Đất, Người Bình Dương

Hương vị ngày Xuân

  • HUỆ THÔNG (chùa Hội Khánh)
  • 25/07/2012
Lẽ trời đất luôn xoay chuyển bất tận. Hết xuân rồi sang hạ, qua hạ lại đến thu, thu tàn rồi sang đông... Tuy dù bất tận khôn cùng nhưng cái gì có khởi nguyên tức phải có tận cùng... Với sức đa dạng, phong phú của nhân loại, từa xưa người ta đã hình thành sự bắt đầu và sự tận cùng trong cuộc vận hành của một năm. Âm lịch cớ từ nhà Hạ và lấy 12 địa chi đặt tên cho 12 tháng. Tháng giêng là tháng Dần được chọn làm tháng đầu năm để người ta ăn Tết. Tết Nguyên đán bắt đầu vào tháng Dần. Một sự lựa chọn rất tuyệt diệu của người xưa, vì lúc đó thời tiết lạnh của mùa đông vừa hết, ngày xuân ấm áp khí hậu.Thanh thoát, hoa lá đua tươi, nó hòa nhập vào tâm hồn con người và làm cho con người như tan biến đi tất cả những gì cực nhọc, buồn phiền sau một năm làm việc vất vả. Tết Nguyên đán được bắt đầu vào lúc giao thừa. Giao là bàn giao lại những gì cũ. Thừa là tiếp nhận cái mới mẻ. Giao thừa nghĩa là cũ giao lại mới tiếp lấy. Chính vì thế mà hàng năm vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới lại có lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ để sang năm mới. Lễ trừ tịch chành vào lúc giao thừa nên gọi là lễ giao thừa. Lễ giao thừa được mọi gia đình chuẩn bị một cách trang nghiêm, tươm tất, trịnh trọng và đầy huyền bí. Vì trong giờ phút thiêng liêng này người ta cầu mong sao cho một năm mới gia đình đẩy hạnh phúc. Lễ này rất quan trọng đối với truyền thuyết nhân gian, người ta tin rằng cứ mỗi năm là có một vị hành khiển, hành binh và phán quan. Những vị này thừa lệnh Ngọc Hoàng để cai trị nhân gian trong năm (đương niên chi thần). Tức nhiên những vị này cũng có những vị hiền từ đức độ, cũng có những vị nghiêm khắc quan liêu... Do đó tục truyền nếu năm nào được vị đức độ thì dân sống an cư lạc nghiệp bằng ngược lại theo sách thì năm nay - Đinh Hợi là ông Lưu Vương hành khiến, Ngũ Ôn hành binh và vị Nguyễn Tào phán quan. Vậy Chúng ta chờ xem các vị đương niên chi thần năm nay lành, dữ thế nào? Nhân dân ta còn nhiều tục lệ trong đêm giao thừa như đoán xem con vật nào kêu đầu tiên để đón vận mệnh trong năm... Con người từ xa xưa đã hình thành cho mình những sức tưởng tượng vô cùng đa dạng, phong phú và đầy nhân bản. Có lẽ đứng trước vũ trụ bao la, mênh mông bất tận con người rất cần đến sự che chở của một vật thiêng lào đó và có lẽ chính vì thế mà thần linh bắt đầu hiện trong đầu óc của họ. Theo tôi con người không bi quan, bất lực trước cái gì mà họ tưởng tượng ra, mà đây là sức chiến đấu tích cực mưu cầu cái thiện, cái hoàn hảo. Năm nào mưa thuận gió hòa thì người ta sẽ cúng tạ ơn vị thần cai trị trong năm, năm nào bất thiên tạt hạn hán thì người ta sẽ làm lễ tống khử như tống khứ loài ma quỷ. Nhân gian rất căm ghét những gì xấu xa, đau khổ và luôn tìm để đón nhận những gì an lành và hạnh phúc. Ở đây vấn đề không phải thần linh hay không thần lệnh, mà tà vấn đề tính nhân bản. Cái mà con người từ xa xưa đã tháng tạo ra mọi vật thiêng nào đó không phải để họ tuân thủ như mệnh lệnh của đấng toàn năng, mà chính là nhằm để giúp con người bất phục thiện và đáng nói là con người biết vận dụng để tự mình vươn lên tìm cái thiện, cái an lành cho cuộc sống. Ở làng quê tôi, từ lâu nó đã trở thành tập tục, mọi gia đình chỉ cử hành lễ đón giao thừa khi nào nghe âm vang chuông trống ''Bát nhã'' của chùa khởi động, vì quan niệm người làng quê tới xem sự khởi động âm vang pháp khí của nhà chùa là biểu tượng cho mọi điều an lành và thành đạt. Mọi người đến chùa cúng giao thừa và đã hòa luyện lời nguyện hương của vị thầy chủ lễ, tất cả như bình lặng trong một thế giới trầm hùng, thiêng liêng, thanh thoát trong âm vang của lời kinh tiếng kệ. Lời nguyện cầu thiền môn (nhà chùa) không phải là lời cầu khẩn van xin mà là sự thức tỉnh cho chính mình: ''Cầu cho chúng sinh sớm chuyển mê, khai ngộ, cầu cho tất cả nhân sinh đều trọn thành Phật đạo...''. Ý nghĩa lời cầu nguyện Chuyển mê, khai ngộ là một khái niệm trút bỏ những gì phiền trước, đau khổ, si mê trong kiếp con người và để mở bày một con đường thiện của sự giác ngộ để rồi tất cả mọi người đều được thành Phật đạo (thành quả vị tối thượng của cái thiện) một sự khao khát của con người đang hướng tới. Đón xuân ở nhà chùa ta như cảm nhận một thế giới bình yên từ vật thể bên ngoài đến ý thức bên trong. Lời nguyện cầu thanh thoát, nụ cười an lạc qua hình ảnh của đức Phật Di Lặc và một cành mai nhỏ nhắn, đơn sơ thắm tình của ngài Mãn Giác: ''Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai”... Tất cả như cho ta một cảm giác hòa quyện vào thế giới an lạc của tâm hồn. Một niềm ao ước khát vọng của dân tộc ta đó là hạnh phúc và an vui. Và có lẽ đạo Phật là tôn giáo sớm nhất hòa nhập vào sự khát vọng mang tính nhân bản này. Từ lâu hình ảnh đến chùa tễ Phật hái lộc đầu năm đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Dù chỉ một cánh hoa, một trái cây của chùa được mang về nhà xem đây là điều an lành của gia quyến, ''Một miếng nhà chùa hơn cả vùa dưới bếp”.
Những quan niệm, những hình thức trên là cả một quá trình chuyển đổi của tâm thức để vươn tới niềm tin cho chính con người. Con người tin họ sẽ trở thành người tốt, tin họ có thể trút bỏ những gì bất chánh... Niềm tin đó được thông qua hình ảnh thanh thoát của ngôi chùa đã đem lại cho họ qua lời cầu nguyện của ngày đẩu xuân. Mùa xuân đến, mùa của khí hậu đầy quyến rũ. Những cành mai, cành đào đua nhau hé nụ như khoe sắc đón chào xuân. Trên thế giới hiện nay có trên 200 nước với khoảng 2.000 dân tộc khác nhau, mỗi phong tục tập quán riêng biệt của từng dân tộc đó. Ờ Việt Nam có nhiều tập tục tập quán cao quý của ông bà ta để lại (tất nhiên cũng có những tập tục lỗi thời, phi nhân bản). Nhưng hiện nay ta lãng quên đi những tập tính mang truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta nên xét lại để hiểu rõ cái gì cao quý, cái gì không cao quý. Cái nào đẹp và có giá trị thì ta phải phát huy duy trì nó và đừng lầm tưởng nó là tập tục lỗi thời, lạc hậu. Những nước lớn có nền văn minh phát triển hiện nay như Mỹ, người ta đón năm một bằng phong tục khoai lang tây để dưới gầm giường, đến giờ giao thừa người ta thò tay xuống lấy, nếu được củ khoai gọt sạch thì trong năm ấy họ hy vọng sẽ được mùa to. Ơ Nhật có phong tục trồng cây thông và tre trong ngày Tết để tượng trưng cho kiên cường và sức mạnh. Ở Liên Xô cũ năm mới, người ta lấy lúa mì rắc quanh nhà, với mong muốn mùa màng sẽ được bội thu...
Ở Việt Nam ta cũng có rất nhiều tập tục trong ngày Tết như: Tục đánh cầu ở triều nhà Lý là biểu tượng cho sức mạnh, tục dựng nêu, xông nhà, đưa ông Táo... mà nhất là tục rước ông bà được tổ chức vào ngày 30 Tết, là tục mang truyền thống cao quý nhất của dân tộc, nó thể hiện tính ''ẩm thủy tri nguyên'' tính bảo vệ tổ tiên và dân tộc. Không nhà nào mà không chuẩn bị một cách tươm tất trên bàn thờ nào bánh mứt, bông trái, đèn nhang để đón ông bà về ăn Tết với con cháu. Giờ rước ông bà tùy theo giờ thích hợp của từng gia đình nhưng chỉ trong ngày 30 (hoặc 29 tháng thiếu). Tất cả thành viên trong gia đình đều ăn mặc sạch sẽ, tề chỉnh để làm lễ. Giờ phút thiêng liêng này, trong gia đình không có ai được cãi vã, gây gổ hay phiền muộn, mà tất cả phải vui vẻ, vì hương linh tiên đã về với con cháu trong những ngày xuân. Thật là một tập tục có ý nghĩa cao thâm, nếu trong ngày vui mà thiếu đi một người trong gia tộc thì thật là buồn tẻ. Xuất phát từ lòng kính trọng tổ tiên, từ sự kính trọng làm ta phải bảo vệ Từ Đường trong dòng tộc từ ý thức này nó hun đúc cho ta có một truyền thống giữ gìn bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì Tổ quốc là do ông bà, tổ tiên ta gầy dựng, do đó nếu bất cứ một ai xâm phạm đất nước ta, tức là xâm phạm tổ tiên thì ta không thể nào ngồi yên chấp nhận được mà Hồ Chủ tịch đã nói: "Vua Hùng có công dựng nước, thì Bác cháu ta có công giữ nước”. Dân tộc Việt Nam từ ngày xưa đã đánh đuổi bao quân xâm lược để giành lại bờ cõi mà tổ tiên ta khai phá. Đây có phải chăng, nó xuất phát từ một ý thức tập tục biết kính trọng người thiên cổ. Phải nói ông bà xưa đã để lại biết bao sản phẩm văn hóa cao đẹp cho con cháu ta ngày nay. Giá trị nhân văn của tổ tiên ta trong những ngày xuân được thể hiện qua ý nghĩa rước ông bà và nhiều tập tục khác cùng với liễn đối hương vị Ngày xuân. Mùa xuân là tất cả nhưng không phải ai cũng hưởng được mùa xuân một cách trọn vẹn. Người muốn hưởng xuân là người phải biết xuân, hòa nhập vào xuân và có hồn xuân. Ta hãy nhìn xem một thi sĩ, một cụ đồ nho, một nhà sư... họ đã đi đến mùa xuân và tìm xuân trong chính họ. Để rồi từ đây, những con người biết xuân mới đem lại cho mùa xuân những hồn thơ, liễn - đối xuất ra tư øtâm - khẩu chân thật của chính họ.
Xuân phong yểm ánh thiên môn liễu.
Noãn vũ tình khai nhất kính hoa.
Nghĩa là: Gió xuân phấp phới bóng cành liễu ngoài trước cửa. Mưa tạnh rồi nớ đầy một ngõ hoa.
Thả hỉ tân niên, nhật noãn phong hòa vô tục sự
Nhàn tầm cựu - ẩn, hoa hương điểu ngữ nhất ban xuân.
Nghĩa là:Mừng năm mới gió mát trời hòa không vướng bận tục sự gì, thong thả tìm về nơi ẩn cũ, vui thú hoa thơm chim hót là hơn
Đại tạo vô tư xứ xứ đào - hoa tần tống noãn Tam dương hũ cựu, niên niên xuân sắc khứ hoàn lai.
Nghĩa là: Đại tạo (khí hóa của trời đất) không riêng gì xứ nào, chỗ nào hoa đào cũng đưa khí ấm đến. Tam dương là tiết xuân có ba khí dương, thì hằng năm vẫn đưa xuân - sắc đi lại trở về.
 Ở đây ta thấy tác giả đã hòa nhập hồn mình vào cái vũ trụ bao la của trời đất, của hoa lá, cỏ cây... Qua những câu đối liễn trên ta thấy tính giáo dục rất nhân bản. Người xưa dùng hình ảnh của ngày xuân để nói lên cuộc sống vị tha. Hầu hết tất cả liễn xuân người ta đều nói đến cái chung, của mọi người mọi nhà, của thiên nhiên vũ trụ chớ không có cái ta nhất thể, độc lập Chính cái chung nhất thể đó đã làm cho con người hưởng trọn hồn xuân mà không phải mất phần. Khi cái chung nó trùm khắp tức tự nó sẽ đem lại cho ta hưởng được cái riêng. Như câu: Xuân phongyểm ánh...
Chính vì khi gió xuân nó tung bay khắp nơi, thì cũng chính lúc đó sẽ đem lại trổ cho ta đầy hoa trước ngõ. Hay câu: đại tạo vô tư... Đại tạo là nói đến cái khí của trời đất đó là cái xuân của vũ trụ chứ nó không phải dành riêng cho bất cứ một ai, nơi nào xứ nào nó cũng đem hơi ấm đến, chính vì cái chung đó của vũ trụ bao la cho nên khi tiết xuân trở về thì nó luôn luôn mang lại cái hương sắc mùa xuân cho ta. Câu tuyệt nhất này là: Thả hỉ tân niên... tác giả hưởng mùa xuân bằng cách là quên tất cả những gì vướng bận của cuộc trần, để rồi từ đây mới có thể thong dong tìm về cái bản thể của chính mình mà vui thú với hồn xuân. Ở đây cho ta thấy người xưa hưởng xuân bằng cái hòa nhập tâm hồn vào cái thể bao la của trời đất, họ đã quên tất cả những gì còn bận bịu cho một chút lợi riêng Thật là tuyệt vời sâu thẳm của cái tâm hồn người biết hưởng xuân. Chính cái quên hết để hòa nhập vào thiên nhiên thì ngay khi đó ta mới hưởng được một cách trọn vẹn của trời xuân. ''Quên'' ở đây nó không mang tính chất của nghĩa đạo đức, mà nó mang một khái niệm của sự chuyển hóa. Từ cái quên con người mới có sự vươn lên để tìm chân lý và để trở về cái chân thật của con người. Hồn xuân, ý xuân là chỗ đó, điều này nó được thể hiện qua câu liễn xuân mà hầu hết ai cũng được biết:
Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ. Xuân mãn càn
Khôn phước mãn đường (tạm dịch: Trời thêm năm tháng người thêm tuổi, xuân khắp càn khôn phước đầy nhà).
Trong những câu liễn xuân đặc biệt có câu rất thâm thúy đó là:
Bất thị hiếu đê hữu cung, cánh hữu hà sự khả lạc.
Chỉ thư û khiêm hòa ung mục, tư ïnhiên đáo xứ giai xuân.
Nghĩa là: Không giữ được hiếu thảo kính thuận, thì còn việc gì đáng vui nữa. Chỉ cốt khiêm tốn hòa mục, tự nhiên đến đâu cũng đều là xuân cả. Đây là câu mà người xưa dụng ý để giáo dục về đạo đức, hiếu thảo mà đạo lý vốn có nghìn đời của dân tộc Việt Nam, để nhắc nhở cho ta thấy trong ngày xuân ta không thể nào vong ơn đối với bậc sanh thành dưỡng dục, cho nên muốn có xuân trùm khắp mọi nơi, chỉ khi nào ta biết khiêm cung và hiếu thảo với cha mẹ... Thật là phương pháp giáo dục cao thâm.

HUỆ THÔNG (chùa Hội Khánh)


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24401432