệt, Tà Nốt, Tà Đạt, Lò Gò, Xóm Giữa, Hảo Đước và phần lớn căn chương Minh Châu đến chiến khu Đ của miền Đông Nam bộ.
Sau Hiệp định Paris (27-1-1973), “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ vẫn còn là “vết dầu loang” bám riết miền Nam Việt Nam, chủ nghĩa thực dân mới vẫn còn áp chế quân và dân ta đến mức khó thở. Do vậy ngay từ những ngày đầu năm 1973, Trung ương Cục tập trung tất cả các ban, ngành ổn định vào các vùng đã được giải phóng. Lộc Ninh trở thành thủ đô tạm thời của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Trước tình hình đó, Ban Công vận Miền đã đề ra nhiệm vụ chính trị cho đội ngũ công nhân cao su ở vùng tranh chấp trong các năm 1973, 1974 là: Kết hợp vũ trang đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Paris, chống bình định lấn chiếm, đấu tranh đòi cải thiện đời sống và bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đối tượng đấu tranh gồm bộ máy kiềm kẹp của ngụy quyền và giới tư bản đồn điền. Phương châm đấu tranh là kết hợp đấu tranh chính trị và kinh tế đồng thời khéo vận dụng sách lược tranh thủ, lôi kéo để phân hóa đối tượng đấu tranh. Sức ép của công nhân mỗi lúc một mạnh và quyết liệt đã từng bước làm mềm đi bộ máy kiềm kẹp của địch ở các đồn điền cao su, tạo thế và lực cho cách mạng lớn mạnh hơn.
Riêng đối với vùng vừa mới giải phóng, ta chủ trương chung là xây dựng căn cứ địa cách mạng và khôi phục kinh tế. Ổn định đời sống nhân dân và công nhân cao su, tự túc sản xuất lương thực tại chỗ cứu đói, rét, ốm đau bệnh tật.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thắng lợi của 21 năm chống Mỹ (1954-1975) đưa dân tộc Việt Nam sang một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội. Cùng với đồng bào cả nước, quân và dân miền Đông Nam bộ trong đó có lực lượng lớn là công nhân cao su thật sự làm chủ đất nước, làm chủ đời mình, làm chủ tài sản do chính mình làm ra. Sau ngày giải phóng, mọi ngườiđều hăng hái tham gia xây dựng cuộc sống mới tại địa phương mình.
Không khí phấn khởi nhất ở những ngày đầu giải phóng là sự vắng bóng các chủ Tây ở đồn điền, sự co rúm của bọn xu cai người Pháp ác ôn, ách contrat làm thuê được cởi bỏ. Từ đây, công nhân cao su thật sự là những người làm chủ bản thân mình, làm chủ nhà máy vườn cây, làm chủ mọi tài sản do chính họ làm ra.
Sau ngày giải phóng, bọn tư bản thực dân Pháp vẫn ngoan cố bám giữ các đồn điền, nhà máy của chúng. Trước tình hình đó Khu ủy Khu Đông Nam bộ chủ trương: Tiếp quản các đồn điền và tất cả tư liệu sản xuất của chúng; tổ chức Ban cao su của Đảng để khôi phục sản xuất cao su; giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, từng bước ổn định đời sống và tạo nguồn nguyên liệu quý cho đất nước; xây dựng và củng cố tổ chức Đảng, bộ máy quản lý, tổ chức công đoàn đều khắp các đồn điền, đưa người công nhân từ địa vị làm thuê lên làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện chủ trương của Khu ủy miền Đông Nam bộ, Ban cao su Nam bộ nhanh chóng tổ chức 2 đoàn công tác đi tiếp quản:
- Một đoàn được đồng chí trần Mão (Tư Trần) làm trưởng ban cùng đồng chí Nguyễn Khắc Thành (Năm Thành) làm phó ban phối hợp với vài cán bộ (có đồng chí La Duy Tòng - cán bộ kế hoạch của Ban cao su) phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở của đồn điền cao su ở Sài Gòn.
- Một đoàn do đồng chí Huỳnh Thiện Tâm (Tư Mỹ) làm trưởng đoàn, cùng với đồng chí Chín Hiệp và các đồng chí khác như Huỳnh Lân, Nguyễn Đức Thiệt chịu trách nhiệm tiếp quản các đồn điền Long Khánh, Biên Hòa, Bà Rịa.
2.2. Công tác tiếp quản và khôi phục lại các đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ (1975)
Trong những ngày đầu, công tác tiếp quản đồn điền cao su gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Các đồn điền cao su đều ngưng hoạt động chăm sóc và khai thác mủ. Nhiều đồn điền bị bỏ hoang. Các nhà máy sơ chế mủ và các cơ sở kho xưởng, máy móc, hóa chất bị hư hại, thất thoát chưa phục hồi. Lực lượng lao động và quản lý cao su bị phân tán. Hàng ngàn công nhân lâm vào cảnh không tiền, gạo, thực phẩm và mất sức lao động, mang nhiều bệnh nghề nghiệp, mãn tính do hậu quả của chế độ áp bức bóc lột và hậu quả các chất độc hóa học của cuộc chiến 9 năm chống Pháp và 21 năm chống Mỹ để lại khiến cho việc khôi phục và phát triển ngành sản xuất cao su gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Tuy nhiên, công tác tiếp quản không gặp trở ngại gì lớn. Theo lời kể của đồng chí trần Mão thì: “Chúng tôi đưa ra yêu cầu, họ (giới chủ Tây ở đồn điền) chấp nhận ngay, với thái độ nhã nhặn, nhường F. Douxami, Tổng Giám đốc công ty cao su TERRES ROUGES(SPTR). Ông F. Douxami chấp nhận ngay yêu cầu của đoàn chuyển giao các tài sản của Công ty SPTR cho chính phủ Việt Nam mà không đưa ra một lý do có tính pháp lý nào để vặn lại ta hay đặt điều kiện cho việc chuyển giao” [6;343].
2.2.1. Tiếp quản và khôi phục cao su Lộc Ninh
Trước yêu cầu khôi phục cao su vùng giải phóng, ngày 25-3-1974, Thường vụ trung ương Cục quyết định thành lập Ban cao su Nam bộ. Đồng chí Trần Mão (Tư Trần) được phân công làm trưởng ban. Đồng chí Nguyễn Khắc Thành (Năm Thành) làm phó ban. Phối hợp cùng nhiều cán bộ chuyên viên, công nhân tại chỗ. Đồng thời hợp nhất các lực lượng ban đầu của Bình Phước, lực lượng biệt phái Ban Kinh tài R, lực lượng của Ban Nông nghiệp bổ sung có đồng chí Trần Liên Hiệp, đồng chí Trần Minh Quang và một số cán bộ nhân viên của TNXP (lực lượng chi viện của Trung ương miền Bắc vào) do đồng chí Nguyễn Hữu Chất làm trưởng đoàn (trong đó có các đồng chí Huỳnh Lân, Nguyễn Đức Thiết,Lương Quang Thoại, Lâm Kim Long...) Thuận lợi nhất của Ban cao su Nam bộ là được thường vụ Trung ương Cục chỉ đạo thống nhất quản lý.
Tình hình vùng giải phóng mở ra ngày một thuận lợi, lực lượng chi viện của miền Bắc tiến vào miền Nam rất hùng hậu. Bình Long, Phước Long, Đồng Xoài, Đồng Phú, Chi khu Trị Tâm (Dầu Tiếng) nối tiếp giải phóng. Ban cao su Nam bộ có mặt trong đoàn quân giải phóng, có chân trong hội đồng tiếp quản. Giải phóng đến đâu, Ban cao su tiếp quản và tổ chức ngay Ban quản lý cao su ngay đến đó. Ban tiếp quản khẩn trương tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất, đồn điền, nhà máy, tổ chức lại sản xuất ổn định ngay đời sống công nhân cao su nơi mình đảm trách.
Lộc Ninh giải phóng, Trung ương Cục giao nhiệm vụ ngay cho đồng chí Trần Mão làm giám đốc; đồng chí Nguyễn Khắc Thành, Sáu Trúc, Tư Còm làm phó giám đốc quản lý trực tiếp vùng cao su Lộc Ninh; đồng chí Huỳnh Lân quản lý vùng cao su Bù Đốp. 
Các đồng chí lãnh đạo đến tiếp quản ngay các đồn điền, cơ sở sản xuất chế biến cao su trong khu vực và xây dựng thành cơ sở quốc doanh.
Sau khi nhận nhiệm vụ, các đông chí lãnh đạo mở ngay hội nghị chuyên đề để tập thể hiến kế cách đánh đông mủ cao su. Đề tài này được bình chọn, thông qua và thực hiện ngay hai phương pháp của anh đặng Văn Chiêu (người quản lý nhà máy chế biến cao su) và bác Ba Thìn (viên tài xế Laboratoire cũ của Nhà máy chế biến cao su Lộc Ninh):
- Mua đường chảy ở Campuchia và cửa khẩu xây bể làm dấm chua.
- Lấy muội khói than đốt lò xông mủ chưng cất làm dấm.
Sản xuất cao su lúc bấy giờ rất khó khăn. Vật tư hóa chất phải tính từng ngày, mủ đánh đông ngoài lô đem về ngâm rửa, cưa cắt ra từng miếng nhỏ mới được đưa vào máy cán sản xuất. Mọi thao tác công việc đều phải làm dưới làn bom đạn của địch đánh phá giằng co tranh chấp các vùng mới giải phóng.
Mặt khác, các công chủ người Pháp khi còn cai quản các đồn điền cao su, chủ yếu chỉ dùng phương pháp chế biến mủ thủ công, các thiết bị chế biến chính đề để chính quốc hoặc nước ngoài.
Mặt cho bao nhiêu là khó khăn, trở ngại, Ban cao su Nam bộ cũng mạnh dạn nhận kế hoạch sản xuất năm 1974 là 2.000 tấn bao gồm cao su sơ chế, thành phẩm mủ tờ ICR và mủ crếp các loại Với quyết tâm sản xuất đủ 2.000 tấn cao su và chỉ tiêu “Thùng gạo đủ, thùng mủ đầy”, kết quả, ngày 31-12-1974, 2.020 tấn mủ đã vượt Trường Sơn ra với đồng bào miền Bắc ruột thịt. Đó là một sự đóng góp tuy nhỏ nhưng có giá trị lớn lao của chiến trường miền Nam cho hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đang dốc sức người và sức của cho cách mạng miền Nam.
Một khẩu hiệu, một phương châm hành động và một tấm lòng gói gọn trong: “Thùng gạo đủ, thùng mủ đầy” hoặc “song song với sản xuất phải chăm lo đời sống”. Nhờ đó mà Lộc Ninh đã dần khôi phục sức sản xuất Công nhân cao su sống và làm việc với tinh thần cách mạng rất cao, tình nguyện làm việc không thù lao (lúc này Nhà nước cấp 20kg gạo cho 1 người 1 tháng, phần còn lại họ tự túc làm thêm: trồng hoa màu, lương thực và chăn nuôi...). Họ đã vượt lên chính mình, vượt qua mọi khó khăn, bom đạn để là hậu phương, là căn cứ, để cùng “chia lửa” với các vùng lân cận còn tranh chấp giữa ta và địch.
Họ sống và làm việc với phương châm “có cao su thì no” . Điều đó đã trở thành một nguyên tắc, một phương cách để quản lý nông trường quốc doanh xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó mà ngành cao su đã bao lần vượt khó để đi lên, từ một nơi từng được gọi là “tử địa” về mặt quân sự khi địch ném bom trả thù cho Phước Long bị thất thủ.
2.2.2. Tiếp quản và khôi phục cao su Đồng nai
Sau giải phóng, ngày 12-5-1975, Ban cao su triệu tập tất cả các chủ Tây còn lại và những người làm việc cho chúng về họp tại Suối Tre (An Lộc) để công bố chủ trương của đảng và chính quyền cách mạng: “Cây cao su hiện có trên đất nước Việt Nam là do chính công sức của người công nhân cao su Việt Nam trồng và chăm sóc. Bọn tư bản thực dân Pháp đã bóc lột sức lao động của công nhân một cách thậm tệ để vơ vét nguồn tài nguyên ấy trong mấy chục năm qua. Nhân dân Việt Nam trong đó có công nhân cao su đã đứng lên làm cách mạng để lật đổ ách thống trị của bọn thực dân đế quốc, xóa bỏ áp bức bóc lột. Bây giờ miền Nam đã được hoàn toàn giải phóng, Chính quyền cách mạng được thành lập thì chính người Việt Nam phải làm chủ nguồn tài nguyên trên đất nước của mình, công nhân cao su phải làm chủ trên các đồn điền cao su” (8;203].
Đại diện Công ty cao su Đông Dương đưa chính sách 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra giải thích để được xác nhận chủ quyền về tài sản của họ. Các đồng chí trong Ban lãnh đạo Khu ủy đã Phân tích làm rõ nguồn gốc sự chiếm đoạt đất đai để lập đồn điền cao su của tư bản thựcdân Pháp. Những tài sản này thực chất không phải là của những nhà tư bản Pháp kiều làm ăn lương thiện. Cuối cùng các chủ Tây còn lại buộc phải xác nhận là đúng và xin tự nguyện rút lui, giao đồn điền lại cho công nhân cao su làm chủ.
Kết quả hàng chục năm đấu tranh kiên cường bất khuất, từ đây, công nhân cao su hoàn toàn làm chủ làng sở, làm chủ cuộc sống của mình.
Ở Đồng Nai (Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh) khi cách mạng tiếp quản có tất cả 12 đồn điền cao su thuộc 4 công ty tư bản Pháp, phần lớn quyền lực tập trung thuộc quyền quản lý của Công ty Cao su Đông Dương:
- Công ty những đồn điền Đất đỏ: Có 2 đồn điền là Bình Sơn, Cẩm Mỹ.
- Công ty đồn điền Cao su Xuân Lộc: Chỉ có 1 đồn điền ở Hàng Gòn.
- Công ty Cao su Đồng Nai: Có 3 đồn điền gồm Trảng Bam, Cây Gáo, Túc Trưng.
- Công ty đồn điền Cao su Đông Dương: Có 6 đồn điền là An Lộc, Dầu Giây, Ông Quế, Bình Ba, Bình Lộc và Long Thành.
Tổng diện tích cao su của 12 đồn điền là 21.000 ha. Trong đó 70% là phần cây cao su già cỗi. Số cây này do chủ trương của các chủ tư bản đồn điền trong những năm chiến tranh là khai thác tối đa, đầu tư tối thiểu, nên vườn cây trở nên xơ xác, kiệt sức. Mặt khác do bom đạn, chất độc hóa học tàn phá hư hại nhiều, năng suất bình quân chỉ còn 5,5 tấn/ha trong năm. Trong số diện tích khai thác mủ có 2.550 ha phải tác canh. 2.000 ha phải tháo gỡ bom mìn mới khai thác được. Đồn điền Cây Gáo do chính sách bình định gom dân của địch nên công nhân đã bỏ cạo mủ từ 1966. Phân sở Xuân Sơn thuộc đồn điền cao su Bình Ba bỏ hoang từ sau chiến dịch Bình Giã 1965. Phân sở Xà Bang cũng thuộc đồn điền cao su Bình Ba bỏ hoang không chăm sóc và quản lý từ năm 1972.
Trong 4 nhà máy sơ chế mủ cao su mà cách mạng tiếp quản An Lộc, Tam Hiệp, Dầu Giây, Long Thành thì có 3 nhà máy xây dựng từ năm 1926 nên đã quá
cũ kỹ, hỏng hóc, không có phụ tùng thay thế, công suất chỉ còn 50%.
Thiết bị cơ giới vận tải hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Số còn lại thì bị hư hao mất mát. Máy phát điện chỉ còn sử dụng 30 - 40% công suất. Một số vật tư thiết bị tốt thì bọn tư bản Pháp đã tẩu tán về Sài Gòn để đưa về Pháp trước ngày giải phóng.
Lực lượng công nhân trong 12 đồn điền chỉ còn lại trên 5.000 người, trong đó 70% là phụ nữ và công nhân già yếu. Đa phần công nhân cao su đều mắc các loại bệnh nghề nghiệp như sốt rét, vàng da, lao phổi... 1.422 gia đình công nhân trong các đồn điền thất nghiệp, hơn 500 gia đình với gần 3.000 nhân khẩu thiếu đói, 65% trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Nhà ở của công nhân bị chiến tranh tàn phá hư hại trên 85%. Các hệ thống phúc lợi như trường học, bệnh viện... hầu như không có gì đáng để kể. Đời sống vật chất của công nhân cao su ở trong tình trạng cơ cực đói rách [2;6].
Đó là tất cả những gì mà tư bản thực dân Pháp để lại sau hàng chục năm bóc lột, bòn rút tận cùng xương tủy của người công nhân cao su Đồng Nai.
Giữa tháng 5-1975, Ban Thường vụ Khu ủy miền Đông chỉ định thành lập Ban Tổng giám đốc Công ty Quốc doanh cao su Đông Nam bộ để lãnh đạo việc khôi phục và phát triển ngành sản xuất cao su.
Sáng ngày 17-5-1975, cuộc hội nghị đại biểu công nhân cao su lần đầu tiên được triệu tập tại trụ sở Công ty SIPH trước đây là An Lộc (Xuân Lộc), 81 đại biểu công nhân về dự.
Với tinh thần là người chủ thật sự của đồn điền, nhà máy, các đại biểu tập trung thảo luận tìm biện pháp khắc phục mọi trở ngại để khôi phục sản xuất cao su, giải quyết công ăn việc làm cho công nhân. Hội nghị quyết định đổi tên các đồn điền thành các nông trường cao su và lấy ngày 2-6-1975 là ngày ra quân đầu tiên của toàn thể cán bộ, công nhân và nhân viên trong toàn công ty.
Đúng 6 giờ 30 ngày 2-6-1975, khi tiếng còi tầm của nhà máy An Lộc vang lên, trên 5.000 cán bộ công nhân viên chức tất cả 12 nông trường cao su chính thức bắt tay vào công việc khôi phục sản xuất cao su.
Anh chị em công nhân cạo mủ đi rọc mương, đóng máng, làm kiềng, lượm chén, tìm dao cạo mủ. Công nhân nhà máy chế biến, cơ xưởng, vận tải lo sửa chữa máy móc, xe cộ hư hỏng. Cán bộ nhân viên văn phòng cặm cụi sưu tám hồ sơ tài liệu. Nhân viên phục vụ, y, bác sĩ Bệnh viện Suối Tre và các trạm xá tổ chức làm vệ sinh, tiếp tục điều trị chăm sóc bệnh nhân.
Sau chưa đầy 2 tháng khôi phục lại sản xuất, ngày 25-7-1975, đồng chí Lê Quẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã về thăm công ty Đây là lần đầu tiên một đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng đến với công nhân cao su sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đội ngũ công nhân cao su càng hăng hái khắc phục mọi trở ngại, từng bước ổn định sản xuất và chung sức xây dựng cuộc sống mới và viết thêm trang sử mới cho mình.
Cuối năm 1975, sau 7 tháng khôi phục vườn cây, khai thác chế biển mủ toàn công tyđã đưa vào khai thác 18.532 ha cao su, chế biến và nộp Nhà nước 10.500 tấn mủ cao su đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, vượt 7,8% kế hoạch đề ra [2;71]. 
2.2.3. Tiếp quản cao su Quản Lợi (SPTR)
Ban tiếp quản bắt tay vào việc với cảnh hoang tàn và đổ nát của vùng cao su quản Lợi sau chiến tranh. Phút đầu, làm nản lòng người đi điều tra tình hình, khi suýt đạp phải đạn M.97, lựu đạn, mìn trên đường đi hay trong vườn cây. Số mìn còn “nằm chờ” nổ ở dưới đất, mìn do 2 phía ta và địch đều chôn, nhưng không ai nắm được bản đồ bãi mìn, mà chỉ biết chung chung là có mìn cần đề phòng mà thôi. Diện tích cao su còn mìn có thể lên đến vài ngàn ha. Hai cơ sở chế biến của Quản Lợi bị san bằng; lò xông cao su, nhà máy điện, xưởng cơ khí, nhà kho, bị bom đạn Mỹ phá hủy hoàn toàn. Bệnh viện, trường học, nhà ở của người chủ Pháp, nhà ở của công nhân cũng không còn nguyên vẹn. Nhìn xa, nhìn gần đều là những cảnh tượng như đang tố cáo tội ác của giặc Mỹ.
Trong thân cây cao su của Quản Lợi, nhiều cây có viên đạn, có bom bi. Vậy nên trước khi chặt, cưa, hay xẻ đều phải rà trên thân kỹ lưỡng trước để tránh tai nạn. Sau ngày chấm dút tiếng súng chiến tranh, tổng diện tích cao su của Quản Lợi khoảng 13.000 ha, trong đó:
- 7.000 ha còn đông đặc.
- 3.000 ha còn bom mìn.
- 500 ha rậm rạp chưa vào được.
- 2.000 ha đã khai hoang nhưng chưa trồng mới.
Bối cảnh đó buộc Tổng cục Cao su Việt Nam (sau 30-4-1975, Ban cao su Nam bộ được Trung ương Cục quyết định thành lập Tổng cục Cao su Việt Nam và chỉ định đồng chí Trần Mão làm Tổng cục trưởng; đồng chí Nguyễn Khắc Thành làm Tổng cục phó. Các cán bộ chủ chốt khác trong Ban cao su Nam bộ được phân công phụ trách các khâu then chốt của ngành cao su) giao nhiệm vụ cho anh Trần Liên Hiệp (Chín Hiệp) nghiên cứu, lập kế hoạch tiếp nhận và khôi phục lại các cơ sở sản xuất, văn phòng, nhà cửa... Công việc này khó khăn vất vả hơn các nơi khác là vì chiến sự diễn ra ở Quản Lợi dài ngày và ác liệt hơn các nơi khác trong vùng, đại bộ phận công nhân đã bỏ đi, ly tán đến nhiều nơi khác tránh nạn.
Với tinh thần cách mạng, cộng thêm nhiệt huyết làm lại cuộc sống mới của tập thể công nhân cao su, sau giải phóng, giữa năm 1977, họ tụ về vùng đất cũ để giúp cho Nông rường Quốc doanh cao su Quản Lợi hoạt động lại cho dù có chậm hơn các nơi khác 1, 2 năm.
2.2.4. Tiếp quản cao su Dầu Tiếng
Một ngày sau khi Sài Gòn giải phóng, 1-5-1975, đồn điền Dầu Tiếng được đổi tên thành Nông trường quốc doanh cao su Dầu Tiếng. Đồng chí đoàn Hữu Hòa, Phó ban cao su miền Nam về làm giám đốc; đồng chí Trần Bạch Đằng, kỹ sư cơ khí về làm phó giám đốc cùng với các đồng chí cán bộ tập kết miền Bắc trở về đảm nhận những cương vị chủ chốt khác của nông trường.
Sau hai tháng nỗ lực, quy trình khai thác và sản xuất đã khởi động. 4.000 ha cây cao su xanh lá và cho mủ trở lại. Kết quả đó đã phá vỡ thách thức của Patrick Hays, viên giám đốc đồn điền, từng tuyên bố trước khi rời khỏi đồn điền: “Chúng tôi xin các ông bàn với chính phủ cho tôi được ở lại làm chuyên viên, vì các ông không biết kỹ thuật cao su. Nếu không đồng ý, tôi về nước, 6 tháng sau các ông sẽ phải đóng cửa xí nghiệp” [7;332].
Những thách thức của Patrick Hays ẩn chứa sự “ra đi mà lòng dạ bảo đừng”. Bằng chứng là các ông chủ Tây đã từng đề nghị Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam và Ban cao su Nam bộ họp bàn về vấn đề các công ty Pháp tiếp tục hay không việc đầu tư khai thác ở các đồn điền. Nhân cơ hội này, đại diện lãnh đạo ngành cao su cùng toàn thể công nhân kiến nghị đòi lại khoản tiền thâm niên mà chủ Pháp còn nợ công nhân trước tháng 4-1975. Kết quả, Patrick Hay đồng ý trả 242.000.000 đồng tiền mặt cho công nhân ngay tại hội nghị (tháng 6-1975, tại số 11 Công trường Mê Linh, trụ sở chính củ a CEXO, Sà i Gòn); Những chủ khác như F.Douxami (tổng giám đốc SPTR), A. Bruneau (đại diện cho SHLP), Beziat (đại diện của Thành Tuy Hạ...) chấp nhận trả bằng ngoại tệ từ Pháp chuyển qua, trị giá bằng 1 ,5 triệu France. Số tiền này đã được trả về cho công nhân và dùng vào những lợi ích như xây dựng nhà nghỉ cho công nhân ở Đà Lạt, Vũng Tàu...
2.2.5. Tiếp quản Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
Ngày 21-4-1975, vùng Xuân Lộc giải phóng. Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam nằm ban Lộc cũng được giải phóng cùng lúc với đồn điền này.
Bộ phận tiếp quân tiếp xúc với một cơ sở khoa học trống không. Một cơ sở mà mọi hoạt động đều phải do Sở Nghiên cứu Nông nghiệp (SRA) thuộc Công ty SIPH hỗ trợ. Viện chỉ có một phòng thí nghiệm về Nông hóa, một phòng kiểm phẩm và công nghệ, với thiết bị cũ kỹ và 1 thư viện nghèo tài liệu nghiên cứu chuyên sâu. Đất nghiên cứu của viện cũng còn không nhiều. Vùng Lai Khê do Quân đoàn 4 quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ, đất cao su vì thế chỉ còn 212 ha (diện tích cũ là 680 ha) trong số này có thể khai thác khoảng 160 ha. Vậy thì chỉ còn 31% đất trồng cao su và 23% cao su khai thác được khi bộ phận tiếp quản đến tiếp nhận. Trạm Bù Nho - Bà Rá trước chiến tranh rộng 350 ha, có khoảng 100 ha khai thác mủ.
Bốn người Pháp chủ chốt (Po'anière, Ban chi, Van Brandt và H.Roudeix) đã rời khỏi Viện nghiên cứu trước 30-4-1975. F. Capaignolle, viên phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, cũng “bay” về Pháp ngay sau giải phóng. Tổng giám đốc viện, người Việt Nam là ông Nguyễn Hữu Chẩn, đứng ra bàn giao viện cho đồng chí Mười Chất (người thay mặt Ban cao su Nam bộ) ngày 20-9-1975.
Sau khi Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam được tiếp quản, việc khôi phục lại viện trong thời gian đầu thật sự gặp nhiều khó khăn hơn các cơ sở khác. Viện được thành lập vớ' chức năng là nghiên cứu các vấn đề về cao su như chọn đất, chọn giống, trồng, chăm sóc, quản lý, khai thác, chế biến cao su… nhưng thực tế thì ngược lại, viện được quản lý và hoạt động như một đơn vị “ăn nhờ ởđậu”, những người quản lý chủ chốt đã không quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ khoa học cho cao su Việt Nam, họ chỉ thay nhau quản lý công tác nghiên cứu và thí nghiệm theo ý đồ của những ông chủ đồn điền là chỉ đào tạo người giúp việc chứ không nghĩ đến việc đào tạo một đội ngũ tri thức biết làm công tác khoa học để phục vụ đắc lực hơn nữa cho đất nước họ.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng những người được giao nhiệm vụ đã làm việc với một tinh thần cách mạng cao, một tinh thần đổi cũ thay mới. Cán bộ cũ, cán bộ mới đồng thuận hợp sức khôi phục lại viện dần theo đúng chức năng và nhiệm vụ của một viện nghiên cứu cao su. Định hướng đúng đắn này sớm nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế đồng ý tưởng. Tháng 3-1978, Chính phủ Malaysia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 900.000 ringgit (khoảng 400.000 USD) để giúp viện khôi phục và xây dựng mới. Đó là thành tựu của bước đầu khởi nghiệp, tạo điều kiện cho viện và cho ngành cao su hoạt động mạnh về sau này.
Tiếp quản là một việc làm cần thiết ngay sau khi chấm dứt chiến tranh. Một khi chính quyền cách mạng mới chưa đủ lực để đảm đương việc tiếp nhận và xây dựng chính thức một xã hội mới thì tiếp quản là một công cụ cần có để giúp chính quyền làm tròn nhiệm vụ cách mạng của mình.
Cuộc chiến tranh đi qua đã để lại trên vùng cao su miền Đông Nam bộ những dấu vết hoang tàn. Hiểm họa: “cây kiệt”, “người kiệt” đã làm cho công tác tiếpquản cao su gặp nhiều khó khăn. Song, kết quả đạt được sau khi tiếp nhận và quản lý của Ban cao su Nam bộ là rất lớn lao, cụ thể là:
Ổn định lại đời sống của công nhân: Cứu tế khẩn cấp dối với gia đình đang đói rét, ốm đau bệnh tật. Lập phương án sản xuất lương thực tự túc tại chỗ. Thực hiện chính sách nhân đạo. Đối với những xu, cai, xếp người Việt làm thuê cho chủ Tây trước đây được giữ lại để cùng làm việc, chung sống với gia đình và đồng nghiệp. Họ là một trong những hạt nhân tích cực trong thời kỳ phục hồi sản xuất cao su.
Khảo sát, khôi phục lại hơn 76.000 ha cao su bị bom đạn hủy diệt. Sửa chữa 11 nhà máy chế biến mủ ờ 5 công ty lớn đã từng bị bỏ hoang, không hoạt động được. Phối hợp với quân đội rà phá bom mìn. Quy tụ công nhân làm việc có tổ chức, phối hợp nhịp nhàng từ sáng sớm đến chiều tối để kịp đạt được kế hoạch đề ra và đưa hơn 2.000 tấn mủ vượt Trường Sơn ra miền Bắc ruột thịt (12-1974).
30-4-1975 là ngày kết thúc cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta vì độc lập - tự do - hạnh phúc, kết thúc cả quá trình lịch sử lâu dài, 117 năm, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành độc lập hoàn toàn, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đất nước độc lập, thống nhất.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các chi, Đảng bộ cơ sở, công nhân cao su ngày càng trưởng thành, là lực lượng lao động tiên phong dưới chế độ mới. Những quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà cách mạng từng bước mang lại cho họ đã củng cố và tạo cho họ niềm tin. Họ luôn tự hào và vui sống với phương châm “nhận gì từ xã hội thì hết lòng phục vụ lại xã hội”.
N.T.M.T
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo 10 năm hoạt động của Công ty Cao su Đồng Nai (1975-1985), Tài liệu đánh máy lưu tại Công ty cao su Đồng Nai.
2. Báo cáo của Thường vụ Khu ủy miền Đông năm 1974, Tài liệu đánh máy lưu tại Phòng Lịch sử Đảng Đồng Nai.
3. Cao Văn Lượng Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(1954-1975), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977.
4. Đỗ Văn Minh, Vấn đề cao su Việt Nam- Luận văn cao học quốc gia hành chánh năm 1971. Lưu tại phòng đọc hạn chế thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, ký hiệu 1041.
5. Đặng Văn Vinh, 100 năm cây cao su ớ Việt Nam, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 2000.
6. Lê Văn Khoa, Lịch sử phong trào công nhân cao su Dầu Tiếng, NXB Lao động, 2000. Trang332.

7. Trần Toản (chủ biên), Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Đồng Nai xuất bản năm 1985.

Nguyễn Thị Mộng Tuyền


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24431040