Phần 2: Sài Gòn tạp-pín-lù
- 26/07/2012
( Phần 2 ) |
Thay lời tựa Hôm nay, 6-10-1983, mồng một tháng chín Quí Hợi, ba giờ chiều, đang nằm trên võng đọc sách, bỗng tôi chợt nghĩ và lật đật lên ngồi nào bàn máy, sắp giấy đánh thành mỗi trang ba bản, chưa biết, - nếu lỡ chừng, sẽ gọi là “mục, chương”, nếu viết được nhiều trên trăm trang, thì sẽ gọi hay đặt tên đó là như đã thấy, là: tập thứ ba của bộ Sài gòn năm xưa và sau nầy, nếu có dịp thuận tiện sẽ in thành sách, tiếp theo tập 1 mà có người đã lấy bản Sài gòn, phóng ảnh và in lậu bên Mỹ, bán tận Paris, và cũng là tiếp “tập 2” tôi đã viết xong dưới đây và chưa có dịp xuất bản, và không chừng chẳng có dịp nào xuất bản. Ô hay! Tại sao trên mâm cơn người Việt, ta được bày hố lốn, nào canh ngon xen với một món “xào khô”, một đĩa ram mặn, xen với nào muối tiêu, nào xì dầu và không quên món chấm quốc tuý khi sang là nước mắm nhỉ Phú quốc, cũng gọi tắt “nước mắm hòn” hoặc nước mắm nhất hảo hạng Mũi Né, khi hèn, buổi xuống chưn, bất kỳ “ngang, ngửa”, nước mắm dư bữa ăn trước, nước muối tiêu có thêm chút đường, chút giấm, được chanh thì càng quí, xếp không trật tự, người ngồi vào mâm muốn gắp, muốn chấm món nào tuỳ sở thích rồi trái lại, trời đất ơi, khi tôi đang buồn, tôi viết, tôi chơi, trời đất ơi, kêu trời sao cho thấu, khi đọc, độc giả lại rầy tôi viết “thiếu khoa học và không sắp xếp cho ngăn nắp gọn gàng”. Đã và ngẫu hứng, thưa quí liệt vị, xin làm phước cho tôi được có chút tự do. Và nói túng mà nghe dọn có trật tự như buổi ăn theo Tây: xúp đi trước, cá, gà rồi thịt đỏ thịt rừng, la sấm la sét, đến chừng chán, trật tự cách mấy rồi chán vẫn chán, và mấy ai đã đòi trật tự buổi nầy. Trở lại câu chuyện viết lách, tỷ như viết “hồi ký”, “nhựt ký” làm vầy vô hà trật tự. Quí vị sẽ thấy: tôi vui đâu chúc đó, hứng khi nào, viết khi nấy viết xong, khi toan đóng lại thành tập, bỗng đổi ý tôi chừng ấy mới sắp lại, tàm tạm cho có chừng, và trật tự nỗi gì? Một cái bánh ngon, là cái bánh nguyên, vừa mới ra lò, còn nóng hổi, “vừa thổi vừa ăn” tôi muốn nói tập 1; đến như tập 3 nầy, vì còn chút đường dư bột vụn, tôi o bế lại cho đỡ cơn đói lòng, quí vị thương tình, xin bớt hay đừng cố chấp. Tôi thanh minh một lần nữa, khi soạn tập 1, tôi vẫn chưa đọc đủ các tài liệu đã xuất bản rồi, và sau đây, vừa mới đây, nhơn buồn, lấy sách cũ ra đọc, “bươi đống tro tàn” vụt thấy vài truyện hay hay, bèn chép ra đây, rõ là “xà bần, thập cẩm”, “Tạp pín lù”. Muốn dùng muốn đọc muốn cho vào xọt giấy, đều được, chỉ xin chút cảm thông là đáng quí rồi và không khách sáo: đây xin muôn vàn tạ ơn lòng.
Cẩn tự. ( Sài gòn muôn vẻ, do tác giả CHUNG viết ra cảm tưởng của tập hồi ký của tác giả Vương Hồng Sển )
SÀI GÒN MUÔN VẺ Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Kiên Chịu trách nhiệm bản thảo: Ngô Văn Phú Sửa bản in: Nguyễn Xanh Vàng Bìa: Nguyễn Đức Nhu In 1000 cuốn tại Tuần báo Văn Nghệ TP. HCM. Giấy phép số 32/HNV ngày 18-12-1990 của Cục Xuất bản BVHTT-TT-DL. In xong và nộp lưu chiểu tháng 8-92. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 63 Nguyễn Du, Hà nội. ________________________________________ 1. Văn minh
Văn minh, theo tự điển dạy, là cái tia của đạo đức, phát hiện hoặc nơi chánh trị, nơi pháp luật, nơi học thuật, hay điển chương, v.v. gọi là văn minh (Đào Duy Anh). Phản đối với văn minh là dã man. Ai nói mình đã man, thì giận, xét lại là chưa khai hoá, thì giận chỗ nào? Ngày nay, xáo trộn, không nên ham nói chữ, không khéo sanh vạ. Người Pháp viết “la rangon de la civisation”, Đào Duy Anh dịch: “đại giá của văn minh”, cũng như “la rangon du progès”, tưởng cũng nên dịch: đại giá của sự tiến bộ, hoặc cái quả báo của sự tiến hành, nhưng cũng đừng dịch cao kỳ như vậy khó hiểu, và cứ nói nôm na: muốn tấn bộ phải trả giá cao. - Cô gái quê muốn hưởng chút văn minh của thị thành, phải kỳ mài cho bớt lớp bùn, và bỏ tật sức dầu dừa, chưa chắc thấy văn minh, chỉ vừa sạch sạch nước “cản”, mà chưa chi tấm trinh đã rách!
1. Văn minh, đeo đồng hồ mắc tiền, giục lòng tham thằng bợm, biết đeo mà có biết truy nguyên, khi nói chữ, vướng hai chữ “khắc lậu” nghe như tục tĩu, chẳng qua: khắc lậu là cái đồ ngày xưa dùng để ghi thì giờ, tức lấy một cái bình đựng nước có xoi lỗ nhỏ để cho nước giọt dần dần, và xem chừng độ nước thì biết giờ. Khắc lậu canh tàn, khắc từng độ, lậu là giọt nước rĩ ra. (Dùng cát thay nước là sa lậu: sablier). Sách thường nói văn minh phát nguyên khi tìm ra hơi nước làm sức mạnh, chuyển động được máy móc, làm cho tàu chạy, xe đi. Một sách khác dạy rằng nguồn gốc văn minh, xưa hơn tìm ra hơi nước là sức mạnh, và phải kể lúc tìm ra đồng hồ để đo thì giờ, đo giờ chi vấy, để biết giờ tụng kinh thì kinh mới linh thính, linh thiêng, và người tìm ra cách đo giờ trước tiên, vốn là một người tu hành, đã từng xét và kinh nghiệm: xưa hơn nữa, lấy gà gáy làm báo tin, nhưng vẫn gà gáy sai, vì ngày có nhật thực hay nguyệt thực thì gà đi ngủ sớm! Cũng không tin được ánh sáng mặt trời, vì khi trời vân vũ chuyển mưa thì lấy đâu có ánh sáng mà tin với cậy!
2. Văn minh, khi máy hát nhập cảng vào Sài gòn lối 1910, tôi đã từng thấy máy hát xưa lúc đó có cái ống toà loa thật lớn thật choán chỗ, để làm cho tiếng kêu thêm lớn, có máy như máy đồng hồ, khi muốn hát, phải vặn dây thiều, rồi đặt trên mặt cái máy, ban sơ là một ống (như ống chỉ máy may) sau đối cái ống ấy thay bằng “đĩa”, người xứ ta mấy chục năm về trước đã có làm, sơ khởi là “đĩa hát của thầy Năm Tú ở Mỹ tho”, hát tuồng hát bội, tuồng giễu thuật chuyện trớ trêu chọc cười (tích thằng Lãnh bán heo, chuyện hai thằng hề lên cao lầu ăn mì “thổ thần”) đĩa hát Tây có hiệu “Pathé phono” (có trước thầy Năm Tú), xuống đến thâu vào đĩa tuồng Kim Vân Kiều, tuồng Trang tử cổ hồn (Trang Tử thử vợ) cũng của thầy Năm Tú, kế đến đĩa hiệu Asia. Máy hát cũng tân thời là hiệu Columbia, có hai dây thiều và hát được lâu và rõ tiếng hơn. Lúc ban đầu, nhà nào có máy hát là tối đại văn minh, mỗi lần cho máy hát, trong xóm bu lại nghe đứng chật cửa nhà, và người dân quê vẫn tin có con ma trong máy nên tiếng người nghe rõ rệt. Chẳng bao lâu, lối đầu chiến tranh binh Nhật đổ bộ Nam kỳ, tiếp theo có cuộc đảo chánh năm 1945 của Nhật, rồi tới chạy nạn tản cư, nhà cửa đều tiêu tan, máy và đĩa chẳng những không còn mà đã bị thay thế bằng máy transistor và bằng máy télévision, như nay đã biết, nói nữa là thừa.
3. Một triệu chứng của văn minh tôi được biết là cái tủ sắt tức là cái tủ đựng bạc làm toàn bằng sắt, hiệu tốt và bền chắc, đốt không cháy, ăn cướp phá không nôi (hay phá một cách rất khó) là tủ hiệu “Bavehel”, hiệu “Fichet”, hiệu “Le Gavlois”, những tủ này thay thế từ chiếc vò, cái hũ chôn tiền qua cái rương xe, hòm giường, rương sắt, nay thảy đều mới lạ đối với thanh niên tân thời, từng đọc sách vở cũ mà chưa có in hình như cuốn Petit Larousse của Pháp, (không kể trước đây ông Trương Vĩnh Ký có in một cuốn Pháp Việt Tự điển, và được in lại các hình vật y như trong Larousse đã kể, như sách nầy nay cũng ít nhà còn lưu trữ). Tủ sắt giữ của một thời gian cho các nhà giàu đất Nam, nhưng giữ mà không biết làm cho tiền sanh đẻ ra tiền lãi, tiền lời, và theo luật đào thải, tủ sắt bị thay thế bằng ngân hàng, (tủ lui về nằm ở ngân hàng). Tiền gởi nhà băng, sanh lợi, khiến cho vào thời gần đây, đời Diệm đến đời Thiệu, tiền ký ngân hàng, sanh lợi đến 20 (hai chục phần trăm), có vài triệu phú gởi băng đến 100 triệu (100.000.000$), mỗi năm rút tiền lãi đến 20 triệu (20.000.000$), tưởng rằng vô tận, ngô đâu ngày 30-4-1975, của Tàu trả lại âm ty sạch sành sanh cả đám. Tóm lại: chiếc đồng hồ, cái máy hát và cái kết bạc, ba món ấy vẫn là của nợ, nợ văn minh, tục luỵ cũng là đây, và “muốn cho sạch nợ, còn gì là duyên” (Kiều) hỡi Trời? Văn minh có ích là chiếc xe đạp, thánh Gandhi còn khen, và chiếc xe đạp ngày nay có ích và quí hơn chiếc ô tô, nhưng phải coi chừng, xe đạp bị bợm dòm hành, xe xấu, chạy nghe cút kít, khổ xác khổ thân, nhưng bợm cũng không chừa, khổ ơi là khổ! Người Nam kỳ chơn lấm tay bùn, khi thấy chiếc bicyclette, có hai bánh, tự chạy ro ro, khoái trong lòng, tên là “cái xe máy”, máy đâu không thấy, chỉ thấy ngồi đạp êm ru, tưởng gọi xe u mê cũng tạm cho là được. Đến khi xe đạp có gắn máy tự động, gọi motocyclette, người Nam dịch là “xe máy dầu” nghe ẹ quá, và người Bắc gọi “xe mô tô” hay mô-tô, thì cũng ẹ như nhau. Bây giờ, gọi theo hiệu, xe Honda, nọ nọ, và xe ba bánh của Ý bày, gọi Lambretta, qua nước Nam, còn lại xe lam, vừa gọn, vừa không kén mặt, vừa làm giàu cho tiếng nước nhà: xe lam, xe buýt. Văn minh còn nhiều nữa: cây viết máy, trên kia gọi bút máy, gọi stylo phứt cho rồi. Có câu cũ rít: “có công mài sắt chầy ngày nên kim”, kim đây theo tôi hiểu, dùng máy bố tời, chớ kim nhỏ chột, hè hụi mà biết bao giờ thành công, chí có nước nhờ ngoại quốc chế tạo sẵn cho dùng, từ kim khâu, kim máy may cho hiệu Singer, và kim của bác sĩ, may ít mũi, lấy tiền bộn bộn. (còn nữa nhưng phải tiết kiệm giấy) (viết 18-10-83). ________________________________________ 2. Thả cầm thi, lai rai nhắc chuyện cũ
Danh từ hay thành ngữ “Thả cầm thi. Thả kìm thơ” nầy, tôi nghe từ nhỏ, lúc chín, mười tuổi, hay mười hai, mười ba tuổi, do một nhạc sĩ có danh là ông Nguyễn Tùng Bá, người đất Sài gòn, xuống Sốc trăng, chuyên dạy đờn. Tôi nhớ ông, người dong dải, cao ráo, là người thứ nhứt, tôi thấy thường thường ăn mặc chải chuốt ít khi thấy ông bận đồ mát, và luôn luôn khăn đóng áo dài xuyến đen, miệng ngậm xi gà, hoặc hút thuốc vấn, thì có đót ống điếu hổ phách sang trọng, rất khác cô bác và cha mẹ chúng tôi tỉnh Sốc, quen áo cụt, đi giày hàm ếch, xập sệ, ăn trầu, nhà quê. Sau tôi rõ lại, ông là con trai của ông Nguyễn Liên Phong, trước có nhà ở đường Vassoigne, Tân Định, là tác giả tập “Điếu cổ hạ kim”, in năm 1915. Trong tập thơ bát cú nầy, ông Nguyễn Liên Phong nhắc lại sự tích các nhà tiền nhơn trong xứ, có để lại chút công danh với đời, ông gọi điếu cổ, và phần thứ hai, ông tự xuống lục tỉnh, đến viếng từng nhà, từng chỗ, mấy nhà danh giá, tỷ như ông công chức (phủ, huyện, thầy thông, thầy ký), hoặc chủ điền chủ ruộng, hoặc bà goá phụ nào biết tiếp tục khai thác sự nghiệp của chồng để lại, ông biên chép tỉ mỉ tiểu sử, sau rốt bài, ông tặng một bài thơ tám câu và mục thứ hai ấy, ông gọi “hạ kim”, tôi để ý trọn tập, ông khen nhiều, chê ít, và theo tôi, ông Nguyễn Liên Phong nầy là người trước nhứt, lấy nghề biên soạn làm sanh nhai, và có lẽ ông đáng lả bực tiền bối, nếu không nói là một ký giả đi đầu trong trong phỏng vấn và viết lách trong Nam. Tiếp theo, con ông là ông Nguyễn Tùng Bá, khi ôm một cây tỳ bà, khảy bài phụng cầu hoàng, du dương ngọt xớt, khi khác, ông ôm cây đờn kìm, ông dạy Ba tôi hay là dạy những người khác, tôi nhớ trong số có ông Nguyễn Tấn Vinh, ngoài gọi Xã Vinh là một nhà phong lưu tài tử thời ấy, làm chủ điền lớn ở làng Hoà Tú, dày công theo học đủ bài đủ bản với ông Bá, và sau rốt, nài được cây tỳ bà, thùng đàn bằng gỗ trắc đen bóng, mặt đàn bằng ngô đồng đã lên màu thâm cũ và tiếng nghe rất trong, ngày nay thất lạc đã lâu nhưng tôi còn tiếc mãi, - tôi nói xuýt lạc đề, ông Nguyễn Tùng Bá, sống bằng nghề dạy đờn và bán đờn, tôi không biết đờn ấy do nơi nào làm, tôi chỉ nhớ ông Bá bán giá rất nới, cứ mỗi cây, kìm như tranh, chỉ có năm đồng bạc nhưng phải nói bạc thời ấy mới thật là “đồng bạc lớn”, tương đương một đồng năm 1915 mua được nhiều đồ vật hơn một ngàn lần ngày nay, và ông Bá dạy đờn, cũng một giá ấy, năm đồng bạc thôi, giao khi nào người học hoà đàn với ông được và thuộc rành bản Tứ đại, ông mới nhận tiền dạy, mới nghe ai cũng ham vì rẻ, nhưng rốt lại học trò của ông học đờn xong thảy đều lắc đầu ngó nhau mà nín thở, chưa nghe ai học đờn với ông Bá mà khuyến dụ được nàng “Trác văn Quân cuốn gói theo Tư mã Tương Như” nào, nhưng vì lời giao kết phải nuôi thầy, chạy ăn chạy thuốc, mà ăn, ông Bá ăn uống rất sang, uống toàn rượu cognac Robin, hút thuốc toàn xi gà nguyên hộp hiệu La Havana, Cuba chính cống. Học cho trơn tru bản Tứ đại, đờn còn lộn lên lộn xuống, ít nào cũng một tháng tròn, xem lại lúa bồ đã nhót, thêm học trò chưa thạo đờn mà đã mang bịnh rượu vì mãi hàm chấm chút với thầy, lai rai uốn nắn tiếng “xừ”, tiếng “xang”, tiếng đờn càng thêm ngọt, bịnh ghiền trà rượu càng không dứt bỏ được. Ông Nguyễn Tùng Bá- châu lưu khắp thiên hạ, Hậu giang lục tỉnh, và chính ông, sau ông Phụng Hoàng San, tác giả bản dạy đàn tranh, xuất bản nhà in Phát Toán, tháng giêng năm 1910, và tập Bài ca mới, Bát tài tử do Nguyễn Tùng Bá sáng tác, Đinh Thái Sơn (nhà in Imprimerie de l’union của ông huyện hàm Nguyễn Văn Của làm chủ), xuất bản ngày 20-8-1915, cũng như theo tôi biết, trước kia, chi có ông Tôn Thọ Tường, và ông Phan Hiển Đạo từng ra Huế, ở lâu năm để học thi cử rồi đem nghề đờn về Miền Nam, theo tôi, chính ông Nguyễn Tùng Bá là một thầy đờn kỳ cựu, có công truyền bá điệu cầm ca xuống đất Hậu giang, để sanh ra điệu đờn ca, xuống đến Bạc Liêu, pha hợp với điệu hát Tiều của người lai Triều châu xứ nầy, đẻ ra nghề hát cải lương, cho hay xưa kia khinh thường và chê “xướng ca vô loài”, nhưng nay, các nghề cao cả như luật sư, quan toà đều bó gối, đêm đêm ngồi chung quanh máy ti vi, nếu dư dả có thừa, thì đã xi nê hay chiều ý con cháu, quên sự đời trong rạp với câu ca tiếng hát, xướng ca lên chưn hơn ông chưởng toà không còn truyền rao giấy tờ nào nữa mà hòng hành nghề thừa phát lại, và khi làm như vậy, là thả cầm thi rồi đó. Tôi quen tánh lẩn thẩn, nói không chịu đứt: “Thả cầm thi”, không khác câu “lang bợt kỳ hồ”. Đúng ta, nghĩa chánh “lang bạt kỳ hồ” là dựa tích con lang đạp cái bọc da nơi trước cổ, vì vậy là lúng túng không đi đâu được, nhưng có một ông thi sĩ Bắc phương lại dùng theo nghĩa đen, nghĩa bóng gió và hiểu nghĩa nghịch hẳn là “đi nơi nầy nơi khác, không nhứt định chỗ nào”. Đến phiên tôi, tài vẫn không, nhưng lại muốn lên mặt viết lách mà chơi, tôi nhớ thành ngữ Pháp có chữ “a bâtons rompus”, đúng nghĩa là nói không liên tiếp, nói lát gừng vậy như nay: tôi đang nói không liên tiếp, nói tầm xàm, cu cu chằng chằng, căng căng chù chù, nói lát gừng hay nhát gừng cũng một thứ, vậy xin độc giả hãy cho phép tôi dùng mấy chữ có sẵn: tôi lang bạt kỳ hồ tôi chơi, tôi thả cầm thi đây, và xin miễn chấp. Từ đây, tôi bắt hết tập nầy, đọc qua cuốn khác, gặp đâu đọc đó và thấy gì nói nấy, nói cho đỡ buồn, nếu thiếu trật tự, cũng không hơi đâu mà trách. (7-10-1983). Xin nhắc, nơi bài tựa, tôi viết đề ngày 6-10-1983. Tiếp theo, mở đầu, bài thứ 1 lại là những bài: thử tập dịch văn Pháp (viết ngày 12-9-83), bắt qua bài nói về Boni, viết gián đoạn 12 đến 15 tháng 9, xuống bài nói về xâu chuỗi ngọc của bà Thiers (viết 19-9-83), qua bài “sinh kế, sinh hoạt” (viết 3-10-83), đó rồi nối theo là bài viết ngày 22-9-83 lược thuật những gì đã đọc trong quyển Pháp văn “La Naissance et les premières années de Sai gon” của Jean Bouchot, ngài viết lộn lạo cái trước cái sau, đã trót thương, tôi cũng xin miễn chấp luôn, vì có như vậy mới đúng là lát gừng, không tiếp xuôi thẳng giọt”. (7-10-1983) Tái bút. Đây là những gì đọc và nhớ lại: Bên Pháp, đại văn hào Renan, thường viết bừa rồi gởi đi nhà in. Nhà in in xong gởi trả, chừng ấy mới sửa, gọt, một lần, hai lần, ba lần, như vậy, đến lần thứ năm, ấy mới đúng là văn của Renan. (Anatole France on pantouffes, trang 78) Đến lượt ông Anatole France (D) nầy, cũng thế tỷ dụ, ông lấy y câu nầy trong một từ điển, ông chép ra giấy: “La dame de Théroude était riche et de bonne renomnlée”. Đoạn ông chỉ trích và chỉnh lại: “Com me la dame de Thérolde était riche, on la disait de bonne renomnlée”. Gọt, giũa như vậy rồi, ông cười hề hề, tự bào chữa: “Mặc kệ mụ Théroude, chết đã ba mươi đời vương, mụ đã ra cát bụi, mà câu văn như vầy mới là sống động”. Ông lại nói: “Đừng sợ trùng tự cũng đừng ngại trùng ý. Lão đây nhại đi nhại lại hoài, có sao đâu. Cũng đừng tưởng đổi cho khỏi trùng là hay là giỏi. Biết đâu đó là ý của người ấy, mình chưa hiểu cạn, đã mong lên mặt làm thầy. Giỏi không là biết cắt xén, hoặc đổi chỗ, mà cây cảnh xem hay, câu văn xem gọn”. Nhưng những gì Tây phương làm được, có khi ở bên nầy, không thể làm được là thường thấy. Bên nước người ta, có văn phạm, in sai, sách bán ai mua? Lại nữa: bản thảo như của Anatole France, bán rất được tiền. Trái lại bên mình bản thảo in xong, vụt bỏ, mụ xã lấy lót nồi, đứa con, nói lỡ nói luôn, nó dùng chùi đít! Người nào cỏ tánh kỹ, tiếc cất để đành. Đến việc in sách, làm sao sửa chữa, vì là in khoán. Năm xưa, tôi đã từng lãnh bản thảo nơi nhà in, cắp ca cắp cùm (đính chính lỗi chính tá, rồi trả morasse về nhà in, tưởng làm như vậy là trừ khử được mấy hạt đậu sượng, Ngờ đâu, qua bữa sau, đôi ba thằng nhỏ thợ sắp chữ, bù lu bù loa chờ tự hồi nào, vừa mở cửa, chúng nhào vô, vừa chặm nước mắt, vừa mếu máo: “Ông làm mất chén cơm của chúng con, chúng con làm khoán, ông sửa mãi, chủ nhà in chê và đuổi, chúng con mất sở làm...” Không phải nói đây để bào chữa cho chính tả viết sai là tội đã đành; đến như câu văn, thử hỏi lúc xưa, thù lao được bao nhiêu mà ra công gọt đẽo? Một lần nữa, văn của nước ngoài, mình không nên so sánh. Lại nữa, văn kể chuyện có khác, không cần dệt gấm thêu hoa, cứ nói cho thông thông cho nghe được là đủ rồi, nếu viết có mạch lại thì càng may, còn viết cho có khoa học, tầm chương trích cú, tôi xin nhường cho người khác. Vì chưa ai thấy, nên nói ra đây có lẽ ít ai tin, chớ những gì tôi viết, phần lớn, đều phun bắn từ trí óc lên ngay vào máy viết, nếu cho phép tôi xài tiếng Tây, thì là “premierjet”, nếu cho tôi múa búa xài nho, có lẽ đúng là “nhứt khái quán hạ”, tự ngòi bút lông viết ngay vào giấy, có khi lỡ dùng chữ không mấy vừa lòng, thì cũng cứ để vậy, uốn nắn cho xuôi câu là kể như xong, chớ tôi không quen đẽo gọt, vì cốt ý nói và khó tránh lặp đi lặp lại”, còn ý định đó là làm văn, thì tôi chưa nghĩ tới. (ngày 25-9-1933) Sài gòn cận đại Nhơn đọc và lấy tài liệu trong sách Pháp: 1) La Cochinchine Contemporaine của A. Bouiais et A. pallus (nhà in Challamel ainé, xuất bản năm 1884); và cũng đọc luôn một lượt ba quyển: 2) Histoire de l’ expedition de cochinchine của Léopold pallu de la barnère (sách nầy có hai bản, bản kỳ nhứt in năm 1861, tôi không có, và chỉ đọc bản in kỳ nhì, năm 1888( nhà in Berger levrault xuất bản); - 3) les premières Années de la cochinchine của Paulin Vial (challamelainé, Paris, 1874) gồm tập 1 và tập 11; 4) Nos premières Années au Tonkin cũng của Paual (Voiron xuất bản 1889). Bốn cuốn tham khảo nầy, tôi đọc xen kẽ một lượt lộn lạo, cho nên về tài liệu trích lục, tôi không ghi rõ được và xin cáo lỗi).
3. Sài gòn cận đại, buổi đầu Pháp thuộc.
Ngày 7-9-83, tôi đang đọc quyển “La Cochinchine Contemporaine nhưng đọc vừa được độ ba mươi trang, bỗng tôi phải dẹp cuốn sách xuất bản năm 1884 nầy qua một bên, vì tôi bắt gặp một tài liệu trích trong quyển “Histoire de l’Expedition de Cochinchine xuất bản bốn năm sau, tức năm 1888”. Thế là tại sao vậy? Sau đó, nhờ tra lại trong tập nhỏ của Jean Bouchot “L’ anaissance et les premières années de Sài gòn”, khi ấy tôi mới rõ, sách của năm 1888 là tái bản kỳ nhì, vẫn có bản đầu, xuất bản năm 1864 và như đã nói, chỉ có Toà Bố Chợ lớn, theo Bouchot, còn tàng trữ một cuốn mà tác giả cuốn La Cochinchine Contemporaine (in năm 1884), trích đăng trong cuốn của mình (cóp dê) việc khó chối cãi. Nhơn đó, tôi xin giải bày cách tôi làm việc: Năm xưa tôi có nuôi một con chó xi, lai biệt dạng và nhỏ con, nhưng thông minh, nói rằng khôn, tôi không bằng. Bữa nào có ăn món “chí quách” (trư cốt), xương heo bỏ đầy dưới đất, xi ta không vội ăn mà vẫn lui cụi gặm từ khu lẳng, từ ống xương đem ra chôn nơi sau vườn, để dành đó, và vì vậy, luôn luôn xi ta có xương gặm hằng ngay; khi tôi rõ biết, tôi bắt chước theo* và lấy theo đó, vạch ra lối làm việc và lối đọc sách: Sách của thơ việc, tôi không thích mượn đem về đọc, vì có kỳ hạn, đọc như “bị dịch thúc đít” mất hứng mà chớ, lại nữa, khi nào có đoạn hay ho, muốn đọc lại nữa cũng không được vì sách phải trả đi rồi. Tôi chưa nói sách công, nhiêu người dùng, khi mình đến thư viện hỏi, rủi đã có người khác thân thế hơn, lấy mang về nhà, thì hoạ ra mình “cùi” và tuyệt hứng ái lại. Tôi rán tự nhín nhúc tiện cặn, mua lấy sách, riêng mình đọc, riêng mình dùng, thong dong không ai thúc hối, có nhiều cuốn, tôi biết rằng hay, bèn mua về, và bắt chước xi ta, tôi chôn xương, quên nữa, tôi cất cuốn sách và tủ, có khi suốt mười mấy năm quên phứt, khi lấy ra đọc, thích thú càng tăng, lại hú hí mừng thầm, của để dành lâu, thời buổi loạn ly mà không thất lạc thú chơi sách là như vậy đó. Thậm chí, chủ như tớ, tôi đọc sách gặp đoạn hay, thường xếp sách lại vì sợ e khi đọc gấp đọc liền, sẽ mất thú. Nào ngờ cũng vì cái tật “ngâm giấm” như vậy mà trễ trang không hay, nay tôi đọc lại sách cũ và viết lại như vầy là “hoa quả trái mùa”, mất ngon, mất hứng”. Trở lại quyển “thuật lại trận chiến tranh đánh Nam kỳ”(Histoire de l’expé dition de Conchinchine) bản lần đầu in năm 1864 đã bán quá chạy, nên năm 1888, in lại lần nữa, mà kỳ nầy, vì nghe lời khuyên của người đọc, nên đã lọc bỏ những chi tiết thành thật buổi ban sơ, không khai tệ những gì xấu của đạo quân viễn chinh Pháp, vì vậy, tôi gọi “màu hồ đã mất”, và nhơn đó, cho tôi lặp lại, sách khảo cứu nên để y và chỉ nên sửa sai cải chính kỳ sau những gì thuộc tỷ dụ như chính tả, hay ngày tháng in sai; kỳ dư, nếu tháo sách ra, “sắp xếp cho có trật tật”, thì lại vướng mắc cái nạn “không chịu tên Mèo”, và hại hơn nữa, nói về nhà cũ, dở ra cất lại nó tanh bành thì có, chớ không hay ho vén khét chút nào. Tôi kể ra đây để rồi bỏ qua, là sức bực nhả học giả chân chính như tác giá quyển “Việt Nam sử lược” tủ sách nào cũng trước đây thường có trong bán kỳ đầu, có danh “tổng binh Cao Lôi Liêm “, ông hiểu và gọi đó là danh tánh của vị tổng binh ấy, về sau, có người mách, đó là ba tỉnh Cao Châu, Lôi Châu, và Liêm Châu, nhưng tác giả cũng giả lời như không biết và khòng thêm cải chính trong mấy bản in sau, việc ấy, cho đến nay tôi vẫn lấy làm lạ, tác giả không lẽ thiếu thành thực của nhà văn nhơn chính (probité litléraire), hoạ chăng vì ông mãi làm chánh trị buổi tàn niên và đã không có thì giờ đẽo gọt lại nữa? Theo tôi, tỷ như ông Anatole France và các nhà văn Pháp khác (Chateaubriand chẳng hạn), o bế đổi đi đối lại từng chữ và từng morasse (bản tạm, in thử), không biết đến mấy lần mấy lượt, là vì đó là những áng văn chương, còn đậu sượng không nên chớ như tôi, viết để quên đời và nhứt là không cố ý làm văn, lại nữa, như đã phân trần trước đây, nước ta, kể về nghề ấn loát, quen làm khoán, không có tục lệ hay chưa có lệ “sửa chữa theo ý muốn của người sáng tác”. Hai cuốn tôi đang đọc đây, viết địa đanh quốc ngữ, rất là “tây” người đọc phải thận trọng cho lắm, tỷ như Thủ dầu một họ viết “Fou yen mot” (Pallu, trang 112), rạch “Bà Hòm”, viết Hach baoun, (Fallu, trang 58), và Tong Keo, Oc-moun, Tay-theuye... mình phải chịu khó đọc lại là Thuận kiều, Hóc môn, đến như Tay theuye, tôi phân vân không rõ nên đọc Thủ Thừa? hay là “Tân thới” (Fallu, trang 98). Xét ra, những gì viết sai chính tả của người Pháp trước đây, ta có thể tha thứ được, (duy xin hỏi khi làm với họ, ta viết sai tiếng Pháp, họ có châm chế đâu nào), và trở lại việc khó bỏ qua, là việc các thầy đồ phiên âm sai chữ nôm, và các thiếu niên tân học lầm lộn “Đồng tranh” (trên Biên hoà), với Bến Tranh (Mỹ Tho), nay đọc lọi mới thấy, thật là đáng tiếc. Và bởi thế, nên có mấy trang nghêu ngao nầy. (7-10-83). Tiếp theo đây, tôi sẽ ghi lại từng tác giá, những gì bổ túc Sài gòn năm xưa làm ra tập III, và nếu có thì giờ, tôi sẽ viết lại những gì tôi hiểu biết về Trận binh Pháp thâu đoạt thành trì Mỹ tho vào năm 1861 đã nói trong báo sử địa năm 1966, số 1(7-10). Đọc “Les premiéres années de la Cochinchine Francaise”, của Paulin Vial, in 1874 dẫn. Tôi đã nói rồi, cách tôi làm việc, nhứt là khi soạn chơi, viết thử về chuyện cũ xảy ra trong nước, tôi không thể nhờ sách của ông thư viện chung, vì cái tật lớn của tôi là nghiền ngẫm năm nầy qua tháng kia, các sách phải tự mua sắm, thình lình nhớ lại đoạn nào, thì có sẵn đế lấy ra coi, cuốn sách đối với tôi không khác xương xóc, đồ bỏ, Xi ta chôn để dành, chớ những ngày không có chi để gặm, thì sẵn đó mặc tình moi lên, nhầu nhất nhâm nhi khoái trá. Nay tôi nhận đọc lại quyển kể trên, tôi ghi lại đây những gì tôi thấy nên nói, thì tôi tóm tắt thuật lại, tôi vẫn biết chuyện cũ đã qua, không nên nhắc lại làm gì nhứt là về tôn giáo, đạo ai nấy giữ, tôi không cố ý bươi đống tro tàn, thồi lông tìm vết, tôi thờ ông bà, nhưng vẫn đi lễ chùa lễ phật, đi đình miếu xem cúng giỗ, và khi có một bạn thiên chúa, rủi mất, tôi vẫn vào nhà thờ xem lễ chớ không đố kỵ và không khi nào dám mang tội bất kính. Nhưng phải nhìn nhận, các người xưa kia làm mối chỉ chọc cho tây lấy nước, đại đa số là người công giáo, tý dụ Gẫm, đem thơ từ tin tức trong giặc Lê Văn Khôi, Trần Bá Lộc trong trận giúp binh Tây chống vua Tự Đức, đều là người thờ Giê su... Nơi trương 84 sách nầy; có câu “Ùn petit noyau d inidigènes, dont la plupart étaient chuétiens et tonquinois s étaient réfugiés sous notre protection et nous avaient suivis depuisTourane. Grâce à leur concours et surtout à celui de plusieurs missionnaires français,...” Tôi dịch: Một nhóm nhỏ, người bản xứ, phần đông là người Bắc kỳ và người theo Cơ đốc giáo, vẫn ẩn núp theo dưới sự che chở cua ta và theo ta từ Đà Nẵng, nhờ bọn này trợ lực, nhứt là nhờ sự giúp sức của các cố đạo lang sa..., (nên ta đánh thắng). Oái oăm thay và xui xẻo thay, ta mất nước đời Tự Đức? Vì nhiều duyên cớ không may, như là: - Sơ khởi, vua Minh Mạng ghét đạo cơ đốc và sai bắt đạo triệt để quá nên hoá sanh từ đó. - Xuống đến đời vua Thiệu Trị và Tự Đức, một mặt sắc chỉ vua sai bét, một mặt kẻ dưới quan quân dung tảng, ăn của đút, nhắm mắt để người cơ đốc hoành hành..., nước yếu, không cho dân ra khỏi nước học hỏi gì thêm, lại làm dữ quá, người Gia-tô nột hoá khùng, bèn chỉ đường cho Tây biết chỗ yếu, Tây thắng, ngôi nhà Nguyễn sụp đổ, nay nhà thờ cũng đổ theo, y như việc Trịnh bại, Lê vong buổi trước. Đau đớn nhứt là Tây dòm ngó, dốc lòng chia xẻ nước Trung Hoa với các nước Tây Âu, rủi lúc ấy, tướng Pháp Rigault de Genouilly, cầm binh đánh Tàu, toan chiếm tỉnh Phước Kiến, khi biết nuốt cái bánh ngon không trôi, sẵn có người chỉ chọc và cắt nghĩa thiệt hơn rằng nước Nam thế yếu dễ ăn”, sẵn có cớ bắt đạo, giết đạo, bèn rủ nước I-pha-nho giúp (tám trăm quân Maní, Tagal, nay là Phi Luật Tân) hùng hổ kéo xuống bắn đại vào đồn Đà Nẵng, thấy lâu ngày làm không xuể, và nhờ tay trong mách nước, bèn kéo xuống đánh và cướp lấy thành Sài gòn (1859), từ ấy thấy dễ dàng quá, Tây tàu sắt súng tối tân, ta chỉ tầm vong vạt nhọn, đao mác cùn nhụt, sự bại trận vì binh khí thua kém, chớ gan lì, biết chết cho nước, gẫm người học xưa Khổng Mạnh, nào người văn minh tân học sánh bằng? Càng đau đớn hơn nữa, là vì Tây dốt địa dư, hai lần hiểu lầm, phen nhứt năm 1859, đoạt Nam Kỳ là vì tưởng sông Mê kông thông thương được lên đất Tàu mà họ lăm le muốn chia phần xôi thịt, đi thám hiểm Cửu Long giang, chốt một Doudard de lagrée, (1868) vẫn chưa tởn, phen sau, nghe lời tên con buôn J. Dupuis, tính đoạt Bắc kỳ để lấy con đường thuỷ qua đất Trung Hoa, té ra sông Nhĩ sông Cái (sách pháp viết Song koĩ) cũng vẫn không thông thương dễ dàng lên đất Tàu, chết mất thêm một Garnier (1873), mấy ông vì dốt về địa dư mà hại chúng tôi mất nước; đến như tướng de Genouilly, cũng vẫn làm liều mà được việc, sách nói “trọn sáu tháng, đạo binh viễn chinh do ông cầm đầu, vẫn không liên lạc và không nhận được chỉ thị hay tin tức với Pháp triều”. Ông thấy dễ ăn, ông đánh miết và đoạt chiếm Nam kỳ, trong khi ấy nơi triều đình Pháp tạiParis, vẫn nhốn nháo chia làm hai phe để: a) một phe, Tây không thích thuộc địa và có lương tâm, vẫn muốn trả đất chiếm, chỉ mong được bồi thường phí tổn chiến tranh (mà chiến tranh ấy vẫn do tự họ gay hấn, nay dùng cường quyền nên cố đòi cho cao giá, lại thuở ấy chưa biết luật nước nào do nước nấy định đoạt và nước nấy không có quyền xâm phạm về việc nội bộ của nước khác), và cái tin đồn tiền bồi thường quan Phan cầm đầu phái đoàn, lên đến tám mươi lăm triệu quan Pháp (85 millions de Francs, trang 12 trong bài tựa quyển Premières années de Cochinchine), nên họ càng ham thêm; b) còn phe thứ hai là phe bọn dốc lòng chiếm làm thuộc địa để sanh lợi cho con cháu, cầm đầu là phe de Chasseloup-Labat, trưởng bộ thuỷ binh, và Rieunier, (tác giả bài tựa đã dẫn), vẫn lo sợ đế Napoléon III xiêu lòng nhận tiền trả đất, Rieunier, viết hai cuốn sách để biện hộ cho thuyết quyết tâm chiếm giữ Nam Kỳ làm thuộc địa lâu dài, theo bốn cuốn đã tham khảo, nếu sứ đoàn Nam khéo vận động, biết sử dụng báo chí bên Tây, vẫn chưa có thuộc địa (như báo Gazette du Midi, các Miền Tây và hải cảng Pháp (Journaux de l Oueast et des ports), báo La patrie, Le Siècle, trang 15 bài tựa nói trên vân vân, thì ắt đã chuộc đất được rồi. Cái xui xẻo và đau đớn khác nữa là sau trận giặc Pháp Đức năm 1870, nước Pháp có dã tâm và ác ý toan trao Nam kỳ cho Đức để gật nợ chiến tranh, họ cầm mình không bằng con gà con vịt, làm như bợm cờ bạc đánh thua, và chớ chi việc gật nợ ấy thành tựu thì ta đã học tiếng Đức và theo văn hoá Đức rồi, thậm chí thủ tướng nước Đức lúc 1871 ấy cũng không biết giá trị thuộc địa, đó là ông Bismarck, có danh là “tể tướng thiết diện”, cũng vẫn ngầm để Pháp qua thuộc địa bành trướng hầu quên việc mất đất và khỏi tranh lại hai tỉnh Alsace và Loiraine, v.v. Tôi trở lại “thú chơi sách” và đinh ninh lần nữa rằng “muốn viết về sử thì đi đến thư viện để mượn sách tham khảo, tiền xê dịch, công di chuyển, cơ hội gặp sách chưa ai mượn, chi bằng xuất ra một số tiền mua được sách xưa để tự mình làm chủ, tha hồ muốn đọc lúc nào cũng có sẵn, thêm được hãnh diện mình có tài liệu riêng người khác không có, chẳng là sướng khoái hơn sao? Vả lại việc viết lách là việc lâu dài, cần nhiều thì giờ, cần dụng cụ có sẵn dưới tay, không khác xe xài công cộng mau hư vì ít ai tu bổ hết lòng, và anh thợ mộc lành nghề phải tự sắm cưa sắm bào, chớ mỗi mỗi đều nhờ là mượn nhờ làm sao (9-10-83). Thuốc lá (tabac), Nhựt Bản biết hút từ năm 1590 và biết trồng cây thuốc từ 1605, Trung quốc biết hút thuốc lá trước năm 1649 và theo tôi, các bình điếu sứ, gọi rằng đời Thành Hoá (1465-1487) đều đáng cho là giả tạo, và cố nhiên nước ta biết hút thuốc lá do người Trung Quốc (đến như thuốc phiện, thì nhà giảng đạo Matteo Ricci đem qua Trung Quốc vào đời Đại Minh Vạn lịch (1573-1619) vả gọi đó là thần được, có phép bồi bổ sức khỏe như thần, về sau lạm dụng quá nhiều nên hoá ra độc) và nước ta biết phù dung tiên nữ ắt sau người Tàu những đồ sứ về thuốc lá và thuốc phiện, xin chớ quên các năm trên đây để định tuổi. (Ricci sang Tàu năm 1582, xem trang 227, H.C.Đ.S số 6). Cây quinquina, người Trung Hoa biết dược chất từ năm 1692. Tiện đây tôi nói bắt quàng qua tuổi thọ của con người, theo tạp san Spounik của người Nga xuất bản tháng 3-1982, bằng Pháp văn, trang 70, luận về tuổi thọ, có viết câu “les lignes (au poignet d un centenaire) étaient profondément creusées dans la peau, comme dans l’écorce d un vieil arbre;non pas deux, ni trois, mais quatre plis circulairesen ntoraient ses poignets. C est d après ces cercles, dit-on, que l on prédit la durée se la vie”, (dịch: những lằn nơi cổ tay một ông lão thọ trên trăm vẫn ăn sâu vào da như lằn thấy trên da một cây cổ thọ, không phải hai lằn, hay ba lằn, mà đến bốn lằn, và người ta nói có lẽ đếm tuổi thọ con người theo mấy lằn nầy). Nói úp mở nửa chừng, và theo sách tướng Tàu vẫn đếm mỗi lằn là 30 tuổi thọ) Tạp san BSEI năm 1957 viết rằng theo y như thuyết của Agtippa denettesheim, người Tàu lấy con số 7 để định vận hạn bất luận con trai hay con gái, là: 7 tháng mọc 7 răng sữa; 21 tháng (3x7) trẻ biết nói; 35 tháng (5x7) thôi bú; tuổi, bắt đầu rụng răng sữa thay răng thiệt thọ; 14 tuổi (2x7) bắt đầu thành niên (puberté); 21 tuổi {3x7) tuần cập kê, định hôn phối (âge nubile); 35 tuổi (5x7j tuổi thôi lớn; 42 tuổi ( 6x7) không thêm sức hơn nữa: 49 tuổi (7x7) tuổi bắt đầu suy, bước qua tuổi già; 63 tuổi (9x7) (tuổi năm hạn, ách niên, âgơ cliamaterique); và 70 tuổi (10x7) tuổi sống trung bình của con người. Có sách khác, (cũng theo tạp san BSEI IS57 nầy thì con số 7 thuộc về phái nữ: 7 tháng mọc răng sữa, 14 tuổi có kinh nguyệt, 49 tuổi dứt đường kinh nầy, còn về phái nam, thì đổi lại đó là con số 8: 8 tháng mọc răng sữa, 8 tuổi thay răng; 16 tuổi, dậy mẫy; 64 tuổi, hết muốn việc phòng sự, ăn nằm chồng vợ, hoặc tuổi lầy léo lên tới 70 và sách Tàu nói đến tuổi nầy chồng vợ mặc chung áo quần cũng không hề gì (xưa kiêng cữ mặc y phục lộn. lạo)... Trở lại nói về đi chiếm thuộc địa, lợi hại có đôi, tỷ như: Tục uống cafe đến ghiền, không có để uống, bắt nhớ bắt thèm. Tục nầy truyền qua châu Âu vào lối năm 1600 và được hoan nghinh dữ lắm. Nói cho cùng mà nghe, nếu không nới ra khỏi xứ, tôi muốn nói nếu không đi tìm đất mới để chiếm làm thuộc địa, thì đâu có nạn biết giống nước đen đen, uống vào đăng đằng nếu có thêm chút đường, thì vị thêm ngon, và nhứt định khi biết uống rồi không thể bỏ qua được nầy: Cây café từ bờ “malabar Ấn Độ” đem qua trồng nơi đảo Java, từ đầu thế kỷ thứ 18. Theo sách Pháp, “L’Asie et la domination occidentle” du XVè siècle à nosjóurs” của K.M. Panikkar (Editions du Seuil), thì bên Trung Quốc, năm 1729, tức dưới đời Thanh, vua Ung Chính (1729-1735) đã có lịnh cấm dân hút thuốc phiện, và chất độc nầy đầu tiên du nhập Trung Hoa từ năm 1773 do người Anh tên Warren Hastings đem qua, trước do công ty Ấn Độ (Compaglúe des Indes), sau đó và từ năm 1797 do va chiếm độc quyền và do xưởng chế tạo của va lập nơi Ấn Độ. Chính người Anh bị “phản phé”, ban đầu ngỡ chơi với nước Tàu là thâu mối lợi lớn, ngờ đâu người Tầu, tuy bề ngoài xem dễ nuốt, nhưng tinh khôn tổ mẹ, vì mua bán với họ phải trả bằng vàng (kim) và như vậy ba món hàng nhứt hảo hạng của Tàu là đồ sứ (porcelaine), tơ lụa (soi) và nhứt là trà (thé) vô tình rút rỉa túi tiền anh Hồng mao khá bộn bàng, lâu ngày thấm đòn, Ăng Lê mới nghĩ ra kế độc là lấy á phiện bên thuộc địa Ấn qua nhử và đầu độc chú Ba Tàu, khi họ ghiền phu dung rồi, thì Ăng Lê ngồi giũa thủ lợi, lấy thuốc phiện Ấn (gout. Bom bay) qua đổi trao Trung quốc, lấy đồ sứ trà và tơ lụa lả đắc sách nhất. (trang 120). Số á phiện bán lậu qua Tàu, năm 1831, lên đến 11 triệu; và trang 405 đến 412 nói ảnh hưởng nghệ thuật Tàu truyền qua châu Âu từ đồ sứ và đồ sơn mài, tơ lụa, cỏn đồ vải sô thì do Ấn Độ sản xuất. Ba nhà truyền giáo Âu đem văn minh Tây phương gieo rắc bên Tàu là: - Matteo Ricci, từ đời Vạn Lịch (trang 349), Schall (trang 351) và Verbiest (trang 355), hai ông nầy giỏi về toán pháp, thiên văn và dạy nghề đúc súng đồng. Trang 424 cho biết ý nghĩa cuộc đi chinh phục thuộc địa, ban đầu là mua rẻ, cướp giựt hàng hoá, bắt làm công trả giá thật nhẹ, sau đó bán cho dân bị chinh phục những món do nước đi chinh phục sản xuất..., như vậy còn chưa đủ, lại lấy vốn nơi nước mẹ cho qua các nước con vay để lấy lãi: Một tỷ dụ điển hình là nước Anh cho nước Ấn vay tiền dặt đường xe lửa trong nước: 1/3 số tiền nầy ở lại bên Anh quốc về mục thuế vụ, 1/3 nữa, dùng trả tiền mua đường sắt và dụng cụ máy móc, còn 1/3 chót thì dùng trả tiền nhơn công chuyên viên, tức 3/3 tiền Anh chuyển từ tay mặt qua tay trái, ở lại trong nước Anh và bắt anh Ấn đem trả đủ. Trang 426 - Ý nghĩa khai thác thuộc địa, đến giai đoạn sau thì đế quốc bị đòn khá nặng, tỷ dụ đặt đường xe lửa, xây cất máy dệt, v.v. khi nước Trung Hoa hiểu sự ích lợi thì có lúc dân gỡ mất cá khúc “đường rầy” (rail), đường sắt, và lương thiện thì họ mua và tự khai thác lấy những đường do người Anh phóng, đặt cũng như bên Ấn thì lần hồi các hãng dệt đều về tay người Ấn chủ trì. Ấn Độ, Á châu, Nam Dương quần đảo đều nhờ châu Âu chiếm ng, mà nay đều thâu hồi độc lập, đất đai. Về khoa ngôn ngữ, đảo cổ học, v.v.: quả có nhờ công âu châu khởi xướng, nhưng họ đã lấy lại từ lâu những gì họ gọi truyền bá, và Ấn, Á chưa đúng là bội ân... Ngày nay tôi mới hiểu vì sao xứ Tây Tạng (Tibet) không cho người lạ nhập nước họ, và họ vẫn không mở đường giao thông với nước ngoài, chẳng quả vì họ thấy xa: làm đường, xây cầu, bồi lộ nhiễm văn minh mới thì văn minh cũ lui lần, và sẽ có ngày mất tự do, độc lập và quyền mình làm chủ nước mình. Vua dầu lửa xứ Koweit được người Anh khuyên nên lấy tiền mở trường, lập nhà thương, mở mang dân trí, đã trả lời vì nước Anh dạy dân khôn nên mất thuộc địa Ấn, thà để dân dốt dễ tịì, gẩm lời đáp này chưa hẳn là ngu (2-12-83). Về Tôn Thất Thuyết, Lưu Sinh Phúc, Phùng Tư Tài, Lý Hồng Chương (văn hoá hiện đại học sĩ Nhứt đẳng bá ). Với ba đồng, năm 1977, mua được tại Chợ Trời sách, đường Cá Hấp, Bùi Quang. Chiêu, một cuốn Pháp văn 342 trang khố 13x21, cho ba thú vui không dễ gì kiếm được buổi nầy: 1) Thú chơi sách: nhan sách là “Ma Mission en Chinh” của A. Gérard, xuất bản năm 1918, Lon et Nourrìt, thuật chuyện bên Trung Quốc (1893-1897), có hình Lý Hồng Chương; 2) Thú vui biết chuyện xưa: trang 204 nói về Lưu Vĩnh Phúc, Fong Tseu tsai (Phùng Tử Tài?) và Tôn Thất Thuyết, sau khi tách xa vua Hàm Nghi, lánh nạn sang Trung Hoa; 3) Thú vui bổ túc bài nói về việc hại lợi chiếm thuộc địa, đại khái như sau: a) Pháp và Anh, tranh nhau bành trướng nơi miền Nam nước Trung Hoa rộng lớn: Phát đặt đường xe lửa Hà Nội-Vân Nam, thì Anh cũng có đường tàu hoả nối liền Miến Điện-Vân Nam, đây là chuyện hai con hổ đói Tây phương chực banh đa xẻ thịt con nai tơ nước Tàu (trang 205) b) Nga bắt bồ với Trung Quốc, bằng cách Nga hoàng và Nga Hậu gởi lễ vật tặng hảo (hối lộ) cho Từ Hy thái hậu và Quang Tự hoàng đế, do prince Ouchtomsky sang dâng; (trang 215) c) Trương 225, Nga cầu thân và bắt tay với Đức và năm 1902 Anh ký hiệp ước với Nhựt, để sau đó, năm 1904-1905 đi đến trận chiến giữa Nhựt và Nga (cũng nên nhắc chính Anh can thiệp che chở và không cho Thanh triều bắt Tôn Dật Tiên, trên lãnh thổ Anh (Londres). d) Trương 293, Đức khuấy nước cho đục để thả câu xúi Anh Nhựt kết liên và xúi Nga bất hoà cùng Nhựt;. e) Trương 297, Lý Hồng Chương sang Nga ký hiệp ước Nga Hoa đề phòng hiệp lực chống chú lùn Oải-nhi Nhựt. Lý Hồng Chương mất ngày 7-11-1901, qua năm 1904-1905, Nhựt thắng Nga và chiếm trọn các nhượng địa của Nga trên đất Tàu, té ra Nga và Nhựt đánh nhau mà thật ra anh Tàu thua và chung đủ (quả là một chuyện ngao cò tranh nhau mà ngư ông là Nhựt thủ lợi còn Tàu là ngao hay cò, khó phân biệt cho rành); d) Chuyện nầy ngoài lề là: Vua Quang Tự băng ngày 14-11-1908, còn Từ Hi thái hậu băng ngày 15-12-1908. Câu chót của bà khi gần tắt hơi, trong Pháp văn ghi là: “Ne laissez plus jamais une femme s élever au pouvoir suprême, ne permettez-pas aux eunuques de se mêler des affaires publiques” (tự hậu chằng nên để đàn bà cầm quyền tối cao, và không nên để hoạn quan tham gia triều chánh). Trong di chiếu vua Quang Tự, thì có câu viết rằng đức Thái Hậu không có lòng yêu vì hoàng đế (Quang Tự), nhưng suốt mười năm nay, người đầu dây mối nhợ nỗi khổ tâm của vua là Yuan Che K’ai và ý nguyện của vua là Viên Thế Khải phải bị xử trảm mới vừa lòng vua nơi chín suối. Đám an táng Từ Hi xảy ra ngày 9-11-1909, phí tổn là 1.500.000 taels bạc, còn đám táng vua Quang Tự chỉ tốn một phần ba (1/3), tức 500.000 taels. Học bao nhiêu việc mới lạ, tốn có ba đồng bạc giấy, ai dám nói đời nầy chỉ toàn là chuyện không vui? (viết ngày 3-12-1983). Nửa trang giấy lộn này chứa đựng nhiều hơn bao nhiêu sách đã in rồi hoặc vẫn chưa xuất bản. Không có một món ngoạn hảo nào (cổ ngoạn, đồ xưa) hoặc một bạn hảo tâm nào giúp ta mua vui với giá cuốn sách quèn của một người bỏ chạy bán ra chợ trời như vầy. Nhớ lại mà thương tiếc cho bao nhiêu sách vô phước, bị lạc loài thú tiêu hay làm mồi cho lò giấy hay ông táo buổi vừa rồi. Nhưng khi biết tiếc thương thì đã muộn. Si ri y a pas de bol de riz, on meurt; qưimportent alors les autres libertés? (Không có chén cơm là chết đói; những tự do khác, cần gì?) (trang 427). Sách cũ: Số mục lục 2596-L/21 sau đổi lại số 581-b/8-Jean- Jacques Brieux. -La Chine, du nationalisme au communisme. Trang 138. - Sau 10 năm giặc giã, loạn ly, giá trị đồng bạc Tàu (dollar chinois) tuột dốc: - Với 100$ bên Tàu, năm 1937 mua được 2 con bò cái (deux vaches), 1938 1 bò cái và 1 tàu (1 vache ét 1 mouton) 1939 1 bò cái (1 vache) 1940 1 trừu (1 mouton) 1941 1 heo (1 cochon) 1942 1 gà mái (1 poule) 1943 1 gà giò (1 poulet) 1944 1 bao gạo nhỏ (1 sachet de riz) 1945 1 cá nhỏ (1 petit poísson) 1946 1 quả trứng (1 oeuf) 1947 1/3 hộp diêm (1/3 de boite d’ allumettes) Trang 57 - năm 1514, 3 chiếc tàu Hoà Lan vô cửa sông Quảng Đông, đổ bộ: Âu-Á làm quen. Trang 59 - Tàu biết mặc âu phục từ sau năm 1840, nhưng khi về nhà, thay y phục Tàu. Trang 63 - Từ năm 1842, người Âu sang ở Trung Hoa rồi bành trướng mãi... Từ 1858 (điều ước Thiên Tân, từ 1860 (đf ước Bắc Kinh) mở đường người phương khác kéo qua Tàu, sanh ra: a) Chế độ cũ đã chết, dân coi rẻ triều Thanh, tuy khi dễ ngoại kiều nhưng vẫn bắt chước, họ và nhà Thanh vẫn coi ngoại bang là người nâng đỡ cần thiết; b ) Người thợ thủ công mất dần tự do vì phải đương đầu với máy móc và làm việc ăn tiền ngày. c) ở giữa thủ lợi là giới mới “mại bản” compradores. d) Người Tàu có hai mục đích: chống Thanh triều, chống dân phương Tây... Trang 183, Hồng Tú Toàn đánh thắng, không nhập Bắc Kinh, nên sau bị binh Tây đánh bại. Tôn Dật Tiên có trí thức, nhưng thiếu binh bị nên không làm ra trò trống gì. Viên Thế Khải, bề trong có Anh Quốc giúp chống Nhựt, nhưng thiếu dân tâm rồi thất bại. Năm 1922, Trung Hoa nếm mùi Cộng và 27 năm sau nhuộm màu Cộng đỏ Trang 83 - Phân chia tài sản theo luật công bình và đưa standing (địa vị danh vọng trong xã hội) của 1.500 triệu dân hắc chủng và huỳnh chủng châu Phi châu Á lên cao, và hạ bớt địa vị vài triệu (quelques millions) bọn da trắng Âu và Mỹ, sanh ra ranh giới phân chia bớt di dân da màu qua châu Âu và bớt bành trướng kỹ nghệ bên châu Á, Phi. Vì lý thuyết sai lầm lợi dụng nhơn công rẻ tiền mà sanh ra nạn cộng. Trang 84 - Vì quân đội Nhựt đạp đổ bàn thờ người da trắng bấy lâu đi chinh phục dân màu, nên các dân tộc bị trị bèn nổi dậy, hết sợ da trắng và giành độc lập, đuổi dân da trắng ra khỏi các thuộc địa của họ ở Á Đông và châu Phi. Về Sun Yat Sen. Sun Yat Sen.- Pour la réussite de la Révolution, Sun manquait à lui même les qualités d un Chef d Etat, à son mouvement une doctrine vraiment cohérente, à tous les membres du Kuomintang, une vertu bien rare alors chez les Chinois: l esprit d organisation. Trang 87 - Sun mất năm 12-3-1925. Trang 87 - Sun nhờ Cộng đánh bọn đốc quân (Toukiun). Tưởng thắng Trương Tác Lâm và nhập Bắc Kinh ngày 4.6.1928. Trang 191. Tiểu sử Tưởng Giới Thạch viết gọn và chua cay. Trang 249 - Tàu thu hồi các nhượng địa từ năm 1943, trừ Ma cao và Hong kong. Trang 306. Tây An thủ kiện. Mao không cho giết Tưởng và nói: “Je n ai pas laissé faire cela, parce que l assassinat ne conduit à rien. Pourquoi l emploierai-je? Chiang représente un système et il vaut beaucoup mieux qu il soit assassiné par ses propres hommes”. Trang 395. Sau khi Tưởng bó chạy, nước Tàu còn lại một mớ quốc dân đảng rút vào rừng; plus de boites de curios... plus de luxueux taxis... plus de boites de nuit... On regrette “la douceur de vivre” ancienne... Trang 138 đọc ngày 27-6-1977 ... pour quelques caisses de médicaments, combien de tonnes d obua pour quelques sauvés de la diphtérie, combien de fusillés par la police, combien de morts dans des bagnes “politiques” (đúng mà đọc quá trễ tràng) (viết chúa nhựt 4-12-1983). (Compradore: mot portugais, mandataire chinois d un établissement occidental. Trang 422- Entrée interdite aux chiens et aux Chinois “No dogs nor chinamen”. Đọc sách cũ: “Général Catroux- Deux actes du drame Indochinois : Hanoi: Juin 1940, Dien Bien Phu: mars-mai 1954 sách mục lục số 436-tủ 9), (mua ở Chợ Trời 2 đồng ngày 29-9-1977, nhưng chỉ đọc tháng 11- 1983) “Amiral Decoux. La Barre de l Indochine l’ histoire de mon gouvernement général (1940-1945) (sách mục lục số 447-B do anh bạn quá cố Nguyễn Phong Lưu biếu ngày 7-1-1969, có đọc nhưng đã quên hết). Làm sao dám phê bình, một khi mình lả thằng quèn thơ ký kiếm cơm, còn họ là Toàn quyền hiên ngang một cõi ở Đông Dương, oai hơn vua chúa? Nhưng nay lấy công tâm mà tìm hiểu, chỉ biết thương nước mình, vô cớ bị trị và cai trị bởi...? (nên nói làm sao bây giờ?) bởi những người “khó nói quá” thôi thì đổ thừa cho vận mạng nước nhà xui xẻo là lưỡng toàn kỳ mỹ, mặc dầu người đọc sau này sẽ cho là khiếp nhược. Theo ý kiến riêng, tôi nay rõ lại Catroux khí phách hơn nhiều và quả là người, thành thật quân tử, ít nữa là ăn ngay nói thật, tỷ dụ khi ông đã từ ngôi “toàn quyền”, ông từ không ngụ dinh cũ Norodom khi ở Sài Gòn, và để chờ chuyến tàu ra đi, khi thì tạm trú nhà riêng của bác sĩ Vielle, hoặc khi về Sài Gòn cũng vẫn ở nhà ông bác sĩ nầy (nay nhà vẫn còn, vị trí ngay toà Pháp đình, đường Công Lý cũ), mặc dầu lời mời mọc của ông kế vị Decoux “tôi vẫn ở dưới tàu, và dinh vẫn dinh cũ của đại tướng). Ngày ông cất bước xuống tàu rời bến Sài Gòn, Catroux vẫn bắt tay từng người Việt, các công chức bộ hạ cũ của ông, đoạn ông chào lá quốc kỳ Tam sắc Pháp, mà không bắt tay một người viên quan Pháp nào có mặt tiễn đưa ông hôm ấy, rõ là đối với ông tuy chưa phải là kẻ thù, nhưng rõ là người không đồng chánh kiến; các ông Lemoult, giúp ông nối tay giao thiệp với người đại diện chánh phủ Ăng Lê ở Singapore để dọn đường theo cuộc kháng chiến de Gaulle, ông đều có kể thành thật và ghi ơn trong sách, nên tôi cho ông có cử chỉ thẳng thắn, đáng gọi là người quân tử. Phải đọc sách ông viết chớ không thể lược thuật các chi tiết nầy ra đủ. Catroux là tướng bộ lục chiến, nên ông chọn tuỳ tùng bộ hạ đều người thuộc võ quan trên đất liền, cái rủi của ông là qua Đông Dương vua đúng lúc gay cấn, binh Nhựt sắp kéo lên bờ, chiếm Đông Dương, - ý ông là “chống”, nên bị chánh phủ bên Pháp lật đật cho người thay thế, và tôi còn nhớ một câu ông viết nhưng không được tuyên bố: “Peuple Indochinois, je vous ai évité une guerre, je ne veux pas vous en créer une aurtre...” trong một bài diễn văn không cho ông đọc, và nếu không thay ông, theo tôi, thì tình hình không như đã thấy. Về ông Decoux, tôi cũng từng biết mặt, và cử chỉ của ông nầy, theo tôi, rõ là “một người khéo đi dây hát xiếc”, suốt những năm dài từ 1940 đến 1945, Nhựt muốn chi ông đều làm vừa lòng Nhựt, như vậy mà Pháp còn tồn tại mãi trên cõi đất nầy v.v... Sau ông vẫn bị Nhựt bắt làm thì binh, nếu cho đó là nhục thì còn gì ớn bằng, nhưng tại sao sau đó ông viết cuốn “à la barre...” để biện minh và ông vẫn thẳng kiện, được truy lương đủ số, nên tôi làm sao dám hạ lời chê khen? Decoux là tướng thuỷ, nên khi lên bờ làm “toàn quyền” Đông Dương, ông kéo theo cả dọc tá thuộc dưới nước theo ông để thay thế từ anh thổi kèn chào cờ đến võ quan tuỳ giá. Decoux giỏi tài chiều ý “chú lùn” nên tôi gọi ông có tài đi dây, và phút chót ông toan trở cờ theo de Gaull thì hoá ra không có tôn chỉ vững chắc (viết 6-12-83). Đọc sách cũ (tiếp theo); Henri de Navarre “Agonie de l’indochine” (1953-1954) Cái sướng của người lượm mót, hút điếu thuốc tàn (thuốc ngon nửa điếu), của đứa trẻ “nhơi cùi mía”, khoan chê đó là hạ tiện ăn mày, vì không khác “lấy gái một con”, mót phế thải của thằng đi trước nhưng nó sướng cực kỳ, và người sang có khi chắp nối, vẫn đồng một thứ, cái thú mua sách lạc son chợ trời, khiến tôi gặp quyển sách nầy và mua lên năm đồng, giá bằng gói xôi bữa sáng, nhưng khỏe hơn đi mượn nơi thư viện công cộng chưa chắc gì người ta cho tôi mượn, chưa chi đã phí mất một buổi chầu hầu. Henri Navarre là ông tướng xui, để thất cơ thua trận nơi Điện Biên Phủ. Ngày nay, với năm đồng bạc giấy, mua được cuốn sách biện minh của ông và học khôn được nhiều, còn khoái hơn chen mua vé xem chớp bóng chờ rệp cắn. Tôi vẫn chưa xem hết quyển nầy, và nhớ lại hôm trước, nhơn đọc sách của J.J. Brieux “La Chine, du Nationalisme au Commumsme” có đoạn kể về giá trị đồng bạc năm xưa bên Trung quốc, thời quốc dân đảng còn trị vì bên lục địa, cũng trong sách ấy, nơi trang 62, có kể “giá chánh thức đồng đô la”.
1936 3,36 1941 20 mars 1946 2.020 aout 1946 3.350 décembre 1946 5.846 février 1947 12.000 juillet 43.000 novembre 125.000 décembre 165.000 février 1948 210.000 mars 240.000 juillet 4 millions aout 12 millione Tôi quên ghi đô la trên đây là đô Tàu, còn đồng đô la Mỹ (le dollar américain) lại khác septembre 1948 4 octobre 4 novembre 10 décembre 80 janvier 1949 320 février 800 25 février 2.000 1er mars 3.100 (trang 262 và 263 sách Brieux đã dẫn). Trở lại trang 140 sách nầy, kể rằng giá một mẫu Tàu ruộng (7,5 ares) giá C.N.$ là: 1937 45 1938 45 1940 100 1941 120 1942 500 1943 5.000 1944 26.000 C.N.$ là Chia National Currency: monnaie nationale chinoise, tức đồng dollar Tàu. Và hỏi ai có tiền mua ruộng nầy? Không phải bọn chủ điền của giới chế độ cũ kia đâu. Ít nữa bọn chế độ cũ nầy còn biết “thương đất” và tha thiết với “miếng ruộng cày hoặc do ông cha họ để lại hoặc sam bằng tiền chắt mót dành dụm riêng, biết thương công người làm ra hột lúa, đàng nầy “mua ruộng” là do bọn “đầu cơ” kiểu mới, chúng có “tiền rừng bạc bể”, gởi nhà băng, ký giấy xuất ra mua ruộng mà không bao giờ xuống ruộng cho đỉa cắn lần nào, chúng chỉ biết tới mùa cắt, tay sai đến điền thâu lúa đem về bán lấy tiền xài, mặc cho người làm ra hột lúa đói rách trối kệ, thậm chí và cùng một loại là bọn mũi lõ năm xưa làm chủ đồn điền trồng cao su mà khi đi trên con đường Hiền Vương lối ngả Sáu, có người chỉ những cây hévéas trồng hai bên lề, chúng vẫn thản nhiên lắc đầu rằng mình mới thấy lần thứ nhứt và cây đó là cây chi, nọ biết!(1) Vả lại tôi có tật đọc sách hổ lốn, gặp đâu đọc đó, thứ gì cũng đọc cũng tìm hiểu, nhơn đọc báo Les temps nouveaux, số 40 tháng 10 năm 1980, thấy một tin rằng buổi ấy, giá trị đồng dollar Mỹ đang xuống, tỷ dụ 1.000 đô la Mỹ, tương đương chỉ mua được: và giá trị gần bì: 280$, nếu dùng mua ét xăng: 460$, nếu dùng mua thực phẩm món ăn hoặc thuốc men trị bịnh; 470$, nhà để ở 560$, trá sở phí cho con cái học hành; 680$, trả tiền mướn phố để ở 600$, ô tô 620$ dép giày 660$ y phục để mặc; Và tương đương 1.000 đô năm 1970 có thể tương đương với 470$ hiện kim. Thử hỏi, có ai ăn không ngồi rồi, thử tìm hiểu và vẽ một bảng kê khai theo kiểu nầy đối với đồng giấy ngày nay, xem nào! Riêng tôi thì đành chịu thua, không làm “việc trông xoài, trồng cây sâu riêng” ấy được nữa rồi, và để giúp công chung làm “tập thể” dưới đây là tài liệu đứng về mặt khảo cổ” - Vào đời vua Minh Mạng (1820-1840), theo nguyên tắc, kể “vàng giá 10 lần cao hơn bạc”, còn trên Cao Miên, lúc đó “một con voi đổi mười con trâu cổ”, và “một trâu trị giá một nén bạc (10 lượng). Trong khi ấy, thế kỷ 19, bên Âu châu, “vàng trị giá cao 15,5 mắc hơn bạc, sau đó tìm được mỏ bạc ở Californie, ở Australie, ở Nevada, giá vàng vọt lên không phải 15,5 (luật bên Pháp), hoặc 16 (luật bên Mỹ) nhưng leo lần 20 hồi lên 30 đến cuối thế kỷ 19 là 33 lần cao hơn. Riêng tôi biết, ở Sài Gòn, tháng Mars 1981, vàng giá vẫn 60 đồng bạc mỗi lạng (5$ lối 1923), mua và làm một đám giỗ vĩ vèo, có đủ heo gà vịt, và “ngày trước đi chợ với một số tiền trong túi, mua về một thúng đồ ăn ngon và béo, ngày nay mang một thúng tiền giấy (sắp tới chớ nay chưa có thấy, sẽ mua về “đồ ăn đựng một túi con còn lỏng lẻo) ( viết 6-12-1983). 2) John Steinbeck, trong Les raisins de la colère có kể một gia đình bị thế lực tư bản đuổi nhà lấy đất, buộc phải chạy tìm đất mới lập thân, nhưng chạy đến nơi nào cũng bị lợi dụng, mướn làm công thì trả giá rẻ, tìm không gặp nơi yên chỗ, rồi lần hồi ông bà mất (chết), đứa trai rốt phạm tội sát nhân phải trốn lánh, đứa con, thì chồng bỏ, khi sanh, hài nhi chết, vú căng sữa nàng phải để một đàn ông lạ mặt bú, bất công đầy trời, nơi nào cũng một thứ không tránh xã hội nay hoá như vầy (612-83). Chuyện bên mình và kim thời, tôi dốt đặc cán mai, còn chuyện cũ ở ngoại quốc, tôi vanh vách như kéc mẹ, nhờ đọc sách. Trước trận giặc đệ nhị thế chiến 1939, bên Mỹ quốc, vàng và bạc tranh nhau giữ giá: 1834, tương đối, vàng cao hơn bạc 16 lần; 1877, tương đối, vàng cao hơn bạc 17 lần; 1878, tương đối, vàng cao hơn bạc 19 lần; 1886, tương đối, vàng cao hơn bạc 20 lần; 1894, tương đối, vàng cao hơn bạc 32 lần; 1910, (từ cuối thế kỷ 19) 38 lần. Nhưng sau đó vàng trốn mất, chỉ còn bạc hiện trên thị trường và gọi “mauvaise monnaie” (bạc xấu). Cũng trong sách nầy “Monnaie: or, dollar, mark, franc” tác giả là Fritz Diwok, hoặc trong quyển Onze monnaies plus Deux” của Ren Sédillot), kể lại rằng: bên Ai Cập, đời các vua Pharaons, bạc có giá trị hơn vàng, vì ít có; và sắt lại quí hơn vàng, bằng chứng là trong chiếc gối liệm theo vua Toutankhamon, có giấu một thỏi sắt nhỏ nặng độ vài trăm gram, trong khi ấy cái quan tài của vua, làm bằng vàng nguyên khối, nặng trên bốn tấn (4.000 ki lô) (trên 4.000.000 gram). Trang 112 của 1 trong 2 sách kể trên thuật lại rằng: “Lúc đồng mark của Đức mất giá, 1 thương gia Đức lấy trọn tiền mark giấy, mua được 7 tấn đinh sắt, (thay vì 10 tấn buổi trước), anh ta tăng giá và bán lần hồi, sau đó, vốn còn đủ mua 2 tấn đinh, và rốt lại, vừa vốn cả lời, anh ta chỉ mua được một cây đinh. Anh ta bèn đóng cây đinh độc nhứt ấy vào tường, cùng treo cổ... Trang 110, theo lời Richard Lewinsohn, trong khi ấy, nhiều bất động sản cao quý vẫn giá kém hèn một cây dương cầm hoặc bức thảm do xứ Syrie dệt, và lúc ấy, cổ vật, vàng, nữ trang, vẫn giữ được giá vì dễ chôn dễ giấu, và các nhà văn, luật sư thầy cãi, bác sĩ xưa kia hốt tiền, đều treo mỏ, cạy răng vàng... Trang 112 thuật chuyện một nhà tuỳ viên Tài chánh ở Berlin, đi xe taxi, một cuốc công tơ chỉ số 750 triệu, chú chàng tặng luôn bác tài xế kể về tiền xúp “buộc ba” là ùn millard (một tỷ) nhưng tính theo bạc quan Pháp, vừa đúng 1 franc (một tỷ).
3. Tiếp theo
Tóm tắt lại đó là mầu nhiệm của Hitler năm 1919 đê quỵt nợ chiến tranh cũ để lại. Năm 1919, Ernst Wagemann thuật, với số tiền 1 milion de mark, mua được 1 xưởng (fabrique); năm 1921, còn mua được một nhà trộng trộng (malsonnette); năm 1922, mua 1 ô tô, đầu năm 1923, mua được 1 bộ y phục, sau rốt còn mua một mớ giấy vụn. Một nhà khôi hài vẽ hình trên giấy, tượng trưng cho đồng mark của Đức, năm 1923, tháng aout, đồng mark cao bằng hòn Tuyết sơn (Mong Blanc), tháng septembre, còn dài bằng bề trực quả đất (diamètre de la terr cuối septembre, còn dài bằng kinh tuyến (méridien de la terre); qua cuối tháng octobre, còn dài bằng đường từ quả đất lên mặt trăng (distance de la terre à la lune), tháng novembre, bằng 1/5 đường trái đất cách mặt nhựt, vì tôi không phải nhà giỏi toán, nên xin độc giả tự tìm hiểu lấy. Tôi còn nhớ chuyện một nhà văn Đức viết xong một bản thảo đã giao cho nhà xuất ban, định bụng sẽ có đủ tiền mua một nhà nhỏ và còn dư tiền ăn trọn năm để sáng tác sách khác, bỗng vì thận trọng cau văn, láy bản tháo về nhà nào ngờ đêm ấy có lệnh đổi tiền, bạc mất giá trị, sáng ngày công phu viết lách còn lại không đủ mua miếng bít tết cơm xoàng (6-12-1983). Câu chuyện tiếp, tóm tắt: ngày 4-3-1895, chàng công tử Boni cưới cô gái Mỹ tỷ phú Anna Gould, không phải duyên Tần nợ Tấn mà đúng là đem mảnh “hầu tước hết xu cạn túi” vá chắp với túi bạc no kềnh, tiền lời chắt mót vé tàu tiền ba ga (bagages) tàu hoả, tưởng rằng bền chặt trăm năm ngờ đâu sau mấy năm hương lửa êm đềm, sanh được hai con, bỗng một hôm nọ, chàng đi dạo mát về thì nhà, quên lửa, “dinh thự”, vắng hoe bóng hông, y như chuyện Tú Uyên mất nàng tiên từ trong bức tranh hiện ra và nay cũng biến mất trong tranh hay trong nơi nào đố ai biết rõ, vì mặc dầu con nhà tỷ phú, của tiền đếm ngàn triệu nầy qua ngàn triệu kia nhưng nàng tiên Anna Gould có mũi giống củ khoai lùi tro nhúng rượu vang (une pomme de terre vineuse), nàng Anna chịu không thấu cách ăn xài quá huy hoác, tựa như túi không đáy, của công tử bô trai Boni, nên đã cùng hai con huy hoàng lánh mặt, thà hát sớm bài “tẩu mã”, còn hơn ham nét sang của hầu tước Pháp mà bay túi tiền dành dụm Mỹ còn gì. Chàng tiêu pha làm sao: một buổi tiếp tân nọ, mời khách hai ngàn người, bọn hầu hạ phải mướn năm trăm người mới phỉ, đèn treo rọi đường cho xe chạy suốt mươi lăm cây số bề dài, nhạc tấu mướn hai trăm nhạc công, một đêm ăn lễ mừng hầu tước phu nhơn được hai mươi tuổi xuân, ấy xài ba trăm ngàn quan tiền vàng (300.000 francs-or), ngán quá nên “tẩu vi thượng sách”. Đêm về nhà mất vợ là đêm 26-1-1906, tính ra hai chục năm sắt cầm, tổng kết sáu chục triệu quan tiền mắc nợ, gần gần ba trăm triệu quan tiền giấy hiện kim, cái câu “Tôi đã lầm, nàng Anna Gold không đủ sức giàu cho tôi xài cho phỉ chí”, nàng đâu đáng mang lời trách vô lối ấy và đáng trách hay chăng là chàng công tử Boni gặp tiên thiên thai mà còn đòi trở về cảnh tục, trách mình phải hơn. Nhưng sự đời có như vậy mới thành giai thoại cho tôi viết, bốc thơm một phen cũng vừa. (Lược thuật theo tin vặt đăng trong báo cũ “Đại hoạ báo” Illustration” đề ngàn 29-1l-1932 và viết từ 12 đến 15-9-1983) Boni de Castellane, tuy thất thời, vợ cuốn gói theo trai, thêm thất thế, bị thằng già, anh em thúc bá, cuỗm con hiền thê mỏ vàng, tức giận mà không làm gì được, đôi đàng chẳng thà không cho gặp mặt và Boni vẫn là Boni. Chàng công tử công tôn sạt nghiệp, tuy đã hết phú quí hào hoa, nhưng phong nhã vẫn còn như xưa, sanh nhai bằng cách đứng trung gian, nói bắt mối là hèn, nhưng làm mối lái chưa phải là khất thực, bình nhựt anh nhà buôn đồ cổ nào có món quí, hoặc tân phú ông nào muốn có món đẹp cho rôm nhà rôm cửa, thì Boni giúp cho toại lòng. “Bình phong tuy đã rách nát mồng tơi”, nhưng cốt cách vẫn y như trước, thênh thang một chiếc gậy cán ngù vàng, Boni vẫn lên xe xuống ngựa, tuy xe ngựa ấy là xe ngựa mướn, sướng đời Boni. Nghèo sạch rách thơm, bốc hương cho đó. Luật về cổ ngoạn, bảo vật, phép và cách thức sưu tập, giá trị của vài vật hi hữu hoặc vô giá và riêng bàn về xâu chuỗi “ngọc trân châu” của bà Adolphe Thiers, nguyên là Đức Giám đốc (nay gọi Tổng thống) nước Pháp, ông được cử giữ chức ấy từ năm 1871 vì có công giải quyết vấn đề trả nợ chiến tranh Pháp thua Đức quốc nhưng sau đó ông bị lật đổ ngày 24-5-1873 và mất năm 1877, (ông sanh năm 1797) Dẫn. Trước tiên, tôi phải nói: Đại phàm, không ai sưu tập và tích tụ làm sưu tập phẩm (collection), những gì cao giá, mắc tiền, trừ phi là ông hoàng, bà chúa, do tổ phụ để lại, hoặc là tỷ phú, của tiền không biết làm gì cho hết, chớ thuở nay vật quí như hột xoàn, kim cương, trân châu, nếu mua sắm và để dành, thì chôn tiền, chết vốn, mất ý nghĩa hai chữ “sưu tập” nói nôm là “nuôi heo bổ ống”, phải biết và có công lượm mót để dành tỷ như tiền điếu, chén bát nhỏ nhặt, lâu ngày tụ thiểu thành đa, bỗng xâu tiền, bộ chén trở nên có giá trị thì ấy mới là người biết chơi và thành thạo đời, đúng nghĩa thành ngữ “sưu tập gia”. Nhưng vật bàn hôm nay là xâu chuỗi “trân châu” của bà A. Thiers di chúc để lại cho bảo tàng Pháp Le Louvre làm kỷ niệm và xâu chuỗi nầy có một lịch sử của nó, nên thuật lại đây làm bài học, dạy khôn. Trọn xâu chuỗi gồm 145 hạt trân châu (perle), hạt lớn hơn cả trộng bằng đầu ngón trỏ người lớn, đo bề trực, được gần 1 cm, tròn trịa và cả xâu kết làm ba vòng hột từ bé cỡ 5 ly (5mm) bề ngang và cứ đều lần lần toả hào quang một màu toàn hồng hồng sáng chói, hột nào như hột nấy đều đặn tròn khéo như nhau cho đến hột chót, chủ chốt lớn một phân Tây bề ngang như đã nói, thật là xâu chuỗi hy hữu. (Theo chỗ tôi đã đọc và được biết, thì bên Trung quốc ngày xưa có hột trân châu của vua Kiền Long, lớn đến bằng hột gà và vua sai thợ khoét bộng làm “tỷ yên hồ” (tabatière) đựng thuốc hít, lưu truyền đến vua Đồng Trị mới thất lạc, còn về chuỗi đeo cổ, thì vua Khang Hi có để lại một xâu cho đến đời đích tôn là vua Gia Khánh, tưởng rằng “hy hữu, vô song”, có ngờ đâu rõ lại quyền thần là Hoà Thân (ông nầy giúp vua Quang Trung nhà Tây Sơn trong cuộc nghị hoà với Thanh triều trong sử), nhắc lại Hoà Thân có một xâu chuỗi lại to hơn đẹp hơn, dài hơn và quí hơn của vua Gia Khánh nhiều, tưởng đeo báu vật nó phù hộ cho sống lâu dài, té ra vì giàu hơn vua, nên Hoà Thân mắc tội và đã bị chém đầu thêm mất trọn của cải, vậy thử hỏi có ích chi, hòng muôn đeo ngọc quí? Nói xuýt lạc đề, trở lại xâu trân châu của bà Thiers, tôi đọc một sách Pháp Histoire d’ amour de l’ histoire de France của Guy Breton Ediiols Noi ét Blanc thì nhớ mại thấy nói chính ông Thiers mỗi năm đến ngày sinh nhựt của phu nhơn thì mua tặng kỷ niệm vợ một hạt trân châu, nhưng nay đọc báo cũ Ilustration ngày 3-5-1924, thì sự tích xâu chuỗi có khác, tôi xin tóm tắt lại đây làm giai thoại nhàn đàm: Adolphe Thiers phu nhơn, tên tộc là Ellalie Eie Dosne, bà từ trần tại Paris ngày 11-12-1880, sau chồng ba năm, có di chúc để lại cho người em gái là cô Félicie Dosne (độc thân) được hưởng quyền dụng ích (usufruit) một xâu chuỗi trân châu gồm 106 hột kết làm ba xâu, trong ấy hai xâu đã thành tựu, còn xâu nhỏ vẫn lỡ chừng chưa toàn bích, sau đó cô Félicie châm thêm trân châu của riêng đủ 145 hột và ký tờ ngày 10 6-1881 nhượng quyền usufruit và trao xâu chuỗi cho quốc gia Pháp, đại diện là Viện bảo tàng Le Louvre làm chủ và tàng trữ và chưng bày cho công chúng xem báu vật của cố tổng thống Thiers và dòng họ Dosne di chúc dâng cho tổ quốc. Bà Thiers rằng các hạt trân chân nầy là của dành dụm bà mua lần hồi làm nhiều năm, nhưng mỗi hột tính giá độ bực trung là lối mươi ngàn quan mỗi trân châu, trừ ra hột tô nái thì bà mua vào năm 1878, tức trước ngày lâm chung độ chừng ba năm, và riêng hột ấy giá trên bạc triệu. Đến năm gần đây, trước năm 1926, việc bảo tàng Le Louvre hội các đại diện của chính phủ và đại diện của hai gia đình Thiers và Dosne, và tất cả đề nghị nên phát mãi xâu chuỗi ấy, lấy tiền làm việc thiện, vẫn hữu ích hơn lưu truyền một món trang sức quá quí giá, chỉ tốn nhiều công gìn giữ và chỉ kliêu khích lòng tham của quân gian phị trộm cướp quốc tế. Uỷ ban chuyên môn ước tính giá xâu chuỗi là ba chục lần hơn giá tiền mua sắm năm xưa, nhưng khi tôi đọc quyến sách “Journal dun colectỉonneltr, marchald de tableaux của Ren Gimpel, nơi trương đề ngàv 28-5-1924, thấy ghi ngày đấu giá, thiên hạ ở Paris đi xem đông hơn hội chợ và xâu chuỗi bán được mười ba triệu (13 millions ) quan tiền, tính ra là bốn triệu tiền vàng (quatre millions or), và xâu chuỗi ấy năm 1878, định giá là ba trăm ngàn tiền (trois cent mille francs -or). Tác giả Relé Ginple kết luận lấy tiền bán xâu chuỗi dựng nhà dưỡng lão và cung cấp viện Le Louvre mua sắm vật khác vẫn hữu ích hơn nhiều. Ông Gimpel chỉ ân hận một điều là nay nước Pháp là nước thắng trận, mà vẫn phải “phát mãi đồ xưa vật quí” (nols avonsgagné la glerre mai devons liqtider nos richasse) Để kết luận, thì tiền nhựt, ngày 12-5-1887, Pháp đã có một lần bán phát mãi 48 lô trân châu, bảo ngọc và kim cương của cựu hoàng gia Pháp để lại, và trước đó sáu năm thí vua Louis XVI lật đổ dòng vua, lập Dân quốc, thì Pháp đã bán nào lâu đài, ngọc xoàn, châu báu, và kẻ thừa hưởng của quí vẫn là Anh quốc tóc hoe hoe. Chú thích: (1) Về cây hévéas (cây cao su), theo “Le monde malais” của Charles Bchequain, trang 150 nói trước tiên ở Malaisie, bọn da trắng đem giống từ Ceylan qua trồng vào lối năm 1877 đến 1900 mới trồng ra rộng lớn, năm 1910 cây cho mủ nhiều các chủ đồn điền thu hoa lợi dồi dào công phát triển mạnh; từ năm 1910-1920, trận Âu châu đại chiến đến, các nước Âu Mỹ đòi hỏi cao su càng nhiều
4. Sài gòn sinh hoạt
Tôi trải đến nay bảy tám chục năm, tai nghe mắt thấy, từ lúc ấu thơ đầu còn chửa chóp, lối 1910, học trường tỉnh ở Sốc trăng, tại chợ, còn thấy đồng tiền điếu trào Pháp gọi sapèque, phải năm đồng điếu, cột bằng sợi dây lác, 5 điếu ăn một đồng xu (0$01), nhưng với một xu ấy, vẫn mua được một cái bánh xầy lót dạ, bánh nhưn đậu xanh, chiên mỡ heo, trên mặt có kèm một con tép vàng cháy ngọt bùi, tép nhỏ thì mỗi bánh có hai con tép, bánh ấy, ở Sốc trăng gọi “bánh xầy”, qua Châu đốc, Trì Tôn, gọi “bánh xà cón”, khi lên Chợ Lớn, Sài Gòn thì gọi bánh “giá” (nhân giá đậu xanh) hoặc “bánh tôm khô chiên”, vì bánh vẫn nhân đậu nguyên hột, và bánh nào như bánh nấy, chưn giá hay chưn đậu, vẫn có con tôm khô làm màu, thế cho con tép tươi ở nhà quê (Sóc trăng, Tri Tôn), ngày nay cái bánh tầm thường nhưng thơm ngon đặc biệt ấy, cách nay mấy tháng, xóm rạp hát Đất Hộ (Dakao), gần ciné Văn Hoa, đường Trần Quang Khải, có người bày bán, giá bốn đồng (hai ngàn bạc đời Thiệu), nhưng bán được vài tuần chưa được mấy tháng đã dẹp, vì bán không đủ lời đú sống, gạo đậu giá, dầu phộng để chiên (chớ không chiên mỡ vì cao giá!), thứ gì cũng mắc, thêm thuế tiền chỗ mỗi tháng mỗi tăng, nay còn lại hay chăng là trong câu hát Bảnh tôm khô chiên, dầu cha quảy chiên, nó là đồ bên Tàu, các chú đem qua”..., câu hát ấy hát theo điệu “Khổng Minh toạ lầu”, gánh thầy Năm Tú ở Mỹ Tho khởi xướng, buổi Cải lương vua phôi thai, và phải nơi miệng kép Ba Du trong vai “Mạnh Lương hạ nhạn”, tuồng Dương văn Quảng Bình Nam, mới thật là dí dỏm; đào Năm Phỉ còn nhà quê trân, kép Tư Út, Năm Châu còn thanh niên, trai trẻ, vừa mới bỏ trường, bỏ chữ nghĩa Tây u, để chọn nghề mới cải lương, cải cách, dễ hốt bạc. Những đồng điếu thời Tây ấy, lối năm 1919, 1920 không còn thấy nữa; và thời đó, giá sinh hoạt đã cất nhắc tăng lên một bực, nhưng bực ấy còn nhỏ chưa thấm vào đâu, và đồng vạc con Đầm (bạc nhà băng Đông Dương đúc hình con Đầm thay mặt cho “Mẫu quốc Pháp”) vẫn còn giá trị xứng đáng của nó. Tỷ dụ năm 1930-1932, Miền Nam kinh tế khủng hoảng, lúa xuống giá còn chưa tới hai đồng (2$00) một tạ (68 ki-lo), đi học bên Tây, đậu bằng tú tài Pháp, trở về, được bổ làm thơ ký chánh phủ (secrétaire du Gouvernement de la Cochinchine) miễn thi, nhưng lương tháng chỉ có hai mươi lăm đồng (25$00), và khoan vội nói 25 đồng là thấp, vì tính ra tương đương tám chỉ vàng ròng (30$ mỗi lạng), sánh với ngày nay, vàng sáu chục ngàn mỗi lượng (lối tháng 10 năm 1983), thì quá xá quả xa chớ không chơi. Cách nay không lâu, người dân thị thành quen bắt chước Ăng Lê và Tây tà, vẫn năm sáu bữa mới xách xe đi chợ mua thức ăn một lần, vì nhà sẵn tủ lạnh để chứa; nào gà, vịt, nào thịt tươi heo bò trừu, vân vân. Trước kia, dân Miền Nam quen mỗi ngày bà chủ nhà hay cô gái xách rổ đi chợ, thậm chí nhiều nhà lam lũ và gần chợ búa, vẫn đi chợ buổi sáng mua một vài thức ăn và buổi chiều sẽ lo mua buổi chiều, đi một ngày hai lượt như vậy, gọi “dễ trở bữa” và món ăn không nhứt định trước, chừng nào ra tới chợ, thấy món gì vừa mắt liệu chồng con ăn ngon miệng sẽ mua không vội vàng lại được món ăn cá thịt vẫn tươi, vì ba bốn chục năm trước Miền Nam chưa có tủ lạnh (frigidaire), những nhà sang trọng sống theo người Pháp, thì sắm tủ cây, thường đóng bằng gỗ giá ty có bọc kẽm kín, gọi “glacière” trong chứa nước đá cục, và tủ ấy mỗi ngày phải mỗi thay nước đá mới giữ được lạnh hoài hoài. Nhà ba tôi, củi lục lam lũ, má tôi đi chợ, sớm một cắc rưỡi bạc, chiều nào cũng bao nhiêu ấy, khi một cắc khi thì hai, nhưng vẫn vĩ vèo cá thịt, mùa tôm, ăn tôm càng còn nhảy soi sói, mùa có cá cháy, từ chợ Vàm Tấn đem vô, vẫn có cá cháy kho mắm, nước cá chan vào bún, lùa chén nầy qua chén kia quên thôi, thế mà có tốn hao bao nhiêu đâu: một đồng bạc, đi chợ được ba ngày, một gà mái tơ, đồng giá với vịt sen cổ lùn, tám chín cắc là cùng; gà trống thiến, mập lù và mỡ vàng khè, giá mỗi con một đồng hai bạc (1$20) đã là xa xỉ phẩm của mâm son nhà giàu, hay ngày cúng vía Ông mới thấy mặt; thịt bò, thịt ngỗng ít ai ăn vì chê là “ăn độc”... Trong một cuốn sách Pháp nói về bối cảnh bên Trung Quốc hiện thời, có đưa ra một chi tiết xin ghi lại đây cho biết: “Chỉ sinh hoạt 100 (năm 1937) trở nên 75.000 (năm 1944), 625.210 (khoảng cuối 1946), và 10.340.000 (cuối 1948)” (pour ùn indice des prix de 100 fin 1937, ăn aboutit à lindice 75.000 en 1944, 625.210 en fin 1946, 10.340.000, fin 1948). Ngày trước, người dân còn tiền, đi chợ, phải gánh một gánh bạc giấy hai giỏ đầy mới đủ mua một bữa ăn, tỷ như một đôi giày cao su thứ Bata bên mình, phải đến mấy chục ngày đồng “yen” giấy, lúc đó tôi đọc báo vẫn cười và bán tín bán nghi, nay có lẽ đang trở nên sự thật bên nước mình rồi đó. Khi vui, ăn một cục muối vẫn thấy ngon lành, khi có việc lọ rầu, ngồi trên đống vàng vẫn mếu, không nói việc ẩm thực, người đem thiệp mời đám cưới, xưa người cha tên Nai, trên thiệp, thấy viết tên Mai, cho thêm xinh thêm đẹp, tôi nhớ lại tên mình xấu xí Sển nầy, Sển kia, xin chớ trách tôi vì sao không dự tiệc tân hôn hôm ấy. Phàm có tên thì gọi, có chữ thì đặt, không chữ nào nhục, tội gì phải cải đanh diệt tánh, biết chưa? Nay có ít câu về tô phở. Khi tôi từ Sốc Trang năm 1947, chạy lên trên nầy, tôi không được mục kích cảnh sống trên đất Sài gòn nầy, những năm tao loạn 1945-1946, và khi tôi có được một mụn con trai, lối những năm chung quanh 1950, vợ chồng tôi luôn và con ngồi xe xích lô máy từ chợ Bà Chiểu, xuống Sài Gòn, nếm ba tô phở đường Turc, rồi đưa nhau đi xem xi nê, rồi trở về nhà cũng bằng xích lô mà vẫn chưa xài hết một trăm bạc (100$00). Năm đó, tôi làm công nhựt nơi viện bảo tàng trong vườn bách thảo, lãnh lương công nhựt 2.745$ mỗi tháng, thế mà đủ chi dụng, thêm có dư mua sắm đồ cổ ngoạn theo sở thích. Tô phở đường Turc, anh Ba Bò bán mỗi tô 10$, gọi thêm một chén thịt- 5$ là ê hề, thịt cục nào cục nấy lớn bằng một tô thịt vụn ngày nay, đã thơm ngon thêm thật nới tiền, ngày nay còn nhớ và cúng nhớ luôn nhớ thịt anh Ba Bò bán rẻ vì lả thịt “của Chùa”, chùa nầy không phải chùa Phật mà vốn là “thịt sở Thuỷ binh của Pháp”, - người ta “chọt” và để nới giá cho anh Ba! Cùng một lúc ấy, từ 1950 cho đến trào ông Diệm, khi quán cóc trước cửa Thảo cầm viên chưa bị trục xuất để chỉnh trang vườn bách thảo và đô thành, lúc ấy nơi trước cứa vườn, mé bên Ba Son, có một quán nhỏ bán cà phê, người chủ quán, vì tai nạn chiến tranh, bị cắt mất một giò, nên co biệt danh là “quán thằng Cụt”. Cụt ta đi nạng chống và mỗi lần xê dịch vẫn nhảy cà thọt, còn mau lẹ hơn chim nắc nước, và Cụt sở trường pha cà phê rất đậm rất ngon, cà phê buổi sáng lên hơi nghi ngút, giá chỉ có một đồng rưỡi (1$50) một tách (không sữa), và ngày nay tôi thèm và tiếc nhứt, viết đến đây, đổ bọt oáp đầy họng, tôi thèm nhứt là ổ bánh mì có nhét fromage, giá năm đồng (5$00) mỗi ổ, đài cỡ một gang tay, bánh mập như ổ 20 bạc hiện thời (1983), cắt hai ra, Cụt nhét fromage gruyre tràn tới ngoài, chêm hai cọng hành lá xanh tươi, buổi ấy tôi còn răng, bánh giòn, fromage thơm thủm thủm (xin đừng chê hôi mà tội cho miếng sandwich au fromage của Cụt sở thú) ngày nay bánh giá đáng 50$ (25.000 cũ) không bì mà vẫn kiếm đố nơi nào có? Bánh ngon, răng còn, cắn miếng nào là nuốt ọt miếng nấy, ngày nay nhớ lại, fromage, bánh mì, thịt bò phở đường Turc, đều do Sở nhà binh Tây cung cấp theo điệu của Chùa”, thảo nào phở và fromage sandwich vừa ngon vừa rẻ. Ngày nào, bây giờ, còn phở để thưởng thức xin đừng tiếc tiền và đừng chê mắc, còn nếm phở được là còn sức khỏe, hơn một ngày nào đây, các quán phở dẹp lần, ngầu pín lù (phở dậu bò nấu nhừ) và phờ tái giá. Một tô phở tái, vừa ngon vừa bổ, viên thuốc có sâm nhung không đổi, và hoan hô phở Turc, phở chị Mai đường La Grandiere cũ, sau nầy hoan hô phở 79, phở Hoà ngang nhà thương thuốc chó, phở Tàu Bay, phở Huỳnh, phở Quỳnh ngã tư Phú Nhuận, và gần đây hơn hết, 15$ một tô “ăn được lắm”, là phở của vợ chồng anh quán đường Lê Quang Định, chợ Bà Chiểu của tôi. Phở Hoà, ngang nhà thương Pasteur, có đến hai quán, Hoà lớn ngon hơn Hòa nhỏ, Hòa lớn có món vú bò, ngầu pín ngon đáo để. Lúc ấy chỉ có 15 đồng bạc cũ (ba đồng ngày nay) mỗi tô, ngon không hơn phở hai quán nơi ngã tư Phú Nhuận, Huỳnh có trước, Huỳnh và mấy cô con gái đứng dọn ăn, mỹ miều như mấy cành lai-dơn (glaieul) từ Đà Lạt di cư về đây, phở Huỳnh có hương vị nửa pha Tây, vì nước lèo là nước xúp, nửa pha Tàu, vì để nhiều hương liệu thơm tho. Lại nhắc đến tô hủ tíu của chú Ba Tàu. Hỏi chú chệc Tiều (Triều Châu), chú sửa cục thuốc xỉa qua bên môi, và cắt nghĩa: Củi viết ra Hán tự lả “Quế”, “tíu” muốn dịch là “tiểu” hoặc “thiểu” (nhỏ) đều nghe không thông, nhưng không dám đảm bảo là chắc, và “củi tíu” là bánh bột cọng nhỏ, nấu theo điệu Tiều, gia vị tôm tươi, chả cá, gan heo, bao tử luộc ram lại gọi là “phá lấu”, chút ít thịt gà, thì gọi “củi tíu cá gà”, hoặc vài miếng thịt heo thì gọi “củi tíu thịt” nhưng đó là “củi tíu” Tiều, sau đó ta chế lại, và gọi “củi tíu Nam Vang” hoặc “củi tíu Mỹ Tho”, tuỳ nơi bày chế, và nay có thêm có “mì Quảng” (không nên lầm với tô “mì Quảng Đông” vì đây là mì bình dân do dân Ngũ Quảng của ta nhập cảng vào Sài gòn cũng gần đây thôi, và đã nhắc thì phải nói luôn, củi tíu Tiều, khi do tay bếp Quảng Đông nấu, thì đã thay hương vị và đổi luôn danh từ để gọi, hủ tíu, cắt nghĩa như trên, tức: “hủ” (nát ra, tỷ dụ tàu hủ = đậu hủ) “tíu” đã giải nghĩa rồi, và tô hủ tiếu Quảng Đông” chỉ thay thế chả cá bằng miếng bánh chiên tép tươi, và “hủ tíu”, theo ông bạn quá cố Lê Ngọc Trụ là “hủ mộc phấn thổ”, “hủ tíu” người Quảng Đông cũng gọi “phanh” và danh từ nầy, khi lọt về tay đồng bào Bắc Việt, “ngầu dục phanh” (ngưu nhục phấn), tao không thèm gọi như chúng mi nữa, và biến ra “ngưu nhục phở”, kêu tắt “phở” lại càng thêm gọn. Từ cái mùi “Ba Tàu” hủ tíu. ba xu xưa, một tô nhỏ, sáu xu (0$06) một tô trộng trộng, vừa có ít sợi mì vàng, ít sợi bún “phanh” (bột mục nát), bước một bước qua ranh Bắc Việt “phở” đã mất mùi “chắc” và vẫn thơm ngon béo bổ hơn “hủ tíu” Tàu nhiều, phở nấu và ăn với nước cốt thịt bò, vitamin giàu hơn, nhứt là cách nay mấy tháng, khi phở Huỳnh Phú Nhuận còn mở cửa, trời sáng lạnh lạnh, tô phở bay hơi nghi ngút, tay cầm đũa, vít miếng thịt mềm nhừ, hay miếng “mỡ gầu” vừa giòn, vừa dai, gion gion giòn giòn, chấm một chút tương cay, mắt liếc tay ngọc bưng tô cho bàn bên cạnh, tưởng đâu chừng mình đã theo Lưu Nguyễn lạc lối Thiên Thai, với mười bảy đồng hay hai chục đồng mà nếm tô phở Huỳnh buổi ấy, hơn Lưu Nguyễn bội phần vì hai chàng lạc lối cảnh ăn đào thiếu bổ! Thứ hỏi tại sao các người bỏ chạy, qua Tây gặp nếu một khi kia có chiến tranh, sẽ bị dồn trú trại tạp trung (cam de concentration), bị phát “thẻ cấp phát từ giọt” (carte de ravitaillement. a còmptegoutte), bằng như qua Mỹ hay nơi khác, làm sao có phở ngon bì phở nơi quê nhà, nhiều khi thanh đạm mà thú vị hơn nếm cao lương mỹ vị mà nhớ nhà nhớ quê hương xứ sở. Hạnh phúc là đâu? Chẳng qua tuỳ nơi lòng mình, xây dựng cõi xa, sao bằng “an phận “tuỳ duyên”, người ta sao thì mình vậy, cũng có ngày ráo tạnh, tôi chỉ sợ và trách quán mì quán phở thiếu vệ sinh, tôi sợ bịnh lây, nhưng vẫn không sợ “trời mưa”, vì mưa thét cũng có khi dứt hột, nắng thét cũng có lúc dịu mát, và nói thêm nữa là thừa. (Viết ngày 3-10-1983). *** Nhớ lại chuyện cũ ngày nào lúc chạy loạn tại tỉnh Sốc Trăng, trời đã nhá nhem sắp tối, con sông mù mịt, hai bên bò toàn là rừng xanh, “khỉ ho cò gáy”, chiếc ghe cà vòm của anh chủ Lỹ (Trần Đắc Lợi), chở vợ chồng mình đi chung với dì Tư là thân mẫu anh chủ, chiếc ghe đang thả bình bồng khúc sông Lá Hanh Chắt Đốt, bỗng nghe mùi mỡ chiên có tỏi rán thơm phứt, ghe phăng lần tới trước thoạt thấy một chiếc xuồng nhỏ, một cô gái Miên trẻ bâng đang chiên trong chảo, miệng mời mọc: “diệc ra ràn, một đồng bạc ba con”, đã có vài ba chiếc ghe tỵ nạn như mình đậu đó từ hồi nào, sẵn bụng đói, ghé lại ăn thử, vừa rẻ vừa nóng, nó ngon làm sao, có thể nói “còn ngon hơn bồ câu ra ràn cao lâu Chợ Lớn”. Buổi ấy tuổi chưa đến bốn mươi, quên mất cả chuyện chạy loạn - của không vốn, chùm diệc con đẻ trên cây, gió làm rớt chim, cô gái lượm về, mỡ heo không làm gì cho hết, vì lúc ấy heo hoang, chúng hạ sát không cần biết chủ heo là ai, ăn bất ngờ mà ngon vô tận, quả đúng “cơn nguy hưởng lộc trời dành”. (3-10-83) Sinh kế, sinh hoạt (tiếp theo) Năm nay 1984, tôi được làm một việc hữu ích cho con cháu của tôi, là tôi đã lục và gom góp thảnh tập và giao cho một nhà đóng sách ở Xóm Gà (Gia Định), đóng lại thành một cuốn 22x15, dày cỡ 7 phân Tây, là những thơ tín của ba tôi và của tôi gởi cho nhau từ buổi tôi lên học trường Chasseloup (Sài gòn) cho đến những năm sáu nầy, tức từ năm 1919 cho đến là thư chót có thủ bút của cố phụ thân tôi đề ngày 5 janvier 1950, và từ sau đó, muốn nhắn tôi tin tức gì, thì ba tôi sai con hay người khác viết chớ không bổn thân viết nữa. Ngày nay, cách ngót năm sáu chục năm, lấy đọc lại mà khôn cầm giọt luỵ, đúng là quả báo, con trai tôi nay đối xử với tôi ra sao, thì tôi đã đối xử với ba tôi y hệt không khác và ngày nay tôi nghĩ lại biết thương cha mẹ thì cha mẹ đã không còn, và Báo, mầy, nếu đọc mấy hàng nầy có hiểu cho tao chăng. Ba tôi và chính tôi đây, năm 1919, viết không đúng chính tả, và thơ để lại, vì vậy, lại thấy có vẻ tự nhiên và thêm làm cho tôi ngậm ngùi thêm hơn. Một tỷ dụ nhỏ, nhắc lại giúp vui, là giá vàng thời ấy: Tháng 7-1919, ba tôi dắt tôi từ Sốc Trăng lên Sài gòn để xin vô học có trả tiền nơi trường Chasseloup, ba tôi có đem theo 3.000$ để vô Chợ lớn nơi tiệm vàng “Đồng Thạnh” lã hãng mua bán vàng lán nhứt, - vàng thật “y”, tức không pha, là bởi ham mua đủ số 50 lượng (mỗi lượng 37gr:50), để hãng giao vàng, mỗi lượng cán ra mỏng, cân đủ số đồng cân, gói lại hai lớp giấy, lớp trong giấy “hồng đơn” (đỏ), lớp ngoài giấy bạch (giấy dó) và năm chục lượng ấy, chứa trong một hộp gỗ bằng cây trắc, tôi nói dong dài, mà năm chục lượng vàng ấy, luôn và hộp đựng, giá mua chỉ có 60$x50 là ba ngàn bạc (3.000$) mà thôi. Có ngờ đâu vì ham cái hộp mà ba tôi mất vốn luôn và gia đình ba tôi cũng sa sút luôn từ thuở ấy, vì có ai dè trước được, từ ngày mua (độ tháng Juillet 1919) rồi vàng cứ tuột giá lần lần, và tuột rất mau, tỷ như, khi tôi lên Sài gòn học tập, tôi có bổn phận phải theo dõi giá vàng và gởi thơ về thông tin cho ba tôi biết, thì thơ ngày 22-9-1919 vàng Đông Thạnh, tại Chợ lớn, giá 33đ mỗi lượng, (hai hiệu vàng khác, thì hiệu Tường Thạnh giữ y giá 33$, còn hiệu Nam Sang (Nam Thạnh), chỉ có 28$20. Ba tôi coi theo thơ tôi mà bán vàng lại cho thân chủ đến đặt làm vàng, mỗi lượng tính thêm một đồng bạc (nếu vàng do thân chủ đem lại, thì thân chủ ấy mua ở tiệm khác, nhưng vẫn trả cho lò thợ bạc 0$50 mỗi lượng, và phần đông thân chủ ưng trả 1$ ngay nơi lò thợ bạc vì tin rằng như vậy thợ hay chủ lò lựa vàng tốt vàng y, làm ra món nữ trang cho mình). Nghĩ mà tội nghiệp cho ba tôi, ham cái hộp trắc, giá không tới 10$ mà lỗ lã mãi và vì không biết, không thông thạo về thương trường, không biết “nhồi vốn nuôi heo”, tiếp tục giữ y số vàng đã mua, thì tuy vẫn lỗ, nhưng giữ đủ số đồng cân, đàng nầy ba tôi vừa bán vừa chịu mất, và chẳng bao lâu số vốn cụt luôn, và vàng cứ sụt giá mãi, thậm chí, có một năm đó vàng thấp giá nhứt, đến cực điểm, thì mỗi lượng giá chỉ còn 19$50. Nhưng dầu vàng rẻ, mà không có ai mua, vì đó là những năm kinh tế khủng hoảng tột độ, lúa mỗi tạ (68 ki lô, tính luôn bao bố), giá lối 9 cắc bạc và mỗi lon gạo trắng lối 9 xu (lúc ấy 100$ giá trị hơn mấy ngàn đồng nay, áo quần rẻ mạt, mà dân lao động vẫn đói rách dài dài, tại điền dân ruộng sản xuất ra hột lúa mà vẫn không đủ cơm nuôi vợ nuôi con, vẫn trần truồng, vợ và chồng chia nhau chỉ có một cái quần, ai có việc đi ra chợ búa mua lấy mà mặc che thân, một cuốc xe kéo giá 5 xu, một bao thuốc vấn giá 1 cắc bạc (00$10) mà trong gói thêm có một đót ống điếu bằng trúc rất đẹp để dụ khách mua, và một thơ ký chánh ngạch, có bằng tú tài Pháp tuỳ thân, nhưng đồng lương mỗi tháng chỉ có 25$, vì chủ Tây, không dại, đã tính tiền lương ấy tương đương xấp xỉ với giá một lượng vàng hồi ấy, chớ không phải nhỏ! Một chị giang hồ đi khách, một đêm chỉ có ba miếng (3$) nếu là người đẹp ăn sương thỉnh thoảng, còn hạng gái nhà số, giá chỉ có hai cắc, ba cắc mà thôi, và có 20$ là đủ nuôi tháng một vợ nhỏ mơn mởn đào tơ dòn như bánh cốm. Tôi năm nay gặp lại con tôi từ Hà Nội về đây ăn Tết, tôi than thở với con tôi ân cần đặn đừng ăn xài lớn, đừng đánh đôi đánh đọ ráng học và chăm chỉ học cho mau mau thành tài, và mỗi câu nói của tôi là văng ra bạc mới số ngàn nầy qua ngàn kia, tôi nói đó là “quả báo” vì năm xưa tôi đã bất hiếu với cha tôi, mỗi tháng ở trường Chasseloup đều gởi thơ về năn nỉ ỷ ôi, xin 8$ tiền ăn, 4$ tiền sắm đôi giày “các chú” Đất hộ Dakao đóng, và xin thêm 13$ để mua một đôi giày đế da sản xuất bên Pháp, gọi tắt là “da Tây”, giày có cuống bằng nỉ, gọi soulier tige - drap của hiệu Bắc Nguyễn Chí Hoà (thân phụ dược sĩ Nguyễn Chí Mai) đường Catinat, giày 13$ nầy để dành những ngày lễ ra trường đón mấy cô trường áo tím, nay trả lại, con tôi xin tiền sắm áo manteau, áo choàng mùa đông, xe đạp đem theo bốn tháng trước (tháng 9-1983), con tôi đem ra Bắc thì đã bán rồi. - Sau đây, tôi sao lục lại lá thư ba tôi gởi cho tôi: Sóc Trăng le 5 janvier 1950. Ba có lãnh đặng số bạc 4.000$ của con gởi rồi, sau nầy ba cho con hay rằng: số là vợ chồng thằng Quan bị bắt, là tội con Bảy Lán. Trong khi bắt nửa đêm, xét đặng giấy tờ quan hệ cho nên nó buộc trong anh em Xã Lớn, trai cho tới gái, đều là Việt Minh hết, đều có liên lạc với trong khu hết cho nên bị nhốt trong khám tối hết, còn vụ bắt bờ nầy là tại có đứa phản, nó đem giấy tờ nộp cho sở lính kín hết, nửa đêm nó bắt ông chủ Tó, và cai tổng Xỉa, và lên chìa bắt ông Lục Can là người hôm trước có ghé nhà ba đó và bắt nhiều người nữa, còn thằng Quan, sáu ngày mới bị bắt, vụ nầy lấy làm rắc rối lắm, thế bào cũng bị giải toà tội nghiệp cho gia đình mình lắm, như ba đây, ăn cái tuổi nầy mà mắc cái nạn nầy, chắc không còn chịu thấu cùng không? Có con mà cũng như không. Trong đời không ai vô phước cho bằng ba đó thôi nói ít con cũng biết nhiều,: không hơi đâu mà kể cho hết. Nay thơ Ký tên: Vương Kim Hưng. (Trong bức thơ ngày 25-12-1949, về vụ em tôi bị Tây bắt, có câu nầy nơi sau thơ, nay xin ghi lại đây cho đủ: “... thằng Quan bị bắt luôn “hai vợ chồng, hôm qua nầy ba và Sáu Đực cậy cậu Hai Tường nói với “Xếp cà lăm” lo cho nó ba ngàn đồng đã đưa tới tay, biểu nó đừng đánh “khảo chi hết, bằng nó có quyền tha, thời cho thêm nữa, nguyên số bạc “nầy là của Huyện Bảy, con ông Phán Sáng ra cho mượn mà lo đó,”) Việc đã rồi và đã nguội từ lâu, lẽ đáng không nhắc lại làm gì, nhưng đây là một lối tôi sám hối, rõ tôi không làm tròn phận sự làm con trong lúc ba tôi còn sanh tiền, tôi là con bất hiếu. Trước khi ba tôi mãn phần, tôi có trúng số được 100.000$ tôi chỉ dâng ba tôi được 10.000$, và khi ba tôi nhắm mắt, số tiền nầy còn dư được hơn 7.000$ đủ lo việc tống táng, và sau nãy tôi có được về nằm gần ba và má tôi nơi đất mộ ở Sốc Trăng chăng, việc ấy sau nầy sẽ hay, nay lo chi cho nhọc mắt người đọc. (8-2-84).
5. Sài gòn ăn uống
Người nào, năm nay 1985, khi đi đường Võ Di Nguy, trước khỉ quẹo qua đường ở bên hông Nha Ngân khố ngày xưa, chưa tới bốn năm căn gì đó, gọi ty thuế vụ của cái chế độ tiêu tùng ông Thiệu, nơi bên phố tay trái, có một căn lụp xụp, chủ nó đã dông mất từ lâu nhưng cảnh nhà không đổi, vẫn cũ xì cũ xọp, ban đêm đóng vài miếng ván ọp ẹp, lối ra vào tối gài bằng mảnh cửa thông xám đen vì lâu năm, nay người chủ mới lại ở, vẫn để y không đổi, người khách qua đường tôi nói trên đây, nào biết căn nhà bề ngoài coi xập xệ này, lại là nơi khách phong lưu trước đây chiều chiều hay sáng sáng, vẫn tấp nập nơi đây và giành nhau từng tô cháo vừa ngon, vừa bổ vừa rẻ tiền, tôi muốn nói tô cháo cá Chợ Cũ, danh bất hư truyền, từ ngày tôi lên học (1919), đến ngày dẹp tiệm (1975), đã cha truyền con nối, suốt bốn năm thế hệ, trót trăm năm chớ không phải chơi, vì trước khi tôi lên đây ăn học, thì quán kia đã có vẫn y một chỗ, vẫn không thay đổi mặt tiền bề ngoài, và món cháo, hương vị vẫn không đổi và vẫn cung phụng cho khách kén ăn trải trăm năm danh tiếng. Tôi đã biết chủ của cái quán ấy, từ một ông già Quảng Đông, ốm cao nhưng lưng thẳng như chữ I, đứng nấu từng tô cháo cho mọi người, qua thằng chệc con chủ tiệm, vần đứng bán làm đầu bếp nấu cháo như cha, vẫn áo thun trắng thật sạch, cụt tay, vẫn ốm và cao như ông già Quảng lỏng khỏng không khác, kế tiếp đến thằng Tàu, cháu nội ông già “cháo cá”, cũng vẫn y như một: áo thun, ốm và lưng ngay chò bất khuất, xuống đến thằng chắt nội, ba mươi cái xuân, một cây lưng thẳng, một tay cầm muỗng cán dài, một tay cầm tô hứng cháo nóng sôi sục sục, không một giọt rớt rơi, khách nào muốn ăn sang, nó đập cái thụp, bỏ vào tô một hột gà tươi đỏ rói, tiếp đến thằng chít nội thửa kế, vẫn áo thun, vẫn ốm thon thon, kế đến tháng tư năm 1975, nồi cháo không ai chụm lửa, gia quyến anh Ba Tàu bán cháo đã rút lui về xứ, bỏ lại đây bao nhiêu khách đô thành đã mất một món ăn không thay thế, và tô cháo, còn chăng là trong bài tưởng niệm vô duyên này. Nhớ ai như nhớ thuốc lào, mới chôn điếu trước lại đào điếu sau (muốn hát “điếu trước điếu sau” hay hát “điếu xuống điếu lên” chi cũng mặc, và đó là câu hát xưa ngoài nớ, nay có thể nhại lại, rằng: “Nhớ ai như nhớ tô cháo cá năm nào, sáu xu (0$06) một chén, ngọt ngào ăn thêm, ăn thêm, muốn ăn thêm, thì hãy hô to: “thiêm xức” tức đã nói được hai tiếng Quảng: thiêm (thêm lên) và “xức” là thực, ôi có khó gì tiếng Quảng Đông ấy. Khi nghe hai tiếng “thiểm xức” thì bỗng chốc có tô khác bưng lại, hơi lên nghi ngút, ăn chẳng thấy no, mà no làm sao được vì lỏng bỏng toàn nước ngọt cá thịt, xương heo và thịt tôm hùm làm bổ, nói rằng cháo Quảng, mà mò không thấy một hột gạo, họ nấu toàn bằng tấm mắn, nói đó là tấm cũng chưa được đúng, cháo Quảng rõ là hồ sệt sệt, người mới mạnh dùng không trúng thực người mệt mỏi ăn vào nhẹ bụng mau tiêu, tô cháo cá Chợ Cũ, quả là một tô thuốc tráng thần, mất tô cháo là mất đi một món ăn ngon bổ khỏe, chưa có món rẻ tiền nào thay thế. Một tô “bột gạo nát nấu thật nhừ”, thả vào một mớ đu đủ ngâm nước cam thảo, gừng xắt vụn, ít lá hành, ít bụi tiêu cà, đĩa cá tươi để riêng đặt trên ăn bàn chờ khách tự tay cho cá vào tô, muốn ăn tái hay thật chín tuỳ sở thích, giá một cắc bạc (0$10) thời đó; khách nào muốn ăn thêm cá, gọi thêm một đĩa tính bốn xu (0$04), kẻ nào muốn ăn sang, gọi một tô cá trộn gỏi riêng, giá mười xu (0$10), muốn dằn bụng thật no, kêu thêm bánh “dầu cha quảy”, mỗi cái bánh một xu (0$01), vị chi xài chưa tới một cắc ngoài, mà vừa xong một bữa vĩ vèo, vừa nhẹ nhàng thơ thới, lại thêm bổ khỏe. Thật là giang san không đổi! Viết đến đây, nhớ câu “Giang san tận thuộc hoàng trào Tống, mãi thủ Hoa sơn lão đạo manh”(1) không biết thế đúng hay chăng nguyên văn của ông Trần Đoàn, chỉ nhớ đó là tích vua Tống sai đòi thuế, Trần Đoàn, xưng là lão đạo manh, trả lời hòn Hoa Sơn, năm trước vua Khuông Dẫn, đánh cờ thua, đã ký bán núi cho ông dứt khoát lâu rồi! Sướng vậy thay thời thái bình, phong lưu vừa tầm tay với tính từ xu, từ cắc. Nhưng quên nói quán xệch xạc, lôi thôi, nền lót gạch Tàu đỏ bụi giày đóng từng lớp dày ít năng chà rửa, nhưng vẫn thật sạch, không xả rác, bàn ghế bằng cây thông thao lao đã lòn cạch vì lâu năm, quán tuy xấu bề ngoài, thượng khách toàn là lựa chọn, hoa khôi công tử, không kén mặt, miễn ngon là được, một hôm tôi đưa vợ chồng ông Đoàn Quân Tấn cùng đi với phu nhơn là chị Nguyễn Thanh Long, đến quán thưởng thức món cháo cá, ông là cử nhân Pháp Sorbonne, chuyên về văn phạm và có tiếng là khó tánh, bà là bằng cấp đầy mình,, giỏi Pháp văn, nói tiếng Anh như lặt rau, kể về tánh khó và kỹ, không thua chồng, sức bực bánh mì mua cho chó ăn mà bà vẫn lấy bàn chải chải tro bụi rồi mới dâng cho cẩu xức, hai ông bà vào quán, dùng xong bữa, đưa nhau ra đường, ông phê bình: “Chớ chi quán biết dọn dẹp trang trí, gạch bông trắng trẻo, bàn ghế tân thời, thì hay biết mấy!”. Chị Long đi giữa, tôi cung kính nói với : “Thưa bộ trưởng, nếu như vậy, thì đã hết xính xái Ba Tàu!” (Viết 19-10-1983). - Cùng một loại với cháo này, trong Chợ Lớn, đường Thuỷ binh cũ đêm khuya hay sáng tinh sương mới bán, là gánh “bạc của chúc” của mấy xẩm già gánh bán, cháo sơ sài, mỗi chén hai xu (0$02), vài ba “bạch quá” thả lỏng lẻo trong chén cháo trắng “bột hồ”, không thêm thắt, không mời mọc, khách đứng húp hay ngồi xề bên lề xẩm ta không cần biết, cháo thanh đạm nêm chút muối vào măn mẳn, cắn bạch quả bùi bùi, bao nhiêu mệt nhọc canh bài, buổi trác táng với mấy con phì phà chảy (tỳ bà ca nhi) đều tiêu tan, muốn bồi bổ thêm, thì đường Nguyễn Trãi, đường Đồng Khánh, qua khỏi ngã tư đại lộ Tổng đốc Phương, có quán bán cháo Quảng Đông nấu với lòng heo, đây là cháo thập cẩm có đủ bao tử, gan, dồi trường và phèo, bao nhiêu ấy chưa đủ tẩm bổ khách làng chơi đàn đúm, lại còn thêm một hột gà tươi để lấy sức phung phí từ đêm hôm, rõ là cháo Tàu, cháo Ngô, tướng dịch chữ của Pháp: “C est le chao” (hỗn độn, hỗn mang), nếu dịch “đó là nồi cháo ngô” cũng nên thông qua và cho là được được! Người Tàu, cũng như chúng ta đây, rất khác người Tây phương, ở chỗ ăn và uống. Người phương Tây Âu Mỹ, quá văn minh tân tiến, đến hoá ra mấy món, ăn chỉ lo ăn vào được mấy calori (nhiệt lượng), sợ ăn quá nhiều sẽ chết về “ăn” (nhẹ là trúng thực, nặng là dư đường, dư mỡ), tránh cho lắm, chung quy lại chết nhiều hơn chúng ta “ăn cố xác”, miễn sướng miệng cái đã, và “chết no hơn sống thèm, người Tây, ăn cơm tối rồi thì tập đi bộ cho mau tiêu để bụng trống dễ ngủ, trái lại ta vẫn tối tối kiếm thêm chêm thêm một món gì dằn bụng mới ngủ ngon, bụng trống khó dỗ giấc ngủ cho êm thấm. Ăn đếm từng nhiệt lượng, cân đủ, số calorie, lớp sợ thức ăn cứng làm hư răng, lớp e thức ăn chậm tiêu sẽ làm đau dạ dày, đề phòng cẩn thận quá, ăn không biết ngon, thua xa đứa học trò như chúng tôi, lúc nhỏ lượm hột điệp khô, cắn nghiến cả mấy giờ mới bể, hột sen khô cũng vậy, và khi cắn bể, thì một mùi nhẹ nhẹ thơm thơm, một chất cứng cứng giòn giòn đủ là phần thưởng đứa trẻ không tiền mua quà mua bánh. Lớn lên, ăn phở thì đòi mỡ gầu, ăn thịt bò kho, thì lựa miếng có gân thật giòn, và giòn nhứt là “ngầu pín” (ngưu bím, bím hay bì bi là cái đuôi thằng chệc ngày xưa), nói cho văn hoa đỡ xấu, té ra sự thật là tranh giành nhau “ăn cặc bò”, lại hãnh diện khoe: “Chỉ có tao mới được vậy, ông Diệm hay ông gì gì nữa, đâu dễ gì có c. để xơi. Câu phá đề hơi dài, tóm lại tôi muốn nói kể về thức ăn, nhứt là món điểm tâm buổi sáng, tôi không nói chuyện xa vời những nơi tôi chưa bước tới, và chỉ nói chuyện gần đây, vùng đô thành Sài Gòn Chợ Lớn cũ, khách ăn nhậu, không thiếu chỗ để lót lòng trước khi vô sở. Kể về mì, có ba thứ: a) mì chánh danh là món ăn của Quảng Đông b) mì soạ (ta gọi mì sợi, nhỏ như sợi thì, nên cũng gọi “mì chỉ” là mì nấu theo Phước kiến, còn c) mì Tiều, tức mì nấu theo Triều Châu là của dân chệc cải chệc trồng rau, sau ta chế ra “mì Quảng” nấu theo điệu ngũ Quảng, và xin chớ lầm với mì Quảng của cháu con Mã Viện. Năm xưa, tôi có nếm mì Đài Bắc, dở ẹt, vì Đài Bắc xưa kia là thuộc địa của Nhựt Bổn, lối 1945, Nhựt dẫn qua đây bọn gọi Nhựt lô canh là chính bọn dân Đài Loan này, cha ông là Phước Kiến lai nhiều đời, mì cũng lai ăn luôn, cọng mì là mì Quảng, nhưng nấu dọn theo dân cù lao, gia vị thêm đường, bắt chước quan thầy Phù tang, nên tôi phê hai chữ “ẹt e”. (Marco Polo đem mì về xứ, hoá ra nước Ý biết ăn spaghetti). Chợ Lớn, góc ngã tư Tổng Đốc Phương, trên đường Nguyễn Trãi, những tiệm nước nơi đây, làm bánh và thức ăn rất khéo: “há cẩu” (chả cá vò viên), bánh xếp nước, thịt bò vò viên, và nhứt là “xíu mại” (thiểu mại), thịt bằm nát vò viên bao một lớp bột mì, nhưng có nhiều thứ, thứ thịt nhão, ăn mau ngán, và ngon tuyệt là “xíu mại” khô, nhét vào ổ bánh mì, ăn khoái khẩu hơn ăn sandwich, và xíu mại khô, chỉ có vài chỗ ngon hơn chỗ khác, nhưng nay nhắc lại làm gì, vì đã tiêu tùng, tiệm dẹp, chủ tha phương đào ty, còn đâu nữa mà kiếm mà ăn! Chúng ta chỉ giành được món phở ngon và lấn hủ tíu văng ra ngoài lề “món ăn sáng”, chớ những món kia, như “thịt vò viên” vẫn còn phải tìm thằng Tiều thằng Hẹ. (Hẹ là người Tàu dân hakas (khách gia), bọn này cũng gọi Hải Nam, chuyên nấu bếp cho Tây và trong ngôn ngữ, nhĩ ngã (mày, tao), họ nói “hoà lù”, nên cũng gọi thằng Lù). Ngày nay, “bánh bao Cá Cần”, đã chạy sang Mỹ, sang Paris, cũng gọi đây là “mèo khen mèo dài đuôi”, cũng gọi bánh bao bà Năm Sa Đéc, hại tới ngày nay còn nhiều thiếu nữ đến xin thọ giáo học nghề bánh bao, kỳ thật, bột bao nhờ tay chệc nhồi, còn nhân (nhân, nhuận, ruột bánh) vẫn là nhân pâté, mình lấy của Tây, gia vị ngày nay thêm nửa hột vịt để tăng giá từ 2$ nay leo thang mười hai, mười tám và còn leo nữa nữa, nhưng giá thì leo cắt cổ, mà kể về thơm ngon, làm sao bằng cái bánh hai đồng xu (0$02) năm trước, và trước đây, Chợ Cũ Sài Gòn cũng như các quán ở Chợ Lớn, quán nào nơi nào cũng “dễ ăn”, Gò Vấp đâu đâu cũng gần như một thứ: bánh bao bình dân một đồng xu (0$01) một cái, bánh có thêm một miếng lạp xường hoặc một miếng gan heo là tiền xu (0$02), thêm có bánh nhân đậu xanh, bánh nhân đậu đen (ngon hơn đậu xanh), bánh nhân thịt, vân vân. Trưa trưa, có tục ra ngồi tiệm nước, gọi “đi quảnh xủi” là đi ăn bánh uống trà Tàu giấc trưa, ăn khuya gọi “xíu vệ” (thiểu vị, tức ăn thêm nên cũng dịch “thiêm vị”, khách sành ăn phải phân biệt, tỷ dụ trong Chợ Lớn những năm trước giải phóng, có: - Cao lầu Thoại Quỳnh Lâm, chỗ Đèn Năm ngọn, là tiệm ăn nấu theo Quảng Đông. Tiên lầu Đại La Thiên, trong một hẻm đường Thuỷ binh, là tiệm nấu theo Triều Châu. - Tửu lầu Ái Huê, đường Nguyễn Trãi, tôi quên nay không ắt Quảng Đông hay Phước Kiến. Cao lầu “Ngọc Lan Đình”, tên đặt rất sang và rất nên thơ, của bọn mại bản triệu phú bán lúa gốc người Phước Kiến, cách nấu rất cầu kỳ sang trọng, nửa ngon như Quảng, nửa dùng nhiều hải vị (vì là dân xứ cá) nên nhiều món lạ: bào ngư, hào, hến và hoa thảo... Trường trai, ăn lại có quán “Phật hữu duyên”, đường Thuỷ binh, dọn lên mâm, khách chưa từng, vẫn lầm với thức mặn, lấy nấm Đông cô thế thịt heo, và mì Phật hữu duyên, vị thơm ngon, Lỗ Trí Thâm tái sanh cũng lầm, tưởng lạc lối còn ăn quán Thuỷ Hử, nhân thịt người, thịt thú. Không phải đợi đến quán sang đắt giá mới có thức ngon, khi ngon mấy gánh dạo bán “hủ tíu cá gà”, một cắc (0$10) một tô, ăn vẫn thích thú, và còn nhớ lúc nhỏ, ít xu, một tô thịt bò kho hai xu, ăn ngon đáo để, có một ổ bánh mì Tây bốn xu (0$04) là khỏi trở về trường ăn cơm với hột vịt dầm nước mắm năm này qua năm kia của lão chánh giám thị (surveillant général) tên Nicolai (Xí-cô-lại) lãnh nấu cơm cho chúng tôi nơi trường Chanseloup ngót những năm 1919 đến 1922, và nói gì khi chỉ còn hai xu (0$02) mà đang thời kiến cắn bụng, cầm hai xu lo le chờ chị bán cà ri vịt đang lúc vui, đưa chị hai xu, mua hai xu bánh mì, một khúc dài bằng một gang tay, liếc liếc mơn trớn, xin chị vui tình chị nháy mắt ưng lòng, và để cho mình nhúng trọn khúc bánh vào nồi ca-ri đang sôi, chị bán dễ dãi, nhúng được lâu lâu, khi lấy bánh ra, nước ngọt và cay ca-ri thấm vào, vừa thè lưỡi không cho một giọt nào rớt xuống đất, vữa cắn nhính nhúc, ăn mau sợ hết, thật là ngon thấu trời xanh, ngày nay chị bán ca-ri đã ra người thiên cỏ, cầu xin chị đầu thai đừng trở lại đây, chi đã mất mà mùi ca-ri chị nấu nay cỏn phảng phất trước mũi, tôi đã từng “ăn muối nhiều hơn cơm”, sống đến hôm nay là tám mươi hai tuổi trên đầu mà chưa có ca-ri hay bữa cơm nào ngon hơn hai xu bánh nhúng ca-ri độ ấy (20-10-1983). Nãy giờ tôi kể nhưng còn thiếu nhiều, các món ăn theo điệu Tàu, còn ở Sài Gòn nơi các nhà hàng quán cơm Tây: Quảng Thạp ở Chợ Mới, đường Espagne, Yên Yên đọc “Yên Vân”, nguyên Hán tự là “An An”, Hiệu Hiệu, kém hơn hai quán đã kể, và trong Chợ Lớn, nơi đường Thuỷ binh, ngay chỗ ga xe điện, quán này nay còn tồn tại hiệu “Ôn Lộc Yên” (An Lạc Viên), những quán này, sáng nào vẫn có bán món ăn dư lại đêm rồi, gọi “đồ lâm vô” nhại tiếng Pháp “rabiot” là tiếng nhà binh (rabiot: argot militaire, - vivres restant en excédent après la distribution), lâm vố bán lẻ từ một cắc (0$10), hai cắc (0$20), vẫn một đĩa đầy thêm có khúc bánh mì cũ dư lại của khách ăn không hết, và nếu mua đến nửa đồng (gọi một cà-rô-bi (roupie)) thì bốn người ăn no nê mà còn dư, và toàn là thực phẩm mình đây vẫn thèm: ra-gu bò, lòng bò nấu kiểu gọi “tripe à la mo de Caen” (nấu theo xứ Caen), gà rô ti, bít tết dư lại, và khách thích ăn lâm vố không ai khác hơn là phu kéo xe, hùn vốn bỏ ra mỗi người một cắc rưỡi, bảnh lắm là hai mươi xu, sẽ được một bữa nhậu ngon lành say tuý luý, vì rượu trắng một cắc sáu (0$16) một lít, chia ra bốn người, mỗi người uống một xị chớ không chơi! Tôi mãi ham nói mà quên món quốc tuý là món bò bún, sẽ kể nơi sau: Bò tín, bún bò, tín bung. Ngày nay, người trong này khỏi cần đi đâu xa, vẫn có thức ngon kề miệng: phở như phở Hà Nội, bún bò ngon như ở Gia Nội, nhưng tôi nhớ đây là bò bún của ông già bò bún. Ngoài Bắc có “bún bung”, món nay tôi từng nếm, trước ở hè đường Lê Thánh Tôn, ngó qua Chợ Mới, gần gần hiệu giày Bata. Người bán là một mụ Bắc, mụ thường ngồi trước nồi bung nên tôi chưa rõ mụ cao bao cao, duy nhớ câu “... một người bước ra, thoát trông lờn lợt màu da, ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao” (Kiều). Lấy câu Kiều mà ví, thì cũng tội cho mụ, và vẫn chưa đúng hình thức của mụ. Tiếng rằng “bún bung” nhưng bung đâu không thấy, chỉ thấy một cái nồi nhôm to tố nái, kêu một tô, thấy bưng lại quả một tô, đĩa bún để riêng, trong tô có vài miếng thịt heo còn dính với xương cho khách gặm, năm ba miếng chuiối non còn để vỏ cắt khúc, năm ba miếng xắt sẵn dai dai mềm mềm, - chết tôi rồi, vì không nói được đây là cọng bạc hà hay cọng khoai môn (?), học giả cái con khỉ gì, biết ăn mà không biết đã ăn thứ gì, nhưng thôi, để đó nhờ người khác sau này sẽ dạy, một tô như vậy luôn và bún, chầl xưa là mười đồng (1982), nay có lẽ gần hai chục hay sẽ hơn, khi thả bún vào, và lùa vào miệng nghe sồn sột, nước cốt thật ngơn và vừa khẩu vừa miệng – “tôi khoái mụ này” (chữ khoái tôi dùng với nghĩa trong sạch, ai hiểu lầm thì tội cho tôi) - khoái mụ ở chỗ tuy tôi ít năng đến quán, nhưng vì mớ tóc trắng, mỗi lần thấy tôi, mụ đảo cái vá vào vung bằng allminium, lựa cho tôi toàn thịt thật mềm thêm có chút gân non, tuy đã hết răng, nhưng thật là khoái khẩu. Mấy lần sau, đầu tháng năm tháng sáu 1983, lần chót tôi đến đó, xin nhớ đây là đường Thủ Khoa Huân, không phải mụ ngồi bán bún bung, và món này chỉ bán ngày thứ hai và thứ năm trong tuần nhựt, (ngày thường bán thịt nướng), bán bún bung bữa ấy là một cô nhỏ mỹ miều, cháu hay người trong thân không cần tọc mạch, duy biết mụ “to lớn đẫy đà” (chưa đến tuổi về hưu đâu) mụ hưu một bữa xa hơi, nhưng vắng mụ, riêng tôi đã thấy tô bún kém ngon đi nhiều. Bún bung là thế ấy, đến bún bò xứ Huế, nay cũng đã biết chạy vào đây quán danh tiếng ở đường Gia Hội (Huế) những năm xưa, nay chễm chệ dời quán về Sài Gòn, đường Trần Quang Diệu từ một tô mười đồng (bạc Thiệu), hôm gần đây tôi ăn, trả hai chục đồng (tiền mới), nhưng vị kém hơn lúc còn tại Huế khá nhiều, vẫn bún to sợi xương heo, giò heo, cho khách gặm, gặm xong đã có con cẩu chực sẵn dưới bàn, vẫn có vài miếng thịt bò, để đúng danh gọi “bún bò”, nước cốt thật dịu, xưa là xương heo thịt bò làm ngọt, nay là bột ngọt, mà ngọt thua, gia vị phải có ớt băm nhỏ phơi khô, nêm ớt đỏ vô càng cay sặc mới đủng là món ăn xứ Huế, tràng rau sống để trên bàn, khách tự ý cứ lựa, để chêm vào bún cho mau đầy bụng, nào rau thơm rau muống xắt và chẻ nhỏ sợi đều có đủ, duy thiếu mấy lát trái vả là món rau đặc biệt đất Thần Kinh, vừa chát như trái chuối sứ, chuối hột non gọi chuối chát, vữa giòn và ngon hơn chuối chát ấy rất nhiều - không có vả chưa phải đúng là món ngon xứ Huế, nhưng miễn có xương gặm là đủ, cũng không nên kén ăn cho lắm buổi này, và nếu thật người cầu kỳ kén ăn, thì phải nhớ bún bung xứ Bắc, bún bò xứ Huế, đều là món ăn mùa rét lạnh, khi nhập đất Sài Gòn mà không đem cái mát lạnh hai xứ kia vào, thì quả muốn khoe “thú vị” thì đã là “một thú”. - Hai tiếng “bún bò” đã làm cho tôi đi xa đề tài và xuýt lạc đề, sở dĩ tôi viết bải này, cốt ý của tôi là để ca tụng tô “bò bún” đã thưởng thức khi còn đầu xanh tuổi trẻ, đặc biệt đây là “bò bún của ông già bò bún”, người quê đất Thủ Đức, nhưng chuyên bán bò bún, bánh hỏi thịt bò nướng” nội con đường La Grandière và Espagne luôn Taberd cũ, tức khu phố hội đồng Trạch gần chợ Mới Sài Gòn, những năm tiền đệ nhị thế chiến, lối 1920 và trước 1945. Như đã nói, ông là người Thủ Đức, mỗi sáng ông trả 0$16, một cắc sáu tiền xe đáp chuyến xe từ Phan Thiết vào, đến ga Sài Gòn độ chín, mười giờ sáng, xe đến bến, ông rút gánh ra khỏi nhà ga, và từ ấy, gánh gánh trên vai, ông bắt đầu rao, tiếng lảnh lót khắp xóm đều nghe: “Bò bún bánh hỏi hao”, vì ông ăn trầu không ngớt, mặc dầu tiếng rất trong, nhưng câu nguyên chữ “Ai ăn bò bún bánh hỏi hay không” vọng từ xa, tôi đã để lọt vào tai, còn lại như trên đã viết, hay không biến thành hheeoo, nghe hao mà thật ra ông bán thịt bò. Những năm ấy tôi còn độc thân, và chính khi đã có bạn rồi, tôi vẫn ít ăn cơm nhà và trưa trưa chỉ thích làm một bụng bánh hỏi thế cơm, vì tôi vẫn mắc nợ ông già bò bún này, mỗi lần nghè tiếng ông rao, tôi đều rạo rực bỏ cơm chợ xơi bánh hỏi thịt bò nướng. Thuở ấy, món ăn này, bò bún bánh hỏi, chưa phải duy một mình ông bán độc quyền, vì những năm 1920 đến trước 1945, trọn con đường Nguyễn An Ninh, (xưa gọi đường Amiral Courbet) vẫn có nhiều quán Ba Tàu, chuyên bán thịt bò nướng ăn với bánh hỏi. Khi ăn thức ăn này thì nước chấm là nước mắm của ta, thế mà Ba Tàu vẫn giành nghề và chuyên bán cứ mỗi tràng bánh ăn no thế cơm được, giá là hai cắc (0$20), nhưng kể về vị, làm sao ăn qua thịt nướng do ông già Thủ Đức này được? Lúc nhỏ tôi ở Sốc Trăng, tôi đã từng ăn “bò bún” do một ông già khác họ Tăng, gánh gánh bán, lối những năm 1915-1919, vẫn thơm ngon, mỗi tô sáu xu (0$06), ăn một tô vẫn chưa thấm tháp nhưng tiền đâu còn nữa hầu muốn ăn thêm, vẫn có đậu phộng rang đâm nhỏ, thơm bùi, bún Sốc Trăng to sợi hơn và theo tôi vẫn ngon hơn bún và bánh hỏi nhỏ sợi đất Sài Gòn Gia Định, nhưng Sốc Trăng bán với giá đậu xanh luộc chín, còn thịt bò vẫn xào trên soon nhỏ, vị rất khác, và theo tôi, có thể nói kém và thua món thịt nướng đặc biệt của ông già Thủ Đức này. Nay tôi có tuổi và nghiệm ra, món ăn này không phải của ông tự chế, có lẽ ông là người ngoài kia vào đây lập nghiệp, và món thịt nướng này nay vẫn thiếu gì chỗ bán thật ngon, tỷ như “thịt nướng” xóm Chơ Sài Gòn, gốc người Bắc, của bà Bụng bán bún bung là một, lại nữa như thịt nướng đất Huế nơi chợ Âm Phủ, lối sang gánh bán dạo xóm bán sách chợ trời thành phố Bác Hồ ngày nay (1983), truy ra có lẽ cùng chung một gốc “thịt nướng Việt Nam” vậy. Đi lên đất Mọi ăn mắm con gián đất, thịt con chàng hiu, bù tọt, nướng để nguyên da không cần làm sạch, trèo qua đất Kam-pu-chia, phải học ăn mắm bò hóc bún rau, lên xứ Lào ăn mắm Lào, rồi nào xa tê bà lai chanh xứ Xiêm xứ Mã Lai, ca-ri Chà cay xé miệng, ra gu bít tết, trứng cá Caviar của Nga, thịt súc xích, jambon, chúng ta đều xực tự do thong thả, duy tội nghiệp thay cho dân nước thờ đạo Hồi, phải chính con vật tự mình cắt cổ mới được nếm mới được dùng, và còn chi cái thú phong lưu của người Việt bất cứ tiệm nào Tây-miên-chà-chệc đều đánh tửu và tha hồ gắp, nhậu! Nhưng giang hồ càng nhiều, vẫn nhớ món ăn quê hương xứ sở, mắm tôm đất Bắc, mắm tép trong Nam, và món rẻ tiền ăn chung thuở “hai mươi cái xuân” hát câu “j’ai vingt ans, ét cest le printemps” (hai mươi tuổi đầu, một mùa xuân rực rỡ), ông già bò bún năm xưa đâu còn, em Sáu Ngọc Anh đâu còn, tuổi hai mươi đâu còn, dư giả tiền đây thừa bứa, nhưng đâu còn cái xuân hơ hớ, và không nên quá tham lam, hãy biết nhường cho kẻ khác (viết 21-10-1983). Ông già bò bún, bán đến chiều là sạch gánh, ghé chợ Bến Thành mua thịt tươi và đón xe lửa trở về Thủ Đức tiền xe một cắc đã không còn. Cũng đường Trần Quang Diệu nơi có quán “bún bò Huế” từ Gia Hội di cư vào, ở mé tay phải cùng một con đường, cách ngã tư Trương Minh Giảng một trạm bán xăng, năm 1982, có một quán vừa pha cà phê thật ngon, cứ mỗi chiều vừa xế bóng là bay mùi thịt nướng nhột mũi: đó là quán “bún chả Bắc” của nhóm cầm bút thường tựu hội để “ủng hộ” Kim Dung, hiền nội trợ của lão làm thơ “một vạn lần an”, có mặt quen gặp nào “Sông Trình”, nào “Chim Linh”, nào “người kéo xe Chàng Ba”, nào “Mây mùa Thu, nữ sĩ” thịt chả thật ngon, nước chấm pha thật khéo, nhưng thi sĩ đều lên ruột, “ẵm hộ” mãi không kham, quán kia đã dẹp không đợi thuế tăng, lý do vì quán ở quá xa, thêm chỉ bán vào chiều, bụng nào thưởng thức “bún chà”, bụng nào về nhà “thời cơm” “xực phàn”(2). Cũng từ đường Trần Quang Diệu, nhảy lên xe buýt vô Chợ Lớn, đường Nguyễn Trãi gần ngã tư Triệu Quang Phục, có quán Tàu bán “cà ri vịt”, thuở nay cà-ri là “độc quyền Ấn Độ”, nhưng lão Cố Lũ (Cao Lão) Tàu nầy đã đoạt nghề, nay lão ta đã đi Tây phương tìm thánh Gandhi, vợ và con gái lão kế nghiệp, cà ri vịt ăn với bún Việt, ba nước đề huề “Ấn-Trung-Việt”, bún lạnh, xẩm ta đặt vào tô, giội nước sôi cho bún nóng, xong rồi mới múc thịt và huyết vịt đông đặc, vài miếng thịt, ai muốn ăn thức gì phải dặn trước, ké khoái lòng, người thích phao câu, kẻ khác ham gặm đầu và cẳng, mỗi tô răng rắc ba chục đồng (30 bạc ngày nay 1983), nhưng vừa no vừa khoái khẩu, vào giấc ngọ, có thêm m ón ruột vịt thật giòn, giờ khác chưa có và không hiếu xẩm ta làm thế nào mà ruột vịt vữa trắng, vừa giòn, và không mùi tanh, ngon thật và khó bắt chước. Muốn nếm cà ri Ấn Độ chính cống, trước giải phóng, nơi đường Tôn Thất Thiệp, nơi đường Lý Tự Trọng gần rạp Long Phung, và gần đây nơi đường Trần Bình Trọng, vẫn có quán người Ấn bán thức ăn của họ, trước kia giao thông thuận tiện, họ mua được ngũ vị hạt thơm từ Ấn Độ gởi qua, gọi tắt là “bột cà ri”, đem về đây, mỗi lần nấu là họ “cà ca-ri” trước, phân biệt rành rẽ, nấu với thịt dê, gà, vịt, chim rừng, cá, nấu khô hoặc nấu có nước, nấu chay không cá thịt, vân vân, mỗi mỗi đều cà hột khác khi dùng, mùi vị vẫn khác, có thứ cà ri dê là sang trọng, ca-ri nấu chim mỏ nhát nấu khô để đem ăn khi đi đường xa, là ngon đặc biệt, nhưng nay tàu thuyền máy bay không đem qua nữa, và món ca-ri bản xứ đã chế biến tạm, nhiều nghệ và nhiều dầu hột điều pha thêm ngũ vị hương (đinh hương, quế vụn) và thêm ớt thật nhiều, không phải là ca-ri Ấn Độ nữa. - Phở lai, nay có phở gà, bánh ăn sáng nay có nhiều, danh xưng bánh cuốn Thanh Trì, bánh đúc, bánh khoái, kẹo kiếng đất Quảng, rươi, mắm tôm, gói, chả cá, thịt cây, tiết canh, cháo lòng, khách trải mùi muốn chi đều có nấy, nghiệt nỗi không chính cống. Đời đã tạm bợ, cà phê không cần quán sang, ngồi chồm hổm giùm năm ba, góc đường, mé chợ, lính càng đuôi càng dời chỗ khác, không biết khách có chuyện gì mà nói hoài không hết, kêu một ly nhó, uống cạn cà phê gọi một bình trà, ngồi uống đến trà hoá trắng bạch mà chuyện chưa hết chuyện... Đường Lý Tự Trọng có quán lề đường của chị Mai, cà phê thơm không chỗ nào bì, đường Cách Mạng Tháng Tám có quán “Gió Bắc”, Đakao trước đây có quán của nữ thi sĩ Ngân Giang, nhưng nay đã hoàn cựu vị Hà thành, và xiết bao quán lành mạnh mọc như nấm mà cũng tan như nấm. Ra khỏi vòng Sài Gòn, khỏng vô Chợ Lớn thì lên Thủ Đức, Thủ Đức năm canh thức đủ”, xứ ăn chơi, quán nem: nem nướng, nem cuốn, nem bún, thêm có món “nem o” là nem đã gần hư, đã quá thời, nay o bế lại, sửa lại bằng cách chiên mỡ trên chảo nóng, làm cho mất mùi “nem hư” và gọi “nem chiên ăn bánh hỏi” cháo khuya có cháo gà, cháo đầu cá hấp, có chè giò, gỏi cuốn, bánh đập, bánh nghệ, nhưng trước ngày giải phóng, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh (đã mất năm 1982), có mở ra một quán chuyên bán “gà quay” theo Ma-ní, ăn với xôi, là một món kể lạ miệng phải kể luôn lạ cảnh”, thửa dịp trăng trong gió mát, thả xe một vòng tiêu khiển, thưởng thức một bữa xôi “gà quay”, đúng là phong lưu, nhưng sau khi dẹp quán, bác sĩ ta chưa hết phương lược sanh nhai, lăng xê (lancer) thú thưởng thức “hột gà lộn trái vải”, ấp được mười hay mười một ngày, “vừa úp mề”, bổ không gì bằng, thêm được khoái khẩu. Minh là bạn cũ đồng song, học nghề thú y kể rằng trên đời có bốn món là “bổ bực nhứt”: 1) Mộng lúa mạch lúa mì, chữ gọi “mạch nha”, 2) óc tươi khỉ sống, 3) Mật ong do ong tạo chế để biến con ong thường ra con ong chúa tể (reine) và 4) là “hột gà lộn trái vải”, nhưng lấy gì có hột gà ấp kịp, nay thay thế bằng hột vịt lộn, vừa to vừa béo, và bổ không thua hột gà, nhưng phải nói cho sửa, “hột vịt lộn” mà dấu nặng nghe ra dấu huyền thì khiếm nhã! Bốn lạc thú trên đời, thú “ăn” đứng đầu. Cho phép múa rìu chút chơi, có câu: “Nhứt ẩm nhứt trác, giai do tiền định”, mà cũng có câu “bịnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, vì ham ăn mà nuốt vi trùng vào thân, cũng như vì cố ham nói, nói mãi ắt có khi lầm vấp, cố nhiên mua chuốc hoạ vào mình. ăn phải có chừng độ, nói phải có chốn dừng, là nói phải có ngăn nắp. Có câu ví: “Chim khôn tránh bẫy tránh dò, người khôn ăn nói dặn dò trước sau”. Phép tiết thực, kiêng ăn (diététique) sống lâu nhờ đó. (Viết ngày 22-10-1983). Chuyện cũ nhắc lại đây: trong quyến “Chuyện cười cổ nhân”, mở trang đầu, thấy chuyện ông Ký Viên, một hôm ra đồng gặp ba ông lão trên bảy tám mươi còn làm việc đồng áng khỏe như trai tơ lấy làm lạ hỏi về khoa cấp dưỡng, ba ông dạy: Ông thứ nhất: Thất nội cơ thô xứ (vợ nhà thô kém); Ông nhì: “Vãn phạn giảm sổ khẩu” (cơm chiều bớt và miếng); Ông ba: “Dĩ ngoạ bất phúc thủ” (đêm nằm chẳng úp đầu) (nghĩa tục, chữ rất thanh); Ký Viên tóm tắt lại: “Chỉ tai tam tẩu ngôn, sở dĩ thọ trường cửu” (ý chỉ thay lời ba ông già, chỗ do sống sâu xa). Chính là lởi dạy Á Đông có thua gì khoa học phương Tây; và vẫn hợp với lởi xưa. Tiền Kiên ca rằng: “Thương sĩ di phòng, trung sĩ dị bị phục dược bách loả, bất như độc ngoạ”, (kẻ thượng sĩ riêng phòng, kẻ trung sĩ riêng mền, uống thuốc trăm viên, chẳng bằng nằm riêng), muốn vui lâu ép buộc ba điều: già không nên có vợ đẹp, không nên ráng ăn quá sức, vào buổi tối, và không nên nằm sấp mặt, tức cữ cái kia kia, áp dụng đủ ba phương pháp ấy, tránh khỏi đau lưng, khỏi đau dạ dày và không cỡi gió. Xấu mặt hơn hết là bún nấu theo Thổ nêm mắm đồng, trước gần đình Minh Phụng (Chợ Lớn) có bán. Ăn để nhớ quê nhà Sốc Trăng. Sài Gòn ăn và uống (tiếp) Bài “Cháo cá Chợ Lớn” là để nhắc lại về miếng ăn món uống. Nay xin bàn tiếp vài hàng. Mỗi nước có một phong tục riêng, chưa châu lưu chưa giang hồ, xin miễn bàn. Người Trung Hoa có câu: “Tao ăn muối nhiều hơn mày ăn cơm”, ý nói sống lâu hơn, nhiều hơn. Người Pháp, người Âu, phép lịch sự của họ là ăn uống thật vén khéo ăn không cho hở môi, không cho có tiếng nhai trong miệng, uống rượu, uống trà đều hớp miếng nhỏ, rượu nồng thế nào, cũng nín hơi, nuốt nhẹ, vừa thanh vừa khéo, ăn cá giấu xương, ăn bún ăn mì (spaghetti, macaroni), đều khéo; không để bung thùa, thật là khó bắt chước. Trái lại ta ăn sừng sực, nuốt nghe ửng ực và như vậy mới cho là khoái khẩu, phải khè như rắn, càng nghe lớn tiếng, không khéo lời khen kẻ nấu, người bán đều khen; uống ồng ộc uống tu tu, không là thô lỗ, và kể là mạnh uống như nhà tướng. Anh Bảy Chà, vì tôn giáo nhà Phật, cấm rượu, đạo Hồi, uống ăn không cho rượu, cơm đụng môi, rồi làm sao nốc rượu mạnh (whisky, đế bọt, mai quế lộ, vodka) mà khỏi sặc? Anh Ả-rập giữ đạo Hồi, là khổ tâm nhứt, muốn ăn phải tự cắt cổ, ăn vật sanh cầm, rỏi làm sao vào tiệm lạ đánh chén, hạ cờ tây? Chi bằng làm dân Việt là sướng nhứt đời, lên Lào ăn mắm gián hôi, qua xứ Miên ăn bò hóc (prahoc), sang Pháp nếm thịt nửa chín sống Chateaubriant, xuống miền Dưới (Java, Ấn Độ) nếm ca-ri sang Tàu qua Nhựt, đều vô ky và vô bất cấm, thật là khoái khẩu Người Pháp lập tiệm ăn, bếp giấu sau nhà. Chú Ba Tàu, bếp dọn trước cửa, vừa chiêu hàng, vừa khoe con cá tươi, cọng rau vui mắt, trái ớt thấy bắt thèm, tao nhã xưa, ai cho bằng cụ Tam Nguyên, thế mà thưởng hoa trà, vẫn: “Có đếch mùi thơm, một tiếng khà” (nói chữ chơi là Liêu vô hương khí, phát kha kha”), còn “nhắp chén khà”, “một tiếng khà”, vân vân, khà là khè, chứ gì? Thật là thú vị thay, người dân Việt, vô cùng phóng khoáng, có của làm chi thêm mệt giữ, miễn sao có rượu và cũng không cần nhiều, vừa xem trời nửa mắt là được ông vua Miên đời trước, cỡ Norodom, Sisovath, tức nội tổ, ngoại tổ của Miên thái tử Sihanouk, khi thời cơm, vẫn ăn bốc bằng tay và vãi bừa, hột cơm miếng cá văng tứ tung. Một người mũi lõ năm xưa đã khôi hài: “Ở Sài Gòn khách lịch duyệt có ba lối ngồi bàn ăn, lịch sự: ăn theo Pháp, để xương trên đĩa, ăn theo Tàu, bày xương trên mặt bàn, ăn theo Nam, xương đã có con cẩu chực hở thủ tiêu không thấy xác; lời nói độc địa, giả ngộ mà cay. Ấy là họ chưa biết có nhà, cẩu không ăn xương lại còn có phận sự làm mất chất dơ mỗi lần trẻ nhỏ xổ đồ dơ từ trong dạ dày khỏi rơi khỏi mất. Xin người Pháp ấy khoan khoe lề lối, sách Tây đã nói rõ, ngày xưa ông cha họ nào có khăn lau tay và khi dự tiệc vẫn lau tay trên lông đầu chó. Và có tục gặp món nào vừa miệng, ông hoàng, ông hầu tước vẫn bọc trọn món ấy vào khăn thật to cho trẻ tớ mang về nhà cùng vợ con thưởng thức. (Viết ngày 9-11-1983). Chuyện tôi vừa nhắc nơi trên, chùi tay vào đầu con cẩu vẫn có trong sách, và bạn nào muốn sành về rượu ngon thì nên mua quyển “les víns de Rourgogne” của hai ông Piere Poupon ét Pierre Forgeot (Presse Universitaires de France), còn muốn hiểu phép lịch sự khi ngồi vào bàn ăn, thì nên tìm quyển: “L’Art de la Tabe” của Pierre Andrieu (Editions Albin Michel), đọc được hai cuốn sách nhỏ ấy mới mở tầm con mắt được nhiều. Nhưng như đã nói “đáo xứ tuỳ dân”, và mỗi nước có phong tục riêng, không dễ gì biết đủ. Nghe nói năm xưa, một ông vua Cao Miên, khi sang Pháp, ra đường mắc tiểu, ông vạch chăn gấm, xổ bầu tâm sự vào gốc cây, khoan nói là khiếm nhã, và lúc quốc trưởng Pháp đãi yến, quan khách mỹ nhơn đủ mặt, đến tuần mãn tiệc, kẻ hầu bưng cho mỗi vị tân khách một tô nước để rửa tay (rince doigts), ngờ đâu đế Miên quen tục xứ nhà, bèn bưng tô nước uống cạn, như vậy xin hỏi các mạng phụ đài các phải đối xử như thê nào? Nếu đưa tay vào tô thì phạm tội khi quân, bằng uống theo vua thì biết nước ấy dơ hay sạch? Bà hoàng nước Anh, khi qua viếng Ấn độ là thuộc địa cũ, phái tập ăn ớt và tập làm quen với món quốc gia dân tộc tính của Ấn, bằng không tập trước và từ chối không nếm món cay xé miệng ấy thì còn gì việc ngoại giao quốc sự? Làm vua là khổ chớ sướng ích gì? Muốn nói một lời nào cũng phải chờ Nội các phê y chấp thuận, kẻo lậu ca mưu quốc gia đại sự, hèn chi lời nói xưa nay của vua chúa, thường ngớ ngẩn “trễ tàu”. Trở lại miếng ăn, như chúng ta có món “mắm và rau” tức “mắm kho rau sống”, bông súng nguyên sợi, rau dừa nguyên cọng, nếu xắt nhỏ thì mất ngon, và phải tự tay nắm cả nùi rau, vò lại và ngắt đứt bằng tay, dồn tất cá vào tô, chan ngập nước (mắm), và lua vào mồm, nhai nghe sồn sột, má phùng ra, nín thở, miệng mồm chàm ngoàm, đến không thốt được lời nào, và như vậy mới thật là khoái khẩu, cái “món ăn nhà nghèo, ấy nếu ăn kinh kiệu, rau xắt nhỏ, và miếng nhỏ, vân vân, thanh bai có thật, mà quốc hồn đã mất từ lâu. ăn bánh xèo, ăn mắm sống, tay xé mắm, tay bốc cơm nguội thì mới là thú vị, chớ mắm sống gắp bằng đũa ngà, thì không còn gì gọi là “ăn mắm xé cơm nguội” được nữa. Chúng ta có nhiều bữa cơm, tỷ như “đánh chén thịt rùa xé phay”, “cơm rau”, “cá nướng trụi”, theo tôi, thì ăn trên nền đất, trên chiếu bằng, hoặc ở trần, hoặc vận chăn, đêm có trăng, hay giữa trưa, khi làm việc đồng áng vừa xong, bụng đang đói, và “ăn bát kể quần thần” thì nới hứng thú, cũng như món ăn gọi “bò giá tréo” (bê thui, nướng trên đòn bắc trên lửa chụm nguyên gốc, than cây...) (tôi đã kể trong Hơn nửa đời hư như tôi đã thấy núi Đất Sét (Sa Đéc), thịt nướng một nơi, rau sống, bánh tráng, nước chấm, rượu, mỗi mỗi đều đặt khác chỗ, khi ăn, phải tự mình đi từng chỗ, lựa rau, lấy bánh, tự tay cắt thịt, rồi phải tự đến nơi có nước mắm và rượu ngon, vân vân, món nầy ăn như vậy mới thật là “thịt giá tréo” và không thể ngồi bàn một chỗ được. Ăn con hàu (huftre), cua nướng, sò huyết, thì ăn bốc bằng tay, theo tôi người Âu dùng muỗng nĩa, sang thì vẫn sang, nhưng làm sao ngon bằng tay bốc! Ta lại có món ăn gọi “chí quách” (chữ là trư cốt), tức gặm xương nấu nhừ, lấy nước ngọt nêm mì, còn lại trơ xương, bợm nhậu gặm mút, “mồm môi đánh chén”, thì làm sao dùng đũa nĩa? Ngoài Huế, có món “ăn cá sanh cầm” (tôi chưa nếm lần nào), và nay xin lấy bài thơ xưa làm chứng: ĂN GỎI CÁ SANH CẦM CẦM THI: Giăng tay bắt đặng cá con con, Ăn gỏi sanh cầm quá rất ngon; Chanh chua hoà với rau mơ núi Mắm nục lộn cùng chuối chát non Đập dà trên tay tươi roi rói, Đưa ngay vào miệng cắn giòn giòn. Mầy đã sa cơ về kiếp ấy, Tao đưa một chén rỗi linh hồn! (Khuyết danh tác giả, theo “Ca trù thê cách, văn nôm, quốc âm thi tập” Huỳnh Tịnh Của, bản nhà in Imprimerie Commereale Marcelin Rey (C.Aroin, Sài gòn, năm 1907). Vả chăng cá còn sống nhảy soi sói, không làm vảy (cá nhỏ quá làm gì có vảy) cái nhớt cá biến thành chất béo, ông bà ta bất chấp vệ sinh và đã lấy rượu mạnh làm nư, kể gì sạch dơ, và thưởng thức món “hàu tươi” lại mấy rửa và khử vi trùng, vi khuẩn?(3) Người Pháp có món “chim di săn bắn được đem về, treo vừa lông lá để rủ buông xuống đến thịt rũ có giòi (viande faisandée), tôi đọc trong sách thấy ké thì hoan nghênh, người thì chê bai, phân vân bất nhứt, đến như phổ mát (fromage) mùi vẫn nặng như mắm của ta, và nghe đâu phô mát vẫn có giòi, và họ có người vẫn ăn, duy tôi chưa thấy. Trong từ ngữ Pháp, có tiếng “salière” là đồ đựng muối, cũng vừa có nghĩa cái khuyết sâu trên Mí ngựa già (enfoncement au dessus des yeux des vieux chevaux), cũng vừa là khuyết ăn sâu trên chả vai người ốm (creux en arrière des clavieules chez les personnes maigtes), lại cũng vừa là hỏm sâu chỗ dưới ngón cái của bàn tay, theo tôi cổ nhơn đặt tên như vậy vì ngày xưa có lẽ đó là chỗ đựng muối hay tro mặn, lúc còn ăn lông ở lỗ. Trong tuồng phim Nhựt “Rhasomen”, người phu xe vẫn đặt muối trên lưng bàn tay, khi ăn vẫn ồn ào và thè lưỡi liếm muối trên tay như vậy, lại nữa người La Mã, người Tàu xưa, ông cha ta khi đi rừng làm củi, vẫn ăn bốc, bọn vua tướng Romein, vẫn ăn thịt nguyên đùi, lấy răng cắn xé thịt đưa ngay vào mồm, chỉ từ học đòi văn minh, bày đũa nĩa, mà xét ra, đũa là hai ngón cái và trỏ, nĩa là bốn ngón tay (không ngón cái) chĩa ra, người Miên, người Chà, đồng bào Thượng vẫn giữ tục ăn bốc, nay họ dùng đũa là bắt chước Tàu, Việt, dùng nĩa muỗng là nhiễm phong tục Tây phương, chớ gì? (viết ngày 10-9-1983). Ibn Séoltd, sanh lối năm 1880 và mất năm 1953, làm vua nước sản xuất nhiều dầu lửa nhứt Arabis Saoudlte từ năm 1932, mình cao đến 2 thước lẻ 12 phân, khi được nước Anh mời qua Londres ký giao kèo về cung cấp dầu đốt cho Ăng Lê, trước khi đáp tàu thuỷ, sai người đầu bếp chở ra tàu ba trăm con cừu để đem theo dùng, viên chủ thuyền, tức giận, chỉ cho hoả đầu quân những tủ lạnh trên tàu và hỏi bao nhiêu thịt cá vật thực trong ấy, không đủ cho vua dùng hay sao, nhưng viên đầu bếp Ả-rập lạnh lùng đáp: “Những thứ ấy đều là thây ma thúi, vua tao nào dùng”, viên thuyền trưởng Anh ép lòng nhịn nhục, vừa nhận xong ba trăm con thú kia, kế lại có thuyền chở tới ba trăm mỹ nữ da đen, nhờ chở đem theo giúp vua sớm tối, viên thuyền trưởng nhịn nữa không kham, hỏi: “Nước tôi lại không có đủ đờn bà cho vua của anh chọn hay sao?”, nhưng phen nầy, viên quan hộ tống Ả-rập cũng vẫn thản nhiên trả lời: “Vua của nước tôi không quen dùng vật gì đã có xài rồi, và xin chịu khó rán chở các tân nhơn nầy lên tàu không vậy thì vua tôi chả đi đâu cả.” Cũng vị vua Ibn Séoud ấy, nước Anh tặng một xe hơi tối tân, thật đất tiền, tưởng làm vui lòng vua, té ra ông không dùng đến và vẫn bỏ ủ rũ trong ga ra vô dụng, người Anh tức quá, hỏi duyên cớ nhà vua lạnh lùng đáp: “Vì tay lái đặt bên hữu, té ra khi ta ngồi lên thì thuộc bên tả của tên lái xe, hoá ra ta nhỏ hơn nó sao?” Rõ là nước nào vẫn có phong tục của nước ấy, và một lần nữa như ông vua nầy, khi dự yến, hoặc khi ngự giá tha phương, làm sao nếm được món ngon nước ngoài? Ngon không phải cần là trân tu mỹ vị hào soạn đắt tiền, một khi ngon, miếng cơm cháy, lúc bụng đang đói, văn ngon hơn yến sào khi no bụng, và lúc khát, cần chi mỹ tửu trà thơm, một tô nước lã giữa mùa hạn nắng cháy da, lại quí bằng mười những chén trà đài các Vũ Di, Trám Mã! Vì quá giàu sang, quen thói lên xe xuống ngựa, ăn quá no, ngũ quá kỹ, chỉ dọn đường mau bước cẳng xuống mồ. Có câu: đào mả chôn mình bằng miếng ăn, tự giết mình bằng trác táng. Người Tàu rất khác người Tây phương. Người Tây phương để bụng đói, ngủ ngon giấc, chú Ba Tàu, mỗi khi đánh vợt hay chơi túc cầu, lại dằn bụng bằng bánh bao “cái nầy qua cái khác”. Người Tây gớm nhờn nhứt là “ợ ngược ợ xuôi” trước mặt họ, nhưng tôi đã chứng kiến năm xưa cháu mấy mươi đời ông Khổng tử, khi qua đây, vẫn ợ trước mặt ông bộ trưởng giáo dục, để tỏ “mình được trọng đãi yến tiệc vĩ vèo”. Một lẽ nữa, ăn đói ăn thiếu, có khi là vị thuốc giúp cho lành bịnh. Một người đau bịnh nước tiểu có đường, vì bị giam cầm ăn không no bữa, ăn toàn cơm gạo lức, mà khi được tha về nhà, cái bịnh sưng chưn đã để lại nơi khám giam quên lấy về. Hoá ra, giam cầm, mất tự do, nên cám ơn hay là tức giận. Mấy anh lái tảu bay Mỹ, sa cơ bị bắt bị cho ngồi tù nhờ ăn cơm vắt tuy ốm người mà không chết, trái lại khi được phóng thích về xứ, hỏi ra mấy bạn đồng liêu, vì tẩm bổ quá mức: phần đông đã đi bán muối, chầu Diềm trong đã nhiều (viết ngày11-9-1983) Kết luận: cái câu trong “Chuyện cười cô nhân”: “Ván phạn giảm sổ khẩu”. Năm chữ ấy vốn là món thuốc “trường sanh”, ta chẳng nên khinh thường.
Chú thích: (1) Hôm nay thuật lại đây đã khác trong mấy tập trước, nhứt là không y trong Phi Long, bản dịch Huỳnh Công Giác 1914, cuốn 3, trang 123, bản nào là sưu tập phẩm ít ai có (2) Trình Xuyên, Linh Điểu, Tam Lanh Thu Vân, Nguyễn Vạn An... (3) Rõ lại ở đây là một món ăn theo danh từ nay là “sadique” (có tính cách bạo dâm)
6. Cây trồng hai bên lê đường.
- Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một dặm hú là chặng đường còn nghe tiếng hú tiếng gọi. Cây liễu, ngày nay trẻ em được biết, vì có chỗ, liễu có trồng, duy hoè, theo Hán Việt từ điển là một thứ cây lớn, hoa vàng quả dài mà bẹp, hột dùng làm thuốc, cây hoè ngoài Bắc có nơi dùng đặt tên cho con. Đào Vắn Hoè, Nguyễn Đình Hoè, nghe rất thanh, nhưng trong Nam, có tật nói không sửa, lại tránh tiếng hoè, vì lầm với què, trong Nam, máu què là máu lúc có kinh nguyệt.
Ngày xưa trông cây hoè cây liễu hai bên đường vừa che mát vừa đánh dấu chỗ tiễn đưa nhau, và viết đến đây, tôi nhớ câu: “Một cây cù mộc, một cây quế hoè” (Kiều). Cù lại cũng là một cây to cành cong xuống, để cho dây bìm dây sắn leo, gốc lại thường không thằng, có u có nầng, lấy đó dùng nghĩa bóng, tượng trưng người vợ cả, che chở cho các vợ bé mọn, nhưng che chở làm sao: “Nam khi mười hoạ có khi không” và ráng lắm, nhịn nhục lắm, té ra “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, phải mà, lựa cây cù tượng trưng biểu hiện bà vợ lớn có u có nầng là thậm phải. Và đường thông cù lại là đường đi suốt bốn mặt, thấu đến nhiều nơi (Pháp gọi avenue, boulevard, đều được). Ngày xưa, khi Pháp qua đây, dò dẫm đủ cách mà vẫn còn lầm và kết quả là nay về chúng ta gánh chịu. Biết làm đường cho xe chạy, nhưng vì không thấy xa và vì ít tiền, chỉ viết kéo dài, ham con đường chạy xa, nhưng vẫn hẹp bề ngang, ngày nay cây trồng hai bên đường, vừa che mát là chặt bỏ mở đường ra rộng và không còn còn cây che mát. Bên xứ họ, khí tiết mát họ trồng cây lê, cây táo đến mùa trổ hoa, xem rất nên thơ, khi qua đây ban đầu họ trồng xoài, tiện lợi là xoài cho trái sinh ra hoa lợi, đến mùa, đấu giá bán, lấy tiền nộp kho, lúc ấy xe chỉ có xe kiếng, xe tờ ngựa kéo, trẻ nít ra lộ lượm xoài có thể tránh xe dễ, sau nầy xe ô tô thường con trẻ lượm vì xe chạy quá mau, rủi ro khó tránh, nên đốn xoài, trồng me, (vẫn chưa bỏ hoa lợi nhỏ nhặt) nhưng lá me đọng nước, gọi mưa me, tạnh đã lâu mà khách qua đường vẫn ướt đầu ướt áo, bèn thay me và chọn cây dầu, lá lớn, dễ quét hốt, và chọn cây sao, lá bền và gỗ, khi cây lớn nếu đốn sẽ dùng làm ván cầu và sườn rui tiện lợi. Cây điệp, bông đỏ rất đẹp, lá cộng dài tủa ra hai bên như đuôi phụng, nên cũng gọi cây phượng vĩ, điệp gỗ quá giòn, nhánh thường gãy khi có gió lớn, và nay trồng cây điệp Tây, có khi cũng gọi cây ô môi, và vẫn còn trong vòng lẩn quấn, vì lá nhỏ chứa nước mưa như me, thêm nhiều sâu bọ. Cây dương (dương liễu) lá khua xào xạc, chí hợp với bãi biến và chỗ nào có cát nhiều. Cây tòng (cây thông, cây ngo) chỉ hạp với xứ lạnh. Cây dầu gió (camphrier) chỉ thấy ở Huế có trồng hai bên đường, lá to gốc trổ u nầng, và cây lâu lớn. Có nên dịch hoặc sắp một loại với cây “chương” để nhớ câu “Khi về hỏi liễu Chương đài, cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay” và câu dẫn giải: “Chương đài liễu, Chương đài liễu, tích nhật thanh thanh kin tại phủ”, (Liễu Chương đài, liễu Chương đài, ngày nọ xanh xanh nay còn không?) và quả Liều thị bị tướng Phiên cướp và được có người đoạt lại để trả về người tình xưa làm vợ hay sao? Nếu quả có thì quả là duyên nợ. Cây bàng, lá rất lớn, khi già lá đỏ rụng bắt nhớ câu “trận thu phong của Tản Đà” tôi chỉ thấy trồng dài theo bãi và trên vài đường nơi Vũng Tầu, Ô Cấp..
Cây dừa lá bền, phái nỗi trái rụng xuống, khách sơ ý, tránh không kịp, không đợi chết cha vì chính mình chết trước, thêm rễ lồi lên cao, lớp ăn sâu xuống đất choán và chiếm, không cây nào mọc gần bên được, tuy vậy hay là nhờ đó, dừa gặp bão hay có gió lớn, ít khi trốc gốc, ít khi thấy trồng dừa hai bên lề đường, và ở Gia Định có đường gọi Thốt nốt, vì có trồng cây nầy. Thốt nốt, thân cây to hơn cây dừa, lá khác đôi chút và cây mọc rất cao rất khoẻ, nhưng chỉ hợp đất Cao Miên, và tôi không dám quả quyết những cây nơi đường gần chợ Bà Chiều và cây nơi trước sân miếu Tả quân, có từ đời nào, duy biết trồng thốt nốt chung quanh miếu là một ý kiến hay, vì Tá quân từng nhiều phen che chở bảo hộ vua Miên và biết đất Miên rất nhiều. Thốt nốt làm ra đường ngọt, vì leo cây nguy hiểm nên xưa được miễn thuế. Một cây nên thơ nhứt, thẳng cao như cột trụ, trên cao có chòm lá xanh tròn xoe tán, như tàn lọn, trái hái xuống ăn chung với lá trầu thêm đó môi gái, và hoa rất thơm, người Cao Miên, dùng quảy hoa trong lễ cưới hỏi, tượng trưng cho sự trinh bạch thơm tho của cô dâu, đó là cây cau. Cây thân ngay, lá lơ thơ trên tàn, tôi tưởng tượng trưng sự che chở cho cây trầu, nghe thi vị hơn cây cù gấp mây. Tôi chép lại đây bài thơ cũ, của ông Đỗ Minh Tâm, cũng gọi “Nhiêu Tâm” là một tay thơ cừ lớp xưa chia đất Nam, nay ít người biết tiếng. Thơ “Ghẹo gái bán cau” như vầy: Hỡi cau ai bán, tiếng nghe rao Tốt vóc mà trong biết thế nào Giấu để trong buồng e đóng đục, Bày ra trước mặt thấy ngon dao Quyết mua nên phải coi từ vú Có bán thì cho thử coi nào! Chuốt ngót của mình ai dám chắc Biết lòng, biết ruột xỉa tiền trao! Ông Đỗ Minh Tâm là người xưa, mà sao ý nghĩa ác ôn đến thế. Đọc thơ ông, nhớ Henri Miller, Baudelairs và bao nhiêu bọn tân thời thiếu đàn bà và ham nói tục. Nói tục như ăn ớt cay, khi xé miệng mới gọi là ngon. Các nước giàu dầu hôi như Iran, lại không có nước, vì ít có mưa, phải lập bộ trướng chuyên coi về nước, ai xài phí nước bị phạt, không như nước mình, mưa đến không lu không mái để chứa nước và trái lại, không dầu đế đốt đế chạy xe. Iran là nước Y lan trong sách Tàu, và Djibouti là một nơi tàu đi biển ghé để lấy thêm nhiên liệu và lương thực, nhưng Djibouti, nóng cháy da, không cây nào mọc được và phải lấy kẽm giá cây cho ít thấy khô khan, và ngày nào các xứ “vua dầu lửa” (Ả rập, Koweit) một ngày nào đây mỏ dầu cạn, tiền vàng không chỗ để mà không một giọt nước uống. Giàu như vậy, tưởng không bằng nước ta, nhất là Sài gòn Phật địa, ngày trước, nhà thảo mộc học, ông Pierre, làm chủ vườn bách thảo đầu tiên, ông có sáng kiến trồng trên các con đường trong thành phố, từng dãy cùng một loại cây như nhau, biến thành phố thành một bach thảo tập (herlier) riêng biệt, tiếc thay người kế tiếp nay trồng xen kẽ loạn xị, ra bộ sưu tập hoá ra phức tạp Có một đường trồng toàn cây cao su, và vì không ai lấy mủ, nân cày u nầng xấu xí. Riêng đường Phan Đình Phùng cũ nơi trước cửa hai học viện có hai cây dầu cổ thụ, tôi cho là dấu tích Sài gòn xưa sót lại, và bài nầy tôi vẫn viết rồi nay viết lại cho đỡ buồn ( ngày 23-10-1983).
7. Để bổ túc bài “cây trồng hai bên đường”
Tháng rồi, gần lễ Giáng sinh, tôi cỏ dịp xuống thành phố, nhơn đi ngang Hai học viện cũ, đường Nguyễn Đình Chiểu nay, tôi thấy đang đốn hạ hai cây cổ thụ cao ngất trời, tỏi dòm không có lá gì, sau sến hay dầu lông, duy bấy lâu thầm kính hai đại thọ là hai vật sống sót gần như duy nhứt của cái gọi là “Rừng già tồn tại” của Sài gòn năm xưa, mỗi cây, gốc lớn đến ba người trộng tuổi, ôm không giáp chung quanh thân cây, và tôi thường lấy cây gậy cầm đo thử, ước lượng bề trục kính, có lẽ gần gần một thước rưỡi tây (1 mét 50 hay 1 mét 60 chớ không ít). Bỗng bữa ấy sớm còn thấy hai cây sừng sựng bên lề đường, cũng không choán chỗ, cũng không làm trở ngại sự lưu thông trên đường phố, có thể nói hai gốc cây cố thụ ấy là một tràng sức còn lại của di tích Sài gòn năm xưa nhưng chiều lại thì hai cây đã bị hạ, không rõ duyên cớ, có người đổ thừa: “Cây đang chết khô”, kẻ khác lại nói “người ta cần dùng gỗ của nó để làm từ khí ghế bàn, tú kệ...”, như vậy là hữu ích hơn. Tôi không càn biết những chi tiết lý luận ấy đứng bề mặt thẩm mỹ, tôi chỉ biết “hai cây nầy” đã bị hạ, tôi thương tiếc cũng vô ích, chi nên hiểu đời nầy: đừng tưởng mình có tài thì được trọng dụng, vì rõ ràng sách xưa nói không lâm, tôi nay chi nhớ đại ý cố nhơn đã dạy: “Cây trực, cây cẩm lại là danh mộc, vì gỗ có nước bóng xinh và cây để trong mát, vẫn bền bĩ không hư không mục, và vì vậy nên người ta vẫn tìm, dẫu trốn mọc trên non cao rừng rậm cũng có nguôi vác búa vác rìu lên kiếm đốn đem về và cây tạo cây vô dụng như cây vông đồng, cây loại dây leo, như cây “bông giấy”, cây điệp, cây bả đậu, thuộc loại cây tạp, vô dụng thì được tồn tại, nhưng rồi cũng không được sống bền lâu khi thiếu củi chụm, thiếu gỗ đóng thùng bộng chứa vật dụng gởi ra nước ngoài, chung qui theo tôi hiểu, hữu dụng thì chết với lưỡi búa vô tình, mà vô dụng cũng tử nghèo với lưỡi rìu hữu ý, y như câu sấm truyền: “Khôn lắm cũng chết, dại lắm cũng không còn, và chỉ còn hay chăng là giống biết tuỳ thời, nắng bề nào che theo bề nấy, cũng đừng ló mặt bợ đợ chỉ thêm hèn, thà trốn trong nhà, đưa võng ru con ngủ thay vợ mà được chữ “nhàn”, dầu bị chê khiếp nhược cũng mặc. Theo tôi biết, phương pháp trồng cây theo lề đường thì theo ý kiến nhà thảo mộc học Pierre là hay hơn cả. Tóm tắt lại, đời đàng cựu quê mùa, đường nhỏ, ít xe, kẻ bộ hành cần nhiều bóng mát, cho nên ngày xưa trông cây dọc lộ nhỏ, lộ trải đá ong, vì chỉ có xe kiếng, xe song mã là cùng. Lại có ý trồng cây ăn trái xoài, me...) đến mùa hái trái, thêm hoa lợi cho công nho làng. Đến khi Pháp đến, và khi có xe ô tô, thì lộ đá đỏ hoá chật hẹp, phải nới rộng đường và đốn xoài đốn me, thay vào là trồng cây sao, cây dầu, cho lá xanh và hoa có cánh, đến mùa, rơi rụng rất nên thơ (đường hàng sao, đường hàng thị, hàng điệp, vân vân), những cây vừa cao lớn xinh tốt, cho bóng mát đường, thì Mỹ mẽo đến, xe ô tô của họ to lớn như một căn nhà, thêm xe buýt dài thậm thước, day trở kềnh càng, lại một phen nới rộng đường thành phố cũ hoá ra “xa lộ” thông cù, cây sao, cây me, rễ mọc xỉa ra lộ, bị cắt xén, chặt bớt rể, tỉa bớt nhánh, cây trở nên đứng không vững, mất thăng bằng, khi có dông to gió lớn, thường gãy nhánh hay ngã luôn tai hại cho ai rui ro đứng hay đi ngang dưới gốc... Cây me, lá đọng nước, trời dứt mưa mà đường vẫn ướt lâu, trào Pháp thuộc phân vân đang lo thay thế và chưa lựa được cây gì cho ổn thoả, vì kinh nghiệm cho biết cây ăn trái, khi ô tô đang chạy, trẻ con ra lượm trái, xe tránh không kịp, một độ vài mươi năm trước đây, trồng cây cao su (tỷ như khúc đường Hiền vương cũ, khúc gần ngã sáu, nhưng cây hévas, lâu ngày không rút mủ, mủ ứ đọng hoá ra u nầng xấu xí, trông như bị ung bướu, mụn nhọt thừa ghê tởm... Sau ngày Giải phóng 30-4-1975, Nhà nước có sáng kiến trồng nhiều cây dầu gió (eucalyptol), cây nầy tiết ra chất dầu thơm nhẹ, lọc khí trời ô nhiễm trở nên thanh lọc nhẹ nhàng, thảm nỗi những cây trồng dưới lằn dây cao điện, khi cao lởn, lá nhánh quét đụng dây điện, rất là tai hại, rồi thì cây bị tề nhánh, hoặc có chỗ bị lột vỏ chung quanh gốc, làm cho mủ cây không lên tiếp dưỡng nhánh lá được và cây phải chết, và sau khi khuynh diệp tử ngủm, thấy trồng cây “bất cứ thứ gì cũng xong”, như bã đậu, cây dầu, cây sao, chi chi cũng mặc, hoá ra cuốn sách khảo về thảo mộc học của ông Pierre, đã mất nghĩa “herbier” của nó. Và như vậy, thành phố mất thẩm mỹ, đáng tiếc. Từ ngày có nhiều trận dông to thổi qua thành phố, lại là một dịp cho sở trồng tỉa của đô thành, viện cớ, cho đốn và cắt xén cây trong thành phố gần như trụi lủi, gốc me đại thụ nay trơ trơ như cột nhà cháy, riêng đường Đinh Tiên Hoàng, khúc Văn khoa đại học cũ, hai hàng cây tự biết thân nên đã chết khô, sở trồng tỉa sai búa rìu đến chặt hạ và chửa vài cây bị nóc nhà chứa xe làm trở ngại chưa đốn được, lại hoá ra cánh hoang vu bơ phờ y như có một luồng gió bão thổi qua, tàn tạ. Việc rời nhắc lại nghe chơi, tỷ như đại lộ nay mang tên ông Tôn Đức Thắng, trước đây không rõ vô tình hay có thâm ý riêng, cây hai bên lề vẫn trồng điệp ta xen kẽ với điệp Tây, qua mùa trổ hoa, bông trổ nhúm đỏ liên kề nhúm vàng, và khi có gió dậy, nhánh cây múa nhảy giao liên, ba đào sóng bổ, khiến bắt nhớ câu hát bất hủ tuồng “Tiết Cương chống búa” của cụ Đào Tấn, “lao xao sóng bổ ngọn tùng gian nan là nợ anh hùng phải vay”, đó là cảnh ngọn tùng xứ Huế khi có gió lớn, và nay để nhại thơ xưa xuất thần ấy hay là ở thành phố Miền Nam ngày nay: “lao xao sóng bổ ngọn cây trồng, gian nan đành chịu, anh hùng chớ than! Rồi cảnh ấy đã mất phần nên thơ, khi có cây nào chết, nay thay thế, hấy cây dái ngựa, cây hàm bà lằng bất chấp “mọc thế nào, cũng xong”. Cây dái ngựa, gốc to, mau lớn, lá xanh tươi tối, như sao sến, là cây nên trồng theo lề đường vậy. Mấy hàng lỗ mỗ không cần lưu tâm đến. Thuật lại trận 1861, Tây đánh chiếm thành Mỹ Tho Ông Phù Lang Trương Bá Phát, trong tạp san số 1 năm 196S Sử Địa, do nhờ sách Khai Trí xuất bản, dưới nhan là “Tỉnh Định Tường ngay xưa”; đã láy tài liệu trong quyển Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861 của Léopold Pallt de la Barriere (Berger Levralllt, Paris, 1888) ra viết, tạp san nầy nay đã trở nên hiếm cỏ ít nhà còn tàng trữ, nơi bài nầy, tôi viết lại cách khác, theo cách cú tôi, - nhà văn với nhau, cãi và chỉ trích với nhau, có ích lợi gì, vả lại tôi đây chưa dám xưng nhà văn đâu, vậy xin biết và thông cảm cho tôi. Chỉ đến ngày nay, tôi thấy nhiều tác giả viết về giặc Tây đánh chết Nam kỳ, ông thì tuy sanh đẻ tại chỗ mà chưa biết “Thang trông” ở Mỹ Tho là cái thang bắc lên cao để dòm bên nầy và bên kia, khi giặc Thổ còn trộm lúa khi lúa ở Tân An, khi khác lúa chín trước. Ở hướng Mỹ Tho, Thang trông mà ông lầm lạc và viết: Thân trong (tức là khúc thân phía trong sâu, tỷ dụ vậy) nhưng tôi làm sao dám nói tên ông ra, ông bỏ tù thấy cha thấy mẹ, còn một ông nữa, người Miền Trung, ăn học trong Nam, viết sử và lầm Biển Tranh ở Mỹ Tho, ông đã viết “Đồng Tranh” làm cho tôi tưởng chúa Nguyễn Ánh thư hùng với chúa Tây sơn ở tuốt Biên Hoà (Biên Hoà mới thật có Đồng Tranh), kỳ thật hai ông chúa nầy quần thảo với nhau, gần nát bét vùng Ba Giồng (Tam Phụ), khoảng Bến Tranh, ở giữa Vàm Cỏ và Sông Tiền đây thôi (vùng nầy nay còn đông con cháu Tây Sơn và quân sĩ chúa Nguyễn giải giáp lập nghiệp tại đây, nhà tối hạ phên xuống thay vì đóng cửa, và cháu chắt pha trộn nhau nhiều đời, nên kẻ theo cách mạng, người theo kháng chiến, và máu anh hùng nào phân biệt giai cấp thấp cao. Tôi nhờ ham mê sách vở và sưu tập sách cũ, nên tôi có tìm thấy ba địa đồ cũ; ai cắt cổ, tôi không sợ bằng đến mượn hay bắt tội để đoạt của tôi ba địa đồ này: 1) một bức do ông Hoàng Xuân Lợi, nay đã mất bên Pháp, phóng y bức của G. Aubaret để lại trong sách “Histoire ét desoription de la Basse-cochinchine; là bản dịch ra Pháp văn của bộ “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức địa đồ nầy nay rất hiếm, và vẫn do ba ông Nanan, Vídal và Hérald, vẽ từ năm 1883, do định dạy của thuỷ sư đô đốc Charner và Bonard trước 1862 và in vào sách năm 1863, quyển Aubaret nầy tôi mua từ lúc nhỏ, còn đi học trường trung học Pháp Chaseloup; 2) một địa đồ của quyển là Paulin Via dẫn thượng, sách mua giá 20 đồng, chứa một tài liệu liệu vô giá, địa đồ nầy do ông Charpentier hoạ từ năm 1868, quý báu vô song; 3) bức địa đồ thứ 3 nầy, vẫn nằm trong quyển đã kể của Palu de la Barrière và do ông Dutreuil de Rhins sáng tác và in lại năm 1881 cho bộ Thuỷ binh Pháp sử dụng... Ba địa đồ nầy đối chiếu và bổ túc lấy nhau, nhờ nó mà tôi múa mép như vầy chớ chính tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, ngặt nỗi cái già đã theo bén gót, và cho đến nay, thú thật tôi biết không đầy lá mít tỷ như tôi là người nhau rún ở Sốc Trăng, mả tỉnh nầy mà tỉnh này xưa có một làng thổ tên gọi “Oi lôi”, xin ai đừng hỏi tôi Oi lô nghĩa là gì. Tôi không trả lời được... Về Bảo Đinh hà (rạch Vũng gù) và Đăng giang (rạch Chanh), tôi hiểu như sau: (nay cải chính lại đây những gì tôi đã biết lở và viết từ trước). 1) Lật địa đồ cũ ra, vào những năm 1861, khi Tây ỷ mạnh, kéo binh qua ăn cướp nước ta để làm thuộc địa, Tây nhờ có tay trong mách đường đi nước bước, nên trận đánh chiếm Mỹ Tho, họ làm như vào chỗ không người, vả lại bên ta khí giới thô sơ, bọn họ súng mạnh bắn xa, để đợi trận Điện Biên Phủ gần đây, mới rõ tài cao hạ và đó mới là Kỳ phùng địch thủ” tay ngang mà đại thắng mấy ông những bốn ngôi sao xuất thân trường võ bị trứ danh Saint-cyr mới là sướng cho, nhắc lại về đường liên lạc giữa Sài Gòn và Mỹ Tho đời ấy, vẫn có: 1) trên bộ, nơi đất liền, vẫn có một đường lộ duy nhứt, sáu Tay o bế lại làm thành con quốc lộ quản hạt số 4 (route cloniale numéro 4) kèm thêm một thiết lộ gọi đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, dài độ 80 ki lô mét, đường lộ nầy chạy uốn vòng như cây cung, mà con đường thuỷ Vũng Gù là sợi dây cung nối liền đầu vàm “Vàm Cỏ Tây” phía Tân An qua vàm sông Tiền (Mê kông) phía Mỹ Tho (theo địa đồ của Paul Alinot in năm 1916 để lại thì đường thuỷ “sợi dây cung nầy” đo 28 ki lô mét, nhưng có lý do nào cung cong 80 km, mà dây đo 28 km cho được, nên tôi định đường thuỷ lộ nầy mặc dầu ngay bon, nhưng vẫn dài hơn số của Alinot đã ghi. Tây họ chọn con đường Vũng Gù nầy để độ binh đi đánh Mỹ Tho - một là vì con đường lộ đất liền, thì bị bên ta phá cầu, cắt đứt sáu bảy chỗ, khó thể làm cầu tạm cho binh, ngựa, súng ống qua dễ dàng, hai nữa là đường thuỷ nầy tuy bên ta có đắp đập và cố thủ khá kiên cố, đi ngỏ nầy ắt bị phục kích và cự đương dữ dội, nhưng người Tây vẫn khinh địch, ỷ mình súng mạnh hơn và tầm bắn đi xa hơn nhiều, và có lẽ thứ ba là tay trong mách lẻo, tuy đi đường nầy, theo chiến lược là thất sách, và tuy hiểm, nhưng cũng vì con đường thuỷ số 2 là Rạch Chanh, ở ném hướng Bắc, vừa xa đường, dễ phòng thủ, nếu noi theo thì ít hiểm trở về chiến lược hơn, ngặt nỗi Rạch Chanh, vào những năm 1861 đã cạn nhiều, cỏ lác mọc lềnh khênh, ghe cạn lườn còn có thể qua được chớ tàu chiến của Tây, lườn sâu đáy nhọn, qua đó gặp nước cạn, bị mắc kẹt, phải chờ con nước lớn hoạ may mới trẩy được rủi thời binh địch nghinh chiến thì không khác kình nghê mắc lấy, chết cha cửa Tứ, theo tôi định chừng, có lẽ bọn tay sai đã mách nước cho Tây rồi, cho nên Tây chọn đi theo rạch Vũng Gù như đã nói. Ngày nay bình tĩnh lấy địa đồ ra xem mà đoán việc ngày xưa, thảm nỗi dầu muốn đến tại chỗ mục kích cho vững chắc, cũng không thể được, vì đi lớ quớ người địa phương bắt tội tìm “đường trốn ra nước ngoài”, thì khác nào thằng câm ăn ớt, miệng nào cắt nghĩa cho xuôi, còn sách vở để lại, ôi thôi, nó rối như tơ vò, không biết đường đâu mà gỡ. Sách Việt sách cổ của ta, thì tôi chưa từng gặp, lại nữa dẫu may gặp được cũng vô phương đọc và khai thác, vì tôi là thằng dốt, cha mẹ tôi xưa không cho tôi học chữ hán, chữ nôm vì cho rằng đó là chữ của người “nước mất”, học để làm gì, thêm một tệ đoan khác là sách ta rất mơ hồ, nội mấy sách phiên âm để lại đủ điên đầu vì dịch sai bét, hại nhiều hơn giúp ích. Nội tài liệu về dịa danh trong Nam đã làm cho tôi sớm bạc đầu, không kể nội hai con rạch cũ ở Tân An, Mỹ Tho nầy đủ thấy rắc rối nhứt; không nước nào học khó hơn nước Việt ta. Cái cam go của người hiếu học là thiếu sách hay dẫn đắt. Sách Pháp nói về địa danh ở Nam kỳ, tôi cho cuốn Abrégé de l’Histoire d’Annam (Đại lược sử An nam) của Alfred Schreiner, tự tác giả xuất bản ở Sài Gòn năm 1906, tôi cho cuốn nầy là sơ sài nhứt, khen cho tác giả khéo lựa nhan đề. Sách gì nói về Nam kỳ mà không có vẽ một địa đồ nào, tuy tác giả, nghề chánh là trắc địa sư (gọi ông hoạ đồ) (ingénieur géomètre), còn tài liệu về sử ký thì mơ hồ, nếu không gọi là không đúng chánh sử. Tôi xin trích ra đây đoạn nầy rút trong tập Sử Địa số 1 năm 1966 đã nói nơi trước và đây là lời của ông Trương Bá Phát: “Ngả thứ ba cũng vào sông Vũng Gù qua khỏi hợp lưu Bảo Định Hà và Vũng Gù đến ngả ba sông nầy và kinh Thương Mãi (không biết hồi 1861 gọi là kinh gì nhưng từng chặng tôi thấy sách Abrégé de l’histoire d’Annam tác giả Schreiner, trang 184, gọi là Rạch Chanh, kinh Bà Bèo, Rạch Cua và Rạch Bà Rài, tới đây lại lòng sông cạn vì bùn lầy, cỏ lác, chỉ có ghe nhỏ lưu thông được mà thôi). Vị trí chỗ hợp lưu kinh nầy và sông Cửa Tiểu là ở trên thượng lưu Mỹ Tho (tập san Sử Địa số 1 năm 1966 do nhà sách Khai Trí xuất bản, trang 76)”. Nhưng chi tiết của Schreiner trên đây đều đúng, ngặt không rành, và ông Trương Bá Phát quả dè dặt trong lúc dùng, khi ông kể một dọc nhưng tên Rạch Chanh (Schreiner viết Rạch Chánh), kinh Bà Bèo, Rạch Cua vả Rạch Bà Rài, ông kể ra như vậy có ý tránh trách nhiệm và tôi cho cả hai đều lúng túng. Bỏ qua việc ấy, để nói về cuốn sách của Schreiner nghe chơi cho vui vấn đề. Cuốn nầy, cỡ format 24x16, dày 588 trang, tôi giựt giải thưởng năm 2è année trường Chasseloup với câu Pháp văn của thầy đề tặng: “Souvenir à l’elève Vương Hồng Sển en ré compense de son application au cours dannamite que je professe au collège Chasseloup Laubat”. Sài gòn le 22 février 1921. Signé: Nguyễn Văn Mai. Ấy tôi được cuốn sách thầy thưởng, tâng tiu như con đẻ bọc điều ngờ đâu cách vài tuần nhứt sau, tôi gặp sách nơi dãy lạc son ngang nhà ga xe lửa Mỹ Tho, các chú bày bán ê hề, trên vài trăm cuốn mỗi cuốn giá 0$50. Hoá ra, không phải phụ ơn thầy dạy dỗ, nhưng quả thầy thưởng cho con năm hào chỉ. Nói vậy, chớ giá thứ tôi lúc ấy sẵn tiền và đã biết chơi sách như nay, tôi mua lên và thử nay đem ra giữa chợ trời sách, đường Cá Hấp, hô bán 1.000 đồng, ắt giây lát sách không còn một cuốn, tôi sẽ có tiền nặng túi, vì người chơi sách vẫn còn, và sách cũ, dầu hay dầu dỡ, vẫn còn người mua sắm. Đó là nói sa đà về thú chơi sách cho đỡ cồn cồn trong trí, nay tít lại sách Pháp cũ và tài liệu về địa danh trong Nam, tôi thấy quả phải có duyên may mới gặp sách hay, và muốn có tài liệu đích xác người mình chưa thế nào rời sách của Tây viết ngày xưa được. Đừng nói chi xa, có sẵn tài liệu trong tay mà vẫn phải năm chầy tháng lụn mới hiểu thâm và biết được chút ít những gì trong ấy, chứ đừng tưởng trong chốc lát, đến thư viện xem sách rồi viết được một bài súc tích hay ho. Người nào làm được việc ấy, thì quả là một bực thiên tài, chớ như tôi rị mọ đã già đời mới học được đôi tài liệu nầy, xin trình bày hôm nay nhờ bực cao tài chỉ giáo: 1) Tôi phải trình bày lại như vầy có lẽ dễ hiểu hơn chăng: - Nhắc lại khoảng 1861, kể về đường thuỷ dẫn từ Tân An xuống Mỹ Tho, gồm có hai rạch đã nói nơi trước và nay xin giải thích rộng như vầy: Trước khi Tây qua đây, thì ngày xưa chỉ gọi tên như sau: a) Một con rạch gọi Rạch Chanh, như đã nói nơi trước, chữ gọi Đăng Giang, rạch nầy đã được ghi vào sách sử vì chúa Nguyễn Ánh đã từng lội ngang đầu vàm rạch nầy để tránh tay địch thủ lợi hại là Tây Sơn, truy nã ông cấp bách. Sử không chỉ rành chõ nào, định chừng lối những năm nguy nan nhứt, của chúa Nguyễn, con trai cả đã gởi qua Pháp theo chơi Bá Đa Lộc để xin cầu viện, thân vua bấp bênh chạy không kể chết, vàng lượng chặt đôi chia cho bà hậu, đủ thấy sức nghèo, đó là lối một mất một còn với Tây Sơn thì năm 1774 chạy vào Nam đến năm 1789 là năm thắng được Tây Sơn, năm 1982 tôi có dịp quan sát khúc đầu vàm rạch Chanh, tôi định chừng và đã viết, hoặc chúa Nguyễn lội ngang sông Vàm Cỏ cũng gọi sông Vũng Gù, thì sông nầy rộng lớn quá, ắt phải nhờ cỡi trâu quen đường (mà trong sử thi vị hoá hay thần vị hoá đổi ra cỡi lưng cá sấu), hoặc nữa lội ngang vàm rạch Vũng Gù, thì sức người trai tơ lội qua được vàm nầy cũng đủ hãnh diện tài cao, khỏi nhờ lưng trâu, lưng sấu. Khúc sông và con rạch đều mang một tên Vũng Gù là lấy tẽn của Miên “kompong ku”, còn rạch Chanh là lấy tên khác cũng của Miên: prek krauch (krauch là trái chanh), Ngô Tất Tố viết “rạch Chênh” (chênh chênh bóng nguyệt) là sai rất xa, con rạch nầy, phải cắt nghĩa và dẫn người đọc từ mé Tân An dẫn qua thì mới dễ hiểu, vì đầu Vàm là rạch Chanh, vì có bèo nhiều nên eo khúc lại gọi “kinh Bà Bèo” (kinh, rạch lẫn lộn), đi tới nữa lại gọi “Rạch Cua”, tôi chưa gặp điển tích nào, nhưng cho phép tôi định chừng đó là lối giáp nước, cạn, cỏ lác mọc nhiều, cố nhiên có cua sanh đẻ nơi đây nhiều, nên lấy đó đặt tên chăng, rồi tới chỗ rạch trổ ra sông Tiền (trước khi có đi ngang Cai Lậy), đầu vàm Rạch Chanh, nơi mé Mỹ Tho nầy, nước minh mông lai láng rộng lớn quá, nên gọi rạch Ba Rài, lại cũng đạp cứt Thổ nữa, và “ba rai” là ao vũng đào tay (lac artificiel), bởi vì vàm trổ ra sông Cửu Long của Rạch Chanh nầy, ở đây minh mông hà lãng, nghe cho tân kỳ, và tân kỳ hơn nữa là ta đã biến tiếng Barai của Thổ ra tiếng Việt, hoá ra “buông Ba lai”, là một địa danh ở nơi khác của cửa Mékong nầy. Và sông Ba lai, nay đã lấp gần cạn, đi không được cũng may đời cho học trò lớp sau nầy, chớ hục trò cỡ bọn tôi, tên địa danh, mỗi khi đổi đời hay đổi vua đổi chủ, văn thay đổi theo, học hoài không nhớ nỗi cho tận cùng được, tôi nói học khó là vì vậy. Riêng về cái tên “Arroyo Commercial”, rồi dịch ra là “rạch Thương mãi”, đó là theo Tây. chớ thuở 1861, chưa có hai địa danh như vậy đối với người Việt phe vua Tự Đức. b) Qua một đường thuỷ nữa, nối liền hai tỉnh Tân An qua Mỹ Tho, rắc rối vẫn không ít, và tôi lại đổi phương pháp và bắt đầu từ Mỹ Tho kể qua Tân An, như vậy hoạ may độc giả mới mau lĩnh hội, vì con rạch nầy có rất nhiều tên gọi. Bắt từ Mỹ Tho, rạch lấy tên là Hưng Hoà giang, vì chảy ngang hai huyện Kiến Hưng và Kiến Hoà. Đến năm 1819, vua Gia Long sai đào mở rộng thêm khúc nối Hưng Hoà giang, và ngự tứ khúc rạch nầy gọi “Bảo Định Hà” (rạch vả hà, lẫn lộn). Cũng nơi khúc nầy có giáp nước (dos d’aire), trước kia chỗ này là ruộng lầy, nhờ đào sâu biển ruộng thành rạch có nước chảy lưu thông qua lại, chỗ ruộng trước đó có đặt một vọng lâu (mirador, nôm na là một chòi canh khá cao để ờ trên ấy dòm bên ni, dòm bên kia) và cái thang ấy đặt tên là “Thang Trông” (lâu ngày chính người bổn xứ vẫn lầm lạc như ai kia và viết “Thân trong” (nghĩa đã khác nhiều) và qua rằng Thang Trông, dịch ra Hán tự là Vọng Thê (Thê là cái thang), khiến mấy ông lem nhem làm tàn, lại dịch là Vọng Thê: Nhớ vợ. Vì vậy một lần nữa, tôi xin lặp lại sanh ra làm con nhà học trò Việt nam, lắm mệt vì phải nhớ cho nhiều các tên vặt vãnh của con rạch đào tay mà quá nhiều tên như vầy. (Tôi nói thêm lúc nhỏ, tôi có ngủ một đêm nơi chỗ nầy, nhớ tên làng Phú Kiết, và một người cố lão ở đây đã dạy tôi rằng ngày xưa ông Thủ Khoa Huân thọ hình nơi nầy, ông bị Tây xử chém tại Phú Kiết nầy, và bài thơ khóc ông, chỗ khác gọi “thơ ông tuyệt mạng”, có hai câu chót: “Đương niên Tho thuỷ ba lưu huyết, Long Đảo thu phong khởi mộ sâu” (Phan Bội Châu dịch: “Tho thuỷ ngày rày pha máu đỏ. Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong”, và nhiều tác giả khác dịch “Sông Tho, Cồn Rồng (Thượng Tân Thị), và còn nữa nữa, mấy địa danh nầy làm cho tôi phân vân và hiểu ông “qui thần” ở mé sông Mỹ Tho, cồn Rồng hay cù lao Rồng, vậy thật sự “ông Thủ khoa thành danh nơi nào”, xin hỏi người cố cựu còn sanh tiền, nếu hiểu ranh, xin dạy lại. Tham nói và quá già hàm, xuýt lạc đề, trở lại Hưng Hoà giang, chảy luôn ra Vàm Cỏ Tây, khi ấy mới lấy tên là kinh Bá Bèo; - thật sự là “bàu bèo”, vì nơi vàm tích tụ rất nhiều bèo, và thêm lấy tên là rạch Vũng Gù, vì trổ ra sông Vàm Cỏ, nầy cũng có tên là Vũng Gù, do tên Thổ “Kompong ku” khi âm Vũng Gù (giọng Nam ), khi khác nữa lại âm “Vũng Ngù” cũng viết theo Tây là Run Ngu (có lẽ do người Miền Ngoài, cho nên vần “V” biến ra vần “R” làm vậy. Và phải hiểu nên bắt từ Mỹ Tho kể qua, để đến đây giải nghĩa Vũng Gù vừa dành đặt tên cho sông lớn Vàm Cỏ (sông vũng Gù) và dành đặt tên luôn khúc rạch trổ ra đây là rạch Vũng Gù, khi hiểu như vậy rồi, khi ấy sẽ đay qua thích nghĩa: rạch nầy xưa dùng chạy trạm chở thơ từ, mau hơn và gần hơn rạch Chanh (đã bắt đầu cạn), cho nên người Pháp mới đặt tên là “arroyo de la Poste”, còn thằng cha tỉnh trưởng gọi đó là Kinh Bót, thiệt là bậy bạ hết sức, không rõ y ta đã đi học tập hay là khỏi đi hoặc đã về chưa? Của nước người ta, địa danh rất ít đổi dời, tỷ như nhắc “le Danube bleu” là biết ngay sông nầy ở đâu, còn Hoàng hà, Dương Tử giang, vừa rộng vừa dài, và tên ấy nào có đổi thay, trái lại nơi xứ ta, Sông, rạch, kinh, giang, hà lẫn lộn, đủ điên đầu, đầu thai làm học trò Việt tử đây hết ham. Tại sao: mua một thiên lá mà đếm có một trăm tờ, vay lúa một thiên mà đong có một trăm giạ? Khi khác, lầu chọc trời, Tây gọi “gratte ciel”, đời vua Trụ có “trích tinh lầu”, xin cắt nghĩa giùm cho với.
7. Tiếp theo Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người? Còn “thiên hộ” là gì, “Vạn hộ hầu” là cái khi? Bá huê tôn sao gọi vase “mille fleurs”? Và những địa danh rất kêu trong truyện Tàu như “Lộ huê vương” có phải là ông hoàng, khi ra đường có hoa trải lót đường đi? Và “Thiên Ba Lầu, vô nịnh phủ” phải chăng là lầu có chưng một ngàn thứ hoa, và lầu ấy toàn là trung thần hiếu tử, tịch không chứa một thằng nịnh nào? Văn hoá xưa nay còn lại bao nhiêu đó, nay không còn sách cắt nghĩa cho thông, ấy là thụt lùi chớ phải đâu tiến bộ, chuyện xưa nên học, khách ngoại quốc đến đây rủi họ hỏi, mình không cắt nghĩa được hoặc lớn họng già hàm cắt nghĩa sai bét, như vậy có nên chăng? Tại sao ngày xưa, không dịch “Bến” là “Chử” là “Tân” lại dịch “Giang”, (tỷ dụ Bến Tre, Hán tự là Trúc giang, Bến Tranh, Hán tự là Tranh Giang? Lại nữa chữ nôm viết chữ “tranh” là “tranh” tố nữ chớ không phải cỏ tranh), khiến cho một ông đồ hay chữ, viết “chênh” như trong câu “chênh chênh bóng nguyệt”? Một ông cử tân khoa khác viết sách lẫn lộn Bến Tranh ở Mỹ tho, lầm với Đồng Tranh vẫn xa lắc tí tè trên Biên Hoà rừng núi? Một ông nữa viết: “đất Tầm phong long (Châu Đốc và Sa Đéc) (Sử Địa số 1 năm 1966 trang 72). Theo tôi, viết làm vậy, chưa phải là sai, nhưng quả “bắn chưa trúng đích”, tôi không giỏi gì hơn, nhưng nhờ biết quẹt quẹt tiếng Thổ, và đọc trong sách Trương Vĩnh Ký, theo tôi hiểu, có đến hai chỗ đều gọi “kompong Luông”, dịch hay âm là “Tầm phong long”, và đó là: - thứ nhứt, Kompong Luông vùng Sài Gòn, là chỗ mũi tán dóc (pointe des blagueurs) ngày nay ngó qua Sở Nhà Rồng, bến tàu đi biển. Ngày trước, phó vương Đàn Thổ, ngự tại Sài Gòn, thường ra tắm sông nơi nầy, nên đặt tên kompong Luông, như đã biết: kompong là “vũng”, Hán tự là “úc”, còn “luông” là vua, nay còn Luông Pra bang). Nghĩa rộng kompong luông ăn trùm tới Tân An, nên có sông Vũng Gù và rạch Vũng Gù, lại vẫn có “Cù úc” là ruộng tốt châu phê (Mỹ Tho ngày nay), v.v... - thứ nhì, kompong luông vùng Vĩnh Long, vì sau khi người Việt ta chiếm Sài Gòn, thì phó vương Đàn Thổ chạy xuống đất Vĩnh Long, lập một khu “Bến Ngự khác”, vua Miên vẫn thích tắm sông, và đất Vĩnh Long là tên Hán tự còn lại của cuộc địa còn lại danh tử đất Vãng, (đi Vãng là đi Vĩnh Long) và “vãng” là do tiếng nôm “Vũng” trong “Vũng Luông”) Tôi không viết được gọn, và phải viết tầm ruồng làm vầy cho cạn tàu ráo máng, nói phải nói cho toạc móng heo, mặc dầu phạm tội thích lải nhải, kỳ trung là nói cố ý, vì có nhát búa đập đầu nhiều lần thì cây đinh mới lút ngập sâu. Đến đây, tôi đi đã quá xa đường, nay xin dẫn độc giả trở lại xem theo tác giả Pháp Pallu de ba Barrière cuộc “đánh chiếm năm 1861 thành Mỹ Tho”, theo sách in năm 1888, mà họ đánh phách gọi là cuộc tuần tiễu, sự tế sát (reconnaissance) và chỉ dùng chữ “expédition de Mytho” (cuộc chinh phạt) nơi đầu trang 119, chương 7: “Sông Cửu long” (Cambodge) được dò xét thám hiểm tung phút từng giờ qua các cơ quan thuỷ binh, công binh, pháo thủ và bộ tham mưu. Có hai đường thuỷ từ sông Vàm Cỏ Tây (Vaico occidental) đưa đường qua Mỹ Tho: Một thuỷ lộ chạy thẳng, là arroyo de la Poste, gọi theo Việt, là Rạch Run Ngu. Thuỷ lộ thứ hai là arroyo commercial, chảy vòng tròn, trổ ra sông Cửu Long cách thành trì Mỹ Tho tám dặm, nối thẳng arroyo chinois là đường nước giao thông từ vùng Sài Gòn đến vùng Mỹ Tho nầy. Kể về chiến lược, nên dùng arroyo commercial là đắc sách hơn là noi theo ngả arroyo de la Poste, vì ngả de la Poste, mặc dầu đưa thẳng vào thành, nhưng đó là một con tiểu lộ chật hẹp, dễ bị đối phương dùng hoả công lúc chặn đánh. Nếu dùng chiếc tàu nhẹ lướt trên arroyo commercial, dụ chọc cho phe địch chống cự nơi đó, rồi ta noi theo arroyo de la Poste đoạt thành dễ như chơi, vả lại arroyo commercial cỏ mọc tùm lum, tuy không phòng bị, nhưng chớ ham đi ngả nầy, lòng sông rất cạn, tàu ta đi không tiện đây. Arroyo de la Poste, địch dự bị và cố thủ kiên cố, đủ biết đường nước nầy là lợi hại, quân do thám cho hay địch đắp đập làm nhiều chỗ và đặt đồn thủ rất nhiều nơi, và tàu bên ta phải đề phòng có sự chống trả kịch liệt. Ngoài ra, nẻo quan lộ trên bộ thì cầu kỳ đã bị phá hư trên bảy chỗ, thế là vô dụng cho bên ta rồi. Con lộ đất nầy không khác một cây cung, mà dây cung là arroyo de la Poste vậy. “Trận quyết chiến nầy đã khó lại hiểm, trên đất liền cũng như trên sông nước; nhưng nếu trì công phá đập diệt đồn thì việc dọn đường cho tàu ta xông lướt trên arroyo de la Poste kể như mỹ mãn, rồi cứ để cho bên ta, súng có lòng xoay (pièces rayées) làm phận sự hai bên có lính bộ bắn tiếp, thì ắt dễ thành công, huống hồ theo dự định, khi binh ta kéo đến gần thành trì Mỹ Tho thì vừa có một thuỷ triều thuận tiện giúp ta đắc thắng dễ dàng”. Trên đây là bản sách lược do thuỷ sư đề đốc Charner hoạch định mật và giao cho hải quân trung tá Bourdais thi hành, và ngày 26-3-1861, Bourdais được lịnh khởi binh (sau khi tàu của y bị kẹt, đóng ở đầu vàm altoyo de la Poste chờ lịnh đã ngót mươi lăm ngày). Các tàu Mitraille (Dubal cầm đầu), chiếc pháo hạm số 18 (cò tàu Peyron), chiếc số 31 (Mauduit Duples8s điều khiển), chiếc Monge (cò de la Motte Rouge), thêm hai trăm lính thuỷ (trung đội 2è và 5è do hai đại uý Prouhet và Hanès cầm đầu), thêm ba chục lính I-pha-nho do thiếu uý Maolini dẫn dắt, lại có một ổ tạc đạn mười người của chiếc Impératrice Eugénie hỗ trợ và đặt dưới quyền điều khiển của trung tá Bourdais. Bộ tham mưu thêm biệt phái đại uý công binh Mallet và đại uý Haillot theo hỗ trợ đội tiểu binh nầy. Đề đốc Charner lại dặn riêng Bourdais hãy mật báo cho tổng trấn Việt ở Mỹ Tho nên để cho quân Pháp chiếm trọn khu tứ giác là Vàm Cỏ Tây (Vaico), Run Ngu (arroyo de la Poste), rạch Chanh (arroy commercial) và Cửu Long (le Cambodge) (sic), và nếu ông (tổng trấn) nầy muốn về Sài Gòn, thì Bourdais hãy cấp giấy đi đường cho ông ta, (hãy nói rõ ông ta sẽ được nghinh tiếp trọng vọng, nếu ông ta muốn qui hàng, thì sẽ được giữ y chức cũ, nhưng buộc phải về hưu, làm dân thường, bằng như ông ấy muốn lui về lãnh thổ Nam, thì sẽ giúp ông đủ mọi phương tiện, cho ông toại nguyện. Nhưng xin dặn Bollrdais chớ quên cuộc tiễu chinh phải cho thận trọng và thật phải cho dè dặt, lỡ để cho địch bắt sống một tên quân, dầu chết dầu còn, cũng là thất sách, phải nên tránh việc ấy, và cần nhứt là liên lạc khéo với ông tổng trấn nọ để đi đến kết quả là thâu được thành Mỹ Tho” (thư Charner 27-3-1861). Suốt những ngày 27 cho đến 30-3-1861 (dương lịch), trung tá Bourdais toan dẫn bổn bộ tàu chiến định dùng ngả arroyo Commercial mà tiến tới, nhưng phần thì sình lầy, phần thì cỏ mọc dày chận lại, sau rốt Bourdais, ngày 1-4-1861, mới dùng ngả arrovo de la Poste. Chiếc Mitraille phá được hai đập đầu, nhưng cách hai hôm trước, hải quân trung uý Gardoni đã qua lọt đi tới đập số 3 và báo tin có hai đồn cố thủ hai bên bờ rạch và phải đề phòng. Ngày 1-4-1861, binh Tây trên bờ tìm ra vị trí hai đồn nói đây và cách 1.200 thước, đã dùng súng lớn phá tan. Ngày 2-4, chiếc Mitraille dắt theo sau là chiếc Alanne, tiến tới, nhưng tàu Mitraille bị mắc kẹt khi cách đồn Việt bốn trăm thước và chận đường, chiếc Alanne không qua được. Duy ba chiếc pháo hạm số 18, số 31 và số 20, nhờ vóc ốm, lách qua được và phá tan đồn bên ta (Việt). Nên nói lại đây, đồn 1 và 2 của Việt, thiết lập trên sình non, ngoài có hào sâu cỡ hai thước Tây bao bọc, cũng hiểm trở lắm, nhưng vẫn không địch lại súng mạnh của Tây, và binh Pháp đã khởi sự bắn vả phá sập hai đập Việt số 3 và 4. Tnmg tá Bourdais treo cờ lịnh của mình trên chiếc pháo hạm số 18. Chiếc Mitraille, mặc dầu bị kẹt, và chiếc Alanne, bị cản trở, hai chiếc vẫn dùng súng trợ lực trong chiến công ngày 1-4-1861. Ngày 2 và 3-4-1861, Tây dùng phá rốc các chướng ngại vật lối đó, gồm thúng đựng đá, đá cục to, cứ làm bằng cây cau xóc dưới sình, vì lính Tây phải lặn lội móc moi dưới nước bùn lầy, nửa thân trên và đầu cổ phơi dưới ánh nắng nóng như thiêu, nên dịch khí và kiết lỵ hoành hành, bọn nào mắc bịnh thì có tàu nhỏ đưa qua hai chiếc Mitraille và Alarme làm tàu cứu thương. Đến ngày 3-4-1861, ba chiếc pháo hạm lại kéo tới trước và chỉ trong vòng hai mươi phút đã hạ xong cái đồn thứ 3 bên tả ngạn. Dường như trong trận nầy, đầu lãnh bên Việt bị trúng thương, sứt mất một. cánh vai, vì vậy cuộc chống trả thấy dứt ngang, đồn bị phá và bị binh Tây chiếm đoạt. Lại phải dẹp trừ các chướng ngại vật (số 5 và số 6) cũng y như đoạn trước, thêm có một chiếc thuyền quan to lớn, nhận chìm, chứa đầy đất. Khoảng giữa hai chướng ngại 5 và 6, có sắp 25 bè chứa đấy đồ dẫn hoả diêm sanh và bùi nhùi. Nơi nhận thuyền to, là giáp nước, chỗ hai sông: Vàm cỏ và Tiền giang đụng đầu nhau, khi nước lớn, chỉ sâu một thước rưỡi,... Đến chốn nầy, Bourdais ra lệnh cho Duval cò tàu Mitraille, báo tin thắng và đã chiếm được ba đồn, phá được năm đập và trễ lắm là ngày 5-4-1861, sẽ đoạt thâu đập số 6, tức là đi đã được nửa độ đường, nhưng tin nầy về tới Sài Gòn cũng cam go không ít, vì có nhiều lối đi bị cạn vì con nước thuỷ triều lớn nhỏ không chừng. Xét ra nếu cho đến nay, ba pháo hạm lướt xông dễ dàng, chớ vẫn sơ hở thiếu bộ binh yểm trợ hai bên sườn, nếu bên Việt rõ được thì nguy to vả lại nhiều lần tàu Tây đụng chạm hai bên bờ bụi rậm, cuộc độ binh đã bắt đầu gay cấn, Tây đã gần đi đến thành luỹ Mỹ Tho, binh Việt lực lượng càng đông, cho nên đến ngày 4-4-1861, bên Pháp thêm binh tiếp viện, gồm chiếc tuần dương hạm nhỏ do đại uý Vautré điều khiển, đem theo 200 lạp binh (chasseur) đặt dưới quyền hai đại uý Lafouge và Azières, thêm 100 lính thuỷ, hai trung đội thuỷ quân lục chiến, kèm hai súng lòng xoáy, hai súng tạc đạn sơn phòng, lòng xoáy, do đại uý Amandric du Chaffaut cầm đầu, lại có thêm 50 công binh đặt dưới quyền đại uý Bovet, tuỳ tướng là hải quân trung uý Amirault, một đội cứu thương, còn đạn dược gồm 20.000 các tút giao cho thiếu uý pháo thủ Mathieu trông nom. Đến đây, đoàn chinh tiễu đã trở nên hùng hậu, cho nên giao cho hải quân đại tá Le Couriault du Quilio làm trưởng đoàn phụ tá có thêm quan bốn lon công binh Allizé de Matignicourt theo hỗ trợ và hai ngày sau là ngày 6-4-1861, thêm có hải quân trung tá Desvaux từ Sài Gòn dẫn binh thêm xuống đóng nơi Rạch Run Ngu, và thiếu uý pháo thủ Guilhoust từ Fou ven mot (Thủ Dầu Một) dắt ba khẩu súng sơn pháo đến thủ trước tại Mỹ Tho (Đoạn nầy tôi dịch đầy dủ theo sách cho thấy lực lượng Tây hùng hậu) Ngày 4-4-1861, đề đốc Chamer còn gởi cho trưởng đoàn chinh tiễu một mật lịnh dạy phải gia tăng cẩn thận, phải xem trước xem sau, tàu vào sông rạch, trưởng đoàn có trọn quyền sai cắt, nếu xét binh quân chưa đủ sức đánh vào thành Mỹ Tho, thì hãy cứ xin binh thêm, nhứt là không nên liều lĩnh vả lại theo đám An Nam chỉ dẫn thì trong thành vẫn có sẵn người yểm trợ nội công về hào thành hãy liệu lấy và nên tháo nước cho rút cạn vào ban đêm là thuận tiện nhứt. Vả lại đó là một việc tuỳ nơi người trưởng đoàn xem xét và tự liệu tại chỗ”. Trong thơ, lại có gạch một câu hờ, dặn nếu “ông tổng trấn có điều đình lời nào, thì cứ trả lời ông ta hãy để cho bên mình (Pháp binh) chiếm cứ thành trì trước đã rồi sẽ thương nghị sau, và cần nhứt là nên nhớ “ông ấy là một chồn cáo xảo quyệt” có thể đánh lừa mình đó” (ne perdez pas de vue, un instant, que vous avez affaire à un renard qui veut vous tromper”. Qua ngày 6-4-1861, Charner lại bồi tiếp một bức thơ như vầy: “Ông (trưởng đoàn) ông ở tại chỗ, nên nghiên cứu xem có thể cho các pháo hạm sắt nhỏ chạy ra sông Cửu long (Cambodge) và còn phải diệt trừ hết các chướng ngại và ghe thuyền nhận chìm tại chỗ; về các pháo hạm, ắt có thể bị sình bùn ngăn chận, nhưng vì đó là chất mềm, nên lườn tàu có thể “cày” sâu cỡ ba tấc Tây và lướt tới vô sự” Charner lại nghe dường như tại Mỹ Tho, có nhiều chiếc thuyền của quan quyền người Việt, tưởng cũng nên huỷ diệt hoặc thâu đoạt thì càng tốt, vì như vậy phe địch sẽ không có cách để tẩu thoát. Charner viết: “Hai chiếc Lily và Sham Rhoch, tôi chưa có tin tức đã tám hôm rồi, nhưng tôi sẽ cung cấp vật liệu, lương thực và cho hai pháo hạm hỗ trợ để nghinh địch nơi đầu vàm sông lớn. Phải nghiên cứu cách thức cho hai chiếc Mitraille và Lalarme đi tới Tiền Giang (Cambodge) và cho hai ghe cạn lườn theo hộ tống”. Nhưng vào ngày 5-4-1861, đoàn tàu của trung tá Bourdais cầm đầu, trong số có thêm chiếc pháo hạm số 16 đo đại uý Béhic điều khiên, đoàn tàu nầy đã phá hai đập số 5 và 6 (các ngày 3 đến 5-4-1861) và đã lướt đến đập số 7 chỉ còn cách xa độ 1.000 mét. Và đây là lần thứ nhứt, nơi hông đoàn tàu lộ rẽ, địch có kháng cự. Bên Tây đổ bộ lên bờ thấy một xác tử thương và dấu vết máu đổ. Cho lính thuỷ lên lục soát nơi chỗ gọi “giáp nước”, nơi quân Việt đóng ở đó đề phòng ban đêm bên địch đánh lén. Cho đến giờ phút nầy, đoàn bộ binh mãi lo gỡ các chướng ngại vật cực khổ và vẫn bị dịch khí và bịnh kiết ly hoành hành, cho nên không ủng hộ gì được nơi hông các pháo hạm. Nhưng việc ủng hộ ấy thuộc về phận sự của đoàn hỗ trợ phái từ Sài Gòn xuống, và vẫn gặp trắc trở cam go vì quân thám tử thường cho tin láo khoét, việc ngôn ngữ cũng bất đồng, lại nữa địa thế tứ bề đều là mới lạ. Duy tin tức nầy, chúng thám tử nói đúng, là bên tả ngạn, chỉ có một xẻo nước ngăn trở, còn bên hữu ngạn, vẫn có đến năm đường nước, vừa lớn vừa bé, chảy xuống Rạch Run Ngu. Gần đó, cách độ 2.000 mét, thì là con đường cái quan thuận tiện, vậy thì cắt bộ binh cứ theo tả ngạn mà đi tới và khi đến gần đích là Mỹ Tho, thì sẽ sang qua hữu ngạn mà đi. Ngày 5-4-1861, mấy đội hỗ trợ từ Sài Gòn, đã theo tàu Echo tựu lại vào buổi sáng nơi đầu vàm Run Ngu gặp Vaico occidental, nơi đây có chiếc Rhin thủ sẵn. Qua hôm sau, có chiếc pháo hạm số 22 đưa trung đội 2è lạp bộ binh và đội thuỷ quân lục chiến đến nữa, nhưng đoàn binh nầy và tàu của Pháp, đều bị chỗ giáp nước chân lại vì nước ròng sát, không qua được. Mãi đến ba giờ chiều, binh lính mới đi tới đập số 8 của địch. Họ bèn lên bờ và theo gót quan bốn lon Alizé. Một đội 10è thuỷ quân và 50 tên quân I-pha-nho do thiếu uý Maolini cầm đầu cũng tháp theo đội nói trên. Bọn chúng gặp đất mềm, chông cứng đầy gai cắm sâu dưới lầy, bầy ngựa chiến và con la (mulet) và súng sơn phòng đều phải bỏ lại đây hoặc vác trên vai nặng nhọc. Phải có bốn cu li khiêng súng cối bốn đứa nữa khiêng giá sủng, và mỗi thùng đạn dược thì phải hai người khiêng, nhưng phái đoàn nầy xê dịch cũng khá mau lẹ. Bên Việt cố thủ kiên cố tại đây. Dưới rạch thì có chướng ngại vật to lớn, còn trên bờ, thì lính Việt bày ra hàng dài cách xa 1 ki lô mét, súng ống chĩnh chàng. Bên Pháp lạp binh, thuỷ quân, lính I-pha-nho, thuỷ quân lục chiến dàn xếp trên bờ chỉnh tề. Hai bên xạ chiến, nhưng thiếu uý Maolini đưa súng lớn và mạnh vào trợ lực, và bên Việt núng thế nên tháo lui, phen nầy họ bỏ lại xác tử thi của họ; đồn Việt bị phá, và binh Tây dừng chơn nghỉ ngơi tại một làng gần bên đồn nầy. Qua ngày 7-4-1861, lại tiếp tục..., chờ nước ròng, vét sạch bùn trong mấy thuyền bị nhận chìm, và khi mét sạch, thuyền trôi lềnh bềnh theo dòng nước chảy. Công việc như vậy mà khó nhọc vô ngần, vì quân Pháp phải loi ngoi làm dưới nước, đưa đầu cổ cho nắng táp. Ban đầu dịch tả phát nơi đám lạp binh rồi chuyền lây qua bọn lính thuỷ và các đốc tờ Champenois và Azais và Dugé de Bernonville phải tận lực săn sóc: Khi đánh đến đập số 7 của ta, thì số binh ngã bịnh lên đến một trăm năm chục, số y tá không đủ, và phải dùng lao công Tầu đế đấm bóp tay chân cho kẻ đau dịch tả. Trong lúc ấy, ngựa giậm chân làm lủng ván lót trên tàu và ghe thuyền của bên Việt tịch thu được, lại vẫn tháo nước, và nguy thay, các xác bịnh nhơn từ trần, để dưới ghe thấp lại bị sóng nhồi lăn đưa qua người sống nằm hay ngủ gần đó. Quả các trại bịnh viện tình cảnh lúc nầy bi đát làm sao, và trung uý hải quân Vicaire, thuyền trưởng chiếc Loire, đã từng thấy năm người chết trước mắt chỉ nội khoảng khắc vài giờ. Lính trên tàu Monge, vì tham gia trong trận nầy, đều ngả chết lần hồi, vả bọn còn sót lại, vẫn chưa lại nghỉn (chưa hồi phục). Trung tá Bourdais bắt đầu mắc chứng rét, tinh thần va giảm sút lần..., va thường ngồi trên tàu nhẹ, mỗi lần va thấy quân sĩ mất nghị lực, va bên ngó ngay mặt viên tài công thốt câu như vầy: “Việc đầu tên là ta sẽ gắn huy chương cho mi!” và chính câu nói ấy đã làm hăng hái lòng quân trở lại. Tuy nói làm vậy chớ sau trận nay, cả Bourdais chủ đoàn, tên tài công và năm tên thuỷ thủ đồng bọn, đều chết, không còn một mống. Đánh đến đập thứ 9 của ta, thì lính Pháp và vài tên linh Phi Luật Tân bắt đầu ta nha thiết xỉ... Mặc dầu vậy, trải hai ngày rối đến ngày 8-4-1861, vẫn các pháo hạm qua lọt khúc quanh nầy, thật là thiên nan vạn nan, và qua khỏi khúc quẹo gãy 90 độ như thước nách ấy thì rạch Run Ngu trở lại ngay dòng trực chỉ từ Bắc quay mũi về Nam. Bọn quân báo, hỏi chúng, vẫn mách rằng từ đó xuống Mỹ Tho, còn một đồn lợi hại trên Arroyo de la Poste. Bên chúng, bèn truyền lịnh để công kích đồn nầy, thì một mặt sẽ dùng súng từ xa do các cu-li vác hay vận tải đến đây cứ bắn mà tới, mặt khác thì các tàu chiến sẽ hãm địch trận tiền... Ngày 9-4-1861, đội binh hỗ trợ đã đến, các pháo hạm số 18, 31, 16 và chiếc số 20 do đại uý Gougeard điều khiển đều được lịnh tiến tới. Đoàn bộ binh thì đi dọc theo Arroyo de la Poste, cùng hẹn kéo tới một ngọn xảo nhỏ trên rạch Run Ngu làm trung tâm điểm, phối hiệp. Các pháo hạm đều đến y hẹn, duy đội binh chánh thức lại đi lầm đường, không rõ tên hướng đạo lộn đường hay đã phỉnh gạt bọn Pháp, chúng quân sĩ phải lội và giậm đạp trên đất ướt, nước lớn ngập vừa rút, đạp sình non trên ruộng cỏ rồi lội qua mương cau rễ cau dày đặc... Đến đây đội lính bộ bên Pháp vừa đụng đầu với một tốp dịch, vừa toan xáp trận thì họ đã rút lui không nghinh chiến. Quân Pháp bèn chiếm làng nhỏ này, có một xẻo nước chảy ngang không rõ đầu xẻo ở bên nào, duy bất chợt thấy nhiều súng, giáo và y phục quân lính, họ bỏ lại đó, éo le vậy thay. Chốn nầy, không biết cách nơi định gặp nhau là bao xa, tên dẫn đường vô tình hay cố ý đã lạc lối, trước mặt là ruộng có lầy lội khả nghi, nên tốt hơn là Pháp thối bộ trở về đóng binh nơi làng đã chiếm, ít nữa ở đó có xẻo nước, dễ liên lạc với đoàn tàu bên mình, nào ngờ chỗ bỏ đi khi nãy, theo chỉ huy Alizé và theo lời thám tử Việt, thì chỗ đó rất gần đồn Việt mà Pháp đang kiếm dấu vết... Ngày 9-4-1861, giữa khoảng 11 giờ khuya, có thiếu uý hải quân Joucla, cầm đầu chiếc Echo, đã sang khinh thuyền baileinière, đến báo động và dặn cả đoàn dự bị nghinh chiến... Rồi Joucla cùng với thiếu uý Besnard, dẫn được hai thuyền phóng hoả của địch đem vào một xẻo nhỏ gần đó và đốt tiêu, cả hai lập được công lớn. Qua ngày 10-4-1861, sáng sớm lại tiếp tục truy tìm vị trí đồn của địch... Bên Pháp bèn sai đại uý pháo thủ du Chauffaut đi dọ đường, tên thám tử dẫn đi quanh quẩn, hết bên tá, qua bên hữu, rốt lại nó đưa binh Pháp đi ngay tới trước là gặp ngay cái đồn Mỹ Theo mà Pháp đang tìm. Giữa lúc ấy, có tiếng ồ ạt, linh tagal, Ma ní (Phi Luật Tân) bắn qua bắn lại với một thuyền lớn Việt. Kế có đội tuần thám trở về, cho hay bị Việt bắn bằng súng lớn, mà không rõ xuất phát từ đau (sau nầy mới biết được là do nơi một ụ sửa chữa ghe thuyền ở Mỹ Tho). Bàn tới tính lủi, kẻ nầy định từ từng đồn bắn ra, người khác cho rằng không phải vậy. Trung uý Amirault xin cho ông ta lấy ghe thả kiếm trên Rạch Run Ngu. Ông ta làm như lời và lãnh đủ một loạt súng bắn ra, thấy rõ đồn luỹ của Việt và rút binh về. Có dân quê cho hay đồn không còn binh trấn giữ, nghe vậy hay vậy, bán tín bán nghi, cho nên trung tá Du Quilio, trưởng đoàn bèn ra lịnh cho trung tá Bourdais hãm thành. Nhơn hồi sáng có nghe tiếng súng đồng cà nông bên Việt, gồm lính thuỷ, lạp binh, thuỷ quân lục chiến, cả thảy độ ba trăm người. Lối ba giờ chiều, cả đoàn xuống xà lúp và pháo hạm kéo ra, chiếc pháo hạm số 18 dẫn đầu, có Bourdais điều khiển, theo sau là các pháo hạm số ra 31, 22 và 16, còn chiếc số 20 thì đậu tại chỗ. Bỗng có tiếng súng bắn ra từ đồn luỹ số 5 mà Pháp tầm kiếm đã hai ngày rày... Bên các pháo hạm Tây bắn trả lại và tiếp tục cứ tiến tới. Đồn đâu chả thấy, bỗng cách độ 400 mét ngay trước mặt, tàu vừa quay mình thì thấy đồn ngay trước mắt. Bên pháo hạm 18, một phát súng bắn ra, bên đồn Việt bắn trả lại ba phát, hại thay, một phát trúng ngay pháo hạm nầy, phát thứ 2 trúng một người trọng thương, còn phát thứ 3, nhè trúng Bourdais, bay luôn cánh tay tả và quả tim viên trung tá. Tiếp theo liền đó, cả bốn chiếm hạm 18, 31, 16 và 22 đồng nổ súng, bắn sập đồn Việt, binh sĩ Tây chiếm được đồn và khai thông từ đây khúc arroyo de la Poste. Tuy thành Mỹ Tho binh Pháp chiếm được, nhưng đã hao hết một hải quân trung tá Bourdais. Trong lòng binh sĩ cả hai việc nầy xảy ra một lúc, có người quả quyết có nghe Boandais la lên một tiếng kêu trời rồi ngã gục (il eut la force de prononcer le nom de Dieu, puis il tom ba). Thây Bourdais được phủ lên một lá quốc kỳ cho bớt tồi tàn lộ liễu, về sau tìm được cánh tay của hắn. Bourdais chết rồi, hải quân trung tá Desvaul lên thay, để điều khiến các pháo hạm. Ngày 11-4-1861, binh Pháp đến trước đồn số 5 của Việt, sai hai đội đi do đường vừa bẩng tưng sáng, lìa mé tả, dời quân qua mé hữu kéo đi dọc theo lộ cái chạy dài theo Rạch Run Ngu, nhắm Mỹ Tho trực chỉ. Một phái đoàn do thám báo tin đồn 6 địch đã rút lui bỏ trống và đó là đồn Tam léon (Trung Lương). Tam léon nầy là một làng cách Mỹ Tho độ ba ki lô mét, Pháp cho hai đội thuỷ quân lục chiến đến trấn giữ. Còn lại phái đoàn do thám thứ 2, do đại uý Bovet cầm đầu, kéo theo lính tagal và lạp binh đi qua khỏi ba xẻo nước chảy ngang quan lộ đến ngày 10-4-1861 thì tới thành Mỹ Tho giữa một, cảnh náo nhiệt ổn ào gần như thiếu trật tự. Ngày 11-4-1861 dành hết cho việc tang lễ những người tử trận (sau nầy xác của Bourdais được đưa về quàn tạm ở Mỹ Tho và chỗ của va tử trận được đặt tên là “đồn Bourdais”). Trong lúc ấy đạo binh tiếp trợ từ Sài Gòn kéo xuống do phó đề đốc Page điều khiển, cũng vừa xuống tới, gồm một cà nông 12, luôn và ngựa kéo, người khiêng, và đạn được, nhưng vậy Pháp cũng vẫn chưa biết sẽ bao vây thành luỹ Mỹ Tho nầy hay sẽ công hãm và đoạt thâu cấp kỳ. Ngày 12-4-1861, binh sĩ dàn ra nơi Tam Léon, cách thành độ 1.500 mét, 50 lạp binh do thiếu uý Aigueparses dẫn đầu, núp dài theo lùm cây cau cây dứa gần lộ, dưới rạch thì pháo hạm bắn vào thành bảy đạn trái phá (obus). Vào 11 giờ trưa thì thấy khói bốc, cửa thành Mỹ Tho cháy dữ và đã bị Pháp đoạt thâu. Đếm ra lực lượng bên quân đội Pháp lên đến 900 người, không kể súng dưới tàu, súng đoàn bộ binh gồm 18 súng đại bác (trong số có 6 cây ngắn). Qua ngày 13-4-1861, binh Pháp kéo lên: đạo công binh với thang leo sẵn sàng, rồi nào súng sơn phòng, nào hoả tiễn, và bốn đại đội thuỷ quân lục chiến, cả thảy đều các qui kỳ phận, chờ địch thủ tranh nhau cao hạ giữa đồng bằng. Khi đạo binh do tư lệnh du Quilio kéo đến gần thành, thì đã thấy lá cờ tam sắc Pháp bay phấp phới trên cao, tuy vậy đạo binh Pháp vẫn chờ qua ngày 14-4-1861, mới nhập thành. Trong khi ấy, ngày 12-4-1861, đoàn tàu chiến của phó đề đốc Page theo sông Cambodge (Cửu long), lối 2 giờ chiêu đã kéo tới trước mặt thành, không tốn một viên đạn, vì thành bỏ trống. Nhắc lại việc đã qua, ngày 10-4-1861, đạo tuần thám của Pháp tới gần thành Mỹ Tho, bắn lên dữ dội, qua bữa 11-4, vào xế chiều, một đoàn tuần thám khác kéo tới nữa cách thành chỉ 200 mét, thì binh sĩ bên Việt đã rút lui đi rồi. Và nhắc chuyện cũ hơn nữa thì đề đốc Charner đã dự bị từ 6-4-1861, vả lại hai chiếc Lily và Sham Rock biệt vô tin tức đã tám ngày, thì đề đốc đã cho hai chiếc khác thay thế và có lịnh đoạt thâu vàm sông Cửu Long (Cambodge). Tuy vậy, phải đợi đến ngày 8-4-1861 đề đốc Charner mới quyết định cho tàu nhập Cứu Long, vì người muốn độ binh thế nào cho trên bộ (du Quilio) và dưới thuỷ (Page), đôi bên cùng hiệp nhau giáp chiến với địch cùng một lượt. Ngày 8-4-1861, Charner gởi cho Page (tàu còn đậu ở Biên Hoà), bức thơ như sau: “Chiếc Lily và chiếc Sham Roch đi thám tuần trên sông Cửu Long (Cambodge) và về Sài Gòn lấy thêm lương thực đạn dược, đã được lệnh của tôi đến cho tướng quân (Page) sai cắt. Ông chọn chiếc nào cũng được, chiếc Fusée, Lily, Sham Roch hay Dragonne, tuỳ ý để treo cờ lịnh của ông. Ông phải gia tâm và cẩn thận làm thế nào để đoàn tàu của ông sẽ giao chiến với địch cùng một lượt với đoàn binh bộ do ngả Rạch Run Ngu kéo tới và đánh trên đất liền. Mặc dầu số binh giao cho ông không được nhiều, nhưng với khả năng của các người, việc chiếm thâu thành trì Mỹ Tho chắc là không khó...” Được thơ ấy, ngày 10-4-1861, phó đề đốc Page ra lịnh xuất binh, rời Biên Hoà, trên chiếc Fusée do đại uý Bailly điều khiếu. Đi theo sau là hai chiếc Lily và Sham Roch. Đoàn tàu qua khỏi đám đá ngầm dưới sông Cứu Long, chiếc Dragonne dưới quyền đại uý Galey dẫn đầu, vào khoảng 2 giờ xế, thì tàu bỏ neo đậu lại, cách đập thủ của Việt độ 400 mét. Cũng may, đêm ấy, tối trời không ngôi sao nào ló ra, nên thừa cơ hội ấy, bên Pháp, vừa bắn dữ dội, vừa xoi được một lối kín vào chướng ngại vật của Việt. Sáng bữa 11-4-1861, đoàn tàu vô được Cửu Long theo cửa Nam, đến đây gặp một đập chận lại nơi đầu một cù lao chia sông Cứu Long ra làm hai ngả (Bắc và Nam), mỗi ngả có bố trí 18 khẩu đại bác chận lại. Qua ngày 12-4-1861, đoàn tàu bắn nà và quạ được khúc sông, tiếp tục đi tới trước Vào khoảng một giờ rưỡi xế bữa ấy thì đoàn tàu đậu lại cách thành độ 200 mét, nhưng thành đã bỏ trống trên ba giờ rồi. Binh sĩ dưới tàu, do đại uý hải quân Desaux cầm đầu leo lên treo cờ tam tài trên cao và chiếm thành. Đạn trái phá bắn ngày 12 và 13-4, may không chết một ai. Thành phố Mỹ Tho ở dựa mé Nam sông Cambodge, thuộc mé Tây của arroyo de la Poste, ngó ra Run Ngu, gồm một mớ nhà lúp xúp lợp lá dừa nước mà từ xa trông như lợp bằng tranh. Nhà cửa thành phố nầy có dáng bộ lèo tèo nhưng vườn tược trông sum mậu, dọc theo bờ arroyo de la Poste, liên tiếp có nhà ngói, chung quanh có cây dừa che phủ, cảnh xem thơ thới nếu không nói là dư thừa giàu có. Bờ rạch Run Ngu nầy chỉ có thể so sánh và không kém bở xinh đẹp nơi Chợ Quán, trên arroyo chinois. Nhưng dừa mọc ở đây tốt trái hơn ở vùng Sài Gòn. Thành trì Mỹ Tho (citadelle) vẫn xây cất theo lối Tây, vuông vắn và có trí pháo đài phòng thủ. Hào thành chung quanh bề ngang rộng và chứa nước đầy, cầu vào thành có bao lơn dày và kiên cố lắm. Chung quanh thành, nhiều chỗ có ao lấy bọc theo, nên lối phòng thủ vừa nhơn tạo vừa thiên nhiên, thật là đắc thể. Sự trang trí vũ bị gồm nhiều khẩu súng to lớn, và thành trì Mỹ Tho trấn ngự trên sông Cambodge làm bá chủ luôn các con sông lớn nhỏ trọn vùng và quả là một trí chiến lược rất lợi hại. Mỹ Tho vả chăng có tiếng là kho lẫm to tát của đế quốc An Nam, cuộc bán buôn lúa gạo tấp nập của nước nầy. Nếu ba tỉnh Miền Nam còn trong tay người Việt, thì quả khó khăn cho Pháp lắm vậy. Quan kinh lược sáu tỉnh(1) khi người bỏ thành lui đi chỗ khác, đã trả tự do cho người theo giáo Cơ đốc, mà rằng: “Các người hãy đi theo người Pháp, bạn của các người” (Allez rejoindre vos amis les Francais). Kinh lược đã dạy phóng hoả đốt kho liệu công cộng luôn và tiền kẽm của nhà nước. Tiền kẽm, bị cháy chảy đóng cục và khi nào xỏ xâu được thì mới còn giá, nên cũng không thâu lại được là bao. Chiến lợi phẩm thâu được vỏn vẹn là mấy chiếc thuyền bằng gỗ giá ty to rộng của quan lại Việt, Pháp tu bổ và đặt súng vào và cho sung vào đội chiến thuyền của chúng. Chú thích: (1) Ám chỉ ông Phan Thanh Giản chăng? 8. Những năm đầu của Sài gòn thời Pháp thuộc (Les premières années de Saigon theo Jean Bouchot) a) Tác giả, năm 1983, tự nhận lỗi và tự phê bình: Hôm nay là 22 tháng chín dương lịch 1983, là ngày 16 tháng tám âm lịch Quý Hợi, sau một đêm mất ngủ, tưởng đã đi đời vì ăn bánh Trung thu rồi trúng thực, may sao qua khỏi, lật đật viết mấy trang nầy, tự nhũ và phê bình, viết ngay trên máy, không cần giấy nháp tự sự như sau: Chiều ngày 14 (trung thu tiền nhất nhựt), bỗng có người đem lại nhà cho mượn tập Pháp văn “La naissance et les Premières Années de Saigon, ville francaise”. Ban đâu tôi từ chối không muốn đọc, vì xét đã quá già, cận địa, còn đọc làm gl văn ngoại quốc. Nhưng nghĩ sao, rồi lại xin giữ cuốn kỷ yếu nầy, giữ và đọc kỹ, và có mấy cảm tưởng ngổn ngang, nay viết ra đây, độc giả mặc tình lượng xét: Gẫm lại mình thật là sơ sót và thiển cận. Tính coi, bộ tam cá nguyệt san “Trung Quốc cổ học hội” (Bulletin de la Société deb Etudes Indochinoises), mình đã mãi từ ngày giải phóng 30-4-1975, cho rảnh nợ, duyên chi vương vấn nay có người mang tới nhà cho mượn đọc tập nhỏ nầy, là tập số 11, số 2 của tam cá nguyệt tháng 4 đến tháng 6 năm 1927, cũ xì. Cái tánh khinh thương, già mà chưa bỏ, thật là đáng toi. La Naissance et les Premières Années de Saigon, ville francaise, dịch là “Sự xuất sinh và những năm đầu của thành phố Sài Gòn...”, mi đã đọc chưa? Hỡi ngươi là tác giả của “Sài gòn năm xưa? Tự hỏi mà trả lời ngay “chưa”, lòng thấy xấu, thẹn vô cùng. Suốt đêm 14, trời mưa nặng hột và đêm nằm, ông cao xanh buồn tình nỗi gì mà giấu mất trăng dưới những giọt tuôn là chã sao hại trẻ con mất dịp hát bài “Trăng tháng tám”, riêng tác giả Sài gòn năm xưa ăn cái bánh, nay hình vuông chớ không tròn vin như mặt trăng nữa nghĩ cũng buồn cười, tại thằng thợ muốn dễ lấy ra khuôn, hay tại đã đổi đời, thôi thì mặc kệ, cũng không hơi đâu lo và hãy để trí đọc muộn cuốn nầy, rút tỉa một bài học đích đáng: Sài gòn năm xưa là cuốn sách chạy gạo. Không đè sách in hai lần, kể sách khảo cứu mà được như vậy là khá đến, không ngờ nay tụi bỏ chạy lại lấy chụp và phóng ảnh in y nguyên, bán lấy tiền mà quên tác giả, thiệt là đờ tệ. Việc đâu còn đó, chỉ biết bởi có chút nhan sắc nên bị “hãm”, còn than nỗi gì! Như đã nói, Sài gòn năm xưa là sách viết để chạy gạo, để kiếm cơm, vì năm xưa ấy, vô làm công nhựt trong viện bảo tàng sở thú, lương ít quá, không đủ nuôi vợ con, nên buộc phải viết, chớ dám thề độc, không lòng lên mặt khảo cứu chút nào. Bây giờ, biết lại, hối quá, nhưng đã trễ rồi. Từ ngày có bậc đàn anh vô đây giải phóng, bảo Sài gòn năm xưa viết không khoa học, không trật tự, và thường hay lập đi lập lại nhiều lần, nhiều đến không biết bao nhiêu mà đếm”. (Biểu viết lại nhưng biết sống bao lâu mà làm?) Nay xin thưa ra đây, bổn tánh thuở nay là vậy, nhứt định không gò gẫm, không “hành văn” và chỉ chuyên viết theo lối “nói miệng tày”: Nói thì phải nói đi nói lại, có vậy hoạ may lời nói sẽ in sâu vào tai người nghe và lập lại là sự thường, khó tránh và cũng “cố tình không muốn tránh”. Nay giờ đã gần hết, xin trối lại mấy ý nghĩ nầy để cho mai sau có người nào muốn viết lại, thi nên tìm những tài liệu sau đây, ghi trong sách dẫn thượng, mà tác giả là Jean Bouchot trước kia đã từng quyền quản thủ viện bảo tàng nơi vườn bách thảo, lúc có chiến tranh và có binh đội Phù Tang chiếm đóng ở đây, - riêng tôi, không còn thì giờ viết lại, và quả khi xưa viết là nằm dưới đáy giếng mà dám tả cảnh mông lung trên trời! Những ai tốt phước được ngụ bên Paris, nên tìm đọc những sách nầy, nơi “văn khố quốc gia” (Bibliothèque Nationale), cất ở bên nầy, thì không chắc gì còn gặp, và dẫu biết nơi tàng trữ, cũng không chắc gì được xem, và đều là sách nên đọc: Báo Illustration, xuất bản từ 4-3-1843, có hình Tự Đức (nhưng râu rìa, tôi e không đúng chân dung vị vua nầy), hình phái đoàn bộ ba đi sứ dưới trào vua Napoléon III (Phan Thanh Giản, Nguỵ Khắc Đản, Phạm Phú Thứ, hình vua Norodom và hình một phái đoàn xứ Xiêm La quốc, lạy móp sát đất đến vua Pháp nhức mắt ra lịnh đứng dậy cũng không dám tuân lịnh, vì luật lệ Xiêm đứng dậy trước mặt vua là có ý không tốt, tội đáng chém đầu; Báo Revue des Deux Mondes, xuất bản từ 1861, có nhiều tài liệu quý và xưa; Sách Les premières années de la Cochinchine của Paulin Vial (Chauamel in) 1874, 2 quyển. - Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861 của Léopold Pallu de la Barrière, theo Bouchot có đến hai bản khác nhau: (Bản in năm 1864, chỉ toà bố Chợ Lớn có tàng trữ 1 quyển, nhưng nay ắt không còn, bản nầy mặc dầu “không khoa học”, nhưng đó là “bản tiên khởi”, tài liệu đầy đủ và chân thật; bản in lại năm 1888, tuy sắp đặt lại có trật tự, nhưng vì chêm thêm xen lộn quá nhiều chi tiết thêm thắt, nên có thể nói “màu hồ đã mất đi rồi” không khác một gái quê sửa dọn quá hớp, cạo lông mày, bịt thêm răng vàng, mất “tân”; (bản 1888 do Bergerlavrault et Cie xuất bản); - Cochinchine francaise et rơyaume du Cambodge, của Charles Lemire viết, nhà Challamel xuất bản, lần đầu năm 1869 và cũng như sách của Pallu, sách năm 1869 nầy lấy sửa và in lại nhiều lần, đến lần thứ sáu, năm 1887, thì xen lộn chi tiết không đúng thời gian tính, theo tôi là “gái đã mất tân”, có bịnh là khác. Charles Lemire không đúng là nhà chuyên khảo, qua đây chạy gạo và xin vô đóng một vai tuồng trong sở Bưu cuộc, nhưng nhờ duyên dáng nên sách in sáu lần. Trong mấy bản sau, có nhiều đoạn không in lại vì Pháp che đậy những gì xấu. - Onze moi de souspréfecture en Basse-Cochinchine, của L. de Grammont, xuất bản năm 1862, tôi không có cuốn nầy và tiếc hủi hụi, vì theo J. Bouchot, de Grammont có tài kể chuyện, sau đó tác giả de Grummont thâu gọn lại làm một bài phúc trình đọc tại Hội khảo cứu sử địa ở Paris là hội Société de géographie, bài nói năm 1864 (có in thành sách do nhà Challamel in năm 1864), bài nầy khảo xét nhiều về người bản xứ, tục ăn trầu, vân vân, và sẵn tánh tọc mạch, tôi muốn đọc để cho biết người Pháp thời đó, nói về chúng ta những gì; - Apercu sur la Basse-cochinchine của H. Abel Rieunier (in năm 1861); - La question de Cochinchine au point de vua des intérêts francais, của Abel Rieunier, Paris, Challamel 1864; (sách binh vực chủ nghĩa không trả đất cho ta); - Souvenirs de campngne et de voyage en Indochine của Colonel Henri de Ponchalon (theo Bouchot, ở đây chỉ có nơi trường nhà dòng Mỹ Tho có tàng trữ một quyển, nhưng sao dời vật đổi, nay biết còn chăng); - Les commencements de l’Indochine francaise par Albert Septanh, Challamel 1867. - Les expéditions de Chine et d’Cochinchine, d’après les documents olcrlciels của de Bazancourt, phần thứ 1 (1857-1858), Amyot, Paris 1861; phần thứ 2 (in năm 1862). Sách làm sưu tập phẩm để chơi, hơn là sách để đầu nằm Đó là đại khái những sách theo tôi là đáng đọc. Ngoài ra độc giả muốn tường tận vấn đề, phải theo những sách kể trong cuốn của Bouchot là tôi lượt bớt không ghi lại đây, Bouchot nầy vẫn chê cuốn Abrégé de l’Histoire d’Annam của Alfred Chreiner, mà Bouchot chê là thiên vị; (năm xưa tôi được ông Nguyễn Văn Mai, thầy dạy Việt văn ở trường Chasseloup, biếu tôi một cuốn với câu đề tặng “Souvenir à 1 élève Vương Hồng Sển, en récompense de son application au cour que Je professe au collège Chasseloup- Laubat, Sài gòn le 22-2-1921. ký N.V.M.) tôi quý hơn vàng, sau đó ra xóm bán sách lạc son ngang nhà ga xe lửa Mỹ Tho, tôi chưng hửng vì sách bán có năm hào mỗi cuốn sách mới toanh, mà không ai thèm ngó. Nhưng sơ sót hay cố ý, Bouchot không kể cuốn La Cochinchine Contemporaine của A. Bouinais et A. Paulus (Challamel, Paris, 1884), và rõ là kỳ thị, và mặc dầu gọi tặng là “l’histoirien annamite” Bouchot đã quên mất quyển chải chuốt rặt giọng Việt Nam của văn hào, học giả miền Nam là Trương Vĩnh Ký, “Cours d’Histoire Annamite, er volume”, in tại Sài gòn năm 1875, nhà in chánh phủ, gọi Imprimerie du Gouvernement, và quyển 2, in lần đầu năm 1879, cũng tại nhà in du Gouvernement nầy, nghiên cứu cho tôi biết, trước kia toạ lạc nơi nay là Sở Đại chánh khám đạt (Cadastre), tồn tại được ba chục năm từ Pháp qua đây, và khi chánh phủ Pháp thôi dùng nữa, đã sang lại cho phụ thân tướng Nguyễn Văn Xuân là ông Nguyễn Văn Của, lối năm 18... hoặc đầu năm 19..., với giá tượng trưng là 1$ (một đồng bạc thuở đó). Trên đây, với tánh già lẩm cẩm, tôi đã dài dòng văn tự, đón ngõ ngăn rào, để nhìn nhận cái tội năm xưa quá lêu lỏng, không biết chữ “nhứt” mà dám bàn và phê bình chữ “thập” chữ “mười mươi”, tuy vậy trót đã lỡ cho ra đời quyển Sài gòn năm xưa và sách đã được công nhận đến nỗi các cha bỏ chạy đã in và bán trên đầu trên cổ, từ Mỹ qua Tây, thôi thì, nay còn chút giờ sống sót và được đọc quyển của J. Bouchot đã nói nãy giờ, thôi thì, tôi lặp lại, độc giả hãy cho tôi viết thêm một đoạn dài nầy, gọi bổ túc, ai kia đọc được Pháp văn, thì xin hãy tìm quyển Pháp văn dẫn thượng, đầy đủ hơn. Đoạn viết thêm ấy như vầy: - Kể từ đây là tôi theo cuốn La Naissance ét les Premières années de Saigon của Jean Bouchot, để lựa nhón và phê bình theo ý tôi, riêng cho đồng bào không đọc được nguyên văn bản chữ Pháp: Trang17 - Vào năm 1859, theo sách của Philastre, ông Bouchot chép lại rằng: “Vào thời ấy, Sài Gòn vẫn có hai đường cái, chạy dài theo sông Sài Gòn và kinh arroyo chinois, hai đường nầy vẫn có nhà lợp ngói hai bên, tức phố xá buôn bán, và đó là nơi gọi Bến Nghé và Chợ Sỏi. Phố và nhà nầy day đít ra bờ sông, vả có cất thêm nhà cao cẳng chờm ra mé nước (bài ký Philastre, đăng trong báo Courrier de Saigon (Sài Gòn tân văn) đề ngày 201-1868). Để nhấn mạnh tài liệu viết trên đây là đúng, Bouchot trích dẫn đoạn văn dưới đây, của ông Trương Vĩnh Ký viết, ông học giả họ Trương nầy, bất đắc dĩ, tác giả Bouchot phải mượn lời nói để bảo đảm lời nói của Philastre và của chính mình, chớ bề trong, vẫn kỳ thị không phải người Lang Sa, tuy viết được văn Lang sa không thua gì họ; “Theo Pétrus Ký, thì Bến Nghé là cái vùng gồm một phần của vùng gọi “thành thị nơi buôn bán cũ” của người An Nam, rải rác có nhà ở và phố buôn, bọc theo những con đường nhỏ, ít năng được tu bổ của bốn thôn: Hoà Mỹ. Tân Khai, Long Điền và Trung Hoà, ranh giới đụng sát đường Mac-mahon, còn phần trên của thành thị nói đây vẫn thuộc làng Mỹ Hội, tức vùng có xây thành Sài Gòn gọi “Citadelle de Saigon” (theo sách của Trương Vĩnh Ký). Đến đây, Bouchot viết thêm rằng: “Chợ Sỏi chạy dài từ cột cờ Thủ Ngữ đến dường Mac-mahon) (tức nhại lời Trương Vĩnh Ký), còn “Chợ hàng đinh” (village des clous), vẫn gồm khu từ đường Catinat qua Tây bắc đường La Grandière”. Xóm Vườn Mít, thì ở chỗ Toà Pháp đình ngày nay. Chợ Da Còm, ở ngay vị trí Khám Lớn cũ, sau phá đi, xây Thư viện Quốc gia. Xóm Đệm Buồm thuộc về khu đường Tong Keou, sau đổi gọi đường Lê Văn Duyệt. Đường Tập trận (plaine des Tombeaux), thuộc khu Tây nam đường Tong Keou nầy. Cái thôn gọi Phú Hoà ở ngay chỗ Nghĩa trang Đô thành, trước gọi Đất Thánh Tây. Hai thôn Hiệp Hoà và An Hoà, ở khoảng giữa hai cầu 2 và 3 trên rạch Bà Nghè và thuộc mé hữu của con rạch này. Thành trì gọi của Olivier de Puymanel, phóng kiểu, tức thành xây năm 1837 luôn và bở và hào thành, vào năm 1859, vẫn cỏ và bèo mọc loạn xị, thường là đất trống bỏ hoang. Những đường năm 1859 do chánh phủ An Nam để lại và được trào Tây mở ra rộng lớn sau nầy là những đường có tên gọi theo Pháp lả Catinat, Paul Blanchy, d Espagne, đường Chasseloup-Laubat và đường Luro, lối 1859, gọi đại lộ thành trì (boulevard de la Citadelle), chạy bọc theo hào thành xây năm 1837. Trang 35. Lính I-pha-nho, theo đóm ăn tàn, kéo theo lính Tây đánh ké, gọi làm vậy, chớ gồm phần đông là lính nay gọi Phi Luật Tân xưa kia gọi quân Ma Nì (Mallille), thủ đô Phi Luật Tân, bọn linh nầy, đến ngày 31-3-1863 thì rút về xứ họ. Trang 38. Cái sườn nhả gỗ trong Sài gòn năm xưa của tôi có in hình, tức nlà đầu tiên bằng gỗ do thuỷ sư đề đốc Bonard ở, là do ông Bollard nầy mua tại Singapore chở về Sài Gòn và dựng lên nơi khu đất nay là trường Nhà dòng Taberd, cho đến năm 1873 mới xây dựng thiệt thọ dinh sau gọi Dinh Toàn Quyền, sau phá đi và xây dinh gọi Dinh Độc Lập trước đây, và để cho mau hiểu, thường gọi palais Norodom. Năm 1867, dinh bằng gỗ nầy (nhắc lại vị trí là chỗ trường Taberd), vẫn có dựng thêm một toà nhà bằng gỗ, sức chứa được sáu trăm tân khách, và năm 1867, đề đốc La Grandière, có tổ chức một cuộc tiếp tân có khiêu vũ gọi bal La Grandière, mời hết nhơn vật tai mắt đương thời Tây – Nam – Chà - Chệc (Phan Thanh Giản, Tôn Thọ Tường v.v...) và sau này vào năm 1927, thống đốc Nam Kỳ Blanchad de la Brosse có tổ chức tái diễn buổi tiếp tân long trọng sáu chục năm xưa, và người được mời, toàn là tai to mặt lớn thời ấy, phải chạy mượn hoặc may sắm, cho ra lễ phục, đại phục, tỷ như: kinh lược Phan Thanh Giản (Tổng đốc hàm Phạm Văn Tươi ở Vĩnh Long thủ vai nầy), tổng đốc Phạm Phú Thứ (đốc phủ Tụ, Cái Bè); Án sát Nguỵ Khắc Đản (đốc phú Nhựt, Cai Lậy); Trương Vĩnh Ký (do con là Trương Vĩnh Tống đóng vai); rồi nào lãnh binh Tấn, Tôn Thọ Tường, vân vân, đều do những người có tên như sau: Nguyễn Văn Mai, Nguyễn Hiền Năng, đốc phú Hải, Gò Công, Nguyễn Văn Lân (cò mi Lân), Trần Văn Kính (thông ngôn toà đại hình), Nguyễn Bá Hội (Thủ Thiêm), Lê Quang Ngôn (toà án), Thái Minh Phát (phủ dinh thống đốc), Thái Minh Kim (sinh viên), Phan Chấn Thế (toà đại hình), Trần Tư Ca (con là Trần Tứ Khuê, đóng vai), Trần Tứ Hoàng, Trần Văn Khá... Tôi đọc lượt bớt không kế ra đây người Pháp, và xin kể giới Cao Miên có quận chúa Pok Hell đóng vai Pra-keo Pha, giới Hoa kiều, vai Bang Tai (Hoàng Thái) do Tây Méchin đóng, Li-tak, do Alinot, hoạ đồ, đóng; vai Seng-tek do Lévy đóng;... Tan-kang-sinh, do Bille đóng... (thuật nhón theo B.S.E.I năm 1927, janv/mars, trang 53). Gẫm lại các ông các bà năm xưa, chưng diện cho xuê, ăn chơi cho sướng, phè phỡn nhảy đầm và nịnh hót cho đã đời, không làm gì nên thân, ngày nay con cháu ông bà trả nợ đã đành, mà chúng tôi vô cớ cũng phải gánh chịu, tức thì kẻ hèn nầy phải xì hơi cho bớt tức, chớ các cha “ỉa cho chúng tôi hốt”, khổ quá mà. Nhắc lại cái nhà hay dinh gỗ nầy, sau bị mối mọt xơi nát, và cái phòng tiếp tân đãi khách, cũng bằng cây ấy, (salle des fetes), trước kia vị trí day mặt ra đường Catinat, hồi đó gọi “công trường đồng hồ” (place de l’Horloge), kế bên có chuồng ngựa (lúc nầy chưa có ô tô) vẫn ở chỗ phòng ăn của các thầy dòng Frères nơi trường Taberd đó). Trên đây tôi quên nói: năm 1927, thống đốc Blanchard de la Brosse cho mượn dinh sau gọi dinh Gia Long nơi đường La Grandière thiết dạ yến (bal) nên long trọng lắm. Trang 39. Gọi là place de l’Horloge, nhưng cái đồng hồ đặt nơi đó không dùng chỉ định giờ chính thức, và từ 30-7-1862, giờ đúng và chính thức vẫn do Sở thuỷ binh nơi mé sông Sài Gòn chánh thức báo tin bằng một tiếng súng đồng bắn nơi bờ sông, khi đúng ngọ. Trang 41. Sở Bưu Cuộc (Postes) thời đó đặt thuộc Bộ Tài chánh, còn Sở Dây thép (Télégraphes) vẫn thuộc Bộ Nội vụ, vì vậy, buổi ấy Sở Ngân khố và Sở Bưu cuộc luôn Bưu điện, vẫn dựng nơi Công trường Đồng hồ nay vị trí là nơi gọi Sở Hiến binh (Gendarmene), khít và sau lưng Thư viện 34 La Grandière. Như đã nói rồi, nhà in của chánh phủ Tây thời đó, vị trí nơi Sở Địa chánh (Cadastre), mang tên tuỳ lúc, khi là Imprimerie Impériale (thời Napoléon 3), kế ba chục năm sau bán cho ông Huyện Của, (ông nầy già đời ưng làm huyện hàm, tuy hàm tri huyện, nhưng đào tạo nhiều thế hệ đốc phủ hàm và huyện, phủ thiệt thọ, và ông là thân phụ của tướng Pháp tịch Nguyễn Văn Xuân). Trang 43. Đọc trương 43 nầy và nói chuyện “ăn trầu gẫm bã” nghe chơi, thật vận mạng nước nhà của ta sao thời trước, quả là “bạc mạng”. Nếu sử viết được bằng “chớ chi...” và “nếu mà...”, thì đâu có như vầy. Bàn rộng ra, quả hoàng đế Pháp, Napoléon 3, lúc đó phân vân lắm, nếu ta có người theo dõi và khéo vận động, thì có lẽ việc chuộc đất của phái đoàn ông Phan Thanh Giản có phần hy vọng thành công tràn trề, và nếu không có lão Chasseloup-Laubat, lúc đó làm bộ trưởng coi Bộ Thuỷ binh, làm kỳ đà, cùng với nhiều người từng qua đây, khăng khăng không ưng cho chuộc đất bồi thường, thì có lẽ đế Napoléon 3 đã hạ bút châu trả đất Nam Kỳ lại rồi, bằng không nữa, nếu triều vua Tự Đức có người tín cẩn khôn khéo, biết thừa dịp Pháp bại trận năm 1870-1871, biết chống cự dữ dội trì chí thì có lẽ giành lãnh thổ miền Nam khi Tây bại trận ấy được rồi, nhưng như đã nói, “Sử có khi nào viết bằng chữ “nếu...”. Việc đã qua rồi, bàn nữa chỉ tốn bọt cáp. Một bằng cớ Pháp lúc đó phân vân bất nhứt, không muốn ở lại đất Nam là: 1) Trang 43. Đất thổ trạch châu thành Sài Gòn, Pháp cắt ra từng lô (lot) phân hạng, và định giá thuế đóng mỗi năm và mỗi thước vuông thật thấp, thật rẻ, cốt ý lấy lại đất của người bản thổ, đổi với những người nầy cho đất chỗ khác, và đất tốt dành ưu tiên cho người da trắng tức Pháp kiều, nhưng họ chỉ ham ở vùng đất cao ráo gọi zône des plateaux, họ không dám ở gần người bản xứ, vì sình bùn ướt át, thêm không được an ninh, và phải nói họ sợ bệnh truyền nhiễm (dịch lệ, kiết lỵ) hơn là sợ sức kháng cự dân bản xứ (dao mát, tầm vông vạt nhọn). 2) Trang 45. Vấn đề “nên giữ làm thuộc địa hay nên trả đất lấy tiền bồi thường chiến tranh”, ở triều đình Pháp rất là phân vân bất nhứt, bọn qua đây thấy bề thế Nam Kỳ dễ làm ăn thì muốn giữ còn chính hoàng đế Napoléon 3 thì muốn trả, và việc nhất định giữ vĩnh viễn và việc ra sắc lệnh làm thuộc địa, chỉ quyết định từ ngày 19-1-1865 mà thôi. 3) Trang 45 và trang 48. - Ngày 15-6-1865, thuỷ sư đề đốc Roze, thay thế đề đốc La Grandière, và ký sắc lịnh bán đất thành phố Sài Gòn, theo lối bán có đấu giá, Roze không cho nhà bằng lá còn tồn tại trong châu thành, mở rộng đường, ra chỉ thị nhà cất theo lề lối Tây phương, chỉnh trang ngay ngắn, dự định nới rộng châu thành cho đủ chỗ chứa 500.000 dân, sai đại tá Coffyn vẽ hoạ đồ (ngầm khi trả đất, sẽ tính phí tổn đòi bồi thường cho thêm nặng), (xin xem trong J.Bouchot, đầy đủ chi tiết, đây không kể ra), chỉ ghi lại đây, theo sắc lịnh trên, giá tiền thuế đất mỗi năm thì: mỗi thước vuông đất ở Sài Gòn, đại khái là 0$01 (một xu) đất trong thành phố; 0$02 (hai xu), đất đường Isabelle II, tức đường d’Espagne; và lên đến vùng đất cao ráo “plateau”; 0$03 (ba xu) bờ kinh Charner, sau lấp bằng, biến ra đại lộ Charner, nay còn gọi “đường kinh lấp”; 0$04 (bốn xu) đất ngoại thành gọi chạy vòng thành phố (Tour d’Inspection); 0$06 (sáu xu), đất dọc mé sông Sài Gòn, (sur les quai). Đất mé thấp, chỗ dân ta ở thì cắt từng lô thì 100 đến 200 mét vuông; đất vùng cao ráo (cho Tây ở), từ 400 đến 600 mét vuông; đất đường Charner, cũng từ 400 đến 600 mét vuông; đất vòng quanh châu thành, cắt lô rộng đến một mẫu (1 ha); còn đất bờ sông Sài gòn, cắt từng lô từ 600 đến 1.000 mét vuông diện tích. Nhưng vì sơ khởi, làm gì cũng thiếu sót, chỉ thị quên, không định giá mức thấp là bao, cho nên giá bán không đồng đều, chỗ quá cao bất ngờ, chỗ rẻ mạt, cũng không ai hiểu được lại nữa vì thiếu quảng cáo (hay là cố ý?), nên cuộc đấu giá thiếu người hưởng ứng, thêm lô cắt có khi hơi quá lớn quá rộng, sở phí lặt vặt tính quá cao, dân bản xứ cũng không mấy người đủ sức ra đấu, trừ phi bọn lanh lợi, giỏi thấy xa, họ đầu cơ từ ấy (trong Sài gòn năm xưa, tôi có viết đất dân bỏ trống rất nhiều, vì lòng còn mến tiếc cựu trào triều đình Huế, ước mong có ngày trở lại, nên về đất không chủ, bọn biết tiếng Pháp và có chưn trong hội đồng khám xét, chỉ học hai tiếng Tây: “uỳ” (oui, dạ, “của tôi”) và “no”, (non, dạ, không phải của tôi), nội hai tiếng ấy hễ đất tốt thì họ giành “của họ”, đất không tốt, thì họ hô “no”, ông muốn lấy và bán mặc tình, té ra Tây thắng trận mà thằng gian tham lại giàu!
8. Tiếp theo Trang 47. -Nơi trương nầy mở ra một vấn đề thật là rắc rối và phiền phức, cho đến ngày nay vẫn giải quyết chưa xong, là vấn đề tiền nong ở nước ta, tóm tắt vẫn ở trong tay bọn Ba Tàu lớn nhỏ, từ tên mại bản, cũng gọi mái chính (comprador) mãi biện, chúng làm môi giới trong cuộc buôn bán, đổi chác từ lúc Tây qua đây cho đến khi Tây bỏ chạy, cho đến tên bán quán xóm nhỏ, chúng làm lũng đoạn vấn đề tiền tệ trong xứ không ít, vì chúng lanh lợi, gian tham, mánh lới, đến Tây có học cũng phải chịu thua, nói ra không hết, tỷ dụ: khi Tây qua đây, trong nước Nam còn xài tiền kẽm, tiền điếu, bạc nén, bạc vụn, cắt ra từng lượng, chỉ, phân, và xài đồng bạc gọi “bạc con cò”, vóc tròn, (đến sau nhà băng Đông Dương chế ra đồng bạc “con đầm”, cân nặng 27 gram thay thế, và bạc lẻ: 0$50 gọi “cà-ro-bi” (roupie), hoặc 0$20 (góc tư), 0$10 (bạc cắc, đúng ra bạc cắt, tức giác, hào, một phần mười của đồng bạc), và những danh từ ấy nguyên do là lúc xưa, thiếu hụt bạc lẻ, người Pháp không nhận cho dân trả thuế bằng tiền kẽm, tiền điếu quá nặng quá nhiều, không chỗ chứa cho phỉ (nhà giàu bá hộ vẫn chứa tiền kẽm sau bàn thờ nhà giữa, chồng đống lớn và cao như bộ ván nằm), và dân phải chặt, cắt bằng mũi đục, không thể chặt đồng bạc tròn ra 1/5, 1/10, biến ra 1/4, 1/8 dễ chặt hơn, và thửa dịp, bọn gian thủ lợi rất lớn, mà Pháp cũng phải bó tay cam chịu, và cũng không phương từ chối tiền điếu kẽm, vì dân mua hộp diêm quẹt, muối ăn, dầu thắp, đều mua bằng tiền kẽm, tiền điếu ấy, không nhận cũng không xong, thêm một mối hoạ ẩn hình là bọn Ba Tàu đúc tiền điếu bên Trung Quốc, đem qua bên xứ ta, lòn cho dân xài và rút rỉa bạc tròn bạc trắng chở về xứ họ, Pháp phải bó tay mà chịu: nay nhắc lại cho trẻ em biết, tỷ như xưa từ Gia Long đến Tự Đức, một nén bạc là 10 lượng cân nặng 374 gram, còn tiền thì phân biệt ra, tính theo Bouchot: 1 tiền, tương đương 60 đồng kẽm, và tương đương với tiền Tây là 0,10 fr.; 1 quan tiền ta là 600 đồng tiền kẽm, tương đương tiền Tây: 1 fr. 1 piastre (đồng bạc tròn ăn 3.000 đồng tiền kẽm, 3.000 đồng nặng gần 1 ký, v.v...) Lối năm 1920 đến 1940, nói cho gọn, các chú đi mua lúa nơi nhà người Miên, người Thổ ở miền Nam, đem theo bạc trắng độ 1.000$ là phải có sức mạnh vác trên vai 27 ký nặng, đi bộ một ngày chỉ mười hay hai chục ngàn cây số, (vì Miên, Thổ dùng bạc trắng, không nhận bạc giấy) thì đủ thấy phiền phức cam go bực nào, nói sao cho xiết. Vì vậy bọn đi mua lúa, lần hồi phần đông đều mắc chứng lao). Trang 48. - Theo chỉ dụ ngày 23-6-1863, đề đốc La Grandière ra lịnh “bạc có làm dấu” (piastre marquée) giá trị thấp hơn bạc không làm dấu (piastre non marquée) và ngày 10-11-1863, bạc có đóng dấu không được thông dụng nữa. Và đồng bạc ăn 6fr25 (ngày 3-5-1864), hạ xuống 6fr20 (ngày 7-11-1864); hạ thêm nữa, còn 6fr15 (ngày 25-6-1865); hạ thêm lần nữa, còn 6fr05 (ngày 29-7-1865), xuống 5fr85 (ngày 30-8-1865); cho đến ngày 19-9-1865, ăn 5fr55 như buổi đầu 27-8-1863. Tuy vậy, giá sanh hoạt thời ấy thật là dễ chịu, nay đọc lại rất là bất ngờ: Cũng không có bản ghi chép kỹ càng để lại mức sống từ 1861 đến 1865, chỉ nhớ: một chục, 12 trứng gà, chỉ có 30 đồng sapèques (kẽm hay đồng, không rõ); chuối, 20 sapèques, một buồng (régime); một gà giò, giá 1 tiền (= 60 đồng kẽm); thịt heo từ 20 sapèques đến 1 tièn, tuỳ thịt nạc hay có mỡ, mỗi một cân ta (livre); xoài ngon, hai đồng kẽm, một trái, vân vân, nhưng lần hồi, giá bán cho người Âu Tây cao, mắc, tăng lên, tỷ như vào năm 1865 một chục hột gà tươi là 40 sapèques, còn chuối thì không bán nguyên buồng và bán lẻ từng trái hoặc từng nải, tuy vậy giá gà giò, dẫu có lên, nhưng cũng độ ba tiền một con, còn như giá gạo ăn, năm 1861, giá 1$50 (một đồng bạc lẻ năm cắc) một tạ (picul), và năm 1865, lên 2$50 (hai đông rưỡi bạc) là cùng. (Thậm chí năm 1864, mười tấm báng đen, mua cho trường học, người bán chỉ tính giá có 2 piastre (hai đồng bạc) mà đủ có lời. Đến như giá đất thổ trạch vùng Sài gòn, thì định giá không hơn 10fr. mỗi thước vuông, chỉ tiếc sở văn khố (archives) không giữ được tài liệu về giá đất những năm đầu khi Tày qua đây, chỉ còn hai tý dụ: Năm 1862, có giấy bằng khoán: một sở đất toạ lạc góc Taberd và Mac-mahon (ngay Pháp đình ngày nay), diện tích 15.620 mét vuông, bán 824$ (tám trăm hai mươi bốn đồng); một sở thứ hai không nói ở chỗ nào, bán cho Pháp kiều Pevtel: 14.230 thước vuông, giá 570$ (năm trăm bảy chục đồng). Một tỷ dụ thứ ba khác là ngày 2810-1869, tên đội hiến binh (maréchal des logis de gendarmene), tên Gerrbault mua được, do chánh phủ cắt bán: 937 thước vuông đất toạ lạc góc đường Chasseloup-Laubat và Mac-mahon, ngang cổng sau dinh toàn quyền cũ, với giá không tưởng tượng được là 0fr75 mỗi thước vuông. (Vấn đề so sánh giá trị xin gác ra ngoài, không nói nơi đây được) Trang 54. Dinh xưa, gọi dinh thượng thơ, tức Direction des bureaux trào Pháp, ở góc Catillatha Gralldièle, xây dựng từ tháng 4-1865. Trang 57. Cẩn đá bờ sông Sài Gòn và lập vườn Bách thảo (Thảo cầm viên) hay Sở thú năm 1804. Trang 59. Thơ của Paullin Vial, đầu dinh thượng thơ (Direction des bureaux du Gouvernement gởi cho kỹ sư chánh Maucher đề ngày 22-12-1864, xin nghiên cứu vân đề xây: - Un hôtel pour la direction de l’intérie tức Dinh gọi “Thượng thơ” xây xong 1865. - Une maison pour le Chefde la Justice, tức là chưởng lý, trước đường La Gralldière Pellerin, nay đã thay thế bằng một cao ốc. - Une maison pour la Direction du Port de Commerce, nhà quán đốc “bót com-mét” nay vẫn còn; - Un logement pour les Postes, chắc đó là Sớ Trung ương bưu cuộc, ngày nay còn thấy. - Un projet pour le gouvernement, sau có lẽ là dinh Thống đốc Nam Kỳ (dinh Gia Long). - Une cure (nhà của mục sư đạo Thiên Chúa), vì nếu không có bắt đạo và không nhờ Gia-tô trợ lực thì đâu có thuộc địa Đông Dương! - Un pont sur l arroyo de l Avalanche en remplacement du pont numéro 3 (cầu trên rạch Thị Nghè, thế cho câu bộ số 3). Những tạo tác trên đây, phải dùng đến hai ngàn người nhơn công (thợ hồ, thợ mộc đều là người Tàu, do cai Tây coi sóc, phu phen gánh đất, trộn bã là người Việt ta) và thảy đều thành tựu vén khéo với kiểu kiến trúc Second Impire đời Napoléon 3 (dinh Thống đốc có hình hai phụ nữ Pháp đầu đội câu lơn, sau Hoeffel phá bó và xây lại trơn tru hơn). Trang 61. Ngày 27-9-1865, Paulin Vial đề nghị lên Thống đốc, lúc đó gọi phó soái (lieutenant gouverneur), vì còn dưới toàn quyền là (Gouverneur Général), xin đặt đèn thắp dầu dừa các đường ở Sài Gòn, và số đường dài được 15.350 mét là: - Đường mé sông (quai du neuve) dài 850 mét - Mé kinh vô Chợ Lớn (arroyo Chinoi) 600 mét - Đường Paul Blanchy 1.000 mét - Đường 20, d Adran (Đường Chùa Chà) 500 mét - Đường Hamételin (Hồ Văn Ngà) 300 mét - Đường Hamelin, mới nữa 500 mét - Đường Kigault de Genouilly (một hình) 300 mét - Đường Charner (Đường kinh lấp) 750 mét - Palanca et Isabelle II( d Espagne) 1200 mét - Rue du Gouverneur? 1200 mét - Rue Impériale(?) 1200 mét - Rue Taberd 500 mét - Place du Ront-point (công viên) 300 mét - Place centrale (công viên trung ương) 600 mét - Place dumarcé (chỗ chợ cũ) 500 mét - Đường Catinat 1.000 mét - Đường Prisons 50 mét - Đường số 3 600 mét - Đường Lefèbvre (Nguyễn Công Trứ) 400m - Đường Chaigneau (Tôn Thất Đạm) 450m - Đường Olivier (sau là Pellerin) 600 mét - Rue numéro II(?) 200m - Rue Bonard 600m - Rue Ste Enfance (gần Sớ thú) 600m Cộng 15.350 mét Lúc tôi học trường Chasseloup (1919-1923), thì đường Richaud (Phan Đình Phùng, sau gọi đường Đồ Chiểu hay Nguyễn Đình Chiểu để đối với đường Nguyễn Du, đường Richaud buổi đó còn gọi tên rue des Mọi (đường của người Mọi), bắt chạy từ Kho Đạn đụng tới đường Lê Văn Duyệt, là dứt, và bên kia đường Lê Văn Duyệt vẫn chưa có đường, còn là bãi tha ma rộng lớn, gồm vườn tược, mồ mả và nhà lá lúp xúp, đúng đó là ranh giới Đồng Tập trận, Pháp dịch là Plaille des Tolbeaux. Trang 64. Nhà thờ đạo Thiên Chúa do đức cha Lefebvre xây dựng ở xóm Chiếu có bốn đạo khá đông, sau cha dời qua khu chợ Cũ Sài Gòn, vị trí thánh đường nầy ở chỗ Toà tạp tụng (Justice de Paix) Chợ Cũ, đến năm 1868 dời qua phòng khánh tiết (salle des Fêtes) của thời thuỷ sư đề đốc bó hoang, và ớ tạm đó cho đến năm 1877 mới dựng Cathédrae de Saiboll, tức vương cung thánh đường ngày nay. Dân số người Pháp và Tây Âu, năm 1864, chỉ đếm được: trọn Nam Kỳ 591 người, và trọn Sài Gòn Tây trắng 577 người, trong đó có 80 phụ nữ, thế mà cai trị mấy chục muôn da vàng, mềm èo như sáp, tuân lịnh răng rắc, không biết bạu động, và lẻ tẻ có vài vụ lẻ loi chống cự đều bị dẹp trừ, than ôi! Trang 66. Bày cuộc đua ngựa, độ đầu ngày 15-8-1864, ngựa bản xứ người cỡi khăn áo y phục An Nam, khi thấy có lợi nhiều, mới sắp đặt mở trường đua nay còn thấy. Trang 68. Xây cất nlà hát Tây năm 1865, hát Tàu hát ớ Chợ Lớn rồi ra diễn ớ Sài Gòn. Trang 73. Ngày 23-2-1868, đặt viên đá đầu tiên xây dinh toàn quyền (Hermitte, kỹ sư). Trang 77. Hội đấu xảo (exposition) năm 1866, Trần Bá Lộc Chưng cặp ngà nặng 140 ký trị giá 3.000 fr., voi nầy bị bắn tại Cái Bè, như vậy lúc đó Nam lỳ còn vui ở. (Đọc thoáng qua và dọn ngay liền máy đánh chữ bài nầy ngày 3, 24 và 25-9-1983) Tổng luận. - Để kết thúc, đến đây xin hỏi: “Có nên bỏ và viết lại Sài gòn năm xưa lại hoàn toàn mới, cho vừa ý người đọc tân thời hay chăng? - Xin thưa: đối với tôi thì đã lá muộn vì đã quá già, 82 tuổi, không đủ hứng và cũng không muốn viết nữa làm chi. Nhớ lại trong tiếu lâm cổ - lại bầy nói tiếu lâm thời buổi nầy nữa, nhưng già thì lẩm cẩm, cứ nói cho đã miệng, lại có làm sao - có tích “đặt tên con là mèo”, xin lấy làm gương: Thằng cha nọ, sanh đặng con trai, thấy nó ươn ịch, nên đặt tên là “mèo”, có anh bạn thân, chữ nghĩa đầy bụng, xách dù lại chơi, trách: - Bộ hết chữ rồi hay sao, mà lựa tên đặt cho con, nôm na tầm thường quá vậy? - Chữ nghĩa không thiếu, nhưng nó nghịch ngợm lắm, lên đặt làm vậy, xem có bớt hay không? - Vậy anh cho tôi đặt lại, hoạ may nó bớt phá phách. Kêu nó ra chào, bạn xem tướng, đặt lại là Phong. phong tức gió, hỏi nó có bằng lòng, thằng nhó bắt giòbạn của cha: - Thưa bác, “tường năng tấn phong, (bức vách cản được gió). - Vậy thì đặt mày tên Tường. - “Thử năng xuyên tường” thưa bác. (Chuột hay khoét tường). - Vậy cho mày tên thử. - Không êm đâu, “miêu năng tróc thử” (mèo bắt được chuột). Té ra khách bí lối, xách dù đứng dậy, quên luôn trà thuốc, ra cửa lầm bầm: “Trẻ ranh nhà anh, coi vậy mà có tài, cứ để y tên của nó muốn mà gọi. Và “Mèo vẫn hoàn Mèo”, Miêu là chữ Hán, đời nầy nhắc làm chi thrrm rắc rối.
8 (tt B)
Tôi xin mượn chuyện nầy làm kết luận. Phàm một cái nhà cất theo sức mình, cột kèo cũ, đã có từ đời ông Trương Vĩnh Ký, vôi hồ xi măng thì nhín mót mua mới được, nay dựng lên ở đã ba bốn đời người, từ không con, hoá có thằng Bảo, rồi nuôi con Mai, nó sanh con Phượng, kế luôn mình, là đã bốn thế hệ, riêng quyển Sài gòn năm xưa lần đầu do “Cơ sở báo chí và xuất bản Tự Do của Phạm Việt Tuyền, in năm 1960, đã bán rốc, tiền nhuận bút 10.000 cũng không còn; lần kế, ông bạn Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách lớn Khai Trí, in lại năm 1969, tiền nhuận bút cũng tiêu hoá từ lâu; lượt thứ ba, nghe đâu có người chạy qua Mỹ, in lại và bán khắp nơi mà mình vẫn chưa thấy mặt mấy đứa con hoang, chớ đừng nói chi lễ mễ cho mình ươn già buổi nầy, nay có người trách “sách viết thiếu khoa học, sắp xếp không ngăn nắp và nên viết lại”. Tôi lạy cha, có giỏi thì làm lấy, chớ nhà dầu cũ, che mưa che nắng được là xong, tôi còn sống bao lăm nữa mà hòng dỡ đi cất lại? Thôi thì, có nói lắm, tôi thêm một căn nhỏ, chứa những gl đọc muộn trong sách ông J. Bouchot, goki bổ túc, tưởng như vậy là đủ rồi. Tôi thanh minh không phải nhà khảo cứu và tôi viết tôi chơi, không có ý làm văn để đời. Ai kia lấy của tôi in lại, tôi cũng không phiền, cứ hiếu bởi con mình còn duyên nên mới có người bồng ẵm. Nếu biết điều gởi cho thì hoà cả đôi, không đòi mà cũng chẳng cám ơn. (Ngày 25-9-1983). Và tôi xin thêm, xin biết cho, “văn của tôi là văn kể chuyện”, phải nhại đi nhại lại cho dễ nhớ, báo tôi xếp thứ tự, là tôi mất tự nhiên; sớ dĩ tôi lập lại, một phần nào là có lý đó. Sển. Nhơn đọc Histoire de Vichy của Robert Abon viết, lại biết vào năm 1941 (mars), trong vùng bị chiếm đóng, các thanh niên (adultes) Pháp vẫn nhận được: 240 giam bánh mì mỗi ngày; 250 giam thịt và 75 gr. pho mát mỗi tuần: 550 gr. chất béo, mỗi tháng; 500 gr. đường 200 gr. gạo 250 gr. bột ăn (pâtes alimentaires), mỗi tháng; 2 gói thuốc vấn mỗi 10 ngày và 1 lít rượu vang. (trang 35). Như vậy mà sở y tế còn khuyên nên bỏ tập thể dục, vì ăn không đủ bổ (thiếu ăn). Trang 285 viết thêm: vào mùa đông 1943-1944, dân thành Paris, chỉ nhận trung bình là 200 gr. chất béo, 300 gr. thịt mỗi tháng, rốt còn lại dân Paris được lãnh những gì sở cung cấp phát ra, tính lại những gì lãnh một tháng, chỉ ăn 5 hay 6 ngày là hết. Trang 286 cho biết: Từ thu năm 1940 đến tháng février 1944, giá sinh hoạt tăng 166 và phần thực mỗi người dân mỗi ngày chỉ còn 850 calories. Trang 287 nói “tháng 3-1944, bày hòm giả tạo không đựng thây ma mà đựng thịt tươi hoặc thịt muối và qua 8-1944, xe nhà băng không chở vàng bạc, lại chở đường”. 1 ký đường giá 150 fr. 1 ký thịt giá từ 300 đến 400 fr. 1 ký bơ giá từ 600 đến 800 fr. Rượu vang, 300 fr. mỗi chai, rượu sâm banh giá 600 fr. mỗi chai. Và sách nói muốn biết giá trị đồng franc (quan Pháp), thì nên nhơn cho 15, tiền năm 1954. Những tài liệu trên đây là kết quả những ngày dài tôi đọc “hầm bà lằng”, gặp sách nào cũng đọc và nay chép lại đây xà ngầu như trong giỏ đựng vật phế thải, vụn vằn, không nên trách việc làm vô trật tự, vì cốt ý là tôi chép tôi chơi, không dám gọi thuộc tài liệu nghiên cứu. Tuy vậy, đối với người nào biết dùng, thì đó cũng chưa là vô bổ ích. Xét cho cùng, tưởng không nên kỳ thị chủng tộc Những gì làm cho nhiều người hiệp nhau lại để trở nên một dân tộc, thì đó chẳng qua là những kỷ niệm đại khái đại thể, để chung nhau làm từ trước với ý chí còn chung nhau làm ra sau nầy. Gẫm như gương Pol Pot, hành động bạo tàn đã qua trên đất Nam Vang, hiểu theo nhà Phật đất Chùa Tháp, phải chăng đó là kết quả quá hấp tấp của một đứa con xứ ông Tà Á Rặc, nay bỏ chùa chiền, được sang học bên Pháp, nuốt không trôi triết lý của mấy ông giáo sư Tây dạy môn “xã hội học” ở Sorbonne dành cho con cháu dòng dõi Descartes, Rousseau, Molière, rồi ôm những món khó tiêu về áp dụng sai lầm bên xứ Thổ, ngày nay đều phải khóc, thì tiếng khóc than cũng không đủ chứng minh cho ai, bằng phải bật cười thì tiếng cười vô nghĩa lý ấy lại e gây thêm nợ, chi cho bằng đừng khóc đừng cười và hãy lấy trò đùa u-mặc (humour) để lây lất sự đời, và môn “mua sách về đọc ở nhà”, đóng cửa kết bạn nối khố với tư tưởng người xưa, hoạ chăng đó là thang thuốc mà tôi cho là thần diệu đế bớt buồn có chút vui chờ ngày theo ông theo bà cho mãn kiếp (viết 6-12-1983). Pol Pot là người, hay là thú? Tưởng voi dữ sút xiềng, sư tử, cọp beo thoát rừng cũng chưa ác độc hơn. Theo một sách từng đọc, chàng ta sanh tại Kompong- Thom, năm 1928. Vốn con nhà săn dã, đã biết cuốc đất trồng khoai, theo học chữ học đạo suốt sáu năm trường dưới mái nhà chùa, rồi được cho học trường trung học kỹ nghệ tại Phnom penh, và được cấp học bổng cho qua Pari năm 1949 học ngành radio điện tử (radio électronique). Như vậy là anh tốt phước lắm rồi. Nhưng nào biết thân. Chàng ta thi rớt trọn ba keo về chuyên nghiệp, hỏi duyên cớ, chàng lạnh lùng đáp: “Mảng chăm chỉ lo học làm cách mạng hơn học nghề”. Khi trở về xứ được dạy môn “sử địa” nơi một trường tư ở Nam Vang, gia nhập đảng Pracheachon và trở nên một tay viết báo có tiếng tăm thiên về tả. Năm 1962, được đảng đưa lên chức “tổng bí thư phó” (secrétaire général adjoint), và năm 1963, rút về rừng núi, vì biết rừng lời dụ của ông Sìhanouk mời ba mươi bốn người tá đảng nhập chánh phủ, chẳng qua là bẫy cặp để bắt cho trọn gói. Pol Pot tích oán từ bao giờ? Giận ai mà đè mấy triệu dân Miên, phe nào bất luận, đều làm cỏ sạch, tiếng oan hồn còn theo gió riu rít kêu gào? Tôi không nói về hành động tàn ác của chàng, sẽ có người khác viết rành hơn, tôi chỉ muôn hói chàng: học giống gì bên Pháp mà khi cầm quyền, chàng vụt thủ tiêu, bỏ sạch “giấy bạc lưu hành tiêu biểu cho văn minh, và thụt lùi trở lại đời dã man u tối “đổi chác”?
Ngày xưa lấy đá lửa đổi với muối hột, nhưng nay đã có quạt máy và đồ gia vị đủ thứ kia mà? Phải có chợ bán buôn, có xã hội, trờ lại người rừng mà hạnh phúc thấy đâu? Tỷ dụ: Nhà ông có thừa bò, ông dắt một bò cái, tìm người đổi bốn con dê, hoặc mớ ngói lợp nhà, v.v...; ông dắt bò đi mãn một đời ông, cũng chưa gặp nơi xứng ý vừa lòng, bằng dẫn bò ra chợ? Và người có thừa dê, vẫn cần món khác và chê bò của ông, duy có vàng bạc là đổi mua được tất cả vật cần dùng cho mỗi một ai, Pol Pot hiểu chưa, hỡi chàng “có học” “không hành”, ma vương, quý sứ? Nhưng Pol Pot có biết chăng? Tiếng Việt có câu “thời suy quy lộng”? Ngày trước không xa, bên Nga đã áp dụng luật đổi chác rồi. Trước khi sụp đổ nạn lạm phát bên Nga: không kể việc cũ, năm 1914, có 1,7 tỷ (milliard) tiền giấy phát hành tháng janvier; qua janvier 1915, lên 3 milliards, rồi 10 milliards tháng mars 1917, sụp đổ dòng vua, leo 19 milliards lúc cách mạng khởi dậy. Tiền nặng giấu mất, không đủ tiền giấy cho dân dụng, phải dùng con tem nhà thơ (timbre postal) thay thế, cố vấn quân sư của Nga hậu là Raspoutine xuất hiện, ngai vua càng mau sụp đổ, đời Trosky lên, một đôi giày giá đáng ba tháng lương thợ, và một cuốc xe trượt (traineau) giá 2 roubles nay phải trả 100. Nạn lạm phát đổi diện: không phải giá định tuỳ theo món hàng, nhưng kỳ thật là giá kéo món hàng theo luật cung cầu định đoạt (trang 207 “Orze monnaies plus deux” Ren Sédillot). Qua tháng 8 năm 1918, tiền tệ bị bỏ. Năm 1920 áp dụng luật đổi chác bắt buộc (le troc obligatoìre): tỷ dụ như xứ Don, định một cây phàng, lưỡi liềm (fux) đổi 3 pouds lúa mì (49 kilos), một điếu thuốc lá đổi 110 gram lúa mì: 40 unités-poids thịt heo đổi 200 unité-poids bắp (mais), hoặc đổi 15 unités-poids khoai tây. Nhưng khi thực hành, mới thấy có nhiều trở ngại, vì các việc định như trên đều là chuyên chế (arbitraire), không có gì làm căn bản, và rốt cuộc bên Nga cũng phải chịu bỏ luật đổi chác ép buộc, tanh pis pour la doctrine, thành ngữ trong sách Pháp nơi trương 207 nầy, phải dịch “thây kệ, mặc kệ chú nghĩa” hoặc muốn cho mạnh hơn nữa, phái dịch “thây kệ cha...”, Pol Pot hiểu và thấy chưa? Nghĩ cho tiền của dân Miên, góp làm thuế má, chính phú Miên hoàng cho ông đi học phương xa, trở về ông ăn không tiêu và thực hành không nhằm lối, hại dân hơn là lợi cho nước, ông là người đắc tội với đồng bào Miên, mà chừng nào mới đền tội đây? Nhưng việc bên Nga chưa hết, tói xin kể tiếp: và chuyện nầy còn kéo dài mãi, không biết chừng nào mới chấm dứt và biết nói làm sao cho đầy đú, nhứt là trong bài nầy, nói về quyển sách “Hấp hối của Đông Dương” do ông Navarra viết đế biện minh cuộc bại trận của đội binh viễn chinh Pháp nơi Điện Biên Phủ?
9. Vấn đề tiền tệ bên Nga, từ Nga hoàng bị hạ bệ.
Vào thuở có cách mạng lâm thời Kérensli, muốn mua một đôi giày hay một đôi dép cao su, người xi vinh phái trình giấy thông hành, còn người nhà binh phải trình giấy đặc biệt cho phép. Việc mua giày dép năm sau 1917, chánh phủ chưa nói tới. Khoai, cà rốt, củ cải đỏ, mỗi thị xã phải làm giấy kê khai từ khóm nhà. Mua đường phải có cát, và cát nầy không dễ gì xin cấp phát. Bánh mì đã phát từng góc tư cân (par quart de livre). Trong khi ấy, bọn đầu cơ, bọn tích trữ, bọn giàu mới, phát tài và no nứt trứng... Về đồng rouble trong thời kỳ cách mạng. Xô viết lên nắm chánh quyền ( trang 206)... Những gì hạn chế từ trước, đều tiêu tùng, hoác trở nên như bỡn cợt trong buổi phong ba nầy. Như đã nói nơi đoạn trước, nay nhắc lại, giá một đôi giày cao bằng ba tháng lương thầy thợ, cuộc xe từ 2 lên 100 rouble, dàng trời. Chủ nghĩa mới lên án, không dùng vàng và tiền bạc. Nước U.R.S.S trở lại thời kỳ người Incan (dân tộc da đỏ Nam Mỹ), không biết tiền bạc; dùng sự đổi chác và phân phát theo nhu cầu (troc ét système de répartiion). Năm 1918, bỏ dùng tiền tệ (monnaie). Năm 1920, dùng phép đổi chác ép buộc (troc obligatoire) (xem trở lại đoạn đổi phãng, thuốc hút nơi đoạn trước). Nhưng, trong lúc ấy, dân vẫn lén làm theo ý dân. Lạm phát vẫn tung hoành, bất chấp chủ nghĩa vĩ đại của nhà nước. Vàng là bạc, tuy đã trốn giấu, một mặt chánh phủ tuyên bố là món hàng “khinh bỉ” (marchandises méprisables), một mặt chính phủ vẫn tuyên bố đó là độc quyền, chỉ có nhà nước (Etat) mới có quyền làm chủ. Tháng 12 năm 1917, chánh phủ ra chỉ thị khai mở hết các tủ sắt tư chứa quý kim dưới bất cứ hình thức nào và thảy đều bị tịch thu (un décret de décembre 1917 ordonne l ouverture des coffres privés et la confiscation des métaux précieux, sous toutes formes). Một sắc lệnh khác tháng juillet 1918 lên án tù khổ sai cho bất cứ kẻ nào còn chứa, mua và giấu bạch kim (platine), bạc và vàng nguyên khối chất, hoặc làm ra nén, đính, hay ra tiền tệ. Tháng juillet 1920, sắc lệnh ban ra và xuống đến nữ trang nào nặng hơn 77 grams (về vàng và 1 ký 200 (về bạc). Về ngoại tệ, thì chỉ thị cấm đã ban ra từ octobre 1918. Các nhà băng đều xã hội hoá (socilisé); các động sản giá khoán (valeur nobilières) đều gom lại và đốt ra tro.
10. Lạm phát điệu tẩu mã (linnation galopante)
Nhà nước Xô viết tuy tóm thu quý kim và chỉ tệ (bạc giấy) và thủ tiêu giấy khoán (giấy nợ) và động sản giá khoán, nhưng vẫn giữ lại (của nhóm tư bản) bản khắc đế in giấy bạc (planche à billet). Lạm phát đó càng lên cao hơn cũ: octobre 1917, có 19 milliards giấy rouble lưu hành. Một năm sau, leo lên 51 tỷ, rồi lên 147 tỷ vào octobre 1920, qua tháng octobre 1921 là 4 trillions rưỡi, rồi 17 trillions đầu năm 1922 qua hơn 2 quadrillions đầu 1923, lên 225 đầu 1924, và 810 vào tháng mars 1924. (Trillion là một triệu triệu; quadrillions là nghìn lần trillion, những số nầy quá sức tưởng tượng của tôi, và nước Việt “Phú hữu tứ hải” của đời xưa, ngày nay dân tân thời Việt, nghe mà chưa tưởng tượng hình dáng số tiền nầy nổi). Đây là chưa kế đến số giấy bạc phát hành của những địa phương riêng, in ra. Nay thống kê những giấy ấy có đến 2.000 nơi xuất phát: nào 42 ở Ukraine, 325 ở Bắc Caucase, 217 ở Transcaucasie, 235 ở Asie centrale, và 547 ở Sibérie orientale... Trên vài thứ giấy bạc nầy, có in câu “Ce billet est garanti par la tête de celui qui le refusera” (giấy nầy có sự đảm bảo bằng thủ cấp kẻ nào từ chối không nhận dùng). Chánh phủ, nhà nước trung ương, vẫn nhắm mắt để làm, một phải chăng vì vô hiệu lực, hai nữa là sự lạm phát phụ trội nầy vẫn ở trong lằn mức của mình muốn có (soit par impuissance, soit parce qu après tout cette inflation supplémentaire sert ses desseins de subversion). Sự kiện thấy rõ ràng là Moscou muốn cho cuộc tan rã vấn đề tiền tệ lối cũ, sẽ là vừa một phương pháp làm tàn mạt bọn koulaks chuyên làm giàu phi pháp và giỏi chôn dấu bạc giấy cũ trong ve chai, (lời của Lénine), và cũng vừa làm tiêu tan nhóm trưởng giả chuyên ky cóp dành dụm. Thật là vẫn không bứt rứt lương tâm cũng không chút tiếc hối khi chánh phủ nhà nước phát hành giấy bạc, và còn thêm rằng; “Mỗi năm sẽ thêm một con số zéro vào số giấy bạc đã in năm rồi, và làm sao cho một đồng rouble năm nay sẽ hoá ra 10, năm kế, rồi 100, rồi 1.000 và tiếp tục như vậy mãi mãi, tức là nhà nước có quyền muốn thêm mấy con zéro theo ý muốn cũng xong, và không có gì cấm cán nhà nước in trên tờ giấy bạc, hoặc 10 roubles, 10 triệu roubles, để rồi dùng 10 triệu roubles ấy mua tỷ như một cân củ hành Tây hoặc mua một đôi giây cột giày nơi thị trường tự do. Đối với chánh phủ xã hội chủ nghĩa, việc như vậy chẳng có chi là tai hại, thảm hoạ gì cả” (Il est clair, en effet, que Moscou voit dans la décomposition du système monétaire le moyen, non seulement de ruiner “les koulaks qui se sont enrichis et qui ont enterré des boutailles remplies de billets” (Lénine), mais aussi d anéantir toute la bourgeoisie épargnante. C est sans remords et sans regrets, à des fins d épuration sociale, que l Etat envisage d émettre du papier et d ajouter “chaque année un zéro et plus à la valeur nominale des billets émis, afin que ce qui coûts aujourd hui un rouble, en vaille dix l an prochain, puis cent, puis mille et ainsi de suite... Le gouvernement pourra ajouter sans inconvénients autant de zéros qu il voudra. Bien ne, s oppose à ce qu on inscrive sur les billets de six roubles, dix millions, et qu on donne ces dix millions pour avoir une livre d oignons ou une paire de lacets sur le marché libre. Il n y a rien là-debans de catastrophique pour l Etat socialiste.” (La révolution sociale et les finances). (Trích trương 208 sách Onze monnaies plus deux của R. Sédillot). Tuy vậy, nào ngờ với cái lối đùa nhỏ nhặt ấy, chánh phú Xô viết đã bị nước ăn lơ bờ. Tưởng rằng có sẵn khuôn giấy bạc, cứ in lún xác xài cho phí sức và tự mình làm chủ cuộc khiêu vũ ăn mừng (mener la danse), ngờ đâu in không kịp với vật giá leo thang (viết ngày 7-12-1983). Mạnh và bạo như Nga Xô viết, lật đổ Nga hoàng cái một, mà không làm sao được với vấn đề tiền tệ trong nước. Tôi không dám nói rằng giải quyết chưa xong, vì nào có qua bên xứ họ mà biết, duy cứ theo sách ghi lại, vả lại sách cũng đã xưa, không theo dõi vấn đề hiện tại, sách của Ren Sédillot đã dẫn, thuật tiếp như sau: (trang 209) Dân chạy mặt bạc giấy in ra nhưng cái sợ của dân lại mạnh hơn cái máy in giấy rouble. Máy móc đã thua tâm lý, chánh phủ đã không cầm cương nổi và đã ngậm hàm thiếc vào mồm, như con ngựa chứng phải phục thiện? Năm 1918, vật giá leo thang 2 hoặc 3 lần cao hơn sự phát hành; Năm 1919, hơn 3,5; năm 1920, hơn 4 lần. Nếu định chừng số giấy in ra và sức mua sắm của những giấy nầy, tỷ dụ bằng con số 100, thì năm 1916, con số ấy là 170, để rồi tuột xuống năm 1917, là số 131, kế sụt xuống năm 1918, số 55, qua năm 1919, còn 16, rồi năm 1920, dưới 4, qua năm 1921, dưới số 3 và năm 1924, chỉ còn 0,6. Tính theo roubles davant-guerre (tiền chiến), thì 1 triệu (ùn million de roubles) giá trị đầu mỗi năm, là: 40.000 (năm 1917); 48.000 (năm 1918); 6.000 (năm 1919); 413 (năm 1920; 60 (năm 1921); 3,5 (năm 1922); 0,05 (năm 1923) và ngày 10 mars 1924, chỉ còn đáng 2 millièmes de kopeck. Sự lạm phát tấu mã ấy kéo dài suốt bảy năm trường. Câu nầy tôi đề y nguyên văn: L innation galopante a duré sept années. Elle a multiplié les moyens de paiement par 50 millions. Elle a effectivement dépossédé féodaux et bourgeois - tous ceux qui ont pas émigré vers Paris et Londres, en emportant ce qui leur resie de joyaux. Elle a réalisé le plus grand bouleversement de fortunes de l histoire du monde” (trang 209). Nhưng tôi mâu thuẫn lấy tôi và nay tôi dịch cho các bạn không đọc được chữ Tây: “Sự lạm phát chạy đua ấy đã nhơn lên 50 triệu lần, lối, phương pháp tra tiền. Lạm phát nầy làm cho bọn phong kiến và bọn trưởng giả, đứa nào không khéo sớm biết tiên liệu ẵm nhành thầu, ngọc ngà châu báu, chạy trốn qua Paris hay Londres, thảy đều sạch sành sanh (trụi lủi, không còn một sợi lông, câu nầy tuy tục nhưng mạnh hơn) đó quả là một xáo trộn vĩ đại về tài sản chưa từng thấy trong lịch sử thế giới!
11. Monnaies de remplacement (Tiền tệ để thay thế) - Bài nầy lẽ đáng, không nên viết làm chi, vì nói làm sao cho đầy đú nổi, - nhưng xét lại, mặc dầu không cạn tàu ráo máng, cũng nên ghi lại phòng hờ sách của tôi một ngày kia sẽ có chưn biết chạy: “Trong khi đồng rouble mất giá, người Nga đã nghiên cứu vấn đề tìm một thứ gì để thay thế là: valeurs-relùges, đối với tiết kiệm, và monnaies de secours, đối với tiền trả cho nhau (pour les règlements). Ban đầu, họ nghĩ ra và lấy hàng hoá thông thường làm bản vị, để đối với nạn hút kém càng tăng. Như ở Moscou, vào năm 1920, muối ăn (sel) thay thế cho tiền. Đứng hàng nhì, hàng ba, sau muối, là bột mì, bánh mì, thịt cả, khoai Tây. Miệt đồng quê nhứt là ở Ukraine, năm 1922, lấy seigle (lúa mạch) làm căn bản thế tiền gọi “Rouble-seigle”, chính các công ty của chánh phủ, như ký nghệ gỗ, cũng dùng roubles-seigle trong bút toán. Nơi các chỗ khác, thì lựa dầu hoá, dầu bông quỷ (huile de tournesol), vải bông thay cho tiền. Vấn đề đổi chác (troc) của người Nga muốn áp dụng không được thành công, và trớ lại hình thức kinh tế thời kỳ sơ khai (économie primitive). Trong lúc ấy và chạy theo song song là mấy đồng tiền vàng xưa (veilles pièces d or) lại ló mặt và phục hồi giá trị cũ. Theo nguyên tắc thì đã bị huỷ bỏ hoặc bị trưng thu, nhưng sự thật, người dân Nga nhà quê vẫn trọng và quý và gìn giữ cấn thân đồng tiền cũ của Nga hoàng, vì họ xem nó có giá trị hơn tờ bạc giấy của Xô viết. Đồng tiền vàng vẫn đem ra dùng nơi các bến tàu, nơi xứ Transcaucasie, nơi hóc bà tó Tây Nga (confins occidentaux de la Russie), và vùng Đông Á (Extrême-asie). Nơi một hãng kỹ nghệ lớn ở Moscou, thấy thợ nài trả bằng vàng. Nhiều cơ sở của chánh phủ bắt đầu dùng tiền trở lại. Nếu chánh phủ không ngăn và cứ để cho làm, thì ắt đồng tiền bằng kim khí sẽ hồi sanh lấy nó. Rồi, những ngoại tệ, theo nguyên tắc là cấm, cũng nhảy ào vào thị trường. Ai lại chẳng ưa và có ai lại từ chối không nhận đồng đô la Mỹ, đồng sterling của Ăng Lê, nơi các tỉnh ngoại biên Nga, như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, A Phú Hãn, Trung Quốc, Nhựt Bản, thảy đều thích xài tiền của họ hơn là tiền rouble của Nga. Moscou bèn phản ứng, nhưng ỉngầm nhìn nhận chưa bỏ tiền tệ được (Il est impossible dabolir la monnaie). Năm 1921, Uỷ ban nhơn dân bày “étalon travail”, để theo đúng phương pháp Karl Max. Chọn troud là “một ngày nhơn công” làm bản vị, tiêu chuẩn, nhưng mặc dầu quyền lực của lao động vô sản giai cấp, tiền nầy không được dân chúng thích, nên lại dẹp. Thành thử, phải nghĩ ra cách thức, và thay cho đồng rouble, đã xuất hiện ra, nào là: - Rouble-marchandise, của nhà băng chính phủ (Gosbank) năm 1921; - Tchervonetz, (có nghĩa là “sáng” - brillant), năm 1922, trị giá 10 rouble-or, tức 7,74 gram vàng y, hoặc tương đương 5,15 dollards. Từ lối năm 1923, nước Nga có hai thứ tiền tranh nhau: đồng rouble do ngân khố chính phủ phát hành và tchervonetz do nhà băng Gosban của chính phủ phát hành, cho đến tháng fevrier 1924, ngân khố cho ra rouble “dixième de tchervonetz”. Năm 1923, tháng mars, đồng rouble mới (dixième de tchervonetz) trở nên monnaie légale (tiền chính thức công nhận), giá trị ăn 1 đồng mới nầy ăn 50.000 rouble cũ của năm 1923, tức 5 millions rúp 1922, và bằng 50 milliards rúp xưa (1921) vân vân. Luật lệ phát hành trở lại gần y của một nước tư bản, đến đây tôi xin tạm ngừng vì nói thêm nữa chỉ rộn trí người đọc mà chẳng tới đâu vì việc biến đổi hiện thời bên Nga, tôi nào biết chút gì, duy rõ lại, lúc ban sơ chê vàng, không dùng, nay thi đua tìm và khai thác mỏ vàng ở Sibérie, thêm nhiều việc biến chuyển trong nước, nào binh Đức quốc xã của Hiler xâm lăng, xáo trộn một lúc, kết cuộc vẫn trong vòng lẩn quẩn, theo tôi là chưa có lối thoát, chung quy, phải đọc nguyên văn sách ngoại quốc, hoạ may hiểu chút ít về vấn đẻ tiền tệ ngày nay của các nước, và đừng đọc những gì tôi viết chẳng qua “ếch nằm đáy giếng, toan nói chuyện trên trời”. Vàng, bạc, tiền đồng, nữ trang, quý kim các loại, không khác “người quân tử” hất hủi, đày đoạ, rồi độc quyền tàng trữ trong tay kẻ mạnh, chắt mót, dành dụm, an ủi, ghét cũng mi, mà thương nhớ cũng mi, vàng bạc kim cương platine, đúng là “inutile” (vô ích) nhưng cũng “irremplacable” (không gì thay thế), làm tội người ta không ít. Bài nầy quá dài và gần lạc đề, nên dành thì giờ đọc và hiểu trở lại về Agonie de l’indochine cua H. Navarre, có lẽ thú hơn (viết 8-12-1983).
12. Trở lại đọc sách cũ, và về cuốn “l’agome de l’indochine” của tướng H. Navarre
Tôi có tật lớn, hay nói lê thê dông dài, không biết bao giờ dứt, vì đây là tôi nói tôi viết cho tôi đỡ buồn, không khác mấy chị đi gánh nước mướn, vừa gánh gánh trên vai, nhơn thì chạy, miệng vẫn lầm bầm, người bàn cây đề đã xổ, người than nhà đã hết gạo, chồng thì bỏ nhà đi biệt, con lại ốm đau, lại mấy sao đâu? Phải nói cho đỡ... “Ngồi buồn khuấy nước giỡn trăng, nước xao trăng lặn buồn chăng hỡi buồn!”. (khuấy hay quấy, vọc hay chọc, xao hay dao, cũng không quan hệ, miễn nhớ cho buồn vẫn là buồn), ông Navarre nầy cũng vậy. Ông được cử qua đây cầm đầu đạo binh viễn chinh, đánh cầm cự đã hơn bảy tám năm, đánh cù nhầy không thấy thắng nổi, nay về tay ông chấp chướng, thì chẳng bao lâu xảy ra trận bại chiến lớn nơi Điện Biên Phủ, thôi rồi công lao hạng mã bấy lâu, chỉ còn lại danh “tướng bại trận”..., viết đến đây khiến tôi nhớ “bắt quàng, qua bài thơ tương truyền là của phò mã Trị, đời Tây Sơn làm khi thua trận, bài thơ ấy tôi đã có kể rồi nay xin lặp lại nơi đây: Miệng sành thơ Sa cơ một chút hoá tan tành, Thiên hạ đều kêu cái miếng sành. Sắc lém như gươm người gớm mặt, Rán sao ra mỡ chúng hay danh. Ghe phen sắp cật nằm trên cát, Có thuở làm chông đứng vách thành. Chuông khánh dầu ai không dám sánh, Gõ chơi cũng có tiếng canh canh! Độc giả nên xem lại lời chú thích trong quyển 3 bộ Hiếu cổ đặc san, trang 41, ở đây tôi chỉ cần nêu thêm tâm sự ông Navarre nầy không khác, cũng như việc gần đây, tôi xin nói luôn, để so sánh: Vừa rồi, ngày 2-12-1983 mới đây, sáng sớm, tôi còn ngồi nơi sân sau nhấp chén trà buổi thanh tâm, bỗng có một người đến nơi cổng sân, tần ngần ngó ngay mặt tôi, nửa cười nửa như quen thân lắm, xưng “Đại tá Tư”, tôi nhìn không ra, lật đật mời vào, rót trà mời (nhưng khách đi rồi, chén trà vẫn còn nguyên), khách hỏi tôi “đồ xưa ắt làm gì xài cho hết?”, tôi cẩn thận đính chính “xưa nay, đó là vật sưu tập cùng và nưng niu như vợ bé”, chưa từng bán chao hay gá đợ một cục yêu nào”, tôi tình thật hỏi, khách nói cho một hơi không ngừng: “Đi cải tạo ngót bảy tám năm, năm tháng chỗ nầy, mấy tháng chỗ nọ, vân vân và vân vân hại thay tôi vẫn bơ phờ không nhớ rõ đã từng gặp hay quen ông nầy nơi nào, khách hói thêm một câu: “Đã ghé nhà bà Phước Mỹ, nhưng bà đã từ trần”, nói xong khách từ giã cho biết sẽ ghé quê là Cà Mau, nhưng cũng chưa biết nhà cửa còn chăng, và khi ra khỏi cổng, khách nói với: “Nếu mà không còn, thì còn nhà bà con thân quyến”... khách đã ra về mất dạng, tôi vờ vẫn mấy ngày rừng đào óc tìm không ra danh tánh ông nầy, mãi đến chúa nhựt 4-12, có người cho tôi rõ, thì đó là cựu tỉnh trưởng Gia Định trước đây, một nhơn vật chầu gần đây đồng cánh ngộ phò mã Tây Sơn và ông tướng Pháp thua trận Điện Biên Phủ, có lẽ anh hùng lỡ vận lại rủi gặp thằng chơi đồ xưa vận lỡ! (viết 9-12-1983). Theo chỗ tôi nhận xét, tướng võ H. Navarre có một giọng văn rất sạch, đanh thép rất “kẻ cả”, tỷ như khi luận về ông tướng Hinh ở Việt Nam (trang 139), rõ là giọng đàn anh, và trọn cuốn sách - ông bị chê là tướng bại trận, nay phải biện minh việc làm của mình, ông dùng toàn lời thanh và giải bày tường tận, không phải dành cho độc giá tầm thường, mà ý ông là nhắn gởi vào chính trị gia, nghị viên và nguyên lão nghị viên, tuy giỏi về “chinh chị chính em”, nhưng việc binh pháp đánh giặc, chẳng hiểu mô tê gì cả đã làm cho nước nhà hao binh và thua trận Điện Biên, lại trút tội cho ông, giọng của ông, theo tôi là giọng phò mã Trị, rủi tay một phút hoá ra miệng sành, nhưng gõ chơi cũng có tiếng canh canh. Trong sách có nhiều danh từ chuyên môn, tôi không hiếu hết thì làm sao dám đặt bút phê bình, - tóm tắt phải đọc trang 48 so sánh binh Tây và lính Cộng, trang 72 nội các ở Paris muốn thâu gọn chi giữ Cochinchine, trang 100 nói về sự dụ dỗ lính Tây qua đây đánh giặc, cho gởi tiền về xứ, 1$ gởi đi qua Pháp lãnh 1$ ăn 17 quan, đến nơi trả theo thị trường 1$ ăn 10 quan, bọn lái bạc thừa nước đục thả câu làm giàu trong nhấp nháy, trang 18, ông tự hỏr “biết khó thắng, sao không từ chức” - và ông tự trả lời mình là con nhà tướng, lịnh trận sai đi đâu thì dầu chết cũng không giờ từ nan, trang 220 tả cuộc chiến Điện Biên Phủ, trang 229 về nhà báo nói xấu quân đội mà chánh phủ làm ngơ, trang 272, lịnh Paris dạy ông nên đánh cho địch thủ biết lợi hại dường bao mà không cần “đánh thắng”, tôi nói ông thanh nhã, vì tỷ dụ trong quyển sách, ông không giờ quy tội “đánh thua” cho ông Pinay, vì nể ông nầy lúc “làm thủ tướng”, nhưng vì sau đó ông nầy viết sách toan trút tội cho “tướng cầm binh” (tức chính ông H. Navarre), nên ông thẳng tay trả lời đính chính từng ly từng chi tiết nhó (xem bài “Pépolsa à Mie Présiden A. Pinay”, nơi mấy trang chót từ trang 307 và nhứt là nơi trang 320: ông nói thật ra hết: nước Pháp thua, vì chánh phủ không giữ vững lập trường, nói đúng ra là “thiếu lập trường”, suốt tám năm “sai qua đây chống đánh với quân phiến loạn”, 1) Từ đầu chí cuối, không có tôn chí hoặc có mà không chịu nói rõ ra cho người cầm binh rõ biết, 2) chánh phủ không dám nói cho dân chúng Pháp biết là có chiến tranh ở Đông Dương, 3) chánh phủ không biết cắt nghĩa và khuyên dân hết lòng giúp chánh phủ tẩy trừ giặc loạn, và sau đó, chánh phủ không biết giải quyết vấn đề “cầu hoà”, 4) Chánh phủ không đủ nghị lực để đưa một đường lối cho các “quốc gia liên hiệp” hay cộng lực với mình, phải ráng chịu đựng trong chiến tranh và 5) chỉ biết ngày theo ngày, giải quyết lần hồi “việc quốc gia đại sự” bằng phương pháp tạm bợ và vẫn không theo kịp sự biến chuyển của thời cuộc, 6) chánh phủ không can đảm, miệng nói bôi bỏ vấn đề “thuộc địa” mà bề trong muốn thuộc địa còn tồn tại như xưa, 7) Chánh phủ không trung tín và giữ lời với liên bang Đông Dương, tính thế nước Pháp là nhà đã sạch tiền, dân chúng thua Đức vẫn chưa lại nghỉn (đau mới mình), vết tích chưa lành, mà toan cướp nước của dân bị trị xưa để làm thuộc địa như cũ hứa với Lào - Miên - Việt bằng cách “cho ăn bánh vẽ”, đưa tay cầu cứu xin tiền xin máy bay đạn dược của Mỹ mà vẫn sợ Mỹ đoạt cái núm vú béo bổ ở Đông Dương, thiên thời (không có máy bay), địa lợi (không phục thuỷ thổ và không biết rành địa thế), nhơn hoà (không có, vì dân Đông Dương đã chán cảnh làm mọi ngày xưa), trong quyển sách, tướng Navarre than câu đau đớn: “Quyển dạy về binh thơ chiến lược “de la Guerre” của Carl von Clausewitz người Việt Minh từng đọc và thuộc làu hơn các ông trong Nội các ở Paris, giỏi tài đổ thừa, ông đã xin đủ binh đủ khí cụ, đã làm ngơ hay cho đã quá trễ, nay nhà sụp đổ là tại nhà thầu cung cấp thiếu xi măng, không nên trách kiến trúc sư kém tài xây dựng! Thuở nay đang giao chiến mà Nội các mở hội nghị nào ở Berlin, nào ở Genève, làm ngả lòng quân binh, không bại trận sao được? Tôi đây “hơn nửa đời” làm mọi cho Tây mà vẫn bị đè đầu không cho trồi lên, tôi không biết nịnh hót, và nếu trong bài nầy, tôi có ý cũng chê mà cũng có đề cao người chủ cũ, là ý tôi hiểu mình “thắng được họ ở Điện Biên Phủ là đúng với câu của Tú Xương: Xưa nay em vẫn chịu ngài, và càng khen mấy ông thầy dạy nghề võ mà bị mớ học trò cũ và tay ngang cho đo ván, mới phải điệu người ăn ngay nói thật (viết ngày 11-12-1983). Bên Pháp, nội các thay liền liền như thay áo, chánh phủ là bè phái phe đảng thay nhau lên cầm quyền, việc bọn họ thì rối như tơ, tiền không có mà muốn giữ mãi thuộc địa! D’Argenlieu thì muốn cho còn đạo Gia-tô, các tướng khác qua đây, đánh giặc mà binh không đủ dùng, binh khí, máy bay, xe tăng, tàu chiến phải chờ xin Mỹ, mượn Anh, vân vân, mãi chần chờ mà con hổ trong rừng thêm nanh thêm vuốt, làm sao thắng nổi? Valluy và Morlière, thì bất hoà nhau, quen hầm hừ mà con mồi chạy vuột. Salan, từng dẫn đạo Bác Hồ qua Pháp, từng đóng vai phó tướng cho Leclerc, de Lattre, Fly, v.v..., già kinh nghiệm, biết nhiều về Đông Dương, vì lấy tin tức, cơ mật bên địch là vẫn chung quanh bàn đèn, như ở nhà lão thầy rùa Marius Chevanieux, hoặc do mấy ông cố đạo nhờ con chiên mách lối: Gomez, Drapier ngoài Bắc, còn trong Nam thì lợi dụng tôn giáo, nào Hoà Hảo, nào Cao Đài, một chạy máy tàu mà đưa lên làm soái là Năm Lửa, không ngần ngại dùng luôn dao búa, du côn Bảy Viễn, Bình Xuyên, trông mong gì thắng người bên kia, lúc đầu một mảy của dân không phạm, làm như “hành chánh đạo”, “cứu quốc”, “đem độc lập về non sông tổ quốc”, trước đuổi Tây sau rượt Mẽo, dân theo rầm rầm. Trong khi ấy bên Pháp, hết Lon Blum, đến Ramadier, rồi nào Robert Schuman, kể không xiết một nội các, ngày 5 juin tuyên bố nhìn nhận Bảo Đại, rồi qua ngày 8 juin, cũng nội các ấy đem ván bài Bảo Đại ra bàn cãi lại, thảo nào? Trương 151, hồi ký Salan hạ câu: “c est à n y rien comprendre” tôi xin dịch “Có ông Trời mà biết”? Trương 136, báo tin Nguyễn Bình, có lịnh đòi gấp về Bắc, trong khi lội đường rừng, tới rú Srepok, bị một viên đạn lạc của một tên lính quèn Đàn Thổ mà chấm dứt cuộc đời phong ba oanh liệt. Số vua Bảo Đại chinh chông đã đành, số tướng Salan cũng không hơn. Ông tướng nầy mãi xin viện trợ hoài hoài mà làm phật lòng Paris, nên Paris bèn sai Blaizot qua thay, - việc quốc gia đại sự mà giải quyết “như bọt xà bong”. Bên võ như vậy mà bên văn cũng thế ấy: cặp Bollaert/Salan rút về, cặp Pignon/Blaizot qua thay, và vẫn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Năm 1946 lúc còn trên đất Ấn, thì Blaizot là chủ, Pignon thuộc dưới quyền, qua năm 1949, ở Đông Dương thì Blaizot lại đặt dưới quyền Pignon, cho nên không thể nào thuận thảo nhau được. Paris sai tướng Revars sang một vòng xem xét tình hình, chuyến về Paris, vẫn đòi gấp rút cấp thêm lính và thêm binh khí cho Đông dương, y một kẻ của Sa lan, nhưng lấy đâu mà cấp vì bên ấy vẫn thiếu người thiếu của, tình hình sau trận chiến 1939-1945, Pháp vẫn như người đau mới mạnh. Thiên “chuyện cũ kể lại” nầy không dám dài dòng, nhại lại các sách khác đầy đủ và hấp dẫn hơn nhiều, tóm tắt lại: Pháp muốn duy trì thuộc địa để có chỗ cho con cháu “làm ăn”, còn ta thì một một hai hai, quyệt trừ dứt nạn “làm tôi cho nước khác”, chung cuộc: các con cờ hay, Pháp đều đem ra dùng: một nhà tu “hạ san” khoát áo nhà binh chỉ làm chết một bác sĩ bỏ nghề ra làm chánh trị, d’Argenlieu làm sao tu cho thành? Kết quả cho thấy, hai tướng có thành tích lớn: Leclerc và de Lattre đều bỏ mình, và hai con dòng dõi “gạo cội” vẫn bỏ thây chiến trường: Bernard de Lattre chết ngày 30-5-1951, Henri Leclerc de Hauteclocque, ngày 3-1-1952, và theo một sách tôi đã đọc, nhớ chính tướng de Lattre, lúc sắp tắt hơi, câu trên môi “Bernard, attends moi” (Bernard, chờ cha đi với) cây nầy khiến tôi tự hỏi “phải đúng con người có linh hồn rõ ràng và đây là hồn cha nhớ con quyết theo con”.
13. Luận chơi về Hàn Tín Đến đây tôi chợt nghĩ viễn vông chuyện bên Tàu chuyện xưa đời Hớn, vả xin viết lại để quên buồn. Vua Cao tổ Lưu Bang, có nàng phi là Thích phu nhơn, có con trai là Như Ý, tước là triệu Vương, hai mẹ con vẫn không toàn tánh mạng, và đều chết trong tay Lữ hậu, (cho nên tôi tin là có số mạng: số mạng Hàn Tín, thắng được người danh nhứt đời ấy là Hạng Võ, nhưng chết vì tay một đàn bà yếu đuối là Lữ Hậu (cũng như việc triều nhà Nguyễn, biết phòng xa, không phong Hoàng hậu (sợ đàn bà chuyên quyền), không lấy Trạng nguyên, không phong Tể tướng (sợ bầy tôi làm lớn chuyên quyền, nhưng buổi loạn, mọc ra Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết gần trọn dòng Nguyễn Phúc, nào biết mà ngờ trước được)? Nhắc lại Thích phu nhơn, nhơn hầu Cao đế, đem con là Như Ý ký thác cho vua. Cao đế nghĩ ngợi hàng nửa ngày không nói lời nào, chỉ thở dài rồi bảo phu nhơn gõ sênh để vua hát giải sầu. Đến khi Trương Lương mời được bốn ông già có cao danh về giúp Thái tử (con bà Lữ hậu), Cao đế mới trả lời Thích phu nhơn rằng: “Trẫm muốn thay đổi, nhưng nó (phe Lữ hậu) có vây cánh quá mạnh, không làm gì được nữa”. (Gẫm lại đã làm vua mà vẫn còn sợ vợ, vì vua lúc ấy đã quá già, và binh quyền vẫn ở trong tay “không phải của vua nữa”, không khéo, vua cũng bị hại, chớ đừng mong giúp đứa con người vợ bé). Thích phu nhơn mũi lòng, khóc... Cao đế rằng: “Khanh múa lối Sở, trẫm hát giọng Sở, bài hát như sau: “Hồng hộc cao phi hề, nhất cử thiên lý, Vũ dực dĩ thành hề, hoành tuyệt tứ hải. Hoành tuyệt tứ hải hề đương khải nại hà? Tuy hữu tăng trước hề, thượng an sở thi”. Dịch: “Con hồng hộc ba cao vậy, cất một cái cao ngàn dặm, Nó đã mọc vây cánh vậy, ngang dọc bốn bể. “Ngang dọc bốn vậy làm sao bây giờ “Dẫu có tên có dây vậy, cũng phải chịu thôi! (theo bản dịch “Nguyễn Quang Oánh, Tình sử, in năm 1931, trang 173) Tôi thuở nay ngu dốt, nhưng vẫn thích thơ có ý nghĩa và nhớ trong sách nào để khi có việc lấy ra xét đời. Chuyện kể tiếp, khi Cao đế mất rồi, Lữ hậu sai bắt Thích cơ gọt đầu và giam vào ngục, cho mặc áo tù và bắt giã gạo. Thích phu nhơn vừa giã gạo vừa hát bài như sau: Tử vi vương, Mẫu vi tù. Chung nhật thung bạc mộ, Thường dữ tử vi ngũ. Tương ly tam bách lý, Đương sử thuỳ cáo chữa Dịch: Con làm vua, mẹ ở tù. Suốt ngày phải giã gạo, Cùng với lũ phải tội chết. Mẹ con xa cách nhau ba trăm dặm, Khiến ai báo tin cho con hay” (Trang 174 bản đã dẫn). Đã thân trong tù mà không biết nhịn, lại sính làm thơ. Mình tự giết lấy mình. Lữ hậu đã ghét ghen sẵn, hay được, giận lắm, bèn sai đòi Triệu vương Như Ý về, đánh thuốc độc cho chết, rồi chặt cụt hai chơn Thích phu nhơn, lúc sắp chết, Thích phu nhơn thề rằng: “Cầu xin cho Lữ hậu kiếp sau làm chuột, thiếp làm con mèo, đời đời kiếp kiếp, ăn thịt mi mới đã”. Lời bàn: Đời ấy, mỗi mỗi đều có người học lại. Lữ hậu nghe nhưng giả điếc, khi Cao đế khóc than với nàng Thích thị, đến phiên Thích thị làm thơ than khóc, thì như lửa chế thêm dầu. Ngày xưa không có luật nhơn đạo, để cho xuất ngoại, và mỗi việc đều chém rơi đầu gọi trừ căn rễ, xét ra quá độc, quá ác. Hàn Tín liệu việc đều hơn người, mà thua trí đàn bà. Cao đế hèn nhát, giả việc đi săn lánh mặt để cho Lữ hậu gạt Hàn Tín vào cung sát hại, Tín chết rồi, Cao đế tiếc và nhỏ mấy giọt nước mắt cá sấu, thật là giả dối đáng ghét. Hàn Tín khi Cao đế hỏi, đã không xuống nước, lại còn giữ tật cũ, khoe tài: (đoạn nầy, truyện dịch rất khéo, tôi xin viết lại đây giải buồn: “Tướng với tướng hại lẫn nhau: “Tuỳ Hà chạy sớ, kẻ vạch với Cao đế việc Hàn Tín, từ đặng phong đất Sở, đoạt ruộng của dân, nuôi binh mã và giấu tướng giặc là Chung ly Mụi, là ý không lành. (Tôi với tôi kẻ nhau). Cao đế hỏi kế, quần thần đều hăm hở xin đi đánh, Trần Bình rằng Tín trí mưu không ai lường được, binh không đánh nổi, và bày kế vua giả đi chơi nơi đầm Vân mộng, chờ Tín tay không đến yết kiến, sẽ bắt dễ hơn. (Tôi với tôi ganh tài, hại nhau, bạn với bạn, hạ nhau để lập công). Tín được chiếu chỉ, vào nói với Chung ly Mụi, Mụi đáp: “Xin chớ lầm, hôm nay giết tôi, chẳng mấy ngày sau Cao đế sẽ luôn tay giết tướng quân”, Tín không nghe, rằng như vậy Hớn đế phụ ta, chớ nay ta quyết tỏ lòng ta không bội phản Hớn đế! Mụi rút dao tự vận, Tín nạp đầu bạn cho vua nơi Vân mộng, Cao đế sai bắt trói, buộc tội oa trữ tôi giặc, nay lỡ cơ chớ thiệt không lòng giết Mụi, và tội mang lòng phản khó chối. Tín kêu oan, Cao đế bắt tội: tội đoạt ruộng của dân, tội dàn dá binh đao lúc thái bình, tội giấu đảng nghịch làm nha trảo. Tín thưa: Xưa hàn vi rất vi khuẩn, nay đặng phong vương, phải làm hiển tôn cha mẹ, ấy là hiếu, không phải tôn trọng; nay trần binh là vì phe đảng của Sở hãy còn, phải thị oai cho thiên hạ biết mà tránh, là củng cố oai vua, không phải tội, còn như Chung ly Mụi, vốn là cựu giao, xưa Mụi cứu khỏi chết, nay muốn ơn đáp nghĩa đền, Mụi là tướng có tài, định đem ra tâu lên để vua dùng, ân xá tội kia, tỏ ra biết thâu dụng hiền tài, không ngờ vì lời gièm siểm nên phải ra tay cho bệ hạ khỏi nghi, chớ không lòng nào phản nghịch. Cao đế hỏi: “Xưa đi đánh Tề, sao chẳng đoái công Lịch sanh dụ hàng, lại kiểu chiếu giết đi, đặt mình làm Tề vương giả, phái chăng ý đã muốn soán? Tội thứ hai là khi trẫm bị binh Sở vây nơi Thành Cao, ghe phen cầu ngươi đến cứu, nhưng ngươi đành lòng ngồi chờ xem thắng bại, không có lòng cứu viện; tội thứ ba là khi trẫm phong ngươi qua Sở, ngươi trọn ngày buồn bực, có phải đã manh tâm phản phúc, nay trẫm ra tuần Vân mộng, biết ngươi sao sao cũng đến, nên bắt ngươi, để lâu sanh loạn, ngươi còn lời nào biện bạch?” Đọc đến đây, tôi xếp sách lại, nghĩ tội nghiệp cho Hàn Tín. Khi Hạng Võ còn, Võ xin cầu hoà, “chia ba thiên hạ”, Tín không nghe, quyết giết cho được Võ, gom giang san về tay Cao đế, buổi nào còn là Tam Tề Vương, cả Hạng lẫn Lưu đều sợ và muốn làm thân, nay Hạng Võ chết rồi, Lưu Bang không nghĩ ơn, lại bắt trói và lên án đòi giết. Nơi đây Hàn Tín than một câu bất hủ: “Lời xưa nói không lầm: “Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tân, lương cung tàng; đếch quắc phá, mưa thần vong” (chồn thỏ hết, thì chó săn chết; chim rừng hết thì cung nõ dẹp; nước giặc phá, thì mưu thần mất). Nay thiên hạ đã định, thì tôi phải chết!”. Cao đế dụ dự, chưa nỡ giết, bèn thâu ấn Sở vương, trói Hàn Tín bỏ vào xe sau, giải về triều. Truyện nói khi xe giá đi ngang rừng, có kẻ tráng sĩ núp quyết giết Cao đế để trả ơn Tín, thư vậy Tín còn có người mến, sau nhờ Điền Khản tâu nài, Cao đế xét lại, tha tội chết cho Tín, phong Hoài âm hầu, để xem chừng động tịnh, một hôm nọ cho đế đòi Tín vào chầu, vua tôi tâm sự: - Đã lâu không thảy mặt khanh, nay nì lớ nên triệu vào thăm một bữa. - Thần, lúc phá Sở, nhiều khi hơn mười ngày chưa đặng ăn một bữa gọi no; nhơn tích trữ lâu, nay sanh bịnh, bay giờ vì ở không bịnh cũ lại phát, chớ thần cũng hằng nhớ tưởng thiên nhan, vì hiềm chẳng đặng thường thường triều kiến. - Nếu khanh có bịnh, thì phải rước thầy điều trị, chẳng nên để lâu? - Thần vì vô sự ở nhà không nhưng nên sanh bịnh, khi nào có việc làm thì ắt khỏi. - Khanh là người có tài, đáng để dùng, khanh hay làm xong việc, không nên bỏ luông. Nhơn lúc thung dung, Cao đế hỏi ý kiến Tín về các tướng tá, người nào ngăn được giặc, người nào trị được binh, nhiều ít và hay giỏi thế nào, Tín nhứt nhứt tâu bày, lời trần thiết đều hợp ý vua, vua lại hỏi: - Như trẫm đây, trị binh được bao nhiêu? Câu nầy là câu Cao đế hỏi dò ý Tín, nhưng rủi cho Tín quá trực ngôn, đáp: - Bệ hạ trị binh, bất quá, tới mười muôn mà thôi! - Còn như trẫm với khanh, thế nào? - Muôn tâu, thần, đa đa ích biện nhỉ (Tôi thì nhiều nhiều lại càng thêm hay). Cao đế cười lớn: - Nhiều nhiều thêm hay, sao còn bị ta bắt? Tín nhè nhẹ tâu nhưng đã lỡ: - Bệ hạ không hay dùng binh nhưng có thực tài trị tướng. Vì vậy tôi mới bị bệ hạ bắt. Vả lại, bệ hạ là mạng của trời cho, chẳng có sức người nào bì kịp. Một lời nói luỵ mát dạ vua nhưng không gỡ được mối hoài nghi của một Cao đế vừa ganh tài, vừa sợ Tín, và không muốn để một kẻ lợi hại như vậy sống chung một thời. Trực ngôn quá không nên, năm xưa tòi viết về Đỗ thập nương, tiếc cho nàng gặp chồng không xứng đáng, nay luận về Hàn Tín, quả ông không nỡ phụ vua, mà vua đã phụ người bề tôi tài quá cao, và Hàn Tín có tài thấy xa hiểu rộng mà xét lòng Cao để không thấu, và cái gì Cao đế không nỡ làm thì giả đi vắng để cho Lữ hậu ra tay, tay đàn bà dữ thật, và làm vua như Cao đế, nay đọc thấy chán cho vua chúa quá. Tuy vậy có sách để đọc cũng tiêu khiển được phần nào, và đọc qua sách Pháp tân thời lại thấy một gương na ná: (viết đến đây ngày 15-11-83). Trong một quyển sách mua ở Chợ Trời, giá không hơn một tô phở, mà dạy khôn không ít. Trong một quyển sách mua ở Chợ Trời, giá không hơn một tô phở, mà dạy khôn không ít L’Affaire Toukhatchevsky, của Victor Alexandrov (Robert Laffont, Paris) kể một chuyện không khác chuyện Hàn Tín cho lắm. Trận đệ nhị thế chiến 1939, ông trùm đỏ Staline sai hành quyết Thống chế Marcchal Toukhatchevsky và bao nhiêu tướng tài khác là do Hiler thi hành độc kế trừ bớt các tướng ấy trước khi ra tay quyết thâu đoạt Nga quốc. Câu chuyện tóm tắt như sau: Hai bạn chiến tranh từng cam khổ, gặp nhau, người bạn kết luận với Thống chế Toukhatchevsky: “Mầy (hai người quá thân lên xưng hô thư lúc ở chiến trường), Mầy, người ta đồn rất giống đế Napoléon 1erè, nhưng tao xem không giống chút nào - Sao vậy - Vì mầy không biết “làm đảo chánh!” – Ý, đừng nói bậy mà chết cả đám! “Nó” giỏi hơn tao - Ừ! Mầy lẫn kiêng mãi mà quên rằng “Nó” không dung tha mấy: một là mầy có thực tài hay giỏi hơn “Nó” nhiều; hai là mấy danh vọng hơn nó nhiều, mầy “công cao, đức dày” hơn Nó, và mấy chớ quên: một khi mình lấn lướt vừa về tài, vừa về quyền lực, thì “nó” khó dung tha mấy được. Và sở dĩ tao nói cho mầy để mầy tiên liệu là vì, nếu mầy bị hạ, thì tao đây “nó” cũng hạ luôn, và hỏi tao nói cho mầy lo cho mầy là tao nói cho tao và lo cho đời tao đây vậy”. Và mặc dầu có người cho hay trước nhưng Toukhatchevsky do dự và rốt lại bị “nó” giết trước cho tiệt hậu hoạ, và chẳng những Toukhatchevsky bị giết mà mấy muôn tướng giỏi của Nga cũng bị hạ sát, chẳng qua là lầm kế Hitler bày phản gián kế ấy để trị bớt tướng có tài lực trước khi dấy binh đánh Nga khiến cho trận đệ nhị thế chiến ấy đã làm cho bốn chục triệu sanh linh của hoàn cầu, trong ấy có mười bảy triệu sanh linh Nga chôn vùi nơi bãi chiến trường - riêng tướng Toukhatchevsky, công trùm thiên hạ, 27 tuổi đã cực phẩm nguyên suý đến năm 1936, nước Nga đặt ra chức Thống chế (Maréchal) là để thưởng công các đại công thần phe võ thì Toukhatchevsky là Thống chế trẻ trung nhứt để rồi chết non chết yểu y hệt Hàn Tín mấy ngàn năm trước, và phải đợi kỳ đại hội 22è congrès, Khrouchtchev phanh phui việc kín ấy ra, mới phục hồi danh dự lại thì đã quá trễ tràng, nơi đây tôi không muốn lê thê dài dòng và xin mời độc giả tìm xem nguyên văn vẫn khoái trá hơn. Duy tôi xin nhắc chuyện nầy sao mà rất giống chuyện Khoái Triệt khuyên khéo Hàn Tín mà tiếc thay Tín không nghe, thật uổng, và câu chuyện tôi kể lại như vầy: Khoái Triệt, một mưu sĩ, nhơn thấy thiên hạ quyền cả đều vào tay Hàn Tín, một hôm thừa dịp vào dinh, bàn riêng với Tín rằng: - Ngày trước, tôi có gặp một dị nhơn dạy tôi coi nghề tướng, vậy nay tôi xin xem tướng cho đại vương. Và như tướng của đại vương đây: Xem trước mặt của ngài, bất quá thì đặng phong hầu, còn xem cái lưng của ngài, thì sang chẳng biết đâu mà nói(1). Hàn Tín giả chước không hiểu, hỏi: - Tiên sanh nói như vậy, nghĩa là sao? Triệt thưa: - Xưa lúc thiên hạ mới dấy, khó mà ra sức duy lo miễn sao dứt được nhà Tần là đủ. Nay Sở, Hớn tranh hùng, làm cho thiên hạ mật gan đều thoa dưới đất, thây phơi ngoài đồng vô số kể, người nước Sở thừa dịp quét sạch năm nước, oai rúng đâu đâu, song nay Sở bị bức nơi Tây San, không bước tới đặng nữa, còn Hớn vương chiếm chỗ bền, cách trở núi sông, một ngày đánh mấy trận mà chẳng có công chi, ấy là lúc nhị vương đều khốn, mạng vận đều treo trong tay túc hạ, chi bằng lấy hai chỗ lợi cho mình, chia ba thiên hạ, đứng riêng một cõi, cái thế chẳng ai dám động đến, túc hạ chiếm chỗ cường là nước Tề, gồm dân nước Yên, nước Triệu, choán phía Tây thì thiên hạ ắt theo nhiều, vả lại “trời cho mà chẳng lấy thì bị tội, thời tới mà không nắm, thì ắt có ngày bị hại”, xin túc hạ hãy nghĩ xét cho chính”. Hàn Tin dùn thẳng không quyết, lại nói: - Hớn vương đối đãi ta rất hậu, há vì ham lợi, mà bội nghĩa hay sao? Triệt thưa: - Xưa Trương Nhĩ và Trần Dư kết bạn rất hậu, sau cũng vì tranh nhau việc Trương Am và Trần Trạch, mà Trương Nhĩ giết Trần Dư nơi phía Nam sông Đế Thuỷ, đầu mình phân ra hai xứ, nay túc hạ cùng Hớn vương có hậu cho bằng hai người ấy sao? Còn việc thì vẫn lớn hơn việc của Trương Am và Trần Trạch nhiều, nên tôi lo thầm cho túc hạ. Túc hạ tin chắc rằng Hớn vương chẳng hại, thì là lầm to. Phàm thú rừng tiệt thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo xa mới đặng. Vả lại dũng lược mà rúng chúa thì ắt có ngày mình phải khốn. Công trùm thiên hạ, ấy là việc chặng thường. Túc hạ nay mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng biết sao mà thưởng, như thế mà muốn cho đặng an thân mãi hay sao? Thật là lời lời châu ngọc, tiếc thay Hàn Tín có lẽ lúc ấy cũng đã mệt mỏi, muốn toạ hưởng và không lo xa, mãi tin nơi lòng tốt của Hớn vương nên hẹn cho mình suy nghĩ. Ít ngày sau, Triệt lại đến ra mắt, rằng: “Vả chăng “thời” là đầu mối việc, “kế”, là máy mọi việc. Hay nghe theo kế thì mình đặng an bền, việc ấy ít có lắm. Kẻ có trí thì phải quyết đoán mau lẹ, suy xét nhiều vẫn có hại. Phải biết xét cái kế nào mà máy mún, mà cái nào do số lớn trong thiên hạ thì chẳng nên bỏ qua, kẻ trí biết rồi mà chẳng dám làm, còn cái thời thì khó đặng, mà lại dễ mất. Thời ôi! Thời ôi! chẳng đến nữa? (Câu nầy bên chữ ắt là thâm thuý lắm, tiếc cho tôi chưa gặp). Hàn Tín không khác con cù lần, do dự mãi, không nỡ bội Hớn, lại nghĩ mình ghe phen lập nhiều công lớn, ắt Hớn vương không lẽ phụ mình, và cái đất Tề nầy cũng đủ mãn nguyện, miễn được lâu dài... Khoái Triệt vừa muốn nói thêm, bỗng dưới trướng có mưu sĩ Đại phu Lục Cổ, nạt và bàn: - Hễ muốn nói việc chi, trước phải xem cái thế, sau xem cái hình. Dầu cái thế mạnh mà cái hình yếu, thì đó chẳng phải là yếu; trái lại, cái thế thì mạnh mà cái hình thì suy, thì chưa phải là suy. Lấy theo lúc nầy mà luận, thì Sở mà thắng thì đó là cái hình thắng, còn Hớn mà yếu, thì do là cái hình yếu. Nay Nguyên soái (Hàn Tín) đứng giữa mạnh yếu thắng suy, thì còn chưa định. Nay Hớn vương tuy bất lợi, chẳng qua nhứt thời mà thôi, chớ cái thế trong thiên hạ thì đã rõ rệt đặng tám chín phần rồi, lòng người đã theo, mạng trời đã giúp dưới trướng Hớn vương vừa giúp đã có thêm Tiêu Hà đủ tài làm tể tướng mà lòng trung phong đổi, kẻ mưu kế có Trương Lương, Trần Bình, cơ biến khó lường, dõng có Anh Bố, Bành Việt, Phàn Khoái, cường có Châu Bột, Vương Lăng, Quán Anh, thảy đều là phúc đức chi tướng, ấy là cơ nghiệp muôn đời, Khoái Triệt là người gì, sao chẳng xem hình thế, lại dám lấy miệng lưỡi mà xúi điều bất chánh? Quả là vẽ hùm không nên lại hoá chó đây? Khoái Triệt liệu nói không nghe, nên rút lui và giả điên cho khỏi hoạ. Tôi ngu dốt, hiểu chẳng qua: đều có căn số, mấy ông mưu sĩ nói nhiều để lậu sự, và cái gương Hàn Tín là cái gương ngàn đời soi chmg, nói hoài khỏng dứt. Đàn bà có Đỗ Thập Nương lấy chồng không xứng, đàn ông xưa nay có Hàn Tín, oan ức trùm trời, bấy lâu mãi ham chức trọng quyền cao, chớ làm tôi phò vua không sướng chút nào, vì mấy ông vua, lúc hoạn nạn thì ôm vế, ngủ trên bắp đùi quan, khi sung sướng chỉ ham có vợ nhiều để sanh con bất tài và ít có vua nào được thọ, vì mãi ham tửu sắc. Sau đây, tôi xin chép bài “Hàn Vương tôn phú” như sau, quyển sách nhỏ nầy, tôi mua năm xưa ở Hà nội gởi vô, giá 0$06 và do Xuân Lan (tức biệt hiệu của Nguyễn Văn Vĩnh), nay ít người còn giữ: nơi bìa in là “Hàn Vương tôn phú”(transcrit en quốc ngữ ét publié par XUÂN - LAN, 1ère édition, - prix 0$06, - Hà Nội, Hải Phòng, Imprimerie Văn Minh, Nguyễn Ngọc Xuân, 1913, - gồm sáu trương giấy khố 14 x 11): Hàn vương tôn, Hàn vương tôn Vũ phúc giáng thần, kim kê giáng thuỵ Kinh sử năm xe chua chất, ngang trời dọc đất ấy kinh luân; Tôn Ngô bảy quyền làu thông, đè sóng xông mây là chí khí; Hội chiến tranh ếch đã vang tai, Bề thao lược ngọc còn giấu vẻ; Một cần trúc vắt ngang dòng Lệ thuỷ, Hồng xích Lưu trong phảng phất lẫn bên thành, Ba thước gươm cầm lại chợ Hoài Minh, Hươu Hàm Cốc tưởng đinh ninh nằm chốc đáy. Đồ phong vân trước mắt ngắm nhơn nhơn, Túi thao lược bên mình đeo nhẹ nhẹ! Mùi tư vị thiếu gỏi Tần nem Hạng, nặng vì đường tri kỷ Bữa sâng siu (tâng tiu) nên lỡ mấy mụ già Bước trần ai còn áo Lã cơm Hề, xem hẳn cũng kiêm (sic) nhân, Lời nheo nhuốc sá chấp chi con trẻ. Thông sao nơi huỷ hạ hẹp hòi, Xá chi chít lang trung thỏ tí. Hăm hở quyết lòng theo giúp Hán, Hang sâu chưa kịp nức mùi lan; Ngậm ngùi đấu trí nhớ về Đông, Đất cũ lại thẳng dong vô ký Ngòi Hàn Khê từ giở (sic) bạn phượng loan, Đất Ba Thục lại dứt đường phú quí: Đủng đỉnh lên đàn Đại tướng, Ba quân trông mặt khiếp uy thanh, Khoan thai lĩnh ấn Nguyên nhung Thiên tử nghiêng mình trao tiết chế. Chín lần bàn bạc thâm mưu, Muôn dặm danh đường trọng ký. Đắp thành mở đường cố đạo, tịch quyến Tam Tần, Hậu quân dương mặt đông quan, sấm vang bốn bề. Dưới màn hằng tư tưởng Di Ngô, Trên ngựa những băn khoăn Bạch Khỉ Thuyền san sát khắp bầy sông Lâm tấn, Nguỵ quanh thành quân kéo đen sì. Trống long tong qua ải Tỉnh hình, Triệu bốn mặt cờ bay đỏ choé. Áng giáp dùng bài nhu viễn, Lấy gang tấc dấy nẹt cường bang, Quyết nang bày trận công nhân, Đem bảy mươi thành dâng Xích đế; Đứa Long Thư cương rắn hết hung hăng, Thằng Vũ Thiệp lưỡi mềm khôn thỏ thẻ. Tước lộc trót nhờ cơm áo Hán, Đuổi tỳ hưu mong bắt lại đền ơn; Giàu sang bao quản nước non Tề, Xua muông cẩu kẻo ra lòng bội nghĩa; Gẫm kim cổ so ba tướng cỏn xa. Sức chiến đấu đọ bách phu nào ví. Người biết hưng vong là thiên số, Hán tyy chưa mở mang nền bách nhị, Song mạng trời về có đức, Vốn ngõ then từ chém rắn hay rồng; Ai hay thành bại cũng nhơn mưu, Hán khi còn lững thững đất Ba Xuyên, Mà deo mình về mái tả; Đã vén cánh quyết đè hươu bắt khỉ, Ỏi ác biết lòng du tử, Vậy khi đồng Định Đào, khi quân Tu Vũ, Ra vào then khoá chẳng ngờ, Trung trinh giữ tiết nhơn thần, Mà dù chơi Vân Mộng, dù được Trần Hi, Bối rối tóc tơ dám ngại. Há có lòng nhlt Hi, Bố chút nào, Tiếc thẹn mặt với Phàn, Đằng một mất. Cơn tỉnh chấn nghĩ Tề điều biến trá, Lời tự vương so đổ tiếng trượng phu; Lúc trần binh e Sở mới thanh bình, Thư mưu phản khéo oan lòng quốc sĩ; Ơn nho nhỏ cũng lấy vàng mà báo đáp, Đỉnh chung nầy đâu có lẽ thờ ơ, Oán rành rành còn cho tước để sinh dùng, Giang san ấy há lại lòng ngấp nghé; Đường phú quí có sức nào chuyển được, Nọ kẻ trướng màn khuya sớm, Chốn Cốc thành còn phải lánh mình đi; Áng công danh hầu ai để giúp đâu, Kìa người then khoá bấy lâu, Vườn Thượng lâm cũng còn lây tiếng luỵ; Nhà thạch thất dẫu nhạt son mòn sắt, Danh tướng quân đành muôn kiếp còn thơm; Nền kim đao dù nguội lửa phai vàng, Công tướng quân dẫu ngàn năm như vẽ. Lời kết luận: Tôi nay: Xem pho cựu sử, đọc truyện nhơn thần, Thấy câu: “Hán đắc thiên hạ, đại để giai Tín chi công” Chưa từng chăng: Thâm tích Hàn vương tôn chi anh tài, Mà thầm trách Hán Cao Hoàng chi sai ky. (Chung) (khuyết danh tác giả). Theo khẩu khí và lời lẽ trong bài, tác giả có lẽ cùng tình trạng với Hoài âm hầu Hàn Tín, nên lời lời như oán như than, nói nửa tiếng mà không nói hết. Hàn Tín lúc đắc thời, ít người ưa, đến khi thất thế, thật là khổ tâm: khi còn sống, các tướng đồng liêu đều tránh mặt. Hai ông bạn Tiêu Hà, lúc nào chạy ngựa tìm mời ở lại, ông Trương Lương thì bán gươm dụ hàng; lúc lâm nạn dữ, hai ông không nghe có lời can gián, tệ nhứt là Tiêu Hà, chế ra luật pháp để trói buộc bá quan, và không có câu hờ giảm bớt. Ông Nguyễn Trãi cũng chiếu luật tru di, luật đời xưa là thế (16-11-83) Tái bút. Trở lại cái chết của Hoài âm hầu Hàn Tín. Ngày nay có luật nhơn đạo, con ngươi thở đặng nhiều hơn người xưa. Làm việc tày trời, bán dân hại nước, động động lên máy bay chở vàng xuất ngoại, thân yên như bàn thạch. Một tên đồ tể, giết không mấy trăm ngàn, cả triệu sanh linh vô tội, phút chót, thất cơ, trốn qua thế giới khác, cũng sống ung dung trót mấy chục năm rồi mới bị bắt; lại còn phải tốn tiền chở nó về xứ, tốn cơm nuôi nó chờ ngày đưa ra toà, tức nó còn thớ lâu lâu. Không như ngày xưa, có tài kinh thiên động địa như ông nầy, đem giang san làm nên cơ nghiệp cho họ Lưu, được ban chức vụn nơi làng sinh trưởng, Hoài âm hầu, nhưng vẩn bắt ớ lỏng nơi triều, rồi thừa lúc chồng đi vắng, lập mưu với nhau trước, dối gạt Hàn Tín, lức ấy không người nha tráo, theo các quan vào chầu bà Lữ hậu, độc hại nhứt là Tiêu Hà cho các quan ra về, bãi triều, thân đưa Hàn vào cung sâu rằng để cùng bàn việc cơ mật, bỗng hai bên cửa có sẵn mấy chục võ sĩ, bắt Tín trói lại, để phục quì nơi Trường lạc điện. - Tôi có tội chi mà nương nương trói? - Vua phong ngươi làm đại tướng, sau phong làm Tề vương, rồi cải phong là Sở vương, ngươi định mưu phán, song nghĩ ngươi có công, không nỡ giết, rốt phong ngươi làm Hoài âm hầu, như vậy vua chưa hề phụ ngươi, sao ngươi nỡ sanh tâm mưu với Trần Hi, xúi giặc kéo về đây, ngươi ở trong làm nội ứng, tội đã đành rành còn nói chi nữa? - Tâu nương nương, lấy chi làm thiệt? - Đã có đứa tớ của ngươi là Tạ công Trữ cáo. - Ấy là lời đứa tớ bất trung quyết hại chủ, xin nương lượng xét lại! - Vì phá dinh Trần Hi, bắt được thơ, quả chữ ngươi viết, chớ hàm hồ. Hàn Tín không trả lời, Lư hậu sai đem chém, lúc gần thác, Tín than: “Giận vì lúc nọ chẳng nghe theo kế Khoái Triệt, hôm nay chết vì tay một đàn bà”. Ác nhứt là đã bêu đầu, lại còn sai Tiêu Hà làm văn biểu, sai Lục Cố đem thủ cấp ra Hàm Đan dâng Cao đế, vua thêm giả dối, tiếc thì đã rơi đầu: “Kỳ tài trong thiên hạ, lập được nhiều công lớn, các tướng đây không ai bằng, danh tướng đời xưa cũng không hơn, từ đây chẳng còn ai giỏi hơn nữa...” Duy một Khoái Triệt dám khóc trước thây thi chủ cũ, vua ban tước không nhận, chỉ xin lãnh đầu Hàn Tín về chôn nơi quê Hoài âm, lập Sở vương như trước, và được giữ phần mộ, tiêu dao ngày tháng, chẳng làm quan... Tiêu Hà rồi cũng bị tù, may được tha. Bành Việt đã bị bắt tội, bị đày còn chưa biết thân lại kêu van với Lữ hậu để mụ nầy trở về mật tâu với vua, chiếu theo Hàn Tín, chém đầu thị chúng, lại lấy thịt làm mắm gởi nhắn chư hầu, ác không chỗ nói, rồi đến lượt Anh Bố và nhiều tướng khác bị hại, duy một Phàn Khoái, là em rể cột chèo, một Trần Bình, nhờ khéo nói và xét ân tình cũ mà khỏi tội, Lữ hậu lem nhem dâm ác, khen thay Hạng Võ anh hùng lúc Hồng môn không giết Lưu Bình, vì chê như vậy là hèn, lúc bắt được cha và vợ họ Lưu, không giết cũng không dâm loạn, kỳ dư đời ấy chê Tần là bạo, nhưng khi cờ về tay, thảy đều bạo hơn hoặc cũng như Tín: Hạng Võ sát sanh linh, làm tướng đánh giặc như Hàn Tín mấy phen giết người ân: tiều phu chỉ đường, Lịch Sanh tranh công, Chung ly Mụi, bạn cũ, tránh sao khỏi tiếng ác, trách một mình Lữ hậu cũng chưa là đúng. Làm tướng đời nào cũng vậy: Annibal, Tamarlen, Attila Cengs Khen, Napoléon, Staline, Hitler, Bạch Khởi, Ngô Khởi, các danh tướng đều dùng xương máu quân nhơn xây danh vọng cho mình, giết một vài người là sát nhơn, giết vô số người là anh hùng lưu danh thiên cổ, trong quyển binh thơ người Đức (De la Guerre) của Carl Von Clausewits, há chẳng nói “Chiến tranh là phải tàn sát địch thủ; không nói có giới hạn của bạo lực” (le but de la guerre est l anéantissement de l adversaire. Il ne peut y avoir de limites à Femploi de la violence). Muốn được nhơn, đừng làm nhà buôn, tránh làm nhà binh, ngồi một chỗ cũng khó tránh đạp nhầm con kiến? Lên cũng Hà, thác cũng Tiêu Hà, oan thay cho Hàn Tín. Nay xét về tài, trong một sách Pháp có nói máy đồng hồ Hàn Tín đã biết và phép điểm binh (Hàn Tín điểm binh) sau chỉ có một Napoleon là tài tương đương. Nhưng “quốc sĩ vô song là ông Hàn Tín” không phải một mình chịu điều oan uổng, duy trách sao từ ấy đến nay, thiếu chi kẻ sĩ, mà vẫn thấy rất ít thơ về Hoài âm hầu, chỉ vì còn sợ oai vua và kẻ cầm quyền (viết ngày 17-11-1983).
Chương kết
Nhắc ông Salan, sau qua đất Bắc Phi, xuýt chết dữ cũng vì chỏi với De Gaulle trì vì. Nghìn xưa gọi làm phản, ngày nay gọi làm cách mạng, danh từ đổi khác nhưng hành động vẫn như nhau. Salan lúc ở Đông Dương, qua đây từ 1924, rút về từ 5-1953, quả là một con cáo già, kinh nghiệm có thừa, biết ăn và rất sành cơm Việt, chơi với chúa xứ Mèo là Đèo Văn Long thì phải quen nhiều với Phù dung tiên nâu, từng nếm cơm canh và làm bạn với khắp nơi, ngồi máy bay viếng mặt trận không đếm xiết mấy ngàn giờ, lúc ban sơ được mời làm võ sư dạy chiến lược nhưng sau đánh không lại người tay ngang chưa học trường võ bị nào nhưng quân sĩ thảy thảy dũng cảm gan lì da sắt, quyết chí đuổi diệt quân ngoại bang về xứ, công bất thành, danh lỡ dở, thời cơm ngự với vua Bảo Đại bữa tiệc nhắp rượu đế có măng non mây giả măng tây (jeunes pousses de ro tin facon asperges), của Phan Thiết nấu với nấm, gà xáo măng, xà lách củ hủ cau(1), la sét có ổi, trái vải (lệ chi), măng cụt mà ông khen là ngon tuyệt cõi Á Đông (mangotstans si renommés, à la pulpe blanche et savoureuse, le meilleur fruit de 1 Extrême Orient pour les connaisseurs), công chiến mã gồm bao nhiêu ấy à, hoặc giả nên kể luôn bữa cơm từ giã vua xứ Lào, ông ghi lại bằng câu Pháp văn (IL.S.M. Roi de Louang Prabang me fait la surprise d un plat typiquement laotien, le Khao Boun, riz de fête qui faisait mon régal..., un riz légèrement fermenté que les femmes pilent puis transforment en un vermicelle un peu épais que l on fait bouillir dans de l eau... Dans une grande marmite en cuivre elles font mijoter, avec beaucoup de sauce, du poulet coupé menu, du poissoii, des oeufs de Pa Beuk, sorte de caviar, race, et des morceaux de cochon. Letout se cuit longuement avec des herbes connues des grand mères seules et le fumet en est très odorant. Dans les bols placés devant nous, on sert le vermicelle qu on recouvre du mélange fumant issu de la marmite en cuivre. Sur un plateau sont disposés de nonbreux bols contenant de la mang-ue en gelée, des cacahuètes, du soja, des piments rouges grillés et une sauce à base de gingembre, chacun arrose son bol suivant ses goûts, soit qu il préfère le doux ou la piquant.) (trang 389). Ông tướng xuất thân trường võ bị Santt Cyr nầy, thật là lão luyện món ăn địa phương từng các cõi Đông Dương và cả món “quốc tuý” Lào, tui xin dịch là để kết thúc bài nầy, khiến bắt nhớ các món “bún bò Huế”, “bún nêrn pra-hok Cao Miên, và đây là dịch thoát mấy câu của tướng: “Hoàng thượng, đức vua Louang- Prabang tình cờ cho tôi cùng nếm món Khao-boun, đặc biệt đất Lào, và quả tôi được nếm một món ăn cô cùng hứng thú. Đó là món bún sợi dẻo nhẹo làm bằng gạo ngâm nước lâu, giã vào cối, bún ấy trụng trong nước thật nóng, và chan trong chén với nước sốt ngọt, có đủ thịt gà xắt miếng nhỏ, thịt nạc heo, cá tươi (rút xương) và trứng cá Pa Beuk đỏ dạ, thêm rau thơm mùi ngào ngạt ngon lành. Khi chan nước sốt múc trong nồi đồng nóng hổi xong rồi thì nêm thêm gia vị, nào xoài chua, nào đậu phộng đâm nhỏ, nào đậu nành, một chút gừng chua và tuỳ sở thích nêm thêm ớt đỏ phơi khô và rang lại cho thêm thơm, thêm khoái khẩu. (Tôi dịch không theo sát nguyên văn, vì muốn độc giả thấy đây là một bữa bún nước lèo muốn gọi đó là quốc tuý Miên- Lào-Việt-Thái, đâu được cả) (ngày 17-11-83). Việc chiến tranh đại sự mà một bên là ta, cơm lưng buộc bụng, ba ngày đường ròng rã vẫn cơm khô muối hột, muối vừng đã là sang, trái lại Tây trước Mẽo sau, vẫn sáng lên xe hay máy bay, lót dạ bằng tô cà phê nóng, đánh giặc đếm giờ, trưa về gà quay thịt nướng bánh mì trắng phau, thay phiên nhau tắm biển, nghỉ về quê thăm vợ con, và bắt tôi nhớ lại thời kỳ có mặt ông tại đây là thời kỳ vàng son “phở mát” năm đồng chêm nửa ổ bánh mì giòn, và tô phở Turc, của anh Ba, thịt lớn miếng xắt thật to thật giá hời, vì đều là thịt nhà binh, thịt nhảy dù bán lén, thảo nào của tiền tuôn như túi không đáy, Paris rên là phải, và rốt cuộc xin hoà rút lui, đã đành! Trên tám mươi năm tiếng là “bảo hộ” mà khi giặc Nhựt đến bên đít, muốn có một chiếc xe cứu thương, phải quyên tiền dân, nhưng khi Nhựt bại trận, bọn mũi lõ trở về đây, vẫn là lão tào cáo Tây đoan đi tìm bắt đứa nghèo lấy mùng màn áo rách của lão lúc bỏ chạy, hoặc tên cò tên lính thù vơ oán chạ, trả thù bắn giết kẻ vô cố muốn an thân xin giấy hồi cư, thảo nào chẳng có việc như hôm nay mắt thấy. (Nghĩ thám thương cho Hàn Tín, lúc cuối cùng, liệu việc không thông. Lúc Hán đế hỏi là để dò bụng dạ, nếu biết cáo bịnh mà từ chối, rằng mình không có chi dùng đặng nữa, thì hoạ may vua còn không nghi, đàng nầy lại lấy câu “đa đa ích biện” mà đáp, lại nói nếu mình có việc làm thì lành bịnh ngay, và khi luận tài chư tướng, lại phô trương muốn vua dùng trở lại, chớ chẳng biết vua đang nghi kỵ, nói chi chẳng một ai đánh lại, quả vì một lời nói mà mình hại lấy mình. Lúc vua nghi tin Tín phản, thì không tra hỏi nữa, giao cho Lữ hậu định đoạt. Sao không nhớ đường đi xưa của Phạm Lãi? Trương Lương mượn cớ giả đau, tìm đường tu thân, càng thấy vua Cao đế lúc phùng thời, ai nói nào nghe, và nói nữa chỉ nhàm tai người đọc) (17-11) Thay lời bạt: (chuyện cặp ghế Hồng lâu mộng, Thái sư ỷ). Từ 27-3-1984, tôi đã nghỉ xả hơi, không viết; vì viết mãi, ba lăng nhăng, mình thẹn lấy mình, chữ nghĩa bao nhiêu mà viết hoài không thôi, khi hết chuyện nói, lại lôi việc không đáng nói ra, chỉ làm tội cho tai và mắt độc giả... Hôm nay, 12-4-84, tôi lại phá lệ, và tiếp tục viết mấy hàng nầy, có lẽ vì nghiệp chướng còn nhiều, không viết lại ngứa ngáy, vả lại viết mà không nghĩ việc xuất bản, viết để cho quên, thì tội gì mà không viết. Và rõ lại đâu có độc giả mà hòng sợ. Một điều nhận xét riêng, là tôi không thể viết trên giấy nháp trước được Mỗi khi tôi muốn gò gẫm, viết trước trên giấy nào, thì tôi bôi bôi xé xé, viết không thành câu, và tôi chỉ quen viết luôn trên máy chữ, cứ để cho mạch buồn sầu tuôn, “nghĩ sao viết vậy”, và như vậy mà có thể vơi vơi mạch sầu, và câu viết được tự nhiên như giọng nói của tôi ngày thường, tuy vẫn nhìn nhận, còn nhiều lợn cợn, hột sượng nhủn nhẳn, khi rút trang giấy từ trong máy ra, tự không bằng lòng, bụng vẫn muốn viết lại, sửa chữa lại, nhưng rốt cuộc thì vẫn đâu vào đó, trang giấy được thu xếp vào tập, đến khi dày cộm thì đóng lại thành tập, hoá ra tập nầy tập kia, bao nhiêu tập đều dồn vào tủ, chờ con mối con mọt xơi, hoặc giả chờ ngày nhắm mắt sẽ làm kén bó liệm đem theo, vả lại việc nầy càng thêm thấy tôi nay ngớ ngẩn, chớ độ nầy, “chết không đất chôn”, vẫn hoả táng là may, dễ gì có hòm có mồ hay mả? Lại lẩn thẩn nữa, lại nói đi nói lại nữa, chán quá, nhưng biết làm sao bây giờ? Sở dĩ tôi viết là để ghi lại đây mối tình muộn màng chứng tỏ mặc dầu số tuổi 83, tôi vẫn còn thèm còn muốn. Viết đến đây bỗng có khách đến nhà, đành bỏ dở, khi khách ra về thì cơn hứng đã đi qua, ngồi viết lại vẫn lợn cợn sượng chai, đời tôi, văn của tôi, ô hay, nó đứt nối bời rời, cơm nếp nết và hạt đâu sượng làm gương, cũng không phiền không trách. Lần hồi tôi rõ lại, viết gọn và hay là văn của Nhất Linh, là người tôi hằng mến phục và tôn làm thày, thế mà cũng vẫn sửa đi sửa lại luôn khi, và hỏi anh ấy, ảnh vẫn tự thú nhận cùng đồng một bệnh, và xét cho cùng, chỉ tỷ dụ là xong, ai đâu tôi không rõ, chớ chính tôi, tôi chẳng bao giờ dám sính tài viết văn mà bòng tranh giải về tứ chương bóng bảy. Tôi nói nãy giờ mà vẫn chra vào đề, đủ thấy sự lượt bướt của tôi sự lòng thòng lễn mễn khó tránh của nghề viết, và gẫm lại, tôi tự cười lấy mình, vì biết bao người hay giỏi hơn mình nhiều mà vẫn lầm vấp và phạm vào lỗi quá ham nói cho đầy đủ chi tiết, một sợi lông không bỏ, gương văn hào Pháp Guy de Maupassant là một và nơi đây, nhơn đọc lại táp “Chân dung Nhất Linh: (Văn xuất bản số 6-66) lại thấy con khóc cha, văn luộm thuộm cà kê thi lại mấy! Cha uống thuốc độc nằm nhà, không lo chạy về lo phương cứu chữa, để đứng đụt mưa dưới mái hiên họ và ghi chép tỉ mỉ cử chỉ vô tích sự một cô gái cùng cùng đứng dưới mái để tránh mưa như mình, cho hay quả thật: “Ai như nấy, chuyện người thì đáng, chuyện mình thì quáng là thường lề và thường lề hơn nữa là “ham chỉ trích người mà quên xét lỗi mình”, và “bắt lỗi người thì được, và ai thử bắt lỗi mình” lại giận là giận làm sao? (là giận cái nỗi gì?). Tháng giêng năm nay, nhơn đến chơi nhà một bạn nhỏ chuyện nghề mua đi bán lại đồ ngoạn hảo, tôi bỗng thấy một cặp ghế trường kỷ chạm trổ rất khéo, toàn bằng gỗ trắc màu cánh kiễng đỏ au, đúng với đanh từ “hồng mộc” (hung mu) của người Trung Hoa và đặc biệt hơn nữa là nơi chỗ dựa, có cẩn đá hoa rất đẹp. Người ấy khoe mua giá 37.000 đồng, tôi lấy tình thiệt khen hai vật nầy hiếm có và giá như vậy rất đáng. Nag không hiểu làm sao, khi về đến nhà tôi vẫn vờ vờ vẫn vẫn nhớ mãi cặp ghế, khó quên. Ngồi ăn cũng nhớ, nằm ngủ cũng không quên, nhớ và bâng khuâng bứt rứt, tưởng còn nặng hơn nhớ tình nhân bằng xương bằng thịt. Mà đã 83 rồi tuổi gần đất xa trời, còn bao nhiêu lâu nữa mà đèo bòng, hưởng thụ được bao lăm nữa, vả lại nhà văn không tiền... Thế rồi tối lại tìm cách xuống chơi nhà bạn, để có dịp nhìn lại hai món vật, thử xem “còn thương hay đã dứt”. Nhưng càng thấy càng thêm mê, sau rốt tôi liệu cách, thú thật với bạn “mua thì không tiền mua nổi”, nhưng còn cách “đổi với nhau đồ vật” và “chung cuộc”, y lựa và lấy của tôi chín món sứ nhỏ, đựng không đầy một hộp giấy con con, vả ngày 19-2-1984 y chở lại nhà cặp ghế, nhưng than ôi, cả hai đều gãy lọi một chơn, và mãi đến ngày 2-4-84, tôi mới nhờ thợ giỏi rước từ quê nhà ở Sốc Trăng lên sửa chữa từ 7-3 đến 2-4 mới thành khoảnh hết què hết lọi. Nhưng giá không phải 37.000 mà là “một cây nguyên” tức 70.000 đồng, mẹ ôi, sao mắc quá vậy, ban đầu nói 37.000 mà, và dạ thưa, 37.000 là giá khi mua, cũng khá lâu, duy chưa có thợ chữa nên chưa bày, và nay giá vàng là vậy vậy đó”. Trước khi mua sắm, tôi đã cẩn thận hỏi kỹ người trong gia tộc chủ cũ cặp ghế, thì quả thật, hai vật ấy vốn trong gia đình tỷ phú nầy, nhưng nay người chủ đã từ trần, và hai vật nầy, trong gia đình đã bán từ lâu, nên giá cả không biết rõ. Khi còn sanh tiền, người chủ nầy không bao giờ khứng bán hay vật ấy - cho hay mắt xanh chẳng phải “duy một kẻ này” và giá kia, nhứt là theo thông lệ vật bán, phải sửa chữa cho xong mới bán, tôi cũng không trông mong thu hồi chút ít gì được, vì bạn tôi đã có câu hờ dứt khoát, “nếu bác có chỗ nào không ưng ý, thì cháu có thể lấy cặp ghế lại, không hề gì đâu, và “quả bác có duyên nợ với cặp ghế ấy, chớ chủ cũ của nó chẳng bao giờ chịu rời nó lúc nào”. Thôi, phải sao chịu vậy và quả mình có phần nên vật ưng ý nay đã về tay. Viết đến đây, tưởng nên chấn dứt là vừa, nhưng như đã nói nơi đoạn trrớc, tôi phải “tự vạch lưng cho người đếm thẹo”, và không khai ra, làm sao người khác rõ những chỗ đáng chỉ trích của tôi. Bình sanh, tôi dốt đặc cán mai, mà có tật ham nói chữ, tuy không mê tín dị đoan, nhưng rất tin những gì trong sách cổ đã ghi lại. Trong một quyển tôi đã đọc, tôi còn nhớ câu “thiên hạ chi bửu, đương dữ ái tích chi nhơn” (của báu trong thiên hạ, thường trời hay cho người có lòng yêu tiếc được, tức là người hay ham của báu, tức người biết gìn giữ nó, thì của báu hay về tay người ấy), nói cách khác và rẻ rề hơn, là “vật quí biết tìm người” (quí vật tầm quí nhân). Và cặp ghế nầy quí tại chỗ nào? Tôi xin phân tách: a) Về vật chất, ghế làm bằng gỗ trắc là một thứ cây mịn thịt, màu đỏ thâm, người Trung hoa gọi “hồng mộc (hung mu) và rất quý trọng, vì mối mọt không ăn, nếu để trong bóng mát thì chẳng bao giờ hư mòn, càng lâu năm càng lên nước, thâm đen bóng như huyền hay như sừng, ngày xưa rừng ta có khế nhiều nhưng nay rất hiếm có: cây chỉ bền chắc khi đúng tuổi, và người chúng ta không biết giá trị, nên đã phá hoại, đốn chặt quá sớm và không biết dung dưỡng nên cây không lớn kịp cho người dùng. b) Riêng cặp ghế có hai miếng đá hoa, lớn cỡ 0,45x 0,65 (mét), là hy hữu, vì khảo ra thứ đá hoa nầy chỉ Miến Điện mới có, Miến Điện trong sử, xưa gọi “Đại Lý quốc” và vào đời nhà Thanh (1644-1911) đá nầy thuộc cống phẩm quí và rất được triều đình Mãn Thanh trọng dụng, để làm vật trang trí riêng cho trong Nội phủ và hàng quan lại, phải bậc tam công (thái sư, thái bảo, v.v...) mới được dùng, vì hai mảnh đá nầy, vân màu kỳ lạ, đúng là “kỳ thạch” cỡ như Lý Hồng Chương, Cung Thân Vương, mới có trong nhà. Kể về đá hoa, bên Âu châu, đá quí nhứt là đá hoa xứ Ý đại lợi, hoặc bên xứ Nga cũng có, nhưng họ chỉ chuyên thích đá toàn màu trắng, hoặc có vân, khi thêm đen khi đỏ hồng, và không như người Trung hoa, người Nhựt hay chúng ta đây, lậm mùi Lão Thích, nhiễm nặng huyền bí của thiên nhiên, và phải biết bao nhiêu triệu năm, đá mới trổ màu ngũ sắc và vằn vện kỳ lạ như đã thấy, và tuỳ sức tưởng tượng của mọi người, muốn gọi giống nhánh mai cổ thụ quằn quèo, giống chóp núi có ẩn cây cối, nhơn vật, dã thú hay giống chi chi cũng đều có thể được. Khi lập thể phái (cubisme) trong hội hoạ, kiểu Picasso, một ngày nào sẽ nhàm chán, có khi người Âu Tây sẽ đua thua tìm chơi kỳ thạch như vầy chăng? c) Về nghệ thuật, thì hai ghế nầy quả là điêu khắc tuyệt diệu, người thợ mộc đã khéo tay chạm hình hai lượn sóng bủa sòi, trông như hệt, sóng cuộn và vòi nước cuốn lên như thật, trông thật là hùng vĩ, và triết lý thay, cạnh đầu sóng lại có hai con chim đứng trên mặt sóng, hình như chờ cá vọt lên thì táp, và giữa ngọn thuỷ triều phong ba nổi dậy, vẫn có con thú kỳ quặc không rõ đó lả thú gì đuôi như đuôi bò, chơn có móng như móng gấu, mình đầy những vảy tách kỹ như vảy rồng, thú có lông gáy như sư tử, và đầu con thú vẫn có hai sông nhánh gạc như sừng hươu nai, và giữa hai sừng hay gạc ấy, vẫn có một sửng khác rất cao, giống như sừng tê (tê giác), và trước mặt con thú lạ lùng không biết tên gọi đấy, lại chạm một vòi nước, từ mồm con thú phun ra, nhả hai cuốn thơ nổi trên mặt sóng, chung quanh có mây bủa sòi, thôi quả đúng rồi, đây là tích “long mã đồ thơ”, ngựa dưới biển hiện lên dâng sách quí, ẩn ý chúc người nảo làm chủ vật này, phải là bậc tam công mới xứng. Tôi không lạm dụng “công” nào, tôi chỉ là một tên già ham chơi đồ kỳ lạ, và tuy nay mai gì chưa biết, nhưng cờ đến tay thì phất, và phải tận hưởng mới nghe cho. Nhớ thêm câu chữ nữa, còn có câu “Thiên dương chi bì, bất như nhứt hồ chi dịch”, (một ngàn cái da dê, chẳng bằng một da nách con chồn), và nhớ thêm một câu nầy, thầy dạy từ lớp nhứt trường tỉnh Sốc trăng, “Ban môn lộng phủ”, xưa thày cắt nghĩa rằng: Tích đời trước có một người thợ mộc khéo, ở gần nhà ông Lỗ Ban (là tổ nghề mộc), nhưng lão thợ ta chưa biết tài ông khéo đến bực nào, cho nên một ngày kia, lão ta đẽo một lát rìu ngọt xớt, cái dăm dài đến mấy thước, và lão thợ biểu thằng con trai nhỏ kéo cái dăm ấy qua cửa ông Lỗ Ban chơi, cốt ý khoe tài hay khéo của mình. Bất ngờ ông Lỗ Ban thấy và biết tên thợ muốn khoe tài với mình, nên chi ông kêu thằng nhỏ vô nhà, rồi ông lấy cái rìu, nắm chóp thằng nhỏ, đẽo cái đầu nó sạch tóc, trơn tru như sọ dừa chỉ chừa cái chóp lại, (còn sạch và khéo hơn lúc nhỏ tôi bị chú Hỉ dùng dao cạo đầu) đoạn ông nói với thằng nhỏ ấy rằng: “Mầy đem cái đầu về nói với cha mầy rằng tao đây đã đẽo cái đầu giùm kẻo cha mầy tốn tiền mướn thợ cạo!”. Và cũng từ ấy tên thợ mộc mới kiêng tài ông già lối xóm và chịu ông là tổ nghề. Tuy vậy chớ làm gì cho hết bọn láu cá biết nhom nhem và khoe tài ỏm tỏi, mà tôi đây là một. Và cũng vì tôi chẳng bao giờ giấu nghề, nên hôm nay vọc vạch viết lại bài nầy cảnh cáo nhưng ai ưa “ban môn lộng phủ” và không biết lựa chỗ mà múa rìu, hễ cái gì của mình là quí là hay, là đắc tiền, và “văn có mùi, mà khoe văn thơm phân phức, mít lùi vẫn không bì” (viết ngày 12 và 13-4-1984). (Người Tàu biết chơi đá từ hèn lâu, truyện Tàu đều nhắc đến ngọc, Tây Du, Tôn Ngộ Không từ viên đá thành hình, Thuỷ Hử, Thái Kinh chơi ngọc, Dương Chí giải đáp Tống Địch Thanh có ngọc oan ương, Bảo Ngọc khi sanh cũng cầm ngọc và Mễ Phi bái thạch, v.v..., thật là làm sao kể xiết) d) Còn một đoạn chót, vì có tật viết không giấy nháp nên xuýt bỏ sót, là ghế chạm kiểu “mắt tre” nơi đai dựa mới rõ rệt mắt trúc mắt tre rõ ràng, vì ngày xưa bên Trung hoa, đổ từ từ khí và vạn vật trong nhà, đều bằng tre và trúc, vừa dễ kiếm, rẻ tiền, thêm bền chác vô song, vừa chạm “trước” (tra), thêm chạm “mai và điểu” cho đủ bộ vận “mai trúc điểu” và chạm vách thành xây gạch kiên cố một bên là cửa vòng nguyệt có cẩn đá hoa, một bên là cửa “bán nguyệt” vẫn có đá hoa lộng khéo, trên có nóc đình tạ lộng lẫy, đúng là gợi kiểu “hồng lâu mộng” và một lần nữa, với lối chạm nầy, tôi mạnh dạn quả quyết cặp ghế nầy là của một đại thần cuối Thanh (lối 1880-1900) khi bộ tiêu thuyết và lối lãng mạn của Tào Tuyết Cần đang thạnh hành bên Trung hoa, tức thuở Mạt Thanh và đã hơn nay ngót trăm năm không sai. Cặp ghế nầy là hai vật ngoạn hảo tốt, thay cho lời bạt của tập ngô nghê nầy. Tái bút. Bài viết nầy dứt nơi trên với câu: “Cặp ghế... thay lời bạt”. Đó là lộng ngôn, lộng bút. Hôm nay, 14-4-1984, tôi lấy các trang đánh máy, góp lại định đóng thành tập, tôi mới thấy cái lớn gan của tôi, dám “lộng giả thành chơi”, viết hổ lốn, nay sắp xếp lại cũng không có trật tự chút nào, bài viết trước, để lại sau, và bài viết vừa xong lại đời ra trước, vì vậy trong lời bạt nầy, xin cho tôi lựa nhan và đặt lại là “Tạp pín lù”, một món ăn đặc biệt của Miền Nam, khảo ra, gốc của người Tàu, họ dồn chung lòng gà lòng vịt, sứa giòn và gan heo tươi, nấu đỏ, gọi đó là ăn cù lao, tạp pín lù. Lù là cái lò lửa, nói nghe dài dòng không bằng thấy tận mắt, thử đến các cao lâu khách thì biết ngay! Những bài tôi viết đây là tuỳ hứng, gặp đâu viết đó, và mỗi bài, thường có ghi ngày cao hứng viết để mà quên sự đời. Tỷ như tôi thuở nay tôi vốn rất ké về thi phú, nhưng vừa rồi, nhơn sắm được cặp ghế tôi thích thú quá, nên đã nghĩ ra tám câu như sau, đóng dấu “khúc quanh năm tuổi 83” và cũng xin chép lại đây để cùng cười cái ngông của một tên già không sợ chết. Thơ rằng: Đường còn khuỷu chót, bỗng long đinh! Qua khỏi “83” tiếng nổi phình! Vách sến treo thơ “cây gậy quéo” Cửa sài, thượng bảng “lão thư sinh”. Hỏi ai hay thích câu kỳ cú, Còn nhớ hay quên chuyện chúng mình. Việc lớn việc con trăm việc phế. Chậu đồng nuôi thúc, nấu hay ninh? Nhơn lục soạn giấy má cũ, tôi bỗng gặp một bức vẽ đề ngày 16-2-1921 tôi mừng quá lấy treo lên vách trên cặp ghế nọ, vì bức vẽ ấy vốn là của tôi phác hoạ từ năm còn học nơi trường Chasseloup và đã được giáo sư dạy vẽ là Mn Gioan chấm điểm 8/10, tôi không ngờ đó là tiền định, năm 1921 tôi đã tưởng tượng và nghĩ ra canh năm nay 1984, tôi đây 83 tuổi, và trên bức vẽ, mặc dù nét còn non nớt nhưng đã nói đủ những gì tôi ao ước và đã thành tựu, này ao cỏ lác có mấy lá súng lơ thơ, cạnh bên ao là một túp lều “lý tưởng”, lợp lá xệch xạc nhưng chứa biết bao hy vọng của một tên thư sinh chưa đầy 19, xa xa có mấy cây cau mơ mộng, và đặc biệt hơn hết là khúc quanh vô định, xen giữa hai lùm cây đen ngòm, rõ là cái “virage à 83” mà tôi đang vui hưởng. Hai đời vợ cưới đều đi đến kết quả ly thân, một cuộc “chắp nối” bất ngờ lại thành công mỹ mãn, (xin lỗi em Năm Sa Đéc), bao nhiêu của tiền dành dụm đều theo Tư trở về cát bụi, công danh cũng chẳng ra gì, có còn lại chăng là mớ sách cũ, mớ đồ cổ “trái mùa”, mớ sách đã in, mớ tóc bạc và mớ giấy lộn này, rứt bỏ chưa đành mà xé đi thì uổng, uổng. Rõ là lẩn thẩn, rõ là lời bạt vô duyên (viết ngày 14-4-1984). Chú thích: (1) Tôi tiếc không đọc được bản chữ Hán, duy nhờ may thời mua gặp sách dịch sẵn, câu nầy nguyên văn là “Tướng quân chi dịch, bất quá phong hầu, tướng quân chi bối, quí bất khả ngôn”. Câu nầy nói theo chữ nghe kêu và sướng hơn dịch ra nôm. Chữ “bối” là lưng ẩn ý hiểu day lại tức là bội phản, rõ ràng Khoái Triệt thấy xa, xui Tín trở mặt, làm phản, chia ba thiên hạ với Hạng vương và Hán vương, sướng hơn giết Võ, để bị hại về sau, uổng công dày dọn chỗ cho người khác nghị... (Về sau khi Hàn Tín bị phơi thây ngoài chợ, chỉ có Khoái Triệt dám đến ôm thây khóc tiếc, ai dám nói bên học trò (mưu sĩ) nhát gan? Duy Tiêu Hà, đứng trong Tam Kiệt, làm ra luật, không một lời, rõ là thỏ đế. (2) Củ hú dứa, theo tôi ngon ngọt hơn. Củ hù cau, dùng nhiều, làm chóng váng, gọi say máu ngà 14. Ý tưởng vụn, nhớ đâu viết đó (viết ngày 15-9-1989) Đã là ý tưởng vụn, nhớ đâu viết đó, xin độc giả đứng hỏi tôi vì sao quá hổ lốn, không khác cơm nếp mắc mưa. Xin thưa: “Đã là tạp pín lù, thì trách chi món ăn hỗn tạp”, “thập cẩm” là nói văn hoa theo Bắc, trong Nam dùng chữ “xào bần”, nghe dường như bình dân và tập thể hơn”. Tôi nhớ ông bạn đàn anh năm xưa là Đoàn Quan Tấn, học ở Sorbonne về, dạy tôi, khi viết văn, đứa nào không biết đẽo gọt thí bớt là chưa biết viết, nguyên văn câu Pháp là “qui ne sait pas sacrifler, ne sait pas écrire” nhưng đối với tôi là nhà sưu tập và mê chơi đồ cổ, tôi thuở nay không bỏ một chéo giấy vụn nào, và lâu ngày lấy ra xem, đều có chỗ hữu dụng. Hiện tôi có dưới tay hai trang đánh máy sẵn, trang 8 và 9 của tập này, tôi đã thay bằng hai trang mới, nhưng bỏ không đành, và vẫn ghim vào nơi đây, nối thêm lời bạt. 2) 13 février 1918- 1er carnet- Page 15- Au 57. Le 57, c est le numéro de ma maison d affaires, rue La Boétie. Seize heures cinq- Boni de Castellane, époux divorcé de la riche Américaine Anna Gould. Sa Poitrine est trop bombée, ses épaules trop carrées, sa taille trop pincée. Il est très dandy, très blond, encore vert, trop vert, très charmeur, trop poupée, et très grand seigneur. Seize heures huit.- Anna Gould, épouse divorcée du comte Boni de Castellane. Elle a quarante ans. Petite, difforme. Son corps a la ligne d une gourde, tandes que sur sa figure a poussé, en place de nez, une pomme de terre vineuse. Elle est accompagnée de son nouveau mari, le duc de Talleyrand-Périgord, cousin de Boni. Après son divorce, qui le rejetait dans la gêne mais qui laissait à sa femme des millions de dettes, sa seule plainte fut: “je me suis trompé, Anna Gould n était pas assez riche pour moi”. Avec Talleyrand, elle est heureuse. Grand, effacé, le dos voûté, près de soixante ans, il traine ce grand air respectable et plein d aménité de l homme qui a fait les cent coups(1). Ils ne se rencontrent pas avec Boni. Dịch cho mau hiểu, số 57 là môn bài của nhà buôn đồ cổ của chúng tôi, toạ lạc nơi đường La Boétie. Vào 16 giờ 5 phút, tiếp hầu tước Boni de Castellane, tục là chồng cũ của nữ tỷ phú Mỹ Anna Gould. Hầu tước ngực quá no tròn, vai rộng đến hoá vuông, và lưng eo thắt đáy, bảnh bao không ai bì, nước da trắng trẻo, tóc hoe hoe, còn bô trai lắm bô đẹp tươi xanh, còn khuyến rủ đắc mèo bỏ bùa được lắm, nhưng quá ẻo lả tựa hồ con búp bế của mấy bà thiếu chồng, và vẻ sang trọng hơn ông hoàng quí tộc. Qua 16 giờ hơn 8 phút, chúng tôi tiếp bà Anna Gould, bốn chục xuân thì, tức Boni de Castellane phu nhơn, nhưng đã cũ thôi, đã ly hôn với nhau rồi. Nhỏ người thêm xấu. Vóc hình như trái bầu hồ lô, điểm trên mặt một củ khoai, tẩm nực mùi rượu vang, đóng ngay chỗ thừa đáng lẽ cho mũi dọc dừa. Cùng đi theo bà là đức phu quân “tân lang” - anh em thúc bá với tiền phu, và đó là quận công de Talleyrand-Périgord lưng khòm, tuổi độ lục tuần, cao lớn, dáng người ẩn dật, đã từng hư đốn trăm phần nay đúng một ông hoàng ông công, với chàng sau, bà được hạnh phúc. Sau cuộc ly hôn ông trước tuột dốc, lâm cảnh túng hụt, nợ như Chúa Chổm, ông để lại cho bà trả không biết bao nhiêu triệu nợ, ông chỉ than: “Tôi đã lầm, nàng Anna Gould không đủ sức giàu cho tôi xài cho phỉ chí”. Giải thích. - Dịch như vậy là ôm cua theo sát máy câu văn Pháp, độc giả nghi trên xe do tôi lái, bị nhồi như hột gạo trên sàng cung may, tôi còn giữ được tập báo Illustration số 29 octobre 1932, tờ “Đại hoạ báo” này ghi lại như sau (tóm tắt): Boni de Castellane vừa tạ thế ngày 20 tháng 10 nầy, xuân thu 65, măng đèn, mơn mởn 65 cái xuân già. Dòng Tallcyrand - Périgord. Năm Boni được 27 xuân xanh, bỗng gặp nàng Anna Gould là ông vua xe hoả bên Mỹquốc (roi des chemins de fer). liền clụp lấy cơ hội, từ giã Paris theo nàng sang Mỹ, làm lễ thành hôn, đổi tước hầu ra bạc tỷ đưa nhau về Paris, xây một biệt thụ nơi hoa lâm Bois de Boulogne, lấy kiểu theo cung điện Petit Trianon, và xây toàn bằng thứ đá vân thạch màu hường quý giá. Xây xong để chưng diện toà lâu đài nầy, ông quy tụ hết tất cá những gì cao sanh quý trọng của bao nhiêu nhà buôn từ kinh đô Paris qua đô thành Londres, nào bàn giường ghế xưa, cổ đồng, ngoạn vật, nhưng phải nhìn nhận ông dọn dẹp dinh thự ông với một ngọc nhãn thiên tài không ai bì kịp. Thử tập dịch văn Pháp. “Chez Berenson, critique d art. “Si les tigres qui sont petits et vifs parlaient, ils auraient ta voix et ton intaiïig ence, Polonais félin. Sous ta douceur calculée, tu étouffes tes rugissement. Pattes de velours et griffes exécutrices d acier. Si tu laisses pousser barbe, c est pour nous cacher que tu es un homoncule. Tes yeux sont bleus... comme pour tromper. Eduqué en Amérique, peut-être y es-tu né. Qui le sait? Tu vis en Italie et certains veulent que tu sois Anglais; Ton ambition (qu elle t a consumé!) fut qu on te reconnaisse comme le plus grand expert au monde en primitifs italiens et tu as atteint ton but depuis trois ans. Tu es mourant mais pour longtemps. Tu ne fais pas d affaires et n acceptes pas de commissions, mais tu partages les bénéfices. - Voici vingt-cing mille francs, monsieur Berenson. - Merci, Gimpel. Tu es venu depuis peu de temps t installer à Paris. Tu accours, dis tu pour travailler pour la Croix Rouge américaine. La vérité: tu as peur que, rompant le front italien, les Boches ne viennent jusqu à Florence te déranger en ta ville et l on murmure que l Angleterre te refuse l accès de son territoire. Tu connais tous les mondes, toutes les sociétés, et dans l univers tu n as que des ennemis. Si tu hais, on te le rend bien, mais si on te mettait dans une cage avec un critique, c est lui qui serait mangé. Ton plus mortel ennemi est Bode, le directeur du musée de Berlin qui a osé étudier et comprendre la sculpture italienne!” (René Gimpel, - journal d un collectionneur, marchand de, tableaux). Vừa tập dịch vừa giảng những chỗ gút mắt. (viết luôn trên máy không giấy giáp) Berenson, nhà phê bình và giảo nghiệm đồ mỹ thuật Ý. Nếu hổ, thường nhỏ con nhưng lanh lẹn, nếu hổ biết nói tiếng người thì ắt hổ có một giọng như mi, và cùng một thông minh như mi, ớ nầy lão Ba lan giả hổ. Mi có dáng bộ nho nhã cân xứng, giỏi che giấu tiếng gầm, móng vuốt bén nhọn như thép, luyện bọc trong nhung lụa. Mi để râu mọc là cố không cho thấy mi là con vật có phép biết tàng hình biến hoá của bọn pháp sư phù thuỷ. Mắt mi trong xanh màu biếc, tinh xảo, quỷ quyệt vô song. Được giáo hoá bên Mỹ quốc, có lẽ mi vẫn sanh đẻ bên ấy, nhưng đố ai biết được rõ ràng. Mi sanh sống bên nước Ý, nhưng có người định mi là người Anh. Lòng tham vọng vô biên, hiện nó đang đốt cháy mi bên trong, lòng tham vọng ấy đã khiến mi được suy tôn là một nhà phê bình giảo nghiệm độc nhứt về cổ vật nước Ý, và đã ba năm nay, mi được đoạt tới đích ấy rồi. Duy mi đang đau ốm rề rề, nhưng còn lâu, mi chưa chết bây giờ đâu. Mi chẳng làm gì cho động móng tay, cũng không lãnh bắt mối ăn tiền còm, nhưng ai chia lời mi biết táp. - Ông Berenson, nầy là lai mươi lăm ngàn quan, đây ông. - Cám ơn Gimpel. Mới đây, mi đến trú ở Paris. Mi rằng đến để góp công làm việc cho hội Hồng thập tự Mỹ quốc. Kỳ trung, đó là vì mi e một ngày kia bọn Đức tặc đạp vỡ ranh giới nước Ý, tràn xuống Glorence khuấy rầy mi và biệt thự của mi, và người ta thì thầm nước Anh không khứng cho mi qua xứ họ. Giới nào, hội nào trên hoàn cầu, mi đều quen biết, nhưng trên hoàn cầu mi chỉ có thù địch, mi ghét chúng bao nhiêu, thì chúng cũng ghét mi không vừa, và nói cho cùng, thoáng thử nhốt mi vào chuồng hổ cùng với một phê bình gia khác, thì dám chắc lão gia bị hổ xơi ngay, chớ hổ vẫn chừa mi mà? Kẻ thù không đội trời chung của mi, lại là ông Bode, tức ông quản thủ viện bảo tàng kinh đô Đức Berlin, ông này tại sao dám nghiên cứu và hiểu sâu về cổ hoạ và điêu khắc Ý? (hơn mi và biết dư những mánh khóe của mi trong môn sở trường nầy) (12-9-1983). Hai trang 8 và 9 cũ ấy, vốn chẳng hay ho gì, và nay đọc lại thật là “đầu Ngô, mình Sở”, nhưng như đã nói, tôi vẫn tiếc và cố chép lại nơi đây, để cho thấy tật “ưa để dành” và quả số kiếp của tôi là chó chôn xương, để moi móc lên gặm lại những buổi đói lòng mà không sẵn thức ăn dưới tay. Ngày nay gẫm lại mà giựt mình, đời của tôi, đời một tên thơ ký quèn trào Tây còn sót lại, chỉ được cái sống dai, nay lên lão, và nếu sự nghiệp còn, sách vả còn, và đồ xưa, ngoạn hảo không mất ai át, ấy chẳng qua là nhờ vận may, và cũng nhờ và vẫn không quên ơn nhà nước biết xét cho một người lương thiện và vô thưởng vô phạt. Hôm nay tôi đã được 88 tuổi và trong vài mươi ngày nữa, đến 27-9 ta, tức 26 octobre tới đây, sẽ lên tuổi 89, thử nhìn lại những khúc đời đã qua, vui có, buồn có, và nếu phải trở lại cuộc đời, tưởng sẽ y đường cũ mà bước, và không thay đổi chút nào. Tại sao phí phạm quá nhiều sức sống? Nhớ lại, và ngày nay mỗi lần có dịp đi qua chỗ cũ, bỗng giựt mình, năm 1920, học xong năm thứ nhứt (première année) trường Chasseloup, nhơn dịp bãi trường, mãi ham về nhà ở Sốc Trăng, tái hiệp cùng cha già mà quên lấy về đôi giày tige drap bỏ quên dưới ngăn tủ trên lầu ngủ nhà trường, đêm ấy, vào khoảng tám giờ tối, sửa soạn mặc đồ vía đi xem chớp bóng rạp Casino, mới nhớ đôi giày giá đặt mười hai đồng (12$00) nơi tiệm Nguyễn Chí Hoà đường Catinat, tiệm giày này là của bà quả phụ Lê Thị Gẫm, mẹ của hai nhà giàu lớn, Nguyễn Chí Mai và dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều, chẳng lành thì chớ, quên giày thì lên bỏ qua, nếu kỳ nhập trường tới, còn gặp giày lại thì may, bằng không thì thôi, đàng nầy tôi lúc ấy tiếc của không chịu bỏ qua, lại mời rủ anh em, cùng nhau trở lại trường và tôi noi theo góc đường Lê Quí Đôn và Trần Quí Cáp leo qua hàng rào sắt nhọn, vả đeo theo ống nước máng xối, lên được mái ngói và noi theo một cửa sổ không đóng kín, đột nhập lầu ngủ mà lấy cho được đôi giày, ngày nay trở lại chỗ cũ; nhìn cảnh xưa không thay đổi mà tự giựt mình, quả tôi phí phạm sức sống, vì ống máng xối nào có chắc, rủi thời lúc ấy tôi sa chân xẩy bước, té từ trên cao rớt xuống mà mạng mất thì chẳng là uổng công sanh dưỡng của mẹ cha? Năm 1924, cưới vợ để chín tháng sau, vợ bỏ nhà, cuộc vợ chồng dở dang, chưa nóng một chiếc chiếu, ắt cũng tại mình phần nào... để rồi trở lại cảnh sống độc thân, buông lung sa đà, hai lần vô nằm nhà thương Chợ Rẫy, rồi kết hôn với một vợ nữa, tốn hao tiền bạc của cha mẹ, làm mất luôn dấu tích mười lạng vàng nữ trang của mẹ để lại và của ấy nơi ba tôi ra công tự làm lấy, dấu tích của mẹ và cha mà, tôi không gìn giữ được, tôi như vậy nên hay là hư, khỏi nói,... để rồi 19 năm sau, người vợ nầy cũng ôm cầm sang thuyền khác, cuộc ly dị đã có toà án làm chứng, nhưng nay phải nhìn nhận đôi bên đều có lỗi và lỗi của tôi, tôi tự trách, tôi mê đồ cổ hơn người chán gối và phải chăng mê đèn sách hơn mê đàn bà tôi đành chừa cho công luận xét soi, và tôi nhìn nhận, có hư nên chúng bỏ... Mấy phen quen biết cảnh Sài gòn, từ năm 1919, chưn ướt chưn ráo, lên đây học hành, năm 1928, đổi về tỉrh Sa Đéc, vợ thơ, tiền túi, nhẹ bồng..., năm 1932 đổi về Sốc Trăng, ở gần được với cha già mấy niên, chữ hiếu chưa tròn, năm 1935 đổi lên Cần thơ, hạnh phúc trong tay mà không biết tận hưởng, năm 1938 đổi trở lại Sài gòn tùng quyền nơi dinh thống đốc, để rồi thấy thời cuộc bất an, xin đổi về quê hương là tỉnh Sốc Trăng vui sống mấy năm dưới chơn cha già mà vẫn chữ hiếu còn thiếu nhiều bề, kế lại xảy ra cuộc biến thiên, tôi không sống yên thân được nơi nhau rún, cũng tưởng một gói một xách lên Sài gòn nương náu tạm chờ ngày lui về quê nhà là Sốc Trăng, ngờ đâu nay dính gốc dính rễ, từ năm 1947, tôi thiệt thọ làm con dân tỉnh Gia Định như vầy, việc nghe việc thấy cũng chán chê, và nào đâu cánh “tái hồi cầu thị bách nên xuân”. A! Ha! Tuổi chúng chờ ta, nay chỉ chờ ngày xuống lỗ! Tóm tắt lại, không như Thăng Long là chốn “ngàn năm văn vật”, cũng không như Huế đô là đất thiêng liêng nhà Nguyễn, Sài Gòn chưa được hơn tuổi ba trăm năm, kể từ ngày Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, năm 1679-1680 kéo binh Minh qua đây xin đùm đậu, theo mắt tôi dự kiến: Sài gòn năm 1919, vẫn lèo hèo dân cư thưa thớt, mười sáu giờ chiều tan chợ là chợ Bến Thành trơ trẽn đìu hiu như nhà ma mạt chủ, vì phong tục thời Pháp thuộc, đêm hôm từ 16 giờ cho đến 6 giờ sáng, nhà chợ phải để trống, không cho người vào ở, vả lại lúc ấy đèn đuốc lèo hèo, nhà tư nhân còn dùng đèn dầu hoả, nhà sang và nhà thợ thầy mới biết dùng khí đá (carbure) và sau hơn nữa dùng đèn có manchon hiệu Tito-Landy, và chỉ cơ quan nhà nước và các đường phố lớn mới có đèn điện vân vân, xuống đến những năm 1930 đến 1945, qua cơn khủng hoảng kinh tế sau trận đệ nhứt thế chiến 1914-1918, từ những năm 1921 về sau, Sài Gòn mới bắt đầu lại nghỉn, kinh tế phát triển, ruộng trúng mùa, có cuộc cho con sang du học bên Pháp địa, tiền rừng bạc biển, sắm mua xe ô tô, từ xe mủi sập Citroen, đến xe mui hòm Delagé, Renault, Peugeot, vân vân, và mọc như nấm đầu mùa mưa, nào nhà hàng cơm Tây, nào rạp chớp bóng, từ bóng câm rạp Casino ngày nay vẫn còn tồn tại qua rạp Eden và rạp Majestic, sau rốt là rạp Rex, vân vân, nhà phố khuếch trương thêm đồ sộ, người Việt ta biết tranh thương cùng khách kiều cư chà Bom bay, chệc Quảng, chệc Tiều, rồi vượng lên một lúc thật thịnh vượng, buổi binh Mỹ qua đày vãi tiền quến rủ gái nhà quê quẳng gánh, không gánh nước mướn nữa, tập dồi phấn thoa son, học khiêu vũ, lây người ngoại bang, rần rần một lúc, để đến năm 1975, tháng tư ngày 30 đạo binh giải phóng vô đây, thành phố để mặt thật, phấn son bỏ dẹp như đã thấy và nay bặt bén trở lại nhưng như tôi chưa rành và hiện không dám viết... Phong tục rạp quán, xin hãy giở báo hàng ngày ra đọc, tôi nói bằng thừa: nhớ lại buổi không xa gì lắm, là buổi chúng tôi vừa ra trường, đóng vai làm mọi cho Tây, thơ ký có anh Phát, lanh lợi đi trước thời cuộc, Phát cặp với một nữ lai, con của một cảnh sát trưởng ở Chợ Lớn, Phát tình nguyện ưng ra Côn Đảo làm việc giấy nơi văn phòng viên chủ ngục, để có dịp dẫn dắt nàng vị thành niên đầm lai con ông cò ra đó hưởng tuần trăng mật, nực cười ông Cò mất con, làm tờ có tìm con, đơn thưa quan chướng lý toà Pháp đình gởi qua dinh Thống đốc lại gặp Thống đốc tên là Ba Ghẹ, có máu 35, thống đốc phê câu Pháp ngữ, tôi nhớ mãi là phàm có con gái thì bổn thân phải biết gìn giữ và gà mái sút chuồng thì chủ chuồng tự tìm lấy, chớ thơ ký Phát, không có lỗi đối với phận sự, vả lại đã đến chốn Côn Đảo là cùng tột, thì còn chỗ nào sai đi được nữa, chuyện là chuyện gia đình, chuyện tư gia (affaire privée), không thuộc quyền Thống đốc xét xử v.v... Tuy đơn phê làm vậy, nhưng ông Ba Ghẹ vẫn ra một huấn thị và ra chỉ thị dặn tự hậu đàn bà có chồng công chức tùng sự tại Côn côn, muốn ra đó thăm chồng phải đợi tuỳ tờ hôn thú chánh thức mới đáp tàu ra đó được và thàa dịp ấy một thơ ký khác tên Ba, bị người chăn gối làm bực bội quấy rầy, để cho rảnh sự thoát vòng nữ quái, Ba làm đơn tình nguyện thế cho Phát, Ba ra hứng gió Côn Đảo một ít lâu, nàng tình nhân y hẹn xách va ly định đi tìm chồng nhưng đến bến tàu, vì thiếu tờ hôn thú hợp lệ, nên cô Mười ở lại Sài Gòn, dặm chăn nghêu ngao lỡ khóc lỡ cười và Ba khoái trá, việc như vậy, tôi cho rằng thú. Một việc khác, nói về lương tâm ông bác sĩ chuyên nghề cứu nhân độ thế, tôi biết một bác sĩ người bòn bon da màu cà phê sữa, có bằng nội trú dưỡng đường Paris (interne des hôpiteaux de Paris) trước tùng sự tại dưỡng đường tỉnh Sa Đéc, sau thuyên chuyển qua nhà thương đô thành Cần Thơ, về chuyên môn thì phải nhìn nhận ông vững nghề trị bịnh, nhưng tại sao ông hám tiền quá độ, lúc ở Cần Thơ, tôi nằm nhà thương nên biết rõ chuyện ông nhóng tiền, có một cô gái Việt đau chứng lên sốt nóng vùi, cha của cô được chủ Tây cho lấy xe nhà chở cô gái vào nhà thương, bác sĩ thấy cô nầy đi xe nhà lộng lẫy, nên nhóng tiền, cô chỉ có đường kinh, máu ra nhiều, tấm trinh chận máu ứ lại, giá thử chích cho rách tấm da mỏng kia thì máu hết ứ, nhưng ông bác sĩ vẫn đế cô nhỏ rên la đau đớn, lỗi vì đi xe nhà mà chậm lòi tiền... Và cũng thì ông bác sĩ da cà phê sữa nầy (Bourbonais), Dr. L....., tôi vẫn gặp lại ở tỉnh nhà, Sốc Trăng, năm ấy, (nay quên năm nào), có một vị cai tổng chủ ruộng, ban đêm đi mò vợ tá điền bị đâm đổ ruột, chở kịp ổng ra nhà thương tỉnh lỵ băng bó, bác sĩ người Ba Lan Dr. Mickianowsky, trị cho ông đã gần lành, ông cai tổng ỷ giàu, sai lấy xe nhà đem lên Cần Thơ rước cho được ông bòn bon xuống khám bệnh cho ông, bác sĩ cà phê sữa, sẵn xe lên ngồi, vừa hóng mát ngoã nghê, xe tới Sốc Trăng, ông vào nhà thương, sai tháo cuộn băng, ông bác sĩ ban đầu lấy xà bông rửa sạch hai bàn tay, rồi lấy rượu cồn rửa tay lại thoa đi thoa lại rượu 90 chữ không biết mấy lần, đoạn ông bước lại gần giường thầy cai đang nằm, ông nhìn vô chỗ bị thương, ông gật đâu và sai nghịch chỗ bị thương lại y như cũ, đoạn ông lên xe trở về Cần Thơ, tiền khám bịnh lúc nãy, đúng là sáu trăm bạc (600$00), năm ấy Nhựt Bổn có mặt tại Sốc Trăng, và sáu trăm bạc, xin độc giả ngày nay tự định lấy giá trị. Còn một chuyện nầy nữa, cũng xảy ra ở Sốc Trăng. Lúc ấy có một quan toà là người Việt, quê quán ở Cao Lãnh, ông có vợ là con của một nhà giàu lởn ở Trà Ôn (Cần Thơ), bà nầy đeo vàng xoàn đi xem hát, khi trở về nhà, bà giao cho chị vú xẩm tháo vòng xoàn cất giữ trong một tủ trang sức gỗ, sáng ngày, cả hai, chủ nhà và chị xẩm Quảng Đông, không tìm ra nữ trang, hô hoảng bị trộm, cách ít lâu, quan toà đi ngang một tiệm thợ bạc, thấy bà cai tổng có chồng bị tá điền đâm đổ ruột mà không chết trên đây, bà đang ngồi chờ gắn xoàn vào chiếc vòng, quan toà bước vào, hô lên là xoàn ấy là xoàn của vợ ông bị mất trộm, bà cai phải nhờ luật sư bào chữa và tốn hao không ít mới khỏi vụ nghi oan ấy, việc đã nguôi ngoai và cách không lâu, quan toà có lịnh thuyên chuyển qua tỉnh khác, quan bán cái bàn gỗ trang sức cho một người chủ tiệm làm đồ mộc, người nầy khi đến nhà quan chở tủ, kéo ngăn hộc ra, thì té ra vàng xoàn nữ trang nghi là bị mất trộm vẫn nằm yên dưới đáy tủ, vì kéo ra kéo vào, vàng lọt tuốt xuống kẹt đáy mà vừa chủ nhà vừa chị ở Tàu, sớn sác, không xem xét kỹ, báo hại bà cai hao tài tốn của và ông quan, vì thiếu lương tâm, đã nghi oan cho kẻ bị oan tình là bà cai nọ. Mấy chuyện nầy đều là chuyện tào lao, chuyện chó bị xe hơi cán, chuyện không đáng kể, nhưng tôi vẫn kể lại đây, vì trong tập Sài Gòn tạp pín lù nầy cũng nên ghi lại những vặt vãnh đánh dấu buổi suy vong thời Pháp thuộc. Một chuyện nhỏ nữa là chuyện quan phó tham biện Pháp ở Sốc Trăng, tên là Mabé ông bị lính Nhựt bắt giải làm tù binh lên Cần Thơ, trước khi bị bắt, ông giấu nữ trang của vợ trên kẹt hóc nhà lầu ông ở, thanh niên tiên phong chiếm nhà nầy một thời gian khá lâu, thế mà sau đó quan Tây nầy trở lại nhà cũ và tìm gần y nguyên số vàng giấu kín, những việc dường ấy, nên hỏi thanh niên tiền phong làm việc tắc trách, xem xét kiểm tra không kỹ, hay là nên hiểu như tôi là mỗi người, mỗi vật, đều có số, có vận may, không ai giống một ai, và cũng không nên tìm hiểu cho nhiều thêm mệt trí óc... cho vào Sài Gòn tạp pín lù là vừa. (Ngày 16-9-1989). CHUNG Chú thích: (1) fait les cent coups: mener une vie désordonnée. Tôi dịch “hư đốn một trăm lần” |
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
- SÁCH “BÁO QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (1963 -1975)”
- NGƯỜI MIỀN TÂY DỞ CHÀ BẮT CÁ, TÔM
- VĂN MIẾU BÌNH THUẬN
- DẤU ẤN HUẾ TRONG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÔNG NAM BỘ
- DIỄN ĐÀN BÁO CHÍ CÔNG KHAI ĐẦU TIÊN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở NAM KỲ
- TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUỐC LỘ 20
- ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1945
- TƯ LIỆU VỀ CỔ MIẾU LONG VƯƠNG - XỨ BIÊN HÒA XƯA
- VỀ MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ Ở MIỀN TÂY