Đất, Người Bình Dương

Trao đổi ý kiến: Cùng nhau đi tìm sự thật của lịch sử

  • NGUYỄN MINH ĐỨC
  • 25/07/2012
Đó là một sự kiện đã diễn ra cách đây 59 năm, trong cao trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một ở đồn điền cao su Lộc Ninh thời kỳ Pháp - Nhật, nay là huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Sự kiện quan trọng được các cơ quan chức năng: Huyện ủy Lộc Ninh, Tỉnh ủy Sông Bé, tỉnh ủy Bình Phước, huyện ủy Chơn Thành, Công đoàn ngành cao su Việt Nam và ông Đặng Văn Vinh đã điều nghiên biên soạn nội dung không thống nhất nhau, tức là phản ánh khác hẳn nhau về tính chất. Hiểu cách nữa, chỉ có một hiện tượng lịch sử nhưng lại ghi nhận hai bản chất. Thử hỏi, ai làm đúng ai làm chưa đúng và kết quả đó cần đi tìm nguyên nhân để trả lời trước công chúng đâu là sự thật đâu là phi sự thật. Âu cũng là tâm huyết của những người thư ký lịch sử nhân dân, nếu không nó là trách nhiệm của những người biên soạn… Theo hướng này chúng tôi lần lượt trình bày hai dòng viết lịch sử về sự kiện nêu trên để quý vị tham khảo và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết sau này.
Như dòng trên trình bày có hai dòng viết lịch sử khác nhau. Họ là Lộc Ninh, Bình Phước, Công đoàn cao su, ông Vinh thuộc bên đa số; còn lại Sông Bé, Chơn Thành thuộc bên thiểu số.
Nội dung của bên đa số viết như sau:
- Sơ thảo Lộc Ninh lịch sử và truyền thống, xuất bản năm 1987, trang 36-37 đã ghi nhận cụ thể:
“ÔNgày4-8-1945, ngày lịch sử của nhân dân Lộc Ninh…” và riêng tại nhà chỉ huy bọn phát xít Nhật ngoan cố bắn xối xả vào lực lượng thanh niên quyết chiến đang tràn tới, tình huống trở nên khó khăn, Đồng chí Lê Đức Anh chọn ra một đội những chiến sĩ cảm tử và đích thân chỉ huy cuộc đánh chiếm mục tiêu. Lực lượng chỉ có 3 khẩu súng vừa lấy được trên tay giặc, ngoài ra là gươm dao, tầm vông vạt nhọn... Người này ngã xuống người kia tiếp tục xông lên dưới làn đạn địch xối xả 15 phút, đội cảm tử đã vào đến sào huyệt cuối cùng của địch. Dưới chân đồng chí Lê Đức Anh tên quan tư phát xít quỳ gối xin đầu hàng dâng toàn bộ vũ khí. Ta đã tiêu diệt 18 tên phát xít Nhật trong đó có 2 sĩ quan, thu 40 súng và nhiều quân trang, quân dụng. Bọn còn lại một phần đầu hàng, một phần vô hiệu hóa “và” 22 chiến sĩ công nhân Lộc Ninh đã hy sinh cho cuộc khởi nghĩa toàn thắng. Lộc Ninh trở thành một trong những nơi cướp chính quyền sớm trong tỉnh Thủ Dâu Một”.
- Sơ thảo lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước, xuất bản năm 2000, trang 80 - 81 đã ghi nhận y như nội dung của sơ thảo Lộc Ninh và còn thêm:
“ÔTạiớn Quản, sáng 25-8-1945 đông đảo anh em công nhân và nhân dân các đồn điền Quản Lợi, Xa Cam, Xa Trạch, Xa Cát... nổi dậy tổ chức mít- tinh rồi chuyển sang biểu tình, tay mang xẻng, cuốc, gậy gộc, xà beng, búa, có cả súng trường và lựu đạn kéo nhau đi chiếm nơi ở và làm việc của bọn chủ giành lại quyền làm chủ đồn điền. Đối với bọn Nhật, công nhân và nhân dân dùng gậy tầm vông vót nhọn, dao găm và một số ít súng tới vây các đồn bót có lính Nhật chiếm đóng. Các đại biểu công nhân hùng dũng tiến vào tận sào huyệt địch. Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng cách mạng hầu hết các đồn điền, bọn tư bản Pháp và bọn chỉ huy Nhật đều run sợ, chúng vội vàng giao chìa khóa tủ sắt, công xưởng, các kho tàng, máy móc, đồn bót cho đại biểu nhân dân trả lại đồn điền cho công nhân.
- Ông Đặng Văn Vinh: 100 năm cao su ở Việt Nam, xuất bản năm 2000, trang 207 đã viết cũng gần giống như sơ thảo của Lộc Ninh...
“ÔỞộc Ninh tình hình kháng cự của bọn Nhật quyết liệt hơn. Sáng ngày 24-8, đồng chí Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước CHXHCNVN) chỉ huy đánh cướp đồn Nhật, bắt buộc chúng đầu hàng. Bọn Nhật bắn vào tự vệ công nhân làm một số người hy sinh, nhưng các đội viên thanh niên đã dũng cảm nhảy qua tường lao vào đồn địch. Sau 15 phút chiến đấu, ta tiêu diệt 18 tên Nhật, trong đó 2 tên chỉ huy; những tên sống sót đầu hàng. Ta thu 40 súng và một số quân hàng, quân dụng. Toàn bộ đồn điền Lộc Ninh về tay công nhân...”.
- Công đoàn Cao su Việt Nam: Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, xuất bản 2003, trang 193 - 194, ghi nhận như sau:
“ÔNhìnhung cuộc khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ ở các đồn điền không gặp phải sự chống trả của địch vì số người làm cho Nhật trước đây đã quay lại cộng tác với ta, trong khi quân Nhật thì đã mất tinh thần, không dám phản ứng và chấp nhận giao súng.
Tuy vậy ở đôi nơi, bọn sĩ quan, binh lính Nhật và bọn chủ cũng ngoan cố chống lại công nhân khởi nghĩa. Ở đồn điền Lộc Ninh thuộc Công ty Xét Xô, viên chỉ huy Nhật ra lệnh bắn vào công nhân. Nhưng có sức mạnh tinh thần đã được giải phóng, các đội viên thanh niên quyết chiến cảm tử đã dũng cảm lao vào đồn lính Nhật.
Súng địch bắn xối xả, nhiều người đã ngã xuống. Song người này ngã người khác tiếp tiếp xông lên, ào ào vượt qua tường vào trong đồn giết giặc. Sau 15 phút cuộc chiến đấu kết thúc, 18 tên lính Nhật bị giết chết, trong đó có 2 tên chỉ huy. Những tên còn sống sót phải đầu hàng. Anh em công nhân thu được 40 khẩu súng và toàn bộ quân hàng quân dụng”.
Khác hẳn với bên đa số, bên thiểu số đã lần lượt ghi nhận nội dung đó như thế này:
- Sơ thảo lịch sử ĐCSVN tỉnh Sông Bé, xuất bản năm 1989 trang 203 - 204, viết rằng:
“ÔTạiai thị trấn Chân Thành (quận Hớn Quản) và Đồng Xoài (quận Bà Rá), tuy phong trào cứu quốc mới phát triển lại ở cách xa thị xã, liên lạc với Ủy ban khởi nghĩa tỉnh rất khó khăn, song khởi nghĩa vẫn được tiến hành cùng ngày với các quận khác trong tỉnh. Ở đó bọn sĩ quan, binh lính Nhật với hàng trăm cây súng canh gác nhiều đồn bót, kho tàng đều lo cố thủ là chính. Chỉ có vài tên sĩ quan hung hăng cho lính ngăn cản sự hoạt động của ta ở ga xe lửa Lộc Ninh, ở sở cao su Quản Lợi và ngăn chặn đồng bào các sóc Chân Thành, nhưng những sự chống đỡ đó đều tỏ ra hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của nhân dân trong ngày hội lớn, như dòng thác cuốn trôi tất cả.
Trong vùng dân tộc, bọn cai tổng đã bỏ việc từ mấy ngày trước, trốn ở nhà để tránh sự tấn công của quần chúng. Tên cai tổng ác bá nhất miền Bà Rá là tên Dinh khi đó đã bị hạ uy thế nên dân trong vùng có điều kiện đứng dậy nhất là ở những nơi gần công nhân. Cách chức Hội Cứu quốc và Thanh niên tiền phong, công nhân các đồn điền Lộc Ninh, Quản Lợi, Thuận Lợi... đã làm trụ cột vững chắc cho đồng bào người Việt và người dân tộc đứng lên giành quyền làm chủ.
Sáng ngày 24-8, mấy ngàn công nhân Lộc Ninh, Quản Lợi, cả ngàn đồng bào người Việt và hàng trăm người dân thiểu số tiến hành cuộc mít-tinh biểu tình, có các đội thanh niên bán vũ trang công nhân và thanh niên dân tộc làm bảo vệ.
Quần chúng biểu tình chiếm các trụ sở hành chính, cảnh sát... trong thị trấn. Binh lính, hạ sĩ quan ngụy nộp vũ khí và được khoan hồng. Nhiều anh em thanh niên thấy được lẽ phải cũng nhập ngay vào đoàn biểu tình.
Sau khi dứt điểm việc giành chính quyền, Ủy ban khởi nghĩa quyết định cử hai đoàn gồm khoảng 100 công nhân Lộc Ninh - Hớn Quản và khoảng 50 nông dân đồng bào dân tộc, tất cả có chừng 30 - 40 khẩu súng kéo xuống thị xã Thủ Dầu Một tham gia khởi nghĩa. Bọn Nhật đòi ta để lại vũ khí, vì sợ ta tấn công vào bọn chúng. Các đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa đã có sáng kiến đánh lừa được chúng, tránh được xung đột đổ máu không cần thiết. Cụ thể là đồng chí Lê Đức Anh hướng dẫn anh em ta giải quyết việc này bằng cách cho súng vào bao bố (bao tải) chuyển đi bằng xe lửa và xe cam nhông, có người cùng đi. Nhờ đó đã tránh được sự xung đột với Nhật”.
- Lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tập l (1930-1954) tái bản năm 1995, trang 204 - 205, vẫn viết lại nguyên văn như lần trước.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chân Thành, tỉnh Bình Phước đã biên soạn “Đảng bộ, quân và dân Chân Thành 75 năm đấu tranh và xây dựng (1930-2005)”, xuất bản năm 2005, trang 46 - 47, đã ghi nhận các nội dung đồng nhất với sơ thảo lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tuy nhiên cũng có cách riêng của tác giả biên soạn...
Nhìn lại sự trình bày phần trên có mấy vấn đề cơ bản khác nhau ở điểm nào? Xin tiếp tục nêu ra như sau:
Bên đa số cho rằng giành chính quyền ở Lộc Ninh mang tính chất đấu tranh bằng bạo lực vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và có đổ máu. Kết quả đó do hai nhân tố tạo nên là sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và chi bộ cơ sở.
Bên thiểu số cho rằng giành chính quyền ở Lộc Ninh chỉ có tính chất đấu tranh bằng bạo lực chính trị của quần chúng có sự hỗ trợ của tổ chức tự vệ bán vũ trang, không để diễn ra bạo lực vũ trang, không đổ máu... kết quả đó do các nhân tố tạo nên là sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quán triệt của đồng chí Lê Đức Anh làm Ủy viên Tỉnh ủy và sự tự giác của quần chúng cách mạng, khi thời cơ chín muồi đã đến. Hiểu thêm, ở Lộc Ninh khi đó chỉ có đảng viên hoạt động đơn tuyến như đồng chí Lê Đức Anh, chưa có chi bộ Đảng.
Thay lời kết luận, chúng tôi trình bày sự kiện được hân hạnh đón tiếp nhân chứng lịch sử chủ chốt ở Lộc Ninh - đồng chí Lê Đức Anh, hồi năm 1987, tại Văn phòng Tỉnh ủy Sông Bé.
Kết quả đáng phấn khởi nhất là các yêu cầu của chúng tôi về giành chính quyền ở Lộc Ninh được đồng chí vui lòng giải đáp rõ ràng và sau này đã đưa vào sơ thảo lịch sử Đảng bộ tỉnh Sông Bé trong mục giành chính quyền ở Lộc Ninh - Chân Thành - Hớn Quản.
Đây còn là bài học thành công đáng kể sau khi nhận được nguồn thông tin của cán bộ đưa ra trong những lần tọa đàm lịch sử ở Lộc Ninh (tháng 3-1983 và tháng 11-1984). Chúng tôi có nhiều nghi vấn hơn niềm tin. Do vậy mới đi tìm cho được nhân chứng tin cậy nhất rồi sẽ đưa nội dung được xác minh vào sơ thảo sắp tới. Chúng tôi đã một lần gửi văn bản đến đồng chí Lê Đức Anh và lần sau đến tận Thường trực Văn phòng BTC QK7 xin vào gặp. Được một sĩ quan trả lời là đồng chí Lê Đức Anh đã nhận được văn bản lại hứa sẽ thu xếp công tác đến gặp chúng tôi và sự thật được thỏa mãn!
Nhân dịp này xin chia sẻ niềm vui với các bạn đồng nghiệp và nếu có vị nào chưa tin vào điều đó, yêu cầu Ban biên tập hãy gởi một bản tạp chí có đăng tải bài này đến đồng chí Lê Đức Anh để có thể hồi âm thì mới chắc hơn!

NGUYỄN MINH ĐỨC


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24421616