Đất, Người Bình Dương

Một vài nét về kinh tế nông nghiệp trong vùng tạm bị chiếm tỉnh Bình Dương giai đoạn 1954-1975

  • NGUYỄN VĂN HIỆP
  • 25/07/2012
Từ sau Hiệp định Genève, cùng với việc thành lập bộ máy cai trị thực dân kiểu mới, Ngô Đình Diệm coi “vấn đề an ninh nông thôn là vấn đề sống chết của chế độ cộng hòa” (1) và xem vấn đề bình định nông thôn là biện pháp cơ bản “để chống lại chiến tranh cách mạng, chống lại sự nổi dậy của cộng sản”(2). Xuất phát từ quan điểm đó, Ngô Đình Diệm thấy cần phải củng cố giới địa chủ để làm chỗ dựa vững chắc cho chính thể Việt Nam cộng hòa ở nông thôn và tiến hành mua chuộc nông dân, tranh giành nông dân với cộng sản. Để đạt được hai mục đích trên, chính quyền Ngô đình Diệm tiến hành ngay việc điều chỉnh chế độ sở hữu ruộng đất. Trên cơ sở được Mỹ đồng thuận và viện trợ 12 triệu đôla(3), Ngô Đình Diệm đã nâng công cuộc cải cách điền địa lên hàng quốc sách, rồi ban hành liên tiếp 3 đạo dụ: đạo dụ số 2, đạo dụ số 7 và đạo dụ số 57 để cải cách điền địa.
Lúc này, toàn bộ đất đai kể cả trong vùng tạm chiếm lẫn số ruộng đất vùng kháng chiến đều được quân đội Pháp và sau đó là chính quyền Ngô Đình Diệm quản lý. Do vậy, chế độ sở hữu ruộng đất của chính quyền cách mạng xác lập trong thời gian chín năm kháng chiến chống Pháp hầu như bị xóa bỏ. Đó là điều kiện thuận lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành công cuộc cải cách điền địa. Về bản chất công cuộc cải cách điền địa ở nông thôn mà chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành là tạo cơ sở pháp lý cho giới địa chủ và những người có công với Diệm chiếm đoạt lại số ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã chia cho dân nghèo trước đó, đồng thời bắt hàng chục ngàn gia đình nông dân trở lại kiếp tá điền làm thuê. Cụ thể trong dụ số ngày 8-1-1955, điều 28 quy định, tất cả mọi tá điền phải ký khế ước thuê ruộng của chủ điền. Về vấn đề này, trong Báo cáo Chính trị của Trung ương Đảng ta tại Đại hội lần thứ III đã nhận định: ''ở nông thôn, Mỹ - Diệm thi hành cải cách điền địa giả hiệu nhằm cướp đoạt ruộng đất mà nông dân đã giành được trong kháng chiến, tăng tô, tăng thuế, bắt phu, càn quét, cướp phá, làm cho đời sống nông dân rất khốn đốn”(4). Bộ Quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận, Diệm “đã lấy đi những thứ mà Việt minh đã chia cho họ rồi trả lại cho địa chủ”(5).
Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng Bình Dương tháng 11-1956 còn cho biết thêm: Toàn tỉnh có 200.000 dân, diện tích ruộng 12.500 ha, bước đầu đã ký được 765 khế ước loại A, 520 khế ước loại B và 1.385 khế ước loại C(6). Đến năm 1957, số khế ước loại A là 2.008, loại B là 649, loại C là 2.121 và đến năm 1958, số khế ước loại A là 2.203, loại B là 693, loại C là 2.208(7). Các số liệu trên cho thấy, nông dân Bình Dương không thiết tha gì với công cuộc cải cách địa điền của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính trong bản báo cáo về tình hình cải cách địa điền, Tỉnh trưởng Bình Dương nhận xét, số nông dân tham gia ký khế ước quá ít (8).
Tuy nhiên, với phương châm mỵ dân, nhằm mục tiêu giành dân với cách mạng, nên cùng với chương trình cải cách điền địa, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành cho nông dân Bình Dương vay 1.400.000$ (1955), 1 500.000$ (1956), 1 .266.600$ (1957), 1.937.970$ (1958)... để phát triển nông nghiệp. Nếu như năm 1956, toàn tỉnh có diện tích thực canh 12.500 ha, thì đến năm 1957 trở đi, diện tích cày cấy thực của tỉnh Bình Dương là 33.440 ha, với sản lượng ước tính đạt khoảng 34.730 tấn lúa. Bên cạnh đó, diện tích gieo trồng cây trái và cây hoa màu là 31.980 ha, trong đó diện tích trồng mía đường có khoảng 2.500 ha. Lúc này toàn tỉnh Bình Dương có khoảng 25.000 ha trồng cây cao su, chủ yếu ở các quận Bến Cát, Dầu Tiếng, Củ Chi. Ngoài ra, các chủ đồn điền đang dự kiến mở rộng thêm diện tích canh tác thêm khoảng 300 ha. Đến năm 1958, diện tích cao su tỉnh Bình Dương đã tăng thêm 2.800 ha (9).
Dù rằng, trong bối cảnh kinh tế vùng tạm bị chiếm, vận mệnh cây cao su cũng gắn bó chặt chẽ với tình hình chính trị, nhưng cần ghi nhận rằng, vị thế của cây cao su luôn luôn được xác định là rất quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở Bình Dương. Tính đến năm 1956, trong tổng diện tích 63.752 ha của toàn Nam bộ thì cao su Bình Dương đã chiếm đến khoảng 50%. Hơn nữa, trong chương trình “khuếch trương trồng tỉa cao su” của Sở Canh nông Bình Dương dưới thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm, dự kiến diện tích cao su dinh điền toàn miền Nam sẽ lên tới 150.000 ha, thì giai đoạn 1959-1961 , diện tích cây cao su ở Bình Dương sẽ là 45.000 ha (10).
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi lúc này cũng phát triển mạnh so với thời gian trước đây. Nếu như năm 1955, toàn tỉnh chỉ có khoảng 8.000 con trâu, 7.500 con bò và các xã được TYTHÚ y cung cấp thêm cho 7 heo nọc, 35 heo nái(1~ thì đến năm 1957, theo thống kê của Sở Canh nông, toàn tỉnh có khoang 18.650 con trâu, 14.900 con bò, 700 con ngựa, 40.500 con heo. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có Trung tâm Chăn nuôi bò sữa Lai Hưng, Bến Cát, Trại chăn nuôi bò giống, ếch và cá rô phi công Ba, Lái Thiêu (Công ty Chăn nuôi miền Nam), Trại chăn nuôi tằm tơ ở Định Thành và Trại chăn nuôi bò (3 trại), gà (1 trại) ở Dầu Tiếng. Đặc biệt, Trung tâm Chăn nuôi bò sữa tại ấp Lai Khê, Lai Hưng được tiến hành theo kế hoạch Colombo do Chính phủ Úc tài trợ. Tại đây, ngoài máy móc, dụng cụ, chuồng trại làm sẵn (Hangar préfabrique), chăn nuôi đồng cỏ, máy phát điện, máy bơm nước, Chính phủ Úc còn viện trợ thêm 64 bò giống Sind, 22 bò giống Jesey, 22 trâu sữa giống Murrah, Ka vi và 53 dê sữa giống Saanen (12).
Bình Dương là một tỉnh ruộng ít, rừng nhiều, nên bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, lâm sản được chính quyền Ngô Đình Diệm xem là thế mạnh của tỉnh. Sau khi thiết lập xong bộ máy cai trị, Chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành khai thác ngay nguồn lâm sản hiện có. Theo báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng, diện tích rừng độ 100.550 ha. Từ năm 1955 trở đi, bình quân mỗi tháng tỉnh Bình Dương khai thác được khoảng 50 thước khối gỗ các loại, 6.300 ster củi giồng và khoảng 5.000kg than giồng, ước tính thu được khoảng 18.000$ (13).
Đến năm 1960 trở đi, phong trào đồng khởi và sau đó là phong trào phá ấp chiến lược của quân, dân Bình Dương diễn ra mạnh mẽ đã làm cho hoạt động nông nghiệp trong vùng tạm bị chiếm giảm sút nghiêm trọng. Theo thống kê của Sở Canh nông, đến cuối năm 1963, toàn tỉnh có diện tích trồng lúa là 33.458 ha, diện tích trồng cao su là 29.776 ha, diện tích trồng mía là 1.870 ha, diện tích trồng cây ăn trái là 3.700 ha, diện tích trồng thuốc lá là 114 ha, diện tích trồng hoa màu là 121.00 ha và diện tích trồng đậu phộng là 213 ha. Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích trồng trọt bỏ hoang khá nhiều, năng suất thấp, lúa chỉ đạt gần 3 tấn/ha. Điển hình như, quận Bến Cát, số diện tích canh tác là 6.500, nhưng hàng năm nông dân chỉ thu hoạch được khoảng 18.000 tấn lúa.
Cùng với trồng trọt, trong thời gian này, các trại chăn nuôi ở Đông Ba, Lái Thiêu, Định Thành, Dầu Tiếng hầu như không hoạt động. Trung tâm Chăn nuôi bò sữa tại ấp Lai Khê, Lai Hưng, Bến Cát bị phá hủy hoàn toàn, hầu như không để lại dấu vết nào (14). Riêng đối với cao su, ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của tỉnh, tính đến tháng 1-1964 sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tổng diện tích cao su ở Bình Dương chỉ đạt được 1.270 ha (15) và đến cuối năm 1964, tổng diện tích có tăng lên (khoảng 1.337 ha), nhưng chỉ 50 ha hiện hữu là có thể khai thác được(16).
Năm 1965, Mỹ đổ quân vào Bình Dương, tháng 8- 1965, Cabod Lodge trở lại miền Nam làm Đại sứ. Đểâ mua chuộc nông dân, Cabod Lodge thấy cần làm lại cuộc cải cách điền địa để thay đổi lại chính sách ruộng đất của chính quyền Ngô Đình Diệm trước đó. Do vậy, “Chương trình cải cách xã hội triệt để” gồm 6 điểm, trong đó điểm thứ 2 làm lại cuộc cải cách điền địa được ban hành. Để thực hiện chương trình này, một phái đoàn do Bộ trưởng Bộ Nống nghiệp Mỹ được cử sang miền Nam để nghiên cứu tình hình.
Theo Báo cáo của Ban Kiểm soát các ngành nông nghiệp công - kỹ - nghệ và thương mại trước lúc “Chương trình cải cách xã hội triệt để” được khởi xướng, tỉnh Bình Dương có diện tích trồng lúa là 18.000 ha, sản lượng hàng năm thu được là 39.600 tấn diện tích trồng mía có khoảng 2.000 ha, sản lượng mỗi vụ thu được là 80.000 tấn diện tích trồng cao su có khoảng 37.818 ha, sản lượng thu được hàng năm khoảng 20.000 tấn (17). Tuy nhiên, số lúa và hoa màu trên không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân địa phương nên tỉnh Bình Dương phải nhập thêm khoảng 1 400 tấn mỗi tháng. Bên cạnh đó, diện tích trồng cây ăn trái có khoảng 2.000 ha, mỗi vụ thu hoạch được khoảng 17.000 tấn sản phẩm. Trong đó, diện tích trồng đu đủ, chuối có 500 ha, sản lượng hàng năm khoảng 5.000 tấn; diện tích trồng dâu có 300 ha, sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn; diện tích trồng sầu riêng có 500 ha, sản lượng hàng năm khoảng 6.000 tấn diện tích trồng măng cụt có 500 ha, sản lượng hàng năm khoảng 4.000 tấn diện tích trồng chôm chôm có 200 ha, sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn.
Trên cơ sở nghiên cứu của Viện Stanford và điều tra của các tỉnh, tháng 10-1967, Chính quyền Sài Gòn ban hành 2 sắc luật mới (sắc luật 38 và sắc luật 47), quy định về miễn thuế trong 2 năm cho một bộ phận dân cư, cho nhân dân mua ruộng truất hữu và bán ưu tiên ruộng truất hữu cho vợ con binh sĩ. Máy kéo, phân bón hóa học và các giống lúa mới cũng đã được các viện nghiên cứu của Mỹ đưa vào nông thôn. Theo một ghi nhận của Viện Stanford, đến năm 1968, nông dân đã hoàn toàn làm quen với máy kéo, 71% nông dân dùng phân bón hóa học, 43% hộ nông dân tiếp nhận các giống lúa mới (IR8 - Thần Nông)(18), hơn 70% nông dân đã sử dụng máy cày trong sản xuất, trên 20% diện tích trồng lúa sử dụng các giống lúa mới (19).
Tiếp theo “Chương trình cải cách xã hội triệt để” của Cabod Lodge, ngày 26-3-1970, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành tiếp một đạo luật mới về ruộng đất - “Luật Người cày có ruộng” (Đạo luật 003). Luật Người cày có ruộng quy định: Tất cả nông dân cấy rẽ hay chiếm canh ruộng đất được cấp không ruộng đất không phải trả tiền dưới 3 ha. Địa chủ được giữ lại 15 ha ruộng thực canh và 5 ha ruộng hương hỏa. Số ruộng dư ra chính quyền thu hồi và bồi thường trước 20% tiền mặt, số tiền bồi thường còn lại sẽ trả bằng trái phiếu với lãi suất 10% năm (20). Luật người cày có ruộng dành quyền ưu tiên cấp không phải trả tiền cho công nhân viên chức chính phủ, cán bộ nghỉ hưu, cha mẹ, vợ con thương binh, tử sĩ. Thực chất đây là một đạo luật được ban hành nhằm đối phó với tình trạng lúng túng trước đó của Mỹ - ngụy trong việc giành đất, giành dân, đối phó với tình trạng nông dân bỏ ruộng đất do tác động của đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhất là chính sách ruộng đất của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhưng phải thừa nhận rằng, do tác động của Luật Người cày có ruộng, nông thôn Bình Dương biến đổi nhanh chóng: đa số người cày có ruộng.
Hơn nữa, hầu hết ở vùng tạm bị chiếm, sản xuất nông nghiệp được Mỹ viện trợ, cung cấp trang bị máy móc, giống mới, xăng dầu, phân bón, phát triển tín dụng, ngân hàng nông nghiệp vào nông thôn... Nông nghiệp, nhất là trồng trọt và chăn nuôi đã có một số thay đổi nhất là về hình thức bên ngoài, điển hình là những yếu tố về kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp. Chỉ riêng vùng Châu Thành, tỉnh lỵ Phú Cường và vùng ven Sài Gòn, trồng trọt các loại cây hoa màu, ăn trái và các loại rau đậu mới phát triển tương đối mạnh. Diện tích trồng trọt vùng đất này đã tăng so với trước đây, từ 12.000 ha đến 15.000 ha. Tài liệu của Nông tín cuộc cũng cho biết thời gian này nông nghiệp ở miền Nam đã sử dụng giống lúa thần Nông cho năng suất cao hơn 2 lần trước đây. Tại Biên Hòa, Long Khánh và Bình Dương đều đã sử dụng rộng rãi giống lúa này. Đặc biệt, trên địa bàn Bình Dương, nhất là những vùng trũng, thích hợp cho trồng hoa màu, rau đậu đạt năng suất cao cung cấp đủ cho nhu cầu của khu vực, nhất là địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn.
Diện tích và sản lượng các loại cây hoa màu
Đơn vi tính: ha/tấn
Trồng
Năm
Diện tích
S.Lượng
Mía
1974
450
300
Kh.Mì
1974
300
150
Kh.Lang
1973
150
70
Đ. Xanh
1973
150
50
Đ.Nành
1972
250
200
Đ.Phộng
1971
300
4.200
Rau
1970
700
600
 Nguồn: Niên Giám thống kê Việt Nam cộng hòa
Cũng kể từ khi Mỹ dỗ quân vào Bình Dương, phong trào tìm Mỹ mà đánh, bám lấy thắt lưng Mỹ mà diệt của quân dân Binh Dương diễn ra ở khắp nơi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Nhưng đối với cây cao su, từ việc khai thác, trồng mới đều được áp dụng phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tuy vậy, chưa thể nói thời gian này có những thay đổi căn bản cho các đồn điền. Chiến sự ác liệt diễn ra liên miên và việc lùng sục cả đồn điền cao su trong các chiến dịch “tìm diệt và bình định” của Mỹ - ngụy đã làm cho việc sản xuất, khai thác cao su sa sút. Việc phá rừng, phát quang, mở rộng đường giao thông ở Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát Dầu Tiếng... và việc dùng bom đạn, chất độc hóa học để phá rừng, chia cắt vùng giải phóng... đã làm cho diện tích cao su thu hẹp đáng kể. Những cuộc hành quân, tàn sát của Mỹ ngụy ở Bến Cát, Dầu Tiếng, Quản Lợi, xa trạch, Xa Cát, An Lộc... đã làm cho hàng vạn ha cao su bị chết, bị đốn ngã hoặc cháy trụi. Chỉ trong năm 1966, diện tích cây cao su đã bị thiệt hại đến 20.388 ha, trong đó có 5.583 ha bị phá do bom B52, 14.800 ha bị phá do bom xăng-napal. Đồn điền Dầu Tiếng có 9.200 ha bị hư hại đến 4.000 ha (21). Đặc biệt là những năm 1966 đến hết năm 1968, đã có hơn 2/3 số đồn điền phải tạm ngưng hoạt động.
Từ sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở đi, tình hình sản xuất cao su còn tệ hại hơn, một phần vì bom đạn, một phần do kế hoạch bình định gom dân của Mỹ ngụy. Đặc biệt, trong chiến dịch tiến công mùa khô những năm 1971, 1972 của quân dân Bình Dương đã làm cho các đồn điền cao su phần thì bị cháy trụi, phần thì bỏ hoang vì không có người chăm sóc. Hơn nữa, diện tích cao su phần lớn đều nằm trong vùng chiến sự nên diện tích và sản lượng cao su khai thác được ngày càng giảm đáng kể. Nếu như trước đây, Bình Dương là nơi có diện tích và sản lượng đứng đầu miền Nam, thì nay đã tụt xuống sau Biên Hòa, Long Khánh.
Tình hình cây cao su tại Bình Dương từ 1969-1972
Đơn vi tính: ha/tấn
1969
104.950
36.970
27.910
1970
105.200
46.500
33.000
1971
103.200
33.630
36.299
1972
83.300
25.231
23.100
 Để khắc phục tình trạng này, chính quyền Sài Gòn đã có những động thái tích cực nhằm phục hồi lại vị thế của cây cao su trong nền kinh tế nông nghiệp, bằng cách vạch ra chương trình phát triển với 2 mục tiêu: “Tái khai thác 30.000 ha còn bỏ hoang trong toàn khu vực, đồng thời, giúp các đồn điền cải tiến kỹ thuật để nâng tổng sản lượng cao su lên là 70.000 tấn/năm”(22) và tiến hành “trồng mới thêm 50.000 ha, với giống mới cho năng suất cao để nâng sản lượng lên 100.000 tấn...”(23). Tuy nhiên, mọi cố gắng của chính quyền Sài Gòn ở Bình Dương đều bị thất bại. Tình trạng diện tích cây cao su ở Bình Dương ngày càng bị thu hẹp và sản lượng mủ cao su khai thác được không đáng là bao kéo dài cho đến năm 1975.
Bên cạnh ngành trồng trọt, nghề chăn nuôi ở Bình Dương từ năm 1965 trở đi cũng phát triển hơn các giai đoạn trước, đặc biệt là các trại nuôi heo, gà, vịt... Từ đầu năm 1965, Ty Mục súc tiến hành việc cung cấp các loại giống heo, bò mới, nuôi thí điểm tại 12 trại heo và 5 trại bò ở quận Châu Thành và Lái Thiêu. Ngoài ra, Ty Mục súc giúp nông dân phát triển các trang trại chăn nuôi gia đình điển hình như trại bò của ông Nguyễn Ngọc Nguyệt tại ấp tân sinh Đông Ba, Lái Thiêu, trại heo của bà Nguyễn Thị Hai tại ấp tân sinh Chánh Trong, Châu Thành, trại gà của ông Trịnh Văn Hai tại ấp tân sinh Bình Điền, Châu Thành... Đồng thời, nông dân trong ấp tân sinh nhân rộng loại giống heo Yorkshire, Berkshire, Danois và giống gà Rhode lsland nhập ngoại. Đặc biệt, ngành ngư nghiệp im hơi lặng tiếng trước đây nay được khởi dựng lại bắt đầu từ cuộc hội thảo của Ty Nông vụ tổ chức tại Lái Thiêu. Tiếp đó, Ty Nông vụ khởi công xây dựng chợ cá tại xoan Thạnh, Lái Thiêu (6-8-1965) và giúp nông dân các quận chuẩn bị ao hồ để nuôi thả cá chép, cá mùi, cá rô phi, cá tra... Nhờ đó, tình hình chăn nuôi hộ gia đình phát triển nhanh chóng về đầu gia súc, gia cầm và cả thủy hải sản.
Nếu tính bình quân hàng năm, tổng đàn heo có khoảng gần 50.000 con, tập trung chủ yếu các huyện gần tỉnh lỵ để cung cấp cho nhu cầu dân địa phương; tổng đàn gà cũng tăng so với trước, khoảng 13.000 con. Mặt khác, nhiều cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm cũng như chế biến thực phẩm tại chỗ bước đầu được xây dựng ở huyện Lái Thiêu, Châu Thành... tạo một số điều kiện mới để chăn nuôi phát triển .
Gia súc, gia cầm tỉnh Bình Dương năm 1971, 1972
Đơn ví tính: Con
 
NĂM
1971
1972
Trâu
8.500
9.500
8.000
8.600
Heo
100.000
120.000
320.000
380.000
Vịt
250.000
300.000
 Nguồn: Niên Giám thống kê Việt Nam cộng hòa
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, nghề khai thác lâm sản vốn là thế mạnh của tỉnh vẫn được duy trì đều đặn; tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh ngày một ác liệt, nên nguồn thu ngày một giảm đi và chính quyền Sài Gòn ở Bình Dương phải quản lý theo hình thức bán khoán.
Nếu như những năm 1965, 1966, 1967, 1968, nguồn thu từ lâm sản không đáng là bao, mỗi ngày chỉ khai thác được khoảng trên 10 xe lâm sản . Lý do của sự sút kém về nguồn thu lâm sản là do tình trạng an ninh, do các tỉnh lộ luôn bị ách tắc vì chiến sự và do các ngành công kỹ nghệ tại quận Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Hòa hầu như bị tê liệt. Từ cuối năm 1968 trở đi, nguồn thu từ lâm sản tăng lên nhanh chóng. Nếu tính tháng 12-1968, số tiền bán khoán lâm sản là 105.288$ thì tháng 4-1969, tiền bán khoán lâm sản là 2.880.143$; tháng 11-1969, tiền bán khoán lâm sản là 1 .614.051$; tháng 2-1970, tiền bán khoán lâm sản là 220.489$. Từ cuối năm 1970 đến năm 1972, khi các cuộc tiến công chiến lược mùa khô của quân dân Bình Dương trở nên mạnh mẽ, thì nguồn thu từ lâm nghiệp của chính quyền ngụy giảm dân. Nếu như tháng 12-1970, tiền bán khoán lâm sản là 810.759$, thì đến tháng 1-1971, tiền bán khoán lâm sản chỉ còn lại 445.188$. Từ mùa khô năm 1972 đến năm 1975, chính quyền Sài Gòn tại Bình Dương hầu như không thể khai thác được nguồn thu từ lâm sản do lực lượng cách mạng ngày một lớn mạnh và kiểm soát chặt chẽ.
***
Trong hơn 21 năm trong vùng tạm bị chiếm so với thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Dương về cơ bản không có những biến đổi quan trọng. Vấn đề sở hữu ruộng đất vẫn tồn tại những hình thức cũ. Dù chính quyền Sài Gòn có một vài chính sách nhằm làm thay đổi về tính chất và hình thức sở hữu ruộng canh tác nhưng không đạt được mục đích. Ruộng đất ở đây vẫn thuộc sở hữu của một số địa chủ vừa và nhỏ, còn lại là các đồn điền của chủ tư bản người Việt, người Hoa và người nước ngoài. Tuy nhiên cũng cần phải thừa nhận rằng, nông nghiệp đã có áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến như giống mới, phân bón, trang thiết bị, máy móc làm cho năng suất tăng cao. Đặc biệt, cây trồng và chăn nuôi mang dáng dấp công nghiệp hơn về hình thức tổ chức và được hỗ trợ của các cơ sở tín dụng và ngân hàng. Những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu đã hình thành.
N.V.H
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Quang Huyên, cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
2. Đỗ Văn Minh vấn đề cao su Việt Nam, Luận án tốt nghiệp trường quốc gia hành chánh Sài Gòn, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
3. Hồ Sơn Đài (chủ biên) (1998), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
4. Nhiều tác giả (1998), Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Dương từ năm 1930-1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
5. Báo Cách mạng Quốc gia số 191, 1959.
6. Báo Công luận, Sài Gòn số ra ngày 7-7-1969.
7. Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Trung ương 2.
8. Báo cáo tình hình kinh tế tài chánh chính quyền ngụy Sài Gòn.
9. Báo cáo kiểm soát các ngành nông nghiệp công - kỹ - nghệ và thương mại.
10. Tình hình kinh tế (trích báo cáo tình hình Nam bộ).
11. Tình hình kinh tế ngụy quyền Sài Gòn năm 1971.
 
(*) Nghiên cứu sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
(1) Báo Cách mạng Quốc gia số 191, 1959
(2) Lâm Quang Huyên, cách mạng ruộng đất liền Nam Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1997, tr.29, 30.
(3) Báo Công Luận, Sài Gòn số ra ngày 7-7-969.
(4) Văn kiện đại hội Đảng lần III, tập 1, tr.40, 41.
(5) Lâm Quang Huyên, cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997, tr.44.
(6) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, PTT- Hồ sơ 31, tr.5.
(7) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, PTT, Hồ sơ 188, tr.24.
(8) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, PTT, Hồ sơ 31, tr.5.
(9) Báo cáo của Vănphòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, F'TT,
Hồ sơ 188, tr.24.
10) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, PTT,
Hồ sơ 31, tr.6
(11) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, PTT, Hồ sơ 121, tr.5.
(12) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm Lưu trữ Trung ương, ÁT, Hồ sơ 10939, tr.2.
13) Báo cáo của Văn phòng Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, tài liệu lưu trại Trung tâm lưu trữ Trung ương, PTT, Hồ sơ 1878, tr.6.
14) Thực trạng quận Bến Cát trước ngày quân đội Hoa Kỳ đóng quân.
15) Báo cáo tình hình kinh tế tài chánh chính quyền ngụy Sài Gòn, Phòng UBTNCP, HS 418.
16) Đỗ Văn Minh, Vấn đề cao su Việt Nam, Luận án tốt nghiệp trường Quốc gia Hành chánh Sài Gòn, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II
17) Báo cáo kiểm soát các ngành nông nghiệp công - kỹ - nghệ và thương mại, Phòng PTT, HS 18993, TTLTQG2.
18) Tình hình kinh tế(trích báo cáo tình hình Nam bộ) phòng UBTNCP HS 201 tr.54.
19) Tình hình kinh tế ngụy quyền Sài Gòn năm 1971, Phòng UBTNCP, HS 418, tr. 196
20) Huỳnh Ngọc Đáng chủ biên (1998), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bình Dương từ năm 1930-1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
21) Hồ Sơn Đài chủ biên (1998) Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia, tr.438
22) Hồ Sơn Đài chủ biên (1998), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
(23) Hồ Sơn Đài chủ biên (1998) Lịch 5ử phong trào công nhân cao su Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

NGUYỄN VĂN HIỆP


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24370768