Lịch sử Việt Nam

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỔNG TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ BÌNH DƯƠNG

Tổng là đơn vị trung gian giữa huyện và xã trong hệ thống hành chính được duy trì trong một thời gian dài dưới thời phong kiến Việt Nam. Trước thời kì Lê Sơ, tuyệt nhiên chưa từng thấy dấu tích nào của đơn vị hành chính này. Ở giai đoạn Lê Sơ, tổng cũng chỉ mới xuất hiện ở một vài địa phương. Sang thời Mạc, đơn vị hành chính tổng này tiếp tục được duy trì và mở rộng hơn.

Xem chi tiết


VAI TRÒ PHÒNG THỦ VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA DINH LONG HỒ THẾ KỈ XVIII-XIX

Với vị thế quan trọng của vùng biên viễn Tây Nam, từ thế kỷ XVIII, các chúa Nguyễn đã quan tâm đến việc hoạch định biên giới, tổ chức lãnh thổ, xây dựng hệ thống phòng thủ. Trong chiến lược quốc gia đó, Dinh Long Hồ được thành lập và bố trí với vai trò quan trọng. Dựa vào các đặc điểm về địa chính trị và địa kinh tế, Dinh được bố trí lực lượng quân sự mạnh, vũ khí hiện đại với hệ thống đồn trú chặt chẽ. Nơi đây trở thành trung tâm kết nối với các đồn trú địa phương khác để chống xâm lược, bảo vệ vùng đất phương Nam. Từ đó, Dinh Long Hồ giữ vai trò quan trọng trong phòng thủ và bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc vào thế kỉ XVIII- XIX.


ĐIỀN CHỦ Ở NAM KỲ THỜI THUỘC PHÁP

“Điền chủ” hay “địa chủ”? Theo “Hán Việt từ điển giản yếu” của Đào Duy Anh, về mặt chữ Hán cách viết 2 từ này có chút khác nhau.


KHU DI TÍCH ĐỀN CHÓT MẠT (HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH)

Di tích thuộc văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo tại tỉnh Tây Ninh rất đa dạng, bao gồm dấu vết cư trú (huyện Bến Cầu, thị xã Trảng Bàng), tượng thần Vishnu (huyện Châu Thành, huyện Tân Biên), bệ thờ bằng sa thạch, đồ gốm, gạch …Và đặc biệt hơn hết chính là 2 khu đền cổ thuộc niên đại thế kỷ VIII là đền Chót Mạt (ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên) và đền Bình Thạnh (ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, thị xã Trảng Bàng). Cùng với đền Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) hai khu đền cổ Chót Mạt nói trên là những kiến trúc đền cổ hiếm hoi thuộc văn hóa Óc Eo còn sót lại gần như nguyên vẹn tại Nam Bộ.


Đường 14 cũ và cây cầu Srépok lịch sử

Ở Daklak, khi nói đến Srépok, chúng ta đang nói về một dòng sông mẹ ở Tây Nguyên, nơi sinh sống ngàn đời của các tộc người Ê Đê, Mnông… bên đôi bờ. Nơi đây, chính quyền thuộc địa đã sớm mở tuyến đường 14 nối từ Ban Mê Thuộc về Nam Kỳ, tuyến đường là huyết mạch qua khu vực. Và ở ngay giai đoạn đầu mở tuyến đường này, công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người đã sớm hoàn thành, trong đó việc xây dựng cây cầu vượt sông Srépok hùng vĩ rất gian khó vào những năm 1933-1934, và đã bỏ mạng nhiều người, có cả những người cộng sản kiên trung, chúng ta gọi là cầu Srépok cũ để phân biệt với cây cầu Srépok xây dựng sau ở hạ lưu và vẫn còn tồn tại ngày nay. Cây cầu Srépok cũ là một minh chứng hùng hồn của quá trình chinh phục thiên nhiên của con người, và để sau đó chính quyền thuộc địa đã thay đổi cục bộ đoạn đường 14 qua khu vực, đã bỏ lại một đoạn đường 14 cũ qua ngọn thác Gia Long, nơi đó có cây cầu Srépok cũ đã ngày càng xuống cấp và đến nay gần như mất hoàn toàn. Chuyên khảo tập trung nghiên cứu lại một cây cầu vượt sông Srépok, đưa lại lịch sử một cây cầu treo đẹp vào hàng bậc nhất ở Việt Nam và thậm chí cả Đông Dương.


CĂN CỨ ĐỊA BỜI LỜI - TÂY NINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1965 – 1972)

Căn cứ địa Bời Lời có vị trí chiến lược quan trọng nằm trong khu “Tam giác sắt” (Trảng Bàng - Bến Cát - Củ Chi thuộc Tây Ninh, Bình Dương và Sài Gòn), là địa bàn bám trụ kiên cường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Do vậy, nơi đây trở thành mục tiêu của các cuộc hành quân càn quét của kẻ địch. Để giữ vững vị trí chiến lược này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân huyện Trảng Bàng cùng căn cứ Bời Lời vượt qua muôn vàn khó khăn, chiến đấu kiên cường, bảo vệ địa bàn căn cứ của Tỉnh ủy, Phân khu ủy và đánh bại các cuộc hành quân, càn quét của Đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, tạo thế và lực cùng Tây Ninh và cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


CA DAO - DÂN CA NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Công trình nghiên cứu Ca dao dân ca Nam Bộ cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2022) của La Mai Thi Gia vừa ra mắt bạn đọc.


BÀN VỀ “CÁI NGU THỨ TƯ” Ở TRÊN ĐỜI

Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của cái ngu cuối cùng (trong số bốn cái ngu ở trên đời) tức “cầm chầu” để xem người xưa nghĩ gì khi xếp việc đánh trống chầu thường dành cho người có “uy tín” nhất trong làng thực hiện (khi hát bội cúng đình) là “cái ngu” thứ tư.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24391894