Lịch sử Việt Nam

Điển lệ về Văn Miếu thời Nguyễn ở Đàng Trong

Văn Miếu là tên gọi ngắn gọn của Văn Thánh Miếu, đây là nơi thờ đức Khổng Tử, người được tôn vinh là Vạn thế sư biểu - Bậc thầy của muôn đời, ở những nước có nền văn hóa Nho giáo. Đến thời chúa Nguyễn với hành trình mở cõi phương Nam ở Đàng Trong, cũng phát huy tinh thần trọng chữ thánh hiền, cùng quá trình di chuyển từ Bắc vào Nam, các Văn Miếu lần lượt được xây dựng cho từng khu vực phủ, dinh… thuộc Đàng Trong. Thời gian này không nhiều ghi chép về điển lệ, nhưng sau khi lập chính quyền ở Nam Kỳ, chúa Nguyễn mới ban hành một số quy định liên quan đến việc tế tự Văn Miếu. Đến thời nhà Nguyễn, việc đặt quy chế xây dựng và tế lễ ở Văn Miếu trở thành rất quy củ trong điển lệ triều Nguyễn. Đến năm 1803 vua Gia Long cho thiết lập đầy đủ hệ thống Văn Miếu ở các dinh trấn toàn quốc, góp phần hoàn chỉnh từng bước hệ thống thờ tự Văn Miếu ở Việt Nam thời nhà Nguyễn, thời gian sau các Văn Miếu được hoàn thiện và là trở thành nơi tế tự quan trọng bậc nhất của chính quyền các tỉnh tại địa phương. Việc khảo sát các điển lệ về quy cách xây dựng và nghi thức tế tự cho Văn Miếu giúp chúng ta hiểu xuyên suốt về hệ thống Văn Miếu thời Nguyễn ở Đàng Trong.

Xem chi tiết


Đạo Hùng Ngự với các vị trấn thủ thời Nguyễn

Thời Nguyễn (gồm các chúa Nguyễn và triều Nguyễn), đạo Hồng Ngự là biên trấn trọng yếu ở Tây Nam nước Việt. Qua nhiều ghi chép và thay đổi đơn vị hành chính trực thuộc, nơi đây được chính quyền đương thời cử các vị trấn thủ trông coi. Quốc sử đã ghi chép về vấn đề này. 1. Đạo Hùng Ngự thời Nguyễn Năm 1620, sau cuộc hôn nhân của con gái với Quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập hai trạm thu thuế ở Prey Nokor và Kas Kobey (tức Sài Gòn và Bến Nghé). Việc này tạo điều kiện cho những người Việt đã cư trú tại đây và tiếp sau đó sự đảm bảo về an ninh, thuận lợi về kinh tế, như có ý kiến nhận định: “Sự hiện diện của hai trạm thu thuế quan của chúa Nguyễn trên vùng Thủy Chân Lạp, cộng với việc công nữ người Việt đang là hoàng hậu của Chân Lạp chẳng những là một sự bảo đảm cho Việt kiều tại chỗ, mà còn là nguồn động viên cổ vũ lưu dân người Việt vào đây làm ăn sinh sống”


Cống phẩm Tây Sơn Vương

Thông qua các cống phẩm mà Nguyễn Nhạc liên tiếp sáu lần tiến dâng cho các tướng lĩnh và triều đình Lê - Trịnh, nội lực và thanh thế Tây Sơn rõ ràng đã từng bước chuyển biến vượt lên: nếu như bốn lần đầu thể hiện một Tây Sơn lúng túng và cầu cạnh, hai lần sau đã bộc lộ cả một khí chất Tây Sơn ưu trội và tập thành. Một thời đoạn ngắn ngủi nhưng đặc biệt trong sách thuật ngoại giao Tây Sơn. Quốc sử triều Hậu Lê đã hé mở một vài mảnh tư liệu mới lạ, mà từ đó giới nghiên cứu Sử học có những góc nhìn đa chiều hơn về một mảng lịch sử trung đại Việt Nam


Bí ẩn hoa mai vàng trên Yên Tử

Hoa đào là loài hoa tiêu biểu cho mùa xuân đất Bắc, hoa mai vàng tiêu biểu cho mùa xuân phương Nam. Do điều kiện tự nhiên, cây hoa đào không thích hợp với vùng đất phương Nam và cây mai vàng cũng không thể trồng trên đất Bắc. Nhưng trên núi Yên Tử, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, lại tồn tại rừng cây mai vàng phương Nam từ nhiều thế kỷ trước. Cách đây hơn mười năm, hoa mai vàng trên Yên Tử được chú ý khi đề tài nghiên cứu khoa học “Kết quả điều tra và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống cây hoa mai vàng trên Yên Tử ở Quảng Ninh”(từ năm 2007 đến 2011) công bố, khẳng định mai vàng trên Yên Tử cùng chung một loài với mai vàng phương Nam, và khi cấy ghép với mai vàng phương Nam mới cho kết quả cao nhất . Mai vàng tại đây có hương thơm dịu đặc trưng và cũng có năm cánh như hầu hết mai vàng phương Nam nhưng màu vàng chanh, nhiều hoa trên mỗi cụm và số cụm trên mỗi cành. Đề tài nghiên cứu nêu trên cho biết mai vàng Yên Tử cùng loài với mai vàng phương Nam, nhưng chưa đề cập nguồn gốc. Tương truyền của cư dân vùng Đông Triều cho rằng cây mai vàng hình thành ở đây kể từ khi vua Trần Nhân Tông về tu trên Yên Tử, cách đây hơn 700 năm. Từ phương pháp tiếp cận lịch sử, thời gian hình thành cây mai vàng trên Yên Tử trùng hợp với sự kiện vân du Chiêm Thành của nhà sự - Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông vào năm 1301, đến nay cũng hơn bảy thế kỷ.


Trao Đổi Thêm Về Ngày Doanh Nhân Việt Nam

Hoạt động của Tuần lễ Vàng trong khuôn khổ Quỹ Độc lập không chỉ là giải pháp tài chính đặc biệt của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mà còn mang ý nghĩa chính trị sống còn của một dân tộc vừa tự giải thoát khỏi xích xiềng nô lệ, bởi chỉ với sự hình thành khối đoàn kết toàn dân mới đủ sức đương đầu nhiều kẻ thù cùng lúc, trong đó lực lượng Công Thương Cứu quốc đoàn là một bộ phận hữu cơ quan yếu. Ngày vàng 18.9.1945 tại Bắc Bộ phủ với vai trò đóng góp tài sản nổi bật của giới điền chủ và tư sản Thủ đô cũng chính là thời điểm khởi đầu của sự thành lập Hội Việt Nam Thân sĩ Cứu quốc, tức tổ chức Công Thương Cứu quốc đoàn sau đó. Bài viết đặt lại vấn đề Ngày Doanh nhân Việt Nam, khi mà sự kiện lịch sử đặc sắc này vừa được tư liệu soi tỏ từ năm 2020.


Lại Nói Về Núi Non Ở Trấn Vĩnh Thanh

Trong toàn khu vực Tây nam bộ chỉ có 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang với địa chất đặc biệt nên có nhiều núi đá. Theo ghi nhận mới nhất, riêng tỉnh An Giang (xưa là trấn Vĩnh Thanh) có tới 37 núi lớn, nhỏ phân bổ theo các huyện, thị như sau: -Thị xã Tân Châu: có 1 núi (núi Nổi ở Tân Thạnh) -Tp.Châu Đốc: có 1 núi (núi Sam) -Huyện Thoại Sơn: có 9 núi. Trong đó, tiêu biểu là núi Sập, núi Cậu, núi Ba Thê, núi Tượng… -Huyện Tịnh Biên: có 18 núi, điển hình là các núi: Phú Cường (Tà –Béc), núi Dài Năm giếng, núi Kéc, núi Trà Sư, núi Bà Vãi, núi Cấm, núi Bà Đội Om (Bà Đội), núi Ba Xoài, núi Chút… -Huyện Tri Tôn: gồm 8 núi, có các núi chính: Nam Quy, núi Dài Văn Liên, núi Nước, núi Cô Tô… Trong sách địa chí của triều Nguyễn, hầu hết các tên núi được chép bằng chữ Hán, khác biệt với tên thường gọi ngoài dân gian. Nguyên nhân do hạn chế nhất định trong việc ghi chép ngày xưa, cùng với sự thay đổi tên theo thời gian… làm cho nhiều tên núi trong sách vở khác hẳn với tên thường gọi. Vì vậy, việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Những tên gọi cùng một núi thường có những dị biệt, lắm lúc gây ra sự hoài nghi…


“Cải Lương Hương Chính” Ở Nam Kỳ Thời Thuộc Pháp

“Cải lương hương chính” chữ Hán “改 良 鄉 政” nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi chế độ trong hương thôn”; tiếng Pháp “réforme des communes annamites”. Ngoài ra trong tiếng Pháp còn có những từ khác đề cấp đến “cải lương, cải cách” réformes, perfectionner, moderniser, renouveler. Khi nói đến “cải lương”, người ta thường nghĩ chỉ có xảy ra ở Bắc kỳ. Do đây là vùng đất bảo hộ, nên người Pháp cần thiết phải cải cách để nắm làng xã nơi đây; chứ ít ai nghĩ đến ở Nam kỳ vùng đất thuộc địa cũng cần thiết phải cải lương. Xét về thời gian, quá trình cải lương diễn ra ở Nam kỳ trước, rồi sau mới đến Bắc kỳ và Trung kỳ. Công cuộc cải lương của Pháp ở Nam kỳ, đến nay vẫn còn những nhận định khác nhau.


Ảnh Hưởng Của Tín Ngưỡng Biển Nam Trung Bộ Đối Với Nam Bộ

1. Đặt vấn đề Nam Bộ trong điều kiện lịch sử hình thành và phát triển, đã tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau, trong và ngoài nước, của nhiều tộc người với một quá trình dài hơn 300 năm. Đặc biệt, văn hóa Nam Trung Bộ là dòng văn hóa chủ đạo, chi phối đến sự hình thành, phát triển của nền văn hóa Nam Bộ. Tín ngưỡng dân gian, nhất là tín ngưỡng biển có những biểu hiện cho thấy sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại giữa hai khu vực. Việc tìm ra những ảnh hưởng của những tín ngưỡng đó ở Nam Bộ rất khó khăn nhưng cần thiết để nhận diện đầy đủ bức tranh tín ngưỡng biển trong nền văn hóa biển Việt Nam. 2. Vài nét về vùng biển Nam Bộ Bờ biển Nam Bộ dài 974 km với 9 tỉnh thành giáp biển (Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Khu vực này có 3 huyện đảo: Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) với 195 hòn đảo, diện tích 693km2, chia làm 5 cụm đảo: Côn Đảo, Hòn Khoai, Kiên Hải, Kiên Lương-Hà Tiên, Phú Quốc. Riêng tỉnh Kiên Giang có 105 đảo, trong đó có 43 đảo có người ở và 5 quần đảo, lớn nhất là quần đảo Phú Quốc với diện tích 573km2.

Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24466181