Đất, Người Bình Dương

Nhìn lại quá trình thừa kế - phát huy - phát triển: Học thuật châm cứu Bình Dương

  • LÊ HƯNG
  • 25/07/2012
I- TỔNG QUAN VỀ HỌC THUẬT CHÂM CỨU VIỆT NAM:
Ở thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI này, tốc độ phát triển vũ bão của kỹ thuật điện tử và vi tính tin học thế giới, đã giúp cho các chuyên ngành khoa học hiện đại soi sáng được khá nhiều cơ chế hoạt động về lĩnh vực của mình, nhưng có một học khoa vẫn còn mang màu sắc nghiệm lý (rai son vérifiable): cơ chế lý giải thì không thống nhất, nhưng tác động chữa bệnh lại có hiệu quả rõ ràng, đó là ythuật châm cứu (acupuncture - moxibustion). Y học phương Đông lý giải tácdụng của châm cứu theo họcthuyếtâm dương- kinh mạch; còn y học phương Tây lại lý giải tác dụng châm cứu bằng cơ chếthần kinh - thể dịch. Hiện nay, môn châm cứu được nhiều nước công nhận và vận dụng trong điều trị bệnh cho người (và cả cho gia súc- gia cầm...), tuy cơ chế tác dụng của châm cứu chữa bệnh (cho người và cho động vật nuôi) vẫn còn những tranh luận vô cùng sôi nổi. ở Việt Nam, thời kỳ học thuật châm cứu có riêng công trình y văn chính thức được biên soạn là:
- Thời đại nhà Hồ (1401-1407), thầy thuốc Nguyễn Đại Năng đã viết cuốn “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca”, đây là cuốn sách châm cứu đầu tiên của nước ta (viết bằng chữ Nôm). Nhà cầm quyền thời bấy giờ đã mở rộng nhiều cơ sớ châm cứu chữa bệnh cho dân chúng, theo sự hướng dẫn của tác giả bộsách này. Cuối triều đại phong kiến họ Nguyễn (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) thầy thuốc Vũ Bình Phủ Biên soạn cuốn “Y thư lược sao” được coi là cuốn sách châm cứu thứ hai của nước nhà (viết bằng chữ Hán).
Trong các phân môn của nền YHCT Việt Nam, thì bộ môn châm cứu chữa bệnh được dân ta tín nhiệm lâu đời nhất (theo truyền thuyết: từ đời Hùng Vương - 30 thế kỷ trước Công nguyên - đã có thầy châm cứu An Kỳ Sinh rất nổi tiếng; kế tiếp đến đời An Dương Vương - 3 thế kỷ trước Công nguyên - các thầy châm cứu được ngưỡng mộ là Cao Lỗ, Thôi Vĩ…; đến các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp nối- Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn- rất nhiều thầy thuốc đông y đã luôn vận dụng y thuật châm cứu song hành với thang dược, để phục hồi sức khỏe người bệnh. Ở miền Nam nước nhà nói chung và ở Bình Dương - Thủ Dầu Một nói riêng, dưới thời Pháp thuộc (đầu thế kỷ XX), đông y- châm cứu bị mai một dần (do nhà cầm quyền thực dân mở trường đào tạo thầy thuốc Tây y và học thuật này được pháp lý hóa chính thức 1902), thành ra châm cứu chỉ còn là phương pháp chữa bệnh cho dân nghèo ở nông thôn (hoặc những người không có khả năng nhờ cậy Tây ynhư khi bị tù đày...) từ 1954 đến 30-4-1975 chính phủ Sài Gòn cũng coi nhẹ Đông y và không chính thức nhìn nhận châm cứu.
ll- HỌC THUẬT CHÂM CỨU BÌNH DUƠNG TRƯỚC 30-4-1975
Tuy Đông y châm cứu luôn bị nhà cầm quyền đương thời hạn chế, thậm chí muốn loại ra ngoài hành lang pháp lý, nhưng do phương pháp chữa bệnh này vừa tạo được hiệu quả điều trị, vừa ít tốn kém tiền bạc, nên thực tế bà con vùng đất Bình Dương - Thủ Dầu Một năm xưa (bao gồm địa bàn thuộc các tỉnh Bình Dương - Bình Phước ngày nay) vẫn tín nhiệm và vận dụng để bảo vệ sức khỏe của mình; các thầy thuốc châm cứu tuy ẩn danh khi hành nghề, vẫn được nổi tiếng và bà con ghi nhận “mát tay phục dược” vào thời gian hậu bán thế kỷ XX: Nguyễn Văn Sắng, Trương Kiện Dư, Huỳnh Văn Tâm, Vương Sanh, Huỳnh Hoa Hảo, BS Bích... Riêng thầy châm cứu Nguyễn Văn Sắng (tự Thanh Liêm, người quê ở Bình Chuẩn thuộc huyện Thuận An) hoạt động cách mạng, còn để lại một “di cảo độc đáo”: Tôi học khoa châm cứu, bộ sách này được tác giả biên soạn trong hoàn cảnh khó khăn nhất: Viết trong thời gian bị giam ở Nhà tù Phú Lợi rồi ra đến Nhà tù Côn Đảo và hoàn tất vào năm 1959 (tác phẩm này đã được Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé ấn hành năm 1988). Phương pháp luận châm cứu của các thầy châm cứu nêu trên, chủ yếu là theo thuyết điều hòa âm dương của đông y cồ truyền hoặc theo thuyết điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh mạch trong thân thể. Nói chung làcác thầy thuốc châm cứu của vùng đất Thủ Dầu Một - Bình Dương, hoàn toàn theo cơ chế luận giải của các sách châm cứu cổ Trung Quốc (như sách Linh Khu của bộ Nội Kinh, sách Nạn Kinh của Tần Việt Nhân, sách Châm Cứu Đại ThànhcủaDương Kế Châu...) điều này cũng dễ hiểu: vì đa số các phòng thuốc đông y ở Bình Dương (vùng Lái Thiêu, An Thạnh, Phú Cường, Bến Cát...) đều do người Hoa làm chủ (các thầy thuốc châm cứu người Việt gốc Hoa cũng chiếm đa số: Trương Kiện Dư, Huỳnh Văn Tâm, Vương Sanh, Lâm Hớn Quan...)
Lương y tu sĩ Huỳnh Hoa Hảo (chùa Hưng Đức, Phú Cường) châm cứu theo học thuyết âm dương – kinh mạch truyền thống phương đông, chỉ riêng Lương y - chiến sĩ cách mạng Nguyễn Văn Sắng lại lý giả cơ chế tác dụng châm cứu có điểm mới mẻ hơn: ông không công nhận học thuyết âm dương của Đông y (theo ông là vừa rườm rà vừa rắc rối đến vô ích), mà ông cho rằng hiệu quả châm cứu là do quá trình tích lũy kinh nghiệm nhiều ngàn năm lao động lâm sàng (của nhiều thế hệ thầy thuốc châm cứu nước nhà) đãđúc kết thành một phương pháp chữa bệnh rất thực tế Việt Nam và rất hiệu quả cho người bệnh. Nhìn chung là hoạt động châm cửu trước ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975) tại Bình Dương còn hạn chế và chậm phát triển.
III- HỌC THUẬT CHÂM CỨU BÌNH DƯƠNG SAU 30-4-1975
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), miền Bắc nước ta do Đảng CSVN lãnh đạo, rất quan tâm đến Đông y - châm cứu: chính phủ đã cho khôi phục và chấn hưng nền y học cổ truyền, để góp phần phục vụ sức khỏe nhân dân cùng với các hoạt động Tây y, do đó học thuật châm cứu bắt đầu phát huy - phát triển một cách  quy mô hơn... Khi đất nước hoàn toàn thống nhất (sau 30-4-1975), Bộ Y tế nước ta đã phát động phong trào “kết hợp YHCT với YHHĐ” để xây dựng một nền y học Việt Nam XHCN, từ đây các tổ chức riêng của ngành châm cứu đã ra đời: Hội Châm cứu Việt Nam, Viện Châm cứu Việt Nam ở Trung ương... nhiệm vụ là chỉ đạo tuyến chuyên môn cho các địa phương về mặt học thuật châm cứu.
Tại tỉnh Sông Bé cũ (tức là Bình Dương - Bình Phước bây giờ) lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế đã tạo nhiều thuận lợi cho các thầy thuốc châm cứu hoạt động:
- Năm 1976 cho phép thành lập Phòng Chẩn trị châm cứu tại chùa Bà Chúa (cạnh chùa Ông Ngựa - đường Hùng Vương, TX. Thủ Dầu Một).
- Năm 1984 cho phép thành lập Câu lạc bộ khoa học châm cứu Sông Bé. Đây là tổ chức tập hợp các thầy thuốc châm cứu có tay nghề kinh nghiệm, hoạt động đồng thời với CLB Châm cứu Hà Nội (1985- 1995).
- Năm 1987 cho phép thành lập Chi hội Châm cứu tỉnh (nay là Hội Châm cứu Bình Dương). Năm 1990 cho phép thành lập Bệnh viện Y học dân tộc trong đó có Trung tâm Châm cứu tỉnh...
- Năm 1993 cho phép thành lập Chi hội Laser châm Thủ Dầu Một (áp dụng tia Laser trong châm cứu).
- Năm 1999 cho phép thành lập Câu lạc bộ Laser y học tỉnh, tập hợp các thầy thuốc quan tâm ứng dụng công nghệ Laser y tế.
- Năm 2002 cho phép chuyển đổi tên CLB. Laser y học tỉnh thành Hội Laser y học Bình Dương (hoạt động song hành với các tổ chức y tế khác: Hội Y học, Hội dược học, Hội đông y, Hội châm cứu, Hội điều dưỡng...) nhiệm vụ chính là chú ý phát huy phát triển học thuật châm cứu theo tinh thần “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” bằng cách áp dụng lâm sàng tia Laser công suất thấp thay cho cây kim cổ truyền... và các hoạt động NCKH về tia Laser áp dụng trong y học.
IV- NÉT ĐẶC TRƯNG PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUẬT CHÂM CỨU BÌNH DƯƠNG TỪ 1975 ĐẾN NAY:
Trong khí thế phát triển chung của học thuật châm  cứu thế giới (nhất là ở Trung Quốc, Pháp, Đức, Hoa  Kỳ…) GS. Nguyễn Tài Thu và các cộng sự của ông ở Viện Châm cứu Việt nam (Bộ Y tế) đã tận tâm tận sức giúp đỡ các tổ chức châm cứu ở các địa phương trong nước: Phát huy phát triển hoạt động châm cứu chữa bệnh cho nhân dân, sao cho đạt thật nhiều kết quả, bằng việc đã tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyên đề châm cứu cho các tỉnh, thành. Riêng tại Sông Bé- Bình Dương, cũng nhờ sự quan tâm ưu ái của lãnh đạo tỉnh, các thầy thuốc châm cứu đã tích cực tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm lâm sàng của nhiều nước tiên tiến khác và khai mở ra “hướng cách tân” cho học thuật này (mà nhiều địa phương khác hiện nay vẫn chưa thực hiện), đó là 3 đặc trưng:
1. Nhu châm từ 1980 (Catgutopuncture) tức là dùng mẩu chỉ tự tiêu Catgut đặt sâu vào vị trí huyệt châm cứu, để kích thích dài hạn (thường là 7 ngày) huyệt vị ấy. Phương pháp châm này là hình thái cách tân lần 1 của đội ngũ thầy châm cứu Bình Dương. Người Trung Quốc áp dụng hình thái châm này từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX (họ gọi là “mai tuyến pháp” tức là phương pháp chôn chỉ). Bình Dương triển khai phương pháp với mai tuyến pháp.
2. Thủy châm từ 1990 (hydropuncture) tức là tiêm thuốc (đông dược hoặc tây dược) vào huyệt châm cứu, để vừa tạo kích thích huyệt được châm, vừa tận dụng tính năng dược lý của thuốc chữa bệnh đồng thời với thao tác châm cứu. Viện Châm cứu Việt Nam (Hà Nội) thường thủy châm bằng các thứ thuốc Tây y, còn các thầy thuốc Bình Dương thủy châm bằng dược liệu đông y (do khoa dược của Bệnh viện YHCT bào chế trong các đề tài NCKH của khoa từ 1990 đến 2000). Đây là hình thái cách tân lần 2 của châm cứu Bình Dương. Y học Trung Quốc đã áp dụng phương pháp thủy châm bằng thảo dược Đông  y từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Người Pháp thủy châm bằng thuốc Tây y.
 3. Laser châm từ 1995 (Laseropuncture) tức là chiếu tia Laser công suất thấp vào huyệt châm cứu (thay cho cây kim truyền thống làm bằng kim loại): hình thái cách tân lần 3 của châm cứu Bình Dương. Y  học TQ và các nước Âu châu (Đức, Thụy Sĩ, Liên Xô  cũ...) đã áp dụng phương pháp này từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX (họ gọi là “kích quang liệu pháp” optothérapie, Bình Dương gọi là “Quang châm Laser”  - optopuncture par Laser). Phương pháp Quang châm  bằng Laser bán dẫn được coi là “an toàn nhất cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân”, vì không sợ nhiễm trùng  và khi châm lại không gây đau khó chịu như thao tác  châm bằng kim (nên phụ nữ và trẻ em rất hợp ý mỗi  khi chữa bệnh bằng Laser châm).
Thực tế hiện nay, đa phần thầy châm cứu ở nhiều  địa phương chỉ áp dụng điện châm (kích thích rung kim bằng dòng điện một chiều, đã có từ cuối thế kỷ XIX) hoặc vẫn còn hào châm (châm kim và rung kim bằng tay), nghĩa là vẫn ''tồn cổ'' như xưa ...
V - TÓM TẮT
Học thuật châm cứu Bình Dương đã thật sự khởi sắc về số lượng cũng như chất lượng từ sau ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975) đến nay. Đội ngũ thầy châm cứu mỗi ngày một lớn mạnh từ kiến thức chuyên môn đến tay nghề lâm sàng, khá là tinh thông thao tác châm mới: Nhu châm- Quang châm… để phục vụ sức khỏe nhân dân Bình Dương (và cả các tỉnh) từ tuyến y tế cơ sở (trạm y tế xã, phường) đến tuyến y tế huyện, thị và tuyến cao nhất tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện YHCT tỉnh…
L.H
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Học cổ truyền - trường đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 1994.
2. Tân châm - GS Nguyễn Tài Thu - Nhà xuất bản Y học, 1995.
3. Acupuncture ímaging - Ph.D.MarkSeem - HealingArtspress, 1990.
4. Précis d’acupuncture Chinoise -Académie de médecine traditionnelle chinoise, 1977.
5. Cẩm nang châm cứu - Thượng Trúc - Nhà xuất bản Chi Lăng, 1970
6. Cẩm nang từ vựng châm cứu - Hoàng Duy Tân - Thành hội Học Dân tộc cổ truyền Biên Hòa, 1986.
7. Tôi học khoa châm cứu - Nguyễn Văn Sắng - Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé, 1988.
8. Tập san châm cứu Sông Bé - Hội Châm cứu Sông Bé (từ 1988 đến 1996).
9. Chuyên san Laser y học Bình Dương – Hội Laser y học Bình Dương (từ 1998 - 2006).

LÊ HƯNG


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24434846