Lịch sử Việt Nam

TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” - CẨM NANG VỀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN HIỆN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã hiến dâng trọn đời mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang dấu ấn sâu đậm trong sự phát triển của đất nước và nhận loại. Suốt quá trình hoạt động cách mạng gian khổ, Người đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết kết tinh những giá trị cao quý của dân tộc và thời đại. Trong đó, Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm có tầm vóc như một văn kiện quan trọng, tài sản tinh thần vô giá thể hiện sâu sắc tư tưởng lớn của Người về xây dựng phong cách làm việc để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Xem chi tiết


ROI TRƯỜNG KHUẤT PHỤC CỬU LIÊN HƯỜN

Ông Cả Đại là một bậc anh tài của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, vừa đánh bại một người Lèo (tức người Lào) sau một thư hùng bằng quyền cước. Người Lèo buôn ngựa sau đó đã hẹn tái chiến ngay với ông Cả Đại bằng món binh khí sở trường cửu liên hườn, vì hắn cho rằng người Việt ít ai học hết thập bát ban võ nghệ. Thành thử món binh khí hắn sử dụng ít có ai địch nổi.


NGƯỜI BATEK Ở BÁN ĐẢO MÃ LAI (MALAYSIA) TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI VĂN HÓA HÒA BÌNH (VIỆT NAM)

Những phát hiện về văn hóa Hòa Bình (Hoabinhian) của Madalene Colani vào những năm 20 của thế kỷ trước đã mở ra khái niệm mới về thời đại và không gian của văn hóa Hòa Bình. Nền văn hóa này không chỉ gói gọn ở khu vực miền Bắc Việt Nam mà còn lan xa hơn những nước khác trong khu vực và tồn đọng đậm nét ở bán đảo Mã Lai, nơi ghi nhận nhiều dấu ấn văn hóa Hòa Bình ở khu vực Đông Nam Á.


NGHĨ VỀ BÁNH MÌ SÀI GÒN

Từ vị thế lịch sử của mình Sài Gòn đã là nơi hội tụ các dòng chảy văn hóa, cả trong và ngoài nước, trong đó có văn hóa ẩm thực với những biểu hiện rất phong phú. Bánh mì du nhập từ phương Tây vào đô thị Sài Gòn là một trường hợp điển hình cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó.


“LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH DĨ AN” - LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Theo sử liệu còn ghi lại thì Đình Dĩ An được nhân dân nơi đây tạo lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19, năm 1852 Đình được vua Tự Đức sắc phong. Ban đầu Đình chỉ được xây dựng tạm bằng tranh tre, mái lá đơn sơ để phục vụ cho nhu cầu tâm linh của những người dân xa xứ, đến vùng đất Dĩ An mở ấp, lập làng. Đến năm 1910, khi dân số nơi đây đông hơn, cuộc sống khá giả, nhân dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của xây dựng lại ngôi Đình bề thế bằng gỗ quý, mái lợp ngói âm dương. Trải qua thời gian hơn 100 năm tồn tại, tuy đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, nhưng về cơ bản, Đình Dĩ An vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống và được đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô, kết cấu lớn bậc nhất khu vực Đông Nam bộ.


ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỔNG TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ BÌNH DƯƠNG

Tổng là đơn vị trung gian giữa huyện và xã trong hệ thống hành chính được duy trì trong một thời gian dài dưới thời phong kiến Việt Nam. Trước thời kì Lê Sơ, tuyệt nhiên chưa từng thấy dấu tích nào của đơn vị hành chính này. Ở giai đoạn Lê Sơ, tổng cũng chỉ mới xuất hiện ở một vài địa phương. Sang thời Mạc, đơn vị hành chính tổng này tiếp tục được duy trì và mở rộng hơn.


VAI TRÒ PHÒNG THỦ VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA DINH LONG HỒ THẾ KỈ XVIII-XIX

Với vị thế quan trọng của vùng biên viễn Tây Nam, từ thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã quan tâm đến việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, xây dựng hệ thống phòng thủ. Trong chiến lược quốc gia đó, Dinh Long Hồ được thành lập và bố trí với vai trò quan trọng. Dựa vào các đặc điểm về địa chính trị và địa kinh tế, Dinh được bố trí lực lượng quân sự mạnh, vũ khí hiện đại với hệ thống đồn trú chặt chẽ. Nơi đây trở thành trung tâm kết nối với các đồn trú địa phương khác để chống xâm lược, bảo vệ vùng đất phương Nam. Từ đó, Dinh Long Hồ giữ vai trò quan trọng trong phòng thủ và bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc vào thế kỉ XVIII- XIX.


ĐIỀN CHỦ Ở NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP

“Điền chủ” hay “địa chủ”? Theo “Hán Việt từ điển giản yếu” của Đào Duy Anh, về mặt chữ Hán cách viết 2 từ này có chút khác nhau.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 23953487