Lịch sử Việt Nam

KHU DI TÍCH ĐỀN CHÓT MẠT (HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH)

Di tích thuộc văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo tại tỉnh Tây Ninh rất đa dạng, bao gồm dấu vết cư trú (huyện Bến Cầu, thị xã Trảng Bàng), tượng thần Vishnu (huyện Châu Thành, huyện Tân Biên), bệ thờ bằng sa thạch, đồ gốm, gạch …Và đặc biệt hơn hết chính là 2 khu đền cổ thuộc niên đại thế kỷ VIII là đền Chót Mạt (ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên) và đền Bình Thạnh (ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, thị xã Trảng Bàng). Cùng với đền Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) hai khu đền cổ Chót Mạt nói trên là những kiến trúc đền cổ hiếm hoi thuộc văn hóa Óc Eo còn sót lại gần như nguyên vẹn tại Nam Bộ.

Xem chi tiết


Đường 14 cũ và cây cầu Srépok lịch sử

Ở Daklak, khi nói đến Srépok, chúng ta đang nói về một dòng sông mẹ ở Tây Nguyên, nơi sinh sống ngàn đời của các tộc người Ê Đê, Mnông… bên đôi bờ. Nơi đây, chính quyền thuộc địa đã sớm mở tuyến đường 14 nối từ Ban Mê Thuộc về Nam Kỳ, tuyến đường là huyết mạch qua khu vực. Và ở ngay giai đoạn đầu mở tuyến đường này, công cuộc chinh phục thiên nhiên của con người đã sớm hoàn thành, trong đó việc xây dựng cây cầu vượt sông Srépok hùng vĩ rất gian khó vào những năm 1933-1934, và đã bỏ mạng nhiều người, có cả những người cộng sản kiên trung, chúng ta gọi là cầu Srépok cũ để phân biệt với cây cầu Srépok xây dựng sau ở hạ lưu và vẫn còn tồn tại ngày nay. Cây cầu Srépok cũ là một minh chứng hùng hồn của quá trình chinh phục thiên nhiên của con người, và để sau đó chính quyền thuộc địa đã thay đổi cục bộ đoạn đường 14 qua khu vực, đã bỏ lại một đoạn đường 14 cũ qua ngọn thác Gia Long, nơi đó có cây cầu Srépok cũ đã ngày càng xuống cấp và đến nay gần như mất hoàn toàn. Chuyên khảo tập trung nghiên cứu lại một cây cầu vượt sông Srépok, đưa lại lịch sử một cây cầu treo đẹp vào hàng bậc nhất ở Việt Nam và thậm chí cả Đông Dương.


CĂN CỨ ĐỊA BỜI LỜI - TÂY NINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1965 – 1972)

Căn cứ địa Bời Lời có vị trí chiến lược quan trọng nằm trong khu “Tam giác sắt” (Trảng Bàng - Bến Cát - Củ Chi thuộc Tây Ninh, Bình Dương và Sài Gòn), là địa bàn bám trụ kiên cường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Do vậy, nơi đây trở thành mục tiêu của các cuộc hành quân càn quét của kẻ địch. Để giữ vững vị trí chiến lược này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân huyện Trảng Bàng cùng căn cứ Bời Lời vượt qua muôn vàn khó khăn, chiến đấu kiên cường, bảo vệ địa bàn căn cứ của Tỉnh ủy, Phân khu ủy và đánh bại các cuộc hành quân, càn quét của Đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, tạo thế và lực cùng Tây Ninh và cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


CA DAO - DÂN CA NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Công trình nghiên cứu Ca dao dân ca Nam Bộ cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX (Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, 2022) của La Mai Thi Gia vừa ra mắt bạn đọc.


BÀN VỀ “CÁI NGU THỨ TƯ” Ở TRÊN ĐỜI

Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của cái ngu cuối cùng (trong số bốn cái ngu ở trên đời) tức “cầm chầu” để xem người xưa nghĩ gì khi xếp việc đánh trống chầu thường dành cho người có “uy tín” nhất trong làng thực hiện (khi hát bội cúng đình) là “cái ngu” thứ tư.


Ngày xuân nghe chuyện hoa mai Chùa Cây Mai

Ở giai đoạn đầu khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm Sài Gòn, nằm trong cuộc xâm lược Việt Nam ở những năm 1860, họ đã lập một phòng tuyến quân sự ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, gọi là Phòng tuyến các chùa. Trên phòng tuyến các chùa trải dài từ Bến Nghé về Sài Gòn (mà về sau gọi là từ Sài Gòn về Chợ Lớn) nhằm chặn hướng tấn công của quân thứ Gia Định từ đại đồn Chí Hòa, bao gồm các chùa Khải Tường (pagode de Barbet, đền Hiển Trung và miếu Hội Đồng (pagodes des Mares), chùa Kiểng Phước (pagode des Clochetons) và chùa Cây Mai (pagode de Cay-Mai). Và tại Chợ Lớn, chùa Cây Mai là một thắng tích đất Gia Định ở đầu thế kỷ XIX, gắn liền với nhiều truyền thuyết về Phật giáo nơi đây. Cũng chính tại đây còn lưu danh một thi đàn rất nổi danh trong lịch sử, Bạch Mai Thi Xã, một thi đàn lớn của đất Gia Định xưa ở giữa thế kỷ XIX. Chúng ta hãy cùng khảo sát những cây mai ở chùa Cây Mai là dòng mai nào.


Thị lang Hộ bộ Đào Trí Phú và địa bạ Bình Thuận

Quản lý ruộng đất là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình quản lý đất nước, mà bất cứ triều đại phong kiến nào cũng đều quan tâm. Cũng như các triều đại khác, dưới thời các chúa và vua Nguyễn, việc quản lý, đo đạc ruộng đất, lập địa bạ (sổ ruộng đất) để “định cương giới, đều là chính sự lớn của nước” . Vài nét về đo đạc ruộng đất dưới triều Nguyễn Đại Nam thực lục chép rằng, năm 1804, vua Gia Long xuống dụ cho các các dinh, trấn trong cả nước kê khai diện tích đất đai, lập địa bạ. Địa bạ của từng xã/thôn (thuộc phủ/tổng/huyện, dinh/trấn) lập xong chia thành 03 bản, gửi về bộ Hộ xét duyệt. Sau đó, lưu 01 bản tại kinh, 01 bản ở dinh/trấn và 01 bản ở các xã/thôn để làm căn cứ đối chiếu, thực hiện. Khi thành lập mới một làng thì phải có địa bạ kèm theo. Địa bạ như “một tấm địa đồ của làng” , hay tờ giấy khai sinh của làng. Trong tờ “giấy khai sinh” đó ghi chép cụ thể diện tích từng mẫu ruộng, khoảnh đất, tọa lạc tứ cận đông tây nam bắc, chủ sở hữu (ai có tên chép trong địa bạ, xem như được triều đình chứng nhận đã có “sổ đỏ”), nguồn gốc sở hữu, hiện trạng đất (trồng lúa, đậu, hoa màu hay làm nhà ở, mồ mả, bỏ hoang…). Đến năm 1819, việc đo đạc ruộng đất hoàn thành ở nhiều nơi, nhất là khu vực phía Bắc.


Công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tuy đồng bằng sông Cửu Long không phải là trọng điểm, nhưng là chiến trường quan trọng để phối hợp toàn miền Nam giáng cho địch những đòn sấm sét, buộc Mỹ phải nhượng bộ và xuống thang chiến tranh. Để hoàn thành xuất sắc mục tiêu đó, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung tiến hành các công tác chuẩn bị mọi mặt như đề ra kế hoạch, xác định mục tiêu và chuẩn bị lực lượng cách mạng,… cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy rất khẩn trương với tinh thần tuyệt đối bí mật và bất ngờ. Nhờ vào công tác chuẩn bị chu đáo, lực lượng ta trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng phối hợp và tạo điều kiện cho các vùng trọng điểm đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, quyết giành thắng lợi cao nhất theo tinh thần của Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (01/1968) đề ra.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24437088