Đất, Người Bình Dương

Góp phần tìm hiểu hoạt động giáo dục của cộng đồng người Hoa ở Thủ Dầu Một

  • LÝ PHÁT - ĐỖ TIÊN (Bảo tàng Bình Dương)
  • 25/07/2012
Sau khi đã ổn định chỗ ở, ổn định công ăn việc làm, bên cạnh các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo, cộng đồng người Hoa ở Thủ Dầu Một bắt đầu quan tâm đến vấn đề giáo dục. Học nói tiếng Hoa là việc đầu tiên mà di dân người Hoa muốn dạy cho con em mình. Buổi đầu sơ khai chưa có trường học, việc dạy học của người Hoa thực hiện theo kiểu ai biết đọc biết viết thì tập trung con em lại để dạy. Khi cộng đồng người Hoa có sự phát triển mạnh về kinh tế, họ bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội trong cộng đồng. Họ quần tụ với nhau trong các tổ chức xã hội mang tính khép kín tương đối như các bang, hội của từng nhóm ngôn ngữ: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Sùng Chính (Hẹ), Hát Nam. Họ không những quan tâm đến lĩnh vực kinh tế - xã hội mà còn đầu tư nhiều trong lĩnh vực văn hóa giáo dục như tín ngưỡng, nghệ thuật và dạy tiếng Hoa. Các cơ sở công ích phục vụ cho cộng đồng như: hội quán, đền, miếu, điện thở, trường học, nghĩa trang... dần dằn được xây dựng. Đồng thời người Hoa còn thành lập các quỹ tài chính để phục vụ lợi ích cho cộng đồng. Cộng đồng người Hoa ở Thủ'Dâu Một ngày càng trên kế~ chặt chẽ vớt nhau, cùng nhau phát triển hội nhập vào xứ sở mới. Trước năm '945, thời thực dân Pháp xâm lược, chính quyền không quan tâm đến hoạt động văn hóa giáo dục của người Hoa. Họ tự do thành lập trường học, tự lập giáo trình giảng dạy. Theo một số người Hoa lớn tuổi thì ở Thủ Dầu Một trường học được xây dựng đầu tiên là trường Trung Dung (trước đó già trường Hoa Kiều), địa điểm hiện nay là trường mẫu giáo Hoa Lan nằm trên đường Hai Bà Trưng. Trường Trung Dung do bang Hẹ xây dựng, sau đó được ông Quảng Xương xây rộng thêm. Theo họ biết thì những người từng học trường Trung Dung nay còn sống đã ngoài 80 tuổi. Ngay cả các cụ trước kia cũng đã từng khẳng định không biết trường Trung Dung có từ lúc nào, chỉ biết khi các cụ đến tuổi đi học thì được cha mẹ đưa đến học ở trường Trung Dung. Như vậy, có thể trường Trung Dung đã được xây dựng muộn nhất cũng vào thập niên 20 của thế kỷ XX. Theo các cụ thì trước khi có trường Trung Dung đã có một ngôi trường khác (địa điểm hiện nay được xác định là ở góc đường Nguyễn Tri Phương và Bàu Bàng, cạnh bờ sông đối diện Lờ Heo cũ), nhưng đã bì thực dân Pháp tịch thu làm trại lính. Đến năm 1955 thêm một ngôi trường của người Hoa được thành lập ở Thủ Dầu Một. Đó là.Trường Nghĩa An (nay là trường mẫu giáo Sơn Ca nằm trên đường Văn Công Khai ) do bang Triều Châu xây dựng. Năm 1972, trường Bình Dân của bang Phúc Kiến chính thức khai giảng (nay là trường tiểu học Chánh Nghĩa l tọa lạc tài khu 2, phường Chánh nghĩa). Năm 1974, trước một lăm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trường Việt Trí của bang Quảng Đông được thành lập (nay là trường tiểu học Lê Văn Tám nằm trên đường Lý Thường Kiệt). Các trường giảng dạy chủ yếu chương trình sơ, trung tiếng Hoa, giáo viên đa số được mời từ Sài Gòn. Ngôn ngữ được giảng dạy là tiếng Quan Thoại (tiếng phổ thông Trung Quốc). Giáo trình đa phần được đưa từ Đài Loan. Thậm chí bằng tốt nghiệp tiểu học, ngoài con dấu của trường còn có con dấu của sứ quán Trung Hoa Dân Quốc. Chương trình học cũng có nhiều môn, ngoài các môn tự nhiên, các môn xã hội như tịch sử, địa lý, văn học, đều học về đất nước Trung Hoa. Sau năm 1975, hầu hết các đường kể trên đều chuyển thành các cơ sở giáo dục chung của địa phương chứ không còn riêng của người Hoa. Học sinh người Hoa được chia về các trường khác theo đúng với trình độ thứ lớp đang học, hòa nhập vào chương trình giảng dạy chung của Bộ Giáo dục. Đến năm 1989, với chính sách thông thoáng của Đảng và Nhà nước ta, theo nguyện vọng của bà con người Hoa muốn con em mình được học thêm tiếng Hoa song song với chương trình phổ thông, UBND tỉnh đã cho phép mở các lớp dạy tiếng Hoa ở trường tiểu học Lê Văn Tám, gọi là trường Hoa Văn Bồi Anh (trước là trường Hoa Văn Việt Trí). Theo lịch trình: buổi sáng dạy chương trình giáo dục tiểu học do ngành giáo dục - đào tạo quản lý, buổi chiều dạy chương trình sơ cấp tiếng Hoa, buổi tối dạy tiếng Hoa cho nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần có nhu cầu học tiếng Hoa. Trường Hoa Văn Bồi Anh thu nhận học sinh cả người Hoa lẫn người Việt. Về quản lý: trường có 2 hiệu trưởng. Một hiệu trưởng trường tiểu học Lê Văn Tám là cán bộ của ngành giáo dục. Một hiệu trưởng trường Hoa Văn Bồi Anh là đại diện của người Hoa. Về nhân lực: giáo viên tiếng Hoa đa phần là người Hoa, do hiệu trưởng là người đại diện các bang chọn và mời giảng dạy. Hiện nay giáo viên tiếng Hoa chủ yếu là người địa phương, một vài người ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây. Năm 2006, trường Hoa văn Bồi Anh có 27 lớp học, 10 lớp học ban ngày và 17 lớp học ban đêm, với hơn 700 học sinh và 20 giáo viên. Chương trình giảng dạy chủ yếu là sách 301 Câu Đàm Thoại Tiếng Hoa, Tiếng Hoa Trung Cấp. Ngoài ra, còn dạy môn thư pháp và nhạc. Học sinh tiếng Hoa ngoài con em người Hoa đến học để gìn giữ tiếng mẹ đẻ còn đa số học tiếng Hoa để đáp ứng nhu cầu công việc, tìm việc trong các công ty có sử dụng tiếng Hoa, dự thi chứng chỉ quốc gia A, B, C... Toàn bộ chi phí hoạt động của trường Hoa Văn Bồi Anh đều do 4 bang người Hoa đảm trách từ cơ sở vật chất, quần áo đồng phục cho giáo viên và học sinh ban ngày, tài liệu giảng dạy, sách vở, lương giáo viên... Nguồn chi này lấy từ quỹ bảo trợ thu từ lễ hội rằm tháng giêng (Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Thủ Dầu Một) như đấu giá lồng đèn, khánh vàng, tiền cúng đường của bá tánh... Trước kia, trường Bồi Anh nhận học sinh không thu tiền học phí. Nhưng do tình trạng học sinh vì không đóng học phí nên đi học không đều gây khó khăn cho việc giảng dạy, vì thế, những năm gần đây, trường Hoa Văn Bồi Anh đã thu học phí theo mức tượng trưng đối với các học sinh học thi chứng chỉ quốc gia, côn trẻ em hoàn toàn miễn phí. Nguồn thu này, được nhập vào quỹ bảo trợ để chi hoạt động .Của trường. Trước kia, người Hoa tập trung cho con em học tiếng Hoa để buôn bán, phục vụ công việc làm ăn chứ không quan tâm đến chương trình học tiếng Việt. Ngày nay, người Hoa ở Thủ Dầu Một cho con em mình học tiếng Hoa chỉ để gìn giữ tiếng nói quê hương, còn chủ yếu tập trung cho con em học hết chương trình phổ thông để thi vào cao đẳng, đại học. Đây là một chuyển biến lớn trong suy nghĩ của người Hoa so với trước năm 1975.
L.P - ĐT
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tư liệu điền dã cá nhân.

Báo cáo chuyên đề về người Hoa của Ban Dân vận Tỉnh ủy năm 1998.

LÝ PHÁT - ĐỖ TIÊN (Bảo tàng Bình Dương)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24439165