Đất, Người Bình Dương

Đặc điểm phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu một trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

  • NGUYỄN THỊ MỘNG TUYỀN (Thạc sĩ Nghiên cứu sinh Đại học Mở Bình Dương)
  • 25/07/2012
Cùng với phong trào kháng chiến của cả nước, phong trào đấu tranh của đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một trong chín năm chống Pháp, ngoài việc mang những đặc điểm chung của toàn miền, của cả nước, còn mang một sắc thái đặc biệt qua những nét riêng như sau:
1. Địa bàn hoạt động đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một chủ yếu diễn ra ở vùng cao su và dọc các lộ giao thông. Vùng cao su là chiến trường, là hậu phương và là căn cứ tin cậy của kháng chiến
Vùng đất thủ Dầu Một định vị ở địa đầu của miền Đông Nam bộ, nối liền với Nam Tây nguyên, Cực Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Là địa bàn chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng, đại bộ phận là địa hình trung bình với những cánh rừng bạt ngàn có nhiều loài gỗ quý, hiếm, động thực vật phong phú, những vườn tiêu, vườn cà phê tươi tốt nơi có nhiều đường giao thông xuyên suốt và quan trọng, tiếp giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.
Thế kỷ XIX, Pháp xâm lược nước Việt Nam ta, vùng đất Thủ Dầu Một cũng rơi vào tay Pháp. Khi đã cơ bản đặt được nền thống trị ở Việt Nam, tư bản thực dân Pháp đã tim ?Hấy ở Thủ Dàu Một một kho tàng thiên nhiên vô giá có thể khai thác làm giàu cho chính quốc. Các công ty đồn điền như Đất Đỏ, Viễn Đông, Michelin... đã cướp hàng chục vạn ha đất đỏ bazan, đất xám màu mỡ để khai mở đồn điền cao su, làm giàu bằng cách bóc lột tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ mạt từ miền Trung, miền Bắc vào Thủ Dầu Một. Tài nguyên cao su này cũng là nguồn cung ứng khá lớn cho chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Tuyến đường Sài Gòn - Lộc Ninh, các quốc lộ 13, 14 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng cả về quân sự, kinh tế ở Đông Nam bộ và Đông Nam Campuchia.
Ơ Thủ Dầu Một, các đồn điền cao su thường nằm gần các căn cứ địa kháng chiến của xứ, khu tỉnh. Như, đồn điền Dầu Tiếng nối liền với chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu Long Nguyên; đồn điền Phước Hòa nối với chiến khu Đ... Mối quan hệ giữa đồn điền với căn cứ được xác lập một cách thuận lợi, dễ dàng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ vũ trang từ căn cứ địa vào đồn điền, hoạt động quyên góp vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men, vải vóc... từ đồn điền ra căn cứ được phát huy. Đặc biệt đồn điền cao su Dầu Tiếng, một nửa công nhân và gia đình của họ vào định cư trong căn cứ Dương Minh Châu và mối quan hệ mật thiết giữa ''Định Thành sở'' và ''Định Thành căn cứ tồn tại suốt cuộc kháng chiến. Căn cứ địa và đồn điền cao su với ''căn cứ lòng dân''và ''căn cứ trong dân'' không những là nơi đào tạo, huấn luyện cán bộ chiến sĩ, mà còn là bàn đạp tấn công giao thông, đánh vào cơ quan đầu não, hậu phương địch. Đó là hậu phương tại chỗ cho các lực lượng kháng chiến, một biểu tượng hào hùng có sức cổ vũ nhân dân tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc suốt chín năm 1945-1954.
Vị trí đặc điểm của địa bàn Thủ Dầu Một đã có thể lý giải vì sao khi trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ II, thực dân Pháp đã chọn việc đánh chiếm Thủ Dầu Một và chiếm lại các đồn điền cao su làm mục tiêu quan trọng hàng đầu. Và vì thế mà cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông nói chung và Thủ Dầu Một nói riêng diễn ra hết sức quyết liệt.
Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ'' của Trung ương Đảng, phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một đã diễn ra mạnh mẽ, thể hiện trên các mặt: Đẩy mạnh hoạt động vũ trang: Công nhân ngày đêm tập luyện quân sự, kết hợp với du kích địa phương đánh phá giao thông để chặn đánh địch tái đánh chiếm đồn điền.
- Phá hoại kinh tế địch: Phá hoại cây cao su, thành phẩm cao su, tháo máy móc (máy điện, máy nước, máy cán mủ cao su...), lấy dụng cụ lao động, đem vào chiến khu.
-Đánh sâu vào hậu phương, cơ quan chỉ huy địch ở vùng tạm bị chiếm... Trong thời kỳ 1945-1954, ngoài việc tổ chức tấn công lấn đất, giành người với kháng chiến, càn quét, khủng bố vùng căn cứ, thì nỗ lực hoạt động của địch chủ yếu diễn ra ở vùng đồn điền cao su, dọc các lộ giao thông quan trọng.
Mặc dù thường xuyên bị càn quét, bao vây nhưng phong trào đấu tranh của công nhân cao su vẫn giữ vững. Bên cạnh mặt trận kinh tế chiến, công nhân cao su còn phối hợp với du kích địa phương và các đơn vị bộ đội chính quy thực hiện hàng loạt trận đánh giao thông đường bộ trên các trục lộ 13, 14, đường xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh, đánh mạnh vào vận tải tiếp tế của địch, diệt nhiều sinh lực địch, phương tiện chiến tranh của thực dân Pháp. Mặt khác, công nhân cao su còn tòng quân giết giao, vận động binh lính bỏ ngũ, tiếp tế lương thực (gạo, cơm lô, muối) và thuốc men cho lực lượng kháng chiến; góp sức xây dựng và mở rộng căn cứ kháng chiến, ''căn cứ lòng dân'', ''căn cứ trong dân''; phối hợp hoặc hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng tham gia đánh các trận lớn như chiến dịch Bến Cát (1950), đánh phá đồn bót, tiêu hao sinh lực địch... Phong trào công nhân cao su đấu tranh mạnh mẽ Thủ Dầu Một những năm này đã góp phần cùng toàn chiến trường làm phá sản các chiến lược ''đánh nhanh thắng nhanh'', ''lấy chiến tranh nuôi chiến tranh'' của thực dân Pháp.
2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và qua thực tiễn đấu tranh, phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một biểu hiện rõ sự kết hợp xuyên suốt hai nhiệm vụ cách mạng là đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc,
Trước khi trở thành người công nhân cao su, họ là những người dân của một nước hàng trăm năm bị đô hộ, lâm vào tấn bi kịch một cổ nhiều tròng, phải chống lại với nhiều kẻ thù giai cấp và dân tộc. Chính vì lẽ đó đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một cũng như giai cấp công nhân Việt Nam đi từ lòng yêu nước đến giác ngộ giai cấp. Tâm lý giai cấp được hình thành trong truyền thống đấu tranh bất khuất của một dân tộc đã hàng ngàn năm đứng lên đánh bại lần lượt mọi kẻ thù xâm lược.
Vừa bước chân đến đồn điền, người công nhân cao su đã chống đối quyết liệt mọi thế lực đàn áp: Phản đối chủ bóc lột, đánh xu cai, tìm cách bỏ trốn, tự tử nhưng rốt cuộc vẫn không thoát khỏi kiếp contrat, cam chịu thất bại. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp được kết hợp hài hòa và biểu hiện đồng bộ trong các phong trào đấu tranh đòi cơm áo và giành độc lập, tự do. Chín năm chống Pháp 1945- 1954, công nhân cao su Thủ Dầu Một luôn gắn chặt đấu tranh giai cấp với đấu tranh giải phóng dân tộc, gắn liền quyền lợi của giai cấp với quyền lợi của dân tộc, đặt quyển lợi của dân tộc lên trên hết:
Từ 1945-1949: Công nhân tiếp quản đồn điền vừa ra sức lao động để xây dựng cuộc sống mới, vừa tham gia bao vây địch ở các mặt trận xung yếu ở Sài Gòn, giúp chặn thế tiến công của giặc và ra sức tạo thế đứng chân, ngăn chặn địch tái đánh chiếm đồn điền. Khi Pháp quay lại chiếm các đồn điền, công nhân phải quay về đồn điền tiếp tục làm việc và tham gia mọi hoạt động kháng chiến: Vừa đấu tranh với chủ đồn điền đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, vừa trực tiếp kháng chiến, chủ yếu trên phương diện phá hoại cao su địch góp phần xây dựng kinh tế kháng chiến của ta.
Từ 1950-1954: Công nhân tập trung chấn chỉnh xây dựng hệ thống tổ chức công đoàn trong đồn điền cao su, duy trì phong trào đấu tranh của công nhân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đồng thời kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của công nhân cao su vùng Đông Nam Campuchia. Phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một vì thế luôn bao gồm hai nhiệm vụ không tách rời: đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
3. Phong trào đấu tranh của công nhân cau su Thủ Dầu Một thể hiện rõ tính đa dạng, phong phú qua các hình thức đấu tranh với những nét độc đáo riêng biệt
Ở buổi đầu khi chưa chuẩn bị đầy đủ về chính trị tư  tưởng và tổ chức, chưa có sự lãnh đạo của Đảng, công nhân cao su Thủ Dầu Một cũng như các nơi khác đều đấu tranh bằng hình thức như bỏ trốn, lãn công, tập hợp đưa kiến nghị, vận động kiện cáo bọn chủ, cai hoặc mạnh hơn nữa là bạo động, nổi dậy chém chủ sở, chủ đồn điền... Mặc dù hình thức này là tự phát, chưa mang lại hiệu quả thiết thực, nhưng là báo hiệu cho sự phản kháng quyết liệt không thể dung hòa.
Từ sau năm 1930, với sự lãnh đạo của các chi bộ cộng sản trong đồn điền, phong trào công nhân được tổ chức chặt chẽ, tự giác hơn. Bắt đầu xuất hiện những cuộc tập hợp lực lượng đưa yêu sách với tính thống nhất cao, những cuộc đình công, bãi công làm áp lực và cả những khởi nghĩa vũ trang với kế hoạch chuẩn bị chu đáo (tiêu biểu là sự kiện ''Phú Riềng đỏ''). Công nhân không chỉ đấu tranh đơn thuần bằng lực lượng chính trị mà còn xây dựng cho mình lực lượng vũ trang (các đội xích vệ, tự vệ) để hành động khi cán thiết. Và điều độc đáo là từ năm 1930, công nhân còn biết sử dụng báo chí “tờ giải thoát'' như là một vũ khí, một hình thức đấu tranh tuyên truyền, tập hợp lực lượng. Hình thức tổ chức các hội ái hữu, nghiệp đoàn biểu hiện rất có hiệu quả. Nhờ có hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt đó, công nhân cao su Thủ Dầu Một đã góp phần quan trọng vào thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở địa phương mình.
Trong thời kỳ chống Pháp 1945-1954, công nhân cao su Thủ Dầu Một luôn có những sáng tạo về phương thức đấu tranh. Bên cạnh những hoạt động đấu tranh với khẩu hiệu chống đánh đập, cúp phạt, chống phát gạo mục, cá thối, đòi tăng lương giảm giờ làm, đòi được cấp thuốc, đòi được đi bệnh viện điều trị khi ốm đau, đòi thực hiện đúng giao kèo trả về quê, đòi tự do nghiệp đoàn... công nhân cao su còn đấu tranh phá hoại kinh tế địch, xây dựng kinh tế kháng chiến, cho cách mạng, và những hoạt động vũ trang diệt ác, phá đồn bót tiêu hao sinh lực địch, đi bộ đội, hỗ trợ và tham gia các chiến dịch của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương mình... Ngoài ra, công nhân cao su còn có những hoạt động bền bỉ, âm thầm trong lòng địch để nắm tin tức, tình hình địch cung cấp cho cách mạng, đùm bọc chở che cho cán bộ, bộ đội, đảng viên, ủng hộ sức người, sức của cho kháng chiến. Nhờ có phương pháp đấu tranh thích hợp - biết kết hợp các hình thức công khai, bí mật, nên mặc dù trải qua những khó khăn khốc liệt, đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một vẫn duy trì được phong trào đấu tranh, không ngừng trưởng thành và liên tiếp giành được thắng lợi rực rỡ trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước.
N.T.M.T
Tài liệu tham khảo
[1]. Ban chỉ đạo tổng kê't chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiê'n chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
[2]. Ban nghiên cứu lịch sử công đoàn Việt nam, Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt nam (1860-1945), NXB Lao động, Hà Nội, 1974.
[3]. Trần Tình, Phú Riềng đỏ, NXB Lao động, Hà Nội, 1965
[4]. Hồ Sơn Đài, Căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp miền Đông Nam bộ (19-5-1954), Luận án Phó Tiê'n sĩ khoa học lịch sử, Viện Khoa học xã hội tại TP.HCM 1995.

NGUYỄN THỊ MỘNG TUYỀN (Thạc sĩ Nghiên cứu sinh Đại học Mở Bình Dương)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24407911