Lịch sử Việt Nam

Chính sách triều nguyễn đối với thiên chúa giáo

Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam từ năm 1533, đây không chỉ là vấn đề thuần túy của tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa mà là vấn đề chính trị-xã hội rất nhạy cảm qua các thời kỳ lịch sử có chế độ chính trị khác nhau. Tính độc tôn và tính kiêu hãnh của Thiên Chúa Giáo cùng những nghi thức mang tính tương khắc với văn hóa truyền thống và sự lạm dụng chính trị của các chế độ bên ngoài đối với Thiên Chúa Giáo là nguyên nhân dẫn đến chính sách đối với Thiên Chúa Giáo của nhà cầm quyền Việt Nam trong đó có triều Nguyễn.

Xem chi tiết


Một vài suy nghĩ về chính sách đối ngoại của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX

Trong quan hệ đối ngoại nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phải đối phó với 3 đối tượng: Trung Quốc, các nước láng giềng ở Đông Nam Á(cụ thể là Lào, Miên và Xiên Là) và các nước phương Tây. Đối với triều Thanh các vua Nguyễn trước sau vẫn giữ thái độ "thuần phục" vốn là đường lối đối ngoại truyền thống quan trọng với Trung Quốc của các triều đại phong kiến trước: nhận sách phong, thực hiện nghĩa vụ triều cống. Bỏ qua tất cả các thủ tục, nghi lễ phát sinh từ "sách phong" và "triều cống", mà thực ra chỉ có ý nghĩa hình thức 


Một tư liệu độc đáo quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản giữa thế kỷ XVIII

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, tư liệu ghi chép về điều đó không nhiều, nhất là những tư liệu đáng tin cậy. Vừa qua, nhân tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn của Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh(1713-1789) chúng tôi gặp một tư liệu rất cá giá trị. Đó là một bài thơ viết về cuộc tiếp xúc giữa sứ thần Việt Nam và sứ thần Nhật Bản trên đất Trung Quốc và giữa thế kỷ XVIII. Bài thơ không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung mà còn độc đáo về mặt hình thức. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu chi tiết về bài thơ này.


Hoạt động chính sách phong và triều cống thời Mạc: hệ quả và thực chất

Vượt qua khỏi những thiên kiến lịch sử vốn tồn tại rất lâu, hơn một phần tư thế kỷ qua bằng nguồn nguyên liệu mới, với quan điểm và phương pháp tiếp cận mới. Các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra những đánh giá khách quan và toàn diện hơn về triều Mạc, dần đưa triều Mạc về đúng vị trị của nó với tư cách là một "vương triều chính thống" nằm trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Và tất nhiên, cũng như những vương triều phong kiến khác, trước và sau đó, để bảo vệ, duy trì sự tồn tại trong "hòa bình", triều Mạc ngay từ đầu đã đặc biệt chú trọng đến quan hệ bang giao với với đại đế quốc phong kiến Trung Hoa.


Vài nét về vai trò của hoạn quan trong ngoại thương thế kỷ XVII

Tháng 4, Vĩnh Hựu năm thứ 5(1739) chúa Trịnh Giam thiết lập ban Giám, là một tổ chức của hoạn quan. Sự kiện này cho thấy hoạn quan chiếm vị trí chính thức với Văn Thần(ban Văn) và Vũ Thần(ban Vũ). Theo quan niệm Nho giáo, hoạn quan không bao giờ được coi là con người mà là một tồn tại kiếm hơn bình dân và kẻ vô hiếu. Nếu hoạn quan nắm quyền hành và đóng vai trò quan trọng thì đó bị coi là một kết quả thối nát của triều đình. Mặc dù ban Giám bị thủ tiêu ngay năm sau nhưng sự thiết lập này là một sự kiện rất đặc biệt từ góc độ quan niệm Nho giáo nói riêng, hệ tư tưởng Đông Á nói chung.


Hịch khởi nghĩa Mỹ Sơn của Cao Bá Quát

Ngày 10/12/2010, tôi có dịp cùng đi với bạn Ngô Thế Long đến thăm ông Phan Văn Dốp - Giám đốc Thư Viện Khoa Học Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, tôi đã tìm thấy toàn văn bản dịch HỊCH KHỞI NGHĨA MỸ LƯƠNG của Cao Bá Quát được đăng trong KỶ YẾU THÔNG TIN UNESCO VIETNAM, số 7 tháng 12 năm 1964 (Chủ nhiệm kiêm chủ bút: NGUYỄN ĐÌNH HÒA. Thư ký kiêm quản lý: NGUYỄN QUỲNH). 


Vài nét về hệ thống Giáo dục và Khoa cử Việt Nam thời Nguyễn

Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng Đế, mở đầu một triều đại mới, giai đoạn mới - nhưng là triều đại cuối cùng, giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam trước khi lịch sử bước sang một trang mới. Triều Nguyễn được thiết lập đứng trước rất nhiều khó khăn: quản lý một lãnh thổ rộng lớn lần đầu tiên được thống nhất liền một dãi từ Lạng Sơn đến Cà Mau; hậu quả của cuộc khủng hoảng và biến động dữ dội những chục năm cuối thế kỷ XVIII; lòng dân chưa yên nhất là vùng Đàng Ngoài vốn thuộc quyền kiểm soát của của chính quyền Lê Trịnh...thực tế trên đặt ra cho Nguyễn Ánh và những người đứng đầu triều đình nhà Nguyễn


Dấu ấn Tôn Trung Sơn ở Việt Nam

Tôn Trung Sơn tức Tôn Dật Tiên (sinh ngày 12-11-1866, mất ngày 12-3-1925) là một nhà dân chủ vĩ đại, một nhân vật hàng đầu trong lịch sử cận - hiện đại Trung Quốc. Năm 1905, Ông đề ra chủ nghĩa Tam Dân nổi tiếng với ba chủ thuyết: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh, đồng thời thành lập tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội cách mạng để cổ động cho chủ nghĩa Tam dân và tuyên truyền vận động quần chúng. Ông là người tổ chức cuộc Cách mạng Tân Hợi và trở thành người đứng đầu Nhà nước cộng hoà dân chủ đầu tiên ở Trung Quốc cho đến khi qua đời.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24388960